1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật thâm canh cây lúa (phần 2)

11 790 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 270,61 KB

Nội dung

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các giống lúa sản xuất tại các vùng trồng lúa ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống lúa đạt năng suất trung bình: đối với lúa thuần 50-55 tạ/ha/vụ, lúa lai 60-65 tạ/ha/vụ.

Kỹ thuật thâm canh cây lúa (Phần 2) Chương IV: Chăm sóc ở ruộng sản xuất 1. Bón phân 1.1. Lượng phân bón Tuỳ thuộc vào giống lúa, loại đất, mùa vụ mà có lượng phân bón khác nhau. Cụ thể bón với lượng phân bón như sau: - Lúa lai • Vụ Đông xuân: 4-5 tạ phân chuồng + 13 -15 kg đạm urê + 20-25 kg supe lân + 7-8 kg kali clorua / sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10:3 bón với lượng 40 kg + 8-10 kg đạm urê + 5-6 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 40 kg +6-8 kg đạm urê + 5- 6 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 20 kg + 6-8 kg urê + 4-5 kg kali clorua/sào. • Vụ Hè thu: 3 - 4 tạ phân chuồng + 11-12 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5-6 kg kali clorua /sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10: 3 bón với lượng 30 kg + 7,5-8,5 kg đạm urê + 4-6 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 30 kg + 6-7 kg đạm urê + 3,5-5 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 15 kg + 6-7 kg urê + 3-4 kg kali/sào. • Vụ Mùa: 3-3,5 tạ phân chuồng + 10 -11 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5-5,5 kg kali clorua /sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10: 3 bón với lượng 30 kg + 7-8 kg đạm urê + 3,5-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 30 kg + 5-6 kg đạm urê + 3-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 15 kg + 5-6 kg urê + 3-3,5 kg kali clorua/sào. - Lúa thuần • Vụ Đông xuân: 3,5-4 tạ phân chuồng + 11-12 kg đạm urê + 20 kg supe lân 5-5,5 kg kali clorua / sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10: 3 bón với lượng 35 kg + 7-8 kg đạm urê +3-4 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 35 kg + 5-6 kg đạm urê + 3- 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 15 kg + 6-7 kg urê + 3-3,5 kg kali clorua/sào. • Vụ Hè thu: 3-3,5 tạ phân chuồng + 9-10 kg đạm urê + 20 kg supe lân + 5 kg kali clorua /sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10:3 bón với lượng 25 kg + 6-7 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 20 kg + 4,5-5,5 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 10 kg + 5,5-6,5 kg urê + 10 supe lân + 3,5 kg kali clorua/sào. • Vụ Mùa: 2,5-3 tạ phân chuồng + 8 - 9 kg đạm urê + 15 kg supe lân + 5 kg kali clorua /sào. Khi dùng phân hỗn hợp NPK thì tuỳ loại để có lượng bón cho phù hợp. Cụ thể là: NPK loại 5:10: 3 bón với lượng 25 kg + 5-6 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK 8:10:3 bón với lượng 25 kg + 3,5-4,5 kg đạm urê + 4 kg kali clorua/sào; Phân NPK loại 16:16:8 bón với lượng 10 kg + 4,5-5,5 kg urê + 10 supe lân + 3,5 kg kali clorua/sào. Tuỳ vào độ chua của đất để bón từ 20-25 kg vôi bột/sào trong vụ Xuân và 15- 20 kg trong vụ Hè Thu- vụ Mùa. 1.2. Cách bón Phương châm sử dụng phân bón hiện nay là “Bón tập trung, bón nặng đầu và chủ yếu là bón lót”. Cụ thể như sau: - Khi dùng phân đơn: • Bón lót trước khi cấy toàn bộ phân chuồng + phân lân + vôi + 50-60% lượng phân đạm urê đối với đất cát pha, thịt nhẹ và 60-70% đối với đất sét và thịt nặng + 50% lượng kali. Vôi bón càng sớm càng tốt, có thể bón trước và sau khi cày bừa lần một. Các loại phân bón khác bón trước khi cấy, bón xong bừa ít nhất 1-2 lần để lấp vùi phân sâu và đều vào đất vừa giữ được phân, vừa đề phòng rét đậm dễ gây chết lúa (nếu phân không được trộn đều và vùi sâu vào đất). • Bón thúc lần 1 (thúc đẻ): Bón sau khi cấy 12-15 ngày đối với vụ Xuân và 10-12 ngày đối với Hè thu - vụ Mùa bón 80-90% lượng đạm urê còn lại. • + Bón thúc lần 2 (bón thúc đòng): Bón hết lượng phân đạm và kali còn lại. Bón vào thời điểm lúa chuyển sang đứng cái, làm đòng. Trường hợp bón thúc xong đợt phân này khoảng 28 ngày mà thấy lúa kém màu thì bón thêm 1-2 kg đạm urê. Nếu thấy màu lúa xanh đẹp, cây tốt thì không nên bón nữa. - Khi dùng phân hỗn hợp NPK: • Bón lót 100% lượng phân chuồng + 100% phân NPK + 100% lượng phân lân. • Bón thúc lần 1: 60-70% lượng phân đạm urê đối với đất sét và thịt nặng, 50-60% đối với đất cát pha, thịt nhẹ. • Bón thúc lần 2: Toàn bộ lượng đạm urê còn lại + 100% lượng kali clorua. - Khi bón phân cho lúa cần lưu ý • Nhìn trời: Khi bón phân thúc cho lúa nếu trời mưa, trời rét phải dừng bón phân. Trời nắng nóng, gió Lào (gió Tây Nam) thổi mạnh thì nên bón phân vào buổi chiều tối. Tiến hành sục bùn ngay sau khi bón phân để hạn chế mất đạm. • Nhìn cây: Quan sát cây tốt hay xấu, xanh hay vàng, khoẻ mạnh hay sâu bệnh. Qua đó đánh giá mức độ tốt xấu của cây mà bón thêm phân gì, bón bao nhiêu là đủ để đảm bảo cây lúa phát triển tốt. 2. Phòng trừ cỏ dại • Trường hợp ruộng ít cỏ: Nên dùng tay để nhổ là tốt nhất, kết hợp dùng cào răng sưa sục bùn. • Trường hợp ruộng cỏ nhiều: Có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt. Các loại thuốc diệt cỏ phổ biến và quy trình sử dụng trừ cỏ cho ruộng lúa theo hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trừ cỏ • Mặt ruộng phải bằng phẳng trước khi cấy. • Khi pha vào nước phải đảm bảo sao cho thuốc hoà tan thật đều trong nước. • Cần phun đủ lượng nước pha để thuốc được phân bổ đều, không gây ảnh hưởng đến cây trồng, thường cần 2-3 bình bơm (loại 8 lít) cho 1 sào (500m 2 ). • Không phun thuốc lúc trời nắng gắt hay có gió lớn hoặc sắp mưa, không phun thuốc khi lúa sắp chín trở đi. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn có ghi ở nhãn mác hoặc ngoài bao bì. 3. Tưới nước Thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hoá đòng có thể tháo kiệt nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có đòng già rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa thì tháo cạn và chỉ giữ đủ ẩm. 4. Phòng trừ sâu bệnh 4.1. Phần bệnh hại Một số loại bệnh hại thường gặp và cách phòng trừ chúng: a. Bệnh đạo ôn (còn gọi là bệnh cháy lá trên lúa) - Nguyên nhân: Do nấm Pincutaria oryzae gây ra. - Triệu chứng: Đầu tiên vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ ở trên lá có màu nâu nhạt hay xám tro hoặc xám xanh. Sau đó lan rộng ra và có hình thoi, vết bệnh có màu xám hoặc xám tro, xung quanh vết bệnh màu nâu, ngoài cùng thịt lá bị biến vàng. ở mức nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá chết. Trên cổ bông và trên đốt thân vết bệnh tương tự ở trên lá. Nếu bệnh nặng sẽ bao quanh đốt thân và cổ bông làm cho cổ bông lõm vào, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng làm cho lúa phát triển kém, hạt bị lép nhiều. Nếu bị hại quá nặng thì ở vết bệnh sẽ bị gãy. - Biện pháp phòng trừ: Biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn chủ yếu vẫn là biện pháp canh tác. Trong đó sử dụng phân bón cân đối, bón đúng lúc, bón đúng cách đóng vai trò quan trọng, hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm nhập của bệnh đạo ôn trên lúa. Trường hợp khi phát hiện được vết bệnh đạo ôn trên lá hay ở cổ bông thì dùng thuốc phun ngay để hạn chế sự lây lan trên diện rộng. Đối với đạo ôn lá: Điều tra khi có tỷ lệ bệnh 3-5% thì ngừng bón thúc đạm hoá học, sau đó phun các loại thuốc như: Beam 75WB, Plash 75WB, Kasai 16,2SC và 21,2WP, Fujione 50EC… theo liều khuyến cáo. Đối với đạo ôn cổ bông: Thời kỳ lúa ôm đòng - trổ cần theo dõi thời tiết chặt chẽ. Trong điều kiện gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, sáng sớm có nhiều sương mù… cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như phần đạo ôn lá trước và sau trổ 7 ngày. b. Bệnh bạc lá - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây nên. - Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên phiến lá ở ngọn và 2 bên mép lan vào giữa lá, khi mới xuất hiện vết bệnh màu xanh đậm, gặp nắng nóng héo vàng, tế bào chết tạo thành màu trắng xám, vết bệnh hình gợn sóng, sáng sớm trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục, khô màu vàng nâu chứa vi khuẩn và lây lan theo nước. - Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu bằng biện pháp canh tác, bón phân cân đối, tập trung bón lót, không bón phân lai rai, nhất là đạm, tăng cường bón kali, phân chuồng, vôi, không bón thúc quá muộn. Khi có bệnh bạc lá xuất hiện 5-10% số lá có thể dùng các loại thuốc như Xanthomex 20WP, Sasa 20WP, Starnor 20WP… theo liều khuyến cáo. c. Bệnh khô vằn - Nguyên nhân: Do nấm Corticium Sasakii gây ra. - Triệu chứng: Phá hại tất cả các bộ phận trên mặt đất. Giai đoạn mạ nhiễm bệnh khô vằn thì chết ngay. Lúa cấy bệnh xuất hiện vào thời kỳ lúa đứng cái và làm đòng. Nó xuất hiện ở bẹ lá với vết bệnh màu xanh hình bầu dục. Thông thường là xanh tối hoặc ẩm ướt, lan rộng ra, xanh vàng lẫn với mô còn khoẻ tạo ra đường vằn như da hổ. ở bẹ lá bắt đầu lên lá, vết bệnh ở lá tương tự ở bẹ lá. Nếu bị nặng lá bị khô lụi và chết. ở cổ bông khi bị bệnh cổ khô tóp lại chuyển thành màu sáng. - Biện pháp phòng trừ: Chú ý giữ mức nước vừa đủ trong ruộng không được để ruộng khô nước, cấy với mật độ vừa phải… Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên nhất là giai đoạn cuối lúa đẻ nhánh trở đi, khi phát hiện có 5-7% dảnh lúa bị bệnh cấp 1-3 thì dùng các loại thuốc sau đây để phun Valydaxin 3-5L, Vivadamy 3-5DD, thuốc bột (bao thiếc) Jing Gang Meisu 5SL, 10WP… theo liều khuyến cáo. d. Bệnh bỏng lá lúa - Triệu chứng: Bệnh gây hiện tượng bỏng lá lúa làm giảm khả năng quang hợp, bệnh nặng làm cho lá lúa khô cháy (nhiều khi giống bạc lá). - Biện pháp phòng trừ: Không thúc đạm vào cuối vụ, phát hiện bệnh kịp thời, khi bệnh mới phát sinh có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Rovral 50WP, Tiltsuper 300ND… phun theo liều khuyến cáo. - Ngoài ra còn có một số bệnh hại như: Bệnh thối bẹ, thối thân, lem lép hạt, tiêm lửa, vàng lụi, nghẹt rễ, lúa von, tiêm hạch, vàng lùn, vàng lá da cam, đốm sọc vi khuẩn, tiêm hạch . Biện pháp phòng trừ chúng là: bón phân cân đối, hợp lý; xử lý hạt giống trước khi ngâm; gieo trồng đúng mật độ, đúng thời vụ; dùng thuốc hoá học . 4.2. Phần sâu hại a) Rầy nâu - Triệu chứng gây hại: Chúng thường tập trung chích hút ở thân cây, bẹ lá. - Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng phát hiện sớm ổ rầy ngay từ đầu vụ khi có mật độ 6-9 rầy non/khóm ở thời kỳ làm đòng và 17-25 rầy non/khóm ở thời kỳ trổ thì dùng các loại thuốc hoá học như Bassa 50EC, Actara 25WG, Regent 800WP, Applaud 15WP, Trebon 10EC phun theo liều khuyến cáo. b) Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm - Triệu chứng gây hại: Sâu non đục vào thân cây cắn đứt các mạch dẫn dinh dưỡng, nước làm cho nõn, dảnh, bông lúa bị khô héo. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học để phòng trừ như Padan 95SP ở thời kỳ lúa đẻ nhánh thì phun sau khi bướm rộ 5-7 ngày, thời kỳ lúa trổ thì phun 2 lần vào lúc lúa hé đòng (trỗ 1%) và sau đó 5 ngày. Hoặc thuốc Regent 800WP phun sau khi bướm rộ 3-4 ngày, Basudin 10G, Regent 0,3G, Oncol 5G rắc lúc bướm rộ… Liều lượng theo khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác. c) Sâu cuốn lá nhỏ - Triệu chứng gây hại: Sâu non mới nở ra nhả tơ cuốn 2 mép lá lúa lại làm tổ sống ở trong ăn diệp lục trừ lại lớp biểu bì, mỗi sâu non trung bình cuốn được 5±0,5 lá lúa (khi lúa đẻ nhánh) và 4±0,5 lá lúa (khi lúa làm đòng). - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như: Padan 95SP, Regent 800WG, Trebon 10EC, Sachong Shuang 95WP . theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác. d) Bọ xít dài - Triệu chứng gây hại: Chúng thường tập trung trên bông lúa và chích hút làm cho hạt lúa bị đen, phẩm chất giảm, thậm chí làm lép hạt. - Biện pháp phòng trừ: Gieo trồng tập trung, đúng thời vụ. Điều tra nguồn bọ xít qua đầu vụ Đông để bắt diệt là biện pháp cho hiệu qủa cao, điều tra khi có mật độ từ 6-8 con/m 2 ở thời kỳ lúa trổ, thì dùng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95SP, Decis 2,5EC, Regent 800WG, Sát trùng đan 90BTN… theo liều khuyến cáo. Ngoài ra còn một số sâu hại khác như rầy xanh đuôi đen, sâu cắn gié, sâu năn . cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chương V: Thu hoạch Tiến hành thu hoạch khi lúa chín >90%. Chọn ngày nắng ráo thu hoạch. Vào mùa mưa lũ cần tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về tuốt lấy hạt, phơi khô đến khi ẩm độ còn 13% thì đem quạt sạch và cất. Thường phơi trong 1,5-4 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong trường hợp thu hoạch về chưa phơi được ngay (gặp trời mưa) thì cần rải mỏng để thóc không bị ẩm mốc, nảy mầm./. Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 1 ha lúa thuần Khối lượng Hạng mục ĐVT Đông xuân Hè thu Vụ mùa I. Chi phí nhân công 1. ở ruộng mạ 8 8 8 - Cày Công 2 2 2 - Bừa “ 3 3 3 - Lên luống, bỏ phân, gieo “ 1 1 1 - Bón phân, vôi “ 1 1 1 - Phun thuốc, làm cỏ “ 1 1 1 2. ở ruộng cấy 155 155 155 - Cày Công 10 10 10 - Bừa “ 20 20 20 - Cày “ 60 60 60 - Bón phân, vôi “ 5 5 5 - Phun thuốc, làm cỏ “ 20 20 20 3. Thu hoạch “ 40 40 40 II. Chi phí vật tư 1. ở ruộng mạ - Giống kg 110-120 80-100 80-100 - Đạm urê “ 12-15 12-15 12-15 - Supe lân “ 60-75 60-75 60-75 - Kali clorua “ 20-25 20-25 20-25 - Vôi bột “ 60-75 60-75 60-75 - Thuốc bảo vệ thực vật Lít 0,1 0,1 0,1 - Phân chuồng Tấn 1,5 1,5 1,5 2. ở ruộng cấy - Đạm urê kg 220-240 180-200 160-180 - Supe lân “ 400 400 300 - Kali clorua “ 100-110 100 100 - Vôi bột “ 400-500 300-400 300-400 - Phân chuồng Tấ n 7-8 5-8 5-8 - Thuốc bảo vệ thực vật Lít 2 2 2 Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 1 ha lúa lai Khối lượng Hạng mục ĐVT Đông xuân Hè thu Vụ mùa I. Chi phí nhân công 1. ở ruộng mạ 7 7 7 - Cày công 2 2 2 - Bừa “ 2 2 2 - Lên luống, bỏ phân, gieo “ 1 1 1 - Bón phân, vôi “ 1 1 1 - Phun thuốc, làm cỏ “ 1 1 1 2. ở ruộng cấy 145 145 145 - Cày công 10 10 10 - Bừa “ 20 20 20 - Cờy “ 50 50 50 - Bón phân, vôi “ 5 5 5 - Phun thuốc, làm cỏ “ 20 20 20 . Kỹ thuật thâm canh cây lúa (Phần 2) Chương IV: Chăm sóc ở ruộng sản xuất 1. Bón phân 1.1. Lượng phân bón Tuỳ thuộc vào giống lúa, loại đất,. lá lúa lại làm tổ sống ở trong ăn diệp lục trừ lại lớp biểu bì, mỗi sâu non trung bình cuốn được 5±0,5 lá lúa (khi lúa đẻ nhánh) và 4±0,5 lá lúa (khi lúa

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN