Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luât: Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam (Trang 25 - 28)

HĐDVPL ở Việt Nam

- Hoàn thiện các quy định về DVPL tiến tới xây dựng Luật Dịch vụ pháp lý

+ Hoàn thiện các quy định về khái niệm, phạm vi DVPL + Hoàn thiện các quy định về điều kiện hành nghề cung ứng DVPL

+ Hoàn thiện các quy định về yêu cầu đối với kết quả DVPL + Hoàn thiện các quy định về DVPL của luật sư

+ Hoàn thiện các quy định về DVPL của công chứng viên + Ban hành Luật Dịch vụ pháp lý

- Hoàn thiện các quy định về HĐDVPL

+ Hoàn thiện các quy định về chủ thể HĐDVPL

+ Hoàn thiện các quy định về nội dung HĐDVPL về các yếu tố: đối tượng, chất lượng, quyền và nghĩa vụ của chủ thể, thù lao và phương thức thực hiện HĐDVPL;

+ Hoàn thiện các quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL;

+ Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Quan điểm và giải pháp nêu trên đều thể hiện tư tưởng khoa học trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật DVPL nói riêng; Chú trọng phát triển DVPL; Xuất phát từ các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế và hài hòa với pháp luật quốc tế, nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất và nhất quán giữa các chế định về hợp đồng nói chung trong BLDS 2005, LTM 2005 và các luật chuyên ngành về DVPL để điều chỉnh hiệu quả hoạt động DVPL; Bảo đảm pháp luật HĐDVPL hài hòa với pháp luật quốc tế nhưng vẫn giữ vững định hướng XHCN.

Mặc dù kiến nghị sẽ còn khoảng trống, chưa bao quát hết và phản ánh hết nhu cầu hoạt động thực tiễn. Thực tiễn hoạt động DVPL vẫn tiếp tục đặt ra yêu cầu nghiên cứu tìm giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong pháp luật về HĐDVPL. Một vấn đề tất yếu trong tương lai là, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật về HĐDVPL sẽ tiếp tục được thực hiện đạt hiệu quả cao, đóng góp những quan điểm, giải pháp cho khoa học pháp lý nói chung cho lĩnh vực HĐDVPL nói riêng.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu vấn đề hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận án rút ra những kết luận quan trọng sau đây:

- HĐDVPL là hình thức pháp lý của quan hệ DVPL, có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và HNKTQT, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật HĐDVPL là yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

- Xuất phát từ việc DVPL là loại dịch vụ gắn liền với pháp luật, kết quả hoạt động DVPL có tác động quan trọng đến tình trạng kinh tế và pháp lý của khách hàng. Vì thế, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ HĐDVPL với tư cách là bên cung ứng DVPL. Chỉ những chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định mới được cung ứng.

- Trước đòi hỏi của thực tiễn hoạt động DVPL và yêu cầu của xu thế tự do hóa thương mại và HNKTQT, pháp luật hiện hành về HĐDVPL ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể: i) Khuôn khổ pháp luật về HĐDVPL mới hình thành, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; ii) Vẫn còn tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư cung ứng các loại hình DVPL khác nhau, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; iii) Nhiều vấn đề về nội dung quan hệ HĐDVPL chưa được quy định hoặc quy định nhưng chưa đồng bộ và thống nhất; iv) Hiệu lực và hiệu quả hoạt động QLNN về HĐDVPL chưa cao; v) Pháp luật HĐDVPL hiện hành còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa tương thích với các cam kết trong các Điều ước quốc tế của Việt Nam.

- Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam, luận án đề xuất việc hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam phải dựa trên những quan điểm và định hướng cơ bản sau: i) Pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam phải phản ánh những đặc điểm của hoạt động DVPL và phải đáp ứng yêu

cầu HNKTQT; ii) Pháp luật về HĐDVPL phải đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và đồng bộ; iii) Hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL cần được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế cho tương lai.

- Từ những quan điểm và định hướng đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: i) Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ về HĐDVPL; ii) Nội luật hóa các Điều ước quốc tế, tiếp thu các nguyên tắc, chế định pháp lý được thừa nhận chung của pháp luật và tập quán quốc tế về HĐDVPL.

- Tăng cường hiệu lực QLNN trong lĩnh vực HĐDVPL, bảo đảm pháp chế và giữ định hướng XHCN, đảm bảo chất lượng DVPL và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Khi hoàn thiện các quy định trên, cần xuất phát từ những quy định mang tính nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, mà nền tảng là các quy định của BLDS về các vấn đề liên quan. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về HĐDVPL theo tư tưởng chỉ đạo này có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo tính thống nhất của pháp luật HĐDVPL, đồng thời tạo ra sự tương thích với các chuẩn mực pháp luật quốc tế về HĐDVPL, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh có hiệu quả hoạt động DVPL trong điều kiện HNKTQT hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luât: Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w