1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật thâm canh cây lạc (phần 2)

7 538 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 216,82 KB

Nội dung

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT).

Kỹ thuật thâm canh cây lạc (Phần 2) Chương IV: Chăm sóc 1. Bón phân cho lạc - Lượng phân bón + Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kgN + 60-90kgP 2 0 5 + 30-60K 2 0. + Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5 - 3,0 kg urê + 20 – 25 kg supe lân + 3 - 4 kg kali clorua/sào. + Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón với lượng : 35- 50kg/sào . Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào. - Phương pháp bón - Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại 50% bón khi ra hoa rộ. - Đối với lạc không che phủ nilon: + Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ + Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch hàng). + Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá. 2. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ - Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ. - Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc. - Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc. - Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc. 3. Tưới nước Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau: + Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất. + Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra. 4. Phòng trừ sâu bệnh 4.1. Sâu hại a. Sâu xám: - Triệu chứng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. - Biện pháp phòng trừ: + Bắt bằng thủ công. + Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều khuyến cáo. b. Sâu khoang: - Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá. - Biện pháp phòng trừ: + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng. + Dùng bả chua ngọt để diệt trừ. + Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp. + Khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo. c. Rệp hại lạc: - Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp. - Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối. + Dùng thiên địch để diệt trừ. + Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều khuyến cáo để diệt rệp. d. Sâu cuốn lá: - Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc. - Biện pháp phòng trừ + Tổ chức bắt bằng thủ công. + Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC . Theo liều khuyến cáo. Biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại lạc - Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát hiện kịp thời sâu xám, sâu khoang… nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao. - Xử lý bằng thuốc Basudin 10H. - Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao (sâu tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả. Trong trường hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3. 4.4.2. Bệnh hại lạc a. Bệnh héo xanh vi khuẩn: - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum. - Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt. - Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh. + Luân canh với các cây trồng như mía, bông . + Dùng giống kháng bệnh. + Tăng cường bón phân chuồng và vôi bột. b. Bệnh lở cổ rễ - Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctoniak gây hại. - Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết. - Biện pháp phòng trừ: + Xử lý đất bằng vôi bột. + Luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm bệnh nặng. + Khi bị nặng dùng thuốc Rovral 50WP, Ridomil…theo liều khuyến cáo. Chương V: Thu hoạch Thu hoạch khi lạc có số củ già đạt 85-90% tổng số củ trên cây. Lạc sau khi nhổ bứt củ hoặc cắt cách gốc 10cm để cả chùm củ phơi và bứt dần. Sau đó phơi quả dưới nắng đến khi bóc hạt thấy tróc vỏ lụa (độ ẩm dưới 10%) là đủ tiêu chuẩn bảo quản. Lạc che phủ nilon chín sớm hơn lạc không che phủ nilon 7-10 ngày nên cần theo dõi để thu hoạch đúng thời vụ, tránh để lạc mọc mầm biến màu trong củ. Đối với lạc giống phải phơi bằng các dụng cụ nong, nia… không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng, tôn dưới nắng to hoặc phơi củ lạc còn dính với cây trong bóng râm./. Định mức kinh tế kỹ thuật trồng 1ha lạc Khối lượng Hạng mục ĐVT Không phủ nilon Phủ nilon I. Chi phí nhân công 190 185 1. Làm đất, phủ nilon, gieo 90 110 - Cày, bừa, lên luống công 50 50 - Phủ nilon 0 20 - Bón phân, gieo “ 40 40 2. Chăm sóc “ 60 35 - Bón phân, vôi “ 15 10 - Làm cỏ, chăm sóc “ 40 15 - Phun thuốc “ 5 10 3. Thu hoạch 40 40 II. Chi phí vật tư. - Giống Kg 150-200 150-200 - Phân NPK 3:9:6 “ 660-1000 660-1000 - Vôi bột “ 300-500 300-500 - Thuốc cỏ Lít 0 1 - Nilon Kg 0 100 - Phân hữu cơ Tấn 8-10 8-10 . Kỹ thuật thâm canh cây lạc (Phần 2) Chương IV: Chăm sóc 1. Bón phân cho lạc - Lượng phân bón + Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10. cáo. Biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại lạc - Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt. - Thường xuyên

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN