1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật thâm canh cây cói

26 637 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

1 NGUYỄN TẤT CẢNH, NGUYỄN VĂN HÙNG 2 Hợp phần do FAO tài trợ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) là một cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ chống đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực. Mục đích hoạt động của FAO là cải thiện dinh dưỡng, năng suất nông nghiệp và cải thiện cuộc sống, nghề nghiệp của người dân nông thôn cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. FAO cam kết cung cấp hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao và trợ giúp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lương thực. www.fao.org.vn 1 KỸ THUẬT CANH TÁC CÓI I. MỞ ĐẦU Cây cói là cây trồng chính, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của nhiều người dân ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Sản phẩm từ cói rất đa dạng bao gồm sản phẩm cói thô (quại cói) đến các mặt hàng thủ công như: thảm, chiếu, túi sách, vv…, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay nhu cầu của thế giới về các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, trong đó có sản phẩm từ cói ngày một gia tăng. Bên cạnh giá trị làm các mặt hàng thủ công, theo một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, cây cói còn có giá trị về mặt dược học (làm thuốc). Theo Đỗ Tất Lợi, dùng củ cói (thân rễ) chữa bí tiểu tiện, thuỷ thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hoá kém. Theo tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thần ngầm chứa 3.1% tanin, 0.7% flavonoid, 0.5% tinh dầu và 0.5% alkaloid. Theo Đỗ Tất Lợi (1977) bài thuốc có củ cói dùng chữa cho trẻ em gầy yếu như sau: Củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240 g), bột thịt cóc 40g,. Sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối thành bột; trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4 g, ngày cho ăn 2-4 viên, chia làm 2 lần. Hiện nay ở Việt Nam có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói tập trung ở 4 vùng lớn: Vùng ven biển Bắc bộ, ven biển Bắc Trung bộ, ven biển Nam Trung bộ, vùng ven biển Nam bộ. Trong đó các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Long An là những tỉnh có diện tích cói lớn. II. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ Trên thế giới cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, sau đó được mở rộng ra phía tây tới I Rắc, Ấn Độ, phía bắc tới Nam Trung Quốc, phía nam tới châu Úc và Indonêsia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin để làm nguyên liệu đan lát. Hiện nay, 2 được biết, cây họ cói phân bố rộng khắp thế giới, nhiều nhất ở Bắc bán cầu với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, 1 cách đây 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng Cói và dệt chiếu. Hiện nay, cây cói đã được trồng và canh tác tại 26 tỉnh, thành phố ven biển với diện tích 12.859ha, tập trung ở 3 vùng lớn: (1) Vùng đồng bằng Sông Hồng, (2) Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ; (3) Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cói có thể sống ở nơi khô cạn, ẩm ướt và ngập nước; nước lợ hay chua phèn… Nói chung điều kiện sinh thái của các loài cói trong chi cói là rộng rãi vì vậy đại diện của chúng có thể gặp ở nhiều nơi. III. PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÓI Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói được phân loại như sau: Giới (regnum) : Plantae Ngành (divisio) : Magnoliophyta Lớp (class) : Liliopsida Bộ (ordo) : Cyperales Họ (familia) : Cyperaceae Phân họ (subfamilia) : Cyperoideae Chi (genus) : Cyperus Loài : Cyperus malaccensis Lam. Cói, tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) gồm cả cây trồng và cây mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói (Cyperaceae ), bộ cói (Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới. Trong đó chi Cyperus có 61 loài, đa phần là các loài hoang dại. Chi cói được mô tả chung là các loài cỏ nhiều năm có thân rễ hoặc cỏ hàng năm với rễ sợi. Thân 3 cạnh hay hình trụ. Lá hình đường, 1 theo sách Vân Đài Lại Ngữ của Lê Quí Đôn 3 đôi khi hình mũi mác. Cụm hoa dạng anten hay thu ngắn lại thành đầu gồm các bông. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa. Nhị có 2-3. Quả 3 cạnh, đôi khi dẹp; đầu nhụy xẻ 3, đôi khi xẻ 2. Một số loài, giống cói phổ biến ở Việt Nam - Cói bông trắng dạng đứng/Cổ khoang bông trắng dạng đứng (C. tegetiformis Roxb) : Là loài cói được trồng phổ biến, ưu thế cho các vùng ven biển, nơi triều cao, đất bùn, đồng cói trong đê. Tiêm mọc đứng, thân màu xanh dài 60-200cm, đường kính (4,5- 5,5mm), tiết diện thân hình tam giác hơi tròn. Cói Cổ khoang bông trắng dạng đứng sinh trưởng, phát triển tốt cho tỷ lệ cói dài tương đối cao, năng suất đạt cao nhất, thích hợp cho sản xuất chiếu xuất khẩu. - Cói Bông trắng dạng xiên/Cổ khoang bông trắng dạng xiên (C. tegetiformis Roxb) : Có tiêm mọc xiên, thân màu xanh đậm dài 80-200cm, đường kính (6-7mm), tiết diện thân ba cạnh góc nhọn. Cói Cổ khoang bông trắng dạng xiên sinh trưởng mạnh cho tỷ lệ cói loại 1 cao nhất (38,46%), năng suất và chất lượng ở mức trung bình. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ kém, thích hợp cho sản xuất chiếu để xuất khẩu. - Cói Bông nâu/ Cói hoa tán/ Lác Tản phòng (C. corymbosus Rottb) : Phân bố trong trảng cỏ và được trồng chủ yếu ở vùng ven biển. Tiêm mọc đứng, thân có màng ngăn ngang mờ màu xanh vàng, cao 60-150cm, đường kính 4-5mm, tiết diện thân 3 cạnh góc tù (hơi tròn). Cói bông nâu sinh trưởng phát triển chậm, năng suất ở mức trung bình, không có cói loại 1 nhưng hàm lượng xenlluloza cao nhất (45%) thích hợp với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. - Cói chiếu (C. malaccensis Lamk) : Có tính thích ứng rộng, trồng được tại các vùng cửa sông, ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và cả một số vùng trên đất liền như Lạng Sơn, Hà Nội, Gia Lai… Tiêm mọc đứng, thân màu xanh cao 60-180cm, đường kính 1-1,2mm, tiết diện thân hình tam giác ba cạnh mặt lõm. Cây 4 sinh trưởng phát triển khá, năng suất ở mức khá, chất lượng cói tốt thích hợp với sản xuất chiếu thảm, đệm và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. - Cói bông cách/ U du/ U du thưa/ Lác Bông cách (C. distans) : Có phổ thích ứng rộng, mọc rải rác ở vùng núi, trung du, đồng bằng; trong trảng cỏ, ven rừng, ven đường, đồng ruộng, đầm lầy, độ cao tới 1.000m. Tiêm mọc đứng, thân màu xanh vàng, cao 30- 80cm, đường kính 2-3mm, tiết diện thân hình tam giác ba cạnh. Cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất trung bình, chất lượng cói thích hợp cho sản xuất thảm, đệm. - Cói mào/ Cói cao/ U du/ Lác Mào (C. elatus L): Phân bố thành đám nhỏ ở vùng đồng bằng, ven biển; trong trảng cỏ, đồng ruộng, đầm lầy, ao hồ, đất chua hay lợ. Tiêm mọc đứng, thân màu xanh, cao 50-110cm, đường kính 4-7mm, tiết diện thân hình tam giác ba cạnh. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất trung bình, chất lượng cói thích hợp cho sản xuất thảm, đệm, thân có thể làm thức ăn cho gia súc. - Cói ba cạnh/ Lác ba cạnh/U du nghiên (Cyperus nutans Vahl): Phân bố thành các đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, lẫn trong các ruộng trồng cói bông trắng, trong trảng cỏ, đầm lầy. Thân 3 cạnh, cạnh sắc, cây cứng và dòn, gốc to, ngọn nhỏ, cao 80-100cm, đường kính 1-1,5mm. Cây sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp, chất lượng cói kém, chỉ để sản xuất thảm và đệm. - Cói bông lợp/ Lác bông lợp/(Cyperus imbricatus Retz): Mọc rải rác hay thành đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, nơi ẩm ướt, trong ruộng, trong trảng cỏ, ở độ cao tới 1.000m. Thân 3 cạnh, cao 50-100cm, đường kính 7-8mm. Cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất thấp, chất lượng cói kém. Thân để sản xuất thảm và đệm, làm thức ăn gia súc. - Cói U du cao/ U du cao/ Lác cao( Cyperus exaltatus Retz) : Phân bố thành các đám nhỏ ở vùng núi, trung du, đồng bằng, lẫn 5 trong các ruộng trồng cói Bông trắng, trong trảng cỏ, đầm lầy. Thân 3 cạnh ở phía đỉnh, cây cao 100-200cm, đường kính 5- 7mm. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất khá, chất lượng cói trung bình, chỉ để sản xuất thảm và đệm. IV. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG Tại các vùng cói chính người dân đang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cói nguyên liệu thô, chiếu dệt bằng tay truyền thống (chiếu chẻ), quại và lõi, thảm cói và chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm cói không những tiêu thụ nội địa mà còn có giá trị xuất khẩu cao nếu như có thiết kế tốt. Trồng cói có tác dụng bảo vệ đê điều. Trồng cói có tác dụng cải tạo đất mặn. Ở Việt Nam cói còn được dùng làm thuốc, bộ phận được dùng là thân rễ hay thân ngầm. Thân ngầm chứa 3,1% tanin; 0,7% flavonoid; 0,5 % tinh dầu và 0,5% alkaloid. Thân lá của một số loài cói được dùng làm thức ăn gia súc. Ở một số loài khác có chứa tinh dầu và dầu béo với tỷ lệ thấp có khả năng cải tạo môi trường nước ở đất chua- mặn trở nên nhạt hơn. Một số loài cói dại có kiểu dáng và hoa làm cây cảnh cũng được một số nghệ nhân quan tâm phát triển. Bổi cói và các phế phụ phẩm từ cói được dụng làm phân bón hữu cơ V. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC 5.1. Đặc điểm thực vật học của cây cói Cấu tạo của cây cói gồm 2 phần chính: Phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất. Phần dưới mặt đất có rễ và thân ngầm. Phần trên mặt đất gồm thân khí sinh, lá, hoa, quả và hạt. 6 Rễ: Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm. Rễ bao gồm rễ ăn sâu, rễ ăn ngang và rễ ăn nổi. Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ ăn ngang hút chất màu ở tầng mặt đất, rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn sâu đến 1m, nhưng tập trung đại bộ phận ở tầng đất 10-20cm. Rễ lúc non màu trắng, khi già chuyển sang màu nâu hồng, khi chết màu đen. Thân : Thân cói được chia làm 2 phần: phần nằm dưới đất (thân ngầm) và phần trên mặt đất (thân khí sinh) là đối tượng thu hoạch. *. Nhánh hút, thân ngầm: Những mầm ăn sâu dưới đất gọi là nhánh hút, nhánh hút già đi thành thân ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vẩy (vẩy là hình thức thoái hoá của lá). Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng nảy mầm, vừa giữ chức năng tích luỹ và dự trữ. Nhánh hút và thân ngầm dùng để nhân giống vô tính. *. Thân khí sinh: Thân khí sinh là loại thân cỏ mọc thành cụm. Tiết diện cắt ngang thân thường 3 cạnh, lõm hoặc phẳng, phía gốc tròn hơn phía ngọn, màu xanh và xốp. Thân khí sinh lúc non màu xanh đậm bóng, lúc già màu vàng nhạt. Lá: Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, hai mép của bẹ thường dính nhau thành ống: lá xếp thành ba dãy theo thân. Lá gồm lá vẩy (vẩy) lá bẹ và lá mác. Lá vẩy hình thành sớm nhất có tác dụng bảo vệ thân ngầm. Lá bẹ có từ 2-4 cái, làm nhiệm vụ quang hợp và bảo vệ phần non ở gốc thân. Lá mác vừa làm nhiệm vụ quang hợp vừa bảo vệ hoa. Hoa : Hoa cói là loại hoa lưỡng tính, cấu tạo hoa rất đơn giản và kích thước nhỏ, theo hướng thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Hoa chỉ có 3 nhị, bao phấn đính gốc và nhụy có đầu xẻ 3. Bộ nhụy 7 gồm ba lá noãn hợp thành bầu trên, một ô chỉ chứa một noãn, một vòi và ba đầu nhụy dài. Quả và hạt: Quả cói thuộc dạng quả hạch khô có 1 hạt, thường hình bầu dục hiếm khi hình trứng ngược hay thuôn. Hạt cói rất bé, có nội nhũ bột bao quanh phôi, gieo có thể mọc thành cây. 5.2. Thành phần sinh hóa trong cây cói Trong thân khí sinh khô của cây cói nước chiếm 13-14%, đạm có 1,06%, lân 0,41%, kali 1,03% và tro 3,65%. Thành phần trong thân khí sinh chẻ đôi gồm có nước 14,5%, chất xơ toàn phần 21,2%, pectin 1,41%, pentosan 16,54%, lignin 6,55% và các chất hào tan trong NaOH 1% có 29,9%( Nguyễn Hữu Nghĩa, Anh Hương, 1986) 5.3. Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói Thời gian sinh trưởng của cây cói ( từ thân khí sinh phát triển đến khi ra hoa, xuống bộ, lụi chết) vòng đời chỉ trong phạm vi 3- 4 tháng, song tuổi thọ phần thân ngầm của cả bụi cói lại kéo dài tới hàng chục năm hoặc hơn tuỳ theo điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. Một chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ nẩy mầm của thân ngầm đến thu hoạch được chia thành 4 giai đoạn chính: nẩy mầm của thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh, vươn cao, ra hoa và chín. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố cấu thành năng suất. Thời kỳ nẩy mầm của thân ngầm Thời kỳ nẩy mầm bắt đầu sau khi cấy mống cói (thân ngầm có mang 1 đoạn thân) xuống ruộng. Trong điều kiện thuận lợi, các mầm nằm ở các đốt phía trên thân ngầm sẽ nẩy mầm phát triển thành nhánh mới. Mỗi thân ngầm thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vảy bảo 8 vệ. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi như ngập nước, nồng độ muối cao thì mầm 1 và 2 bị ngập và có thể chết còn mầm 3 và 4 thì an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát triển. Thời kỳ đâm tiêm và đẻ nhánh Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm 1 ở thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, hai nhánh mọc ra từ một thân mầm sẽ tạo thành hai ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất từ 5-20cm các lá mác vẫn chưa xoè ra được gọi là cói đâm tiêm. Sau khi tiêm mọc 5-7 ngày lá mác xòe ra gọi là đẻ nhánh. Thời kỳ đâm tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Số lượng và chất lượng tiêm cói quyết định năng suất và phẩm chất cói. Thời kỳ vươn cao Sau khi nhánh đã có lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bẹ, thân cói bắt đầu vươn cao. Thời gian vươn cao kể từ khi nhánh xuất hiện đến khi thân ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 30-45 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến thời kỳ vươn cao, ở nhiệt độ 25-27 0 C cói sinh trưởng mạnh. Nhiệt độ thấp hạn chế vươn cao, làm cho cây cói nhỏ, thấp, chóng lụi. Nhiệt độ cao kèm theo mưa có tác dụng thúc đẩy cói vươn cao. Thời kỳ ra hoa và chín Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa hình thành ở kẽ lá mác phía đầu thân khí sinh. Đối với vụ cói chiêm ở miền Bắc, cói ra hoa rộ từ tháng 5, đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần. Còn vụ cói mùa thì ra hoa rộ vào tháng 8, đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Hoa phơi màu và chín từ dưới lên trên. Hoa đầu tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9-10 ngày. 5.4. Đặc điểm sinh lý Cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để đạt năng suất cao phẩm chất cói tốt, ngoài yếu tố đất thịt nhiều màu, đất cần có độ mặn từ 0,1-0,2% là tốt [...]... thu nhập từ cói rất bấp bênh, có nhiều dủi do về mặt thị trường, nên hầu hết những vùng trồng cói là những vùng nghèo Các cây trồng khác như lúa, ngô v.v được nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông, quy hoạch sản xuất.v.v nhưng với cây cói thì hầu như vẫn giữ các biện pháp kỹ thuật canh tác truyền thống và bộ giống cũ đã bị thoái hóa 14 VIII QUY TRÌNH THÂM CANH CÓI 8.1 Chuẩn... cho cói nhanh chết sau cắt, chu kỳ trồng cói rút ngắn (trước kia sau trồng từ 8-10 năm mới đảo cói một lần thì nay chỉ 3-5 năm), cói không chắc, cói kém dai hơn, dòn hơn… Bón nhiều đạm, mất cân đối làm cho cói dễ bị nhiễm sâu bệnh hơn, năng suất và chất lượng cói suy giảm - Đầu tư chi phí cho vùng cói Đa phần các vùng trồng cói là những vùng nông thôn nghèo ven biển, vì vậy khả năng đầu tư thâm canh cây. .. của cây cói sau này + Lật nghiêng nền đất trên ruộng cói: Tiến hành làm sạch mặt ruộng cói cũ, để nguyên gốc cói và tiến hành đào đất như trường hợp đảo cói Sau đó, lật nghiêng tảng đất 900 theo cùng chiều và đảm bảo các mặt nghiêng có phần gốc cói tạo thành hàng tương tự trồng cói Trong biện pháp làm đất này, từ gốc cây cói cũ sẽ mọc lên những chồi non và mọc thành cây mới So với phương pháp đảo cói, ... ĐẦU NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÓI GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC Đặc điểm thực vật học của cây cói Thành phần sinh hóa trong cây cói Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói Đặc điểm sinh lý YÊU CẦU SINH THÁI Nhiệt độ Ánh sáng Gió Nước Yêu cầu về đất Dinh dưỡng khoáng THỰC TRẠNG CANH TÁC CÓI Ở VIỆT NAM QUY TRÌNH THÂM CANH CÓI Chuẩn bị giống Thời vụ Phân bón Phương pháp... Nhặt hết xác cói chết bó thành từng bó - Xén đầu từng bó, phát bằng gốc các bó cói để dễ chẻ * Chẻ cói: Sử dụng máy chuyên dùng (guồng chẻ) để chẻ - Thao tác chẻ cói: Một người cho gốc cói vào máy, một người kéo cói - Yêu cầu: Cây cói được chẻ đôi đều từ gốc đến ngọn - Cói sau khi chẻ xong bó thành từng bó nhỏ để dễ phơi Lưu ý: Cói cắt đến đâu phân loại và chẻ ngay đến đó Nếu để lâu gốc cói sẽ khô rất... tốt, nên hấu hết các giống cói có độ lẫn tạp cao (lẫn sinh học: sự lai tạp trong quá trình ra hoa thụ phấn; lẫn cơ giới), giống bị thoái hóa là một trong những nguyên nhân làm năng suất và chất lượng cói suy giảm - Kỹ thuật canh tác cói chưa hợp lý Cói là cây trồng ở các vùng đất ven biến (nước lợ), từ việc trồng quảng canh cho thu hoạch một vụ/năm, nay tiến hành trồng trọt thâm canh, thu hoạch 2 vụ/năm... hưởng làm cói mau tàn, mau xuống bộ 6.4 Nước 9 Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của câyc cói Trong cây cói trồng, nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển 6.5 Yêu cầu về đất Cói là cây chịu đất mặn, và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm Song loại đất thích hợp nhất cho cây cói là đất... cho cây được bón sâu xuống tầng đất canh tác nên phân không bị rửa trôi, bay hơi, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cây cói sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng cói Các bước tiến hành như sau: - Chuẩn bị ruộng: Ruộng trước khi bón cần phải được vệ sinh sạch sẽ, làm sạch cỏ và bổi cói; phát éo ở độ cao 30 - 50cm - Kỹ thuật bón phân viên cho cói: + Thời điểm bón: Bón vào đầu vụ cói: ... trồng cói thường thiếu nước ngọt vào mùa khô - Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế Ngoài các yếu tố trong kỹ thuật canh tác, chất lượng (hình thái và màu sắc bề ngoài, độ dẻo, độ dai, …) chất lượng sản phẩm cói còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch Công nghệ sau thu hoạch đối với sản phẩm cói hiện nay chủ yếu là thủ công như: hoạt động cắt cói, phân loại cói, chẻ cói dẫn... Gù cói Khi cói đã khô đều (trắng ngà) tiến hành gù cói (bó cói) Khi gù cói phải lựa riêng từng loại Mỗi bó khoảng 10-12 kg (đường kính gốc mỗi bó 20-25 cm) để tiện vận chuyển Mỗi bó dùng 3-5 đai để gù, tạn dụng thân cói chết (bộ) xoắn lại để làm đai bó - Khi gù cói xong phải xếp gọn các bó lại để bảo quản, nếu nhiều phải đánh đụn Đụn cói đánh nơi cao ráo, ngoài trời - Cách đánh đụn: Xếp 2-3 lượt cói . lượng cói suy giảm. - Kỹ thuật canh tác cói chưa hợp lý Cói là cây trồng ở các vùng đất ven biến (nước lợ), từ việc trồng quảng canh cho thu hoạch một vụ/năm, nay tiến hành trồng trọt thâm canh, . trưởng và phát triển của câyc cói. Trong cây cói trồng, nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển. 6.5. Yêu cầu về đất Cói là cây chịu đất mặn, và. tăng chất lượng cói, giúp cói cứng cây, giảm sâu bệnh và làm cho sợi cói trắng bóng hơn. VII. THỰC TRẠNG CANH TÁC CÓI Ở VIỆT NAM Việt Nam có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói, tập trung

Ngày đăng: 19/07/2014, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w