1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật thâm canh cây lạc (phần 1)

8 539 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 223,03 KB

Nội dung

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT).

Kỹ thuật thâm canh cây lạc (Phần 1) Chương I: Quy định chung 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT). 2. Yêu cầu sinh thái 2.1. Điều kiện đất đai Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. - Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. Dễ thu hoạch 2.2. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-30 0 C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25-30 0 C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-30 0 C, thời kỳ ra hoa 24-33 0 C, thời kỳ chín 25-28 0 C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.800 0 C thay đổi tuỳ theo giống. 2.3. ẩm độ, lượng mưa Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. 2.4. ánh sáng Lạccây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Chương II: Giống lạc 1. Một số giống lạc 1.1. Giống sen lai (75/23): Được công nhận giống Quốc gia năm 1990, là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 - 128 ngày, vụ Thu 105 - 115 ngày. Năng suất trung bình 16 - 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha. Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53-56 gam, phù hợp cho xuất khẩu. Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ. Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. 1.2.Giống V79: Được công nhận năm 1995. Dạng thân đứng, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung, chiều cao cây trung bình 47-50cm. Có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống địa phương. Vụ Xuân 128-135 ngày. Năng suất trung bình 27,9 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 48-51 gam. Khả năng chịu hạn tương đối. Trong điều kiện thâm canh cao dễ bị lốp đổ. Dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. Thích hợp trên đất bạc màu, thịt nhẹ, đất bãi không được bồi hàng năm, vùng phụ thuộc nước trời. 1.3. Giống 1660: Được khu vực hoá tháng 1/1995, được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Cây cao 42-45 cm, thời gian sinh trưởng 127-133 ngày. Năng suất trung bình 16 tạ/ha, cao nhất 20-22 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 50-52 gam. Chịu nóng khá, ít bị sâu xanh gây hại. Thích hợp với đất đồi thấp, chân đất thích hợp đất thịt nhẹ, ít đầu tư. Có thể gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Thu. 1.4. Giống L02: Được phép khu vực hoá năm 1998. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 127 ngày, vụ Thu 110 ngày. Cây cao 32 - 40cm, khối lượng 100 hạt 60-65 gam. Năng suất 30,2 - 36,5 tạ/ha. Chống bệnh héo xanh ở mức trung bình, chịu thâm canh. Chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, đốm đen trung bình khá. 1.5. Giống MD7: Thời gian sinh trưởng 120 ngày trong vụ Xuân, sinh trưởng tốt. Cây cao 49,2 cm. Khối lượng 100 quả 139gam, khối lượng 100 hạt 51 gam, chịu hạn tốt, chịu đất ướt tốt. Năng suất 35 tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh. 1.6. Giống LVT: Được nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1992. Được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Sinh trưởng khoẻ, phân cành trung bình, bộ lá xanh đậm. Cây cao 56 - 63cm. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-133 ngày, vụ Hè thu 110-120 ngày. Năng suất trung bình 19tạ/ha, cao nhất 23-26tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 52-54gam. Thích hợp trên chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bãi thấp và đất đồi thấp, tránh đất thịt nặng. 1.7. Giống L14: Là giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000. Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn). Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng. Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115-120 ngày, vụ Thu và vụ Đông 100-105 ngày. Khối lượng 100 quả 150-155 gam, trọng lượng 100 hạt 55-58 gam. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40-45 tạ/ha. 1.8. Giống L12: Là giống được Viện KHKTNN Việt Nam lai tạo chọn ra từ tổ hợp lai V79/ICGV 87157 (1992). Đặc điểm: Ra hoa kết quả tập trung, lá xanh vàng, nhiễm bệnh đốm nâu, đốm đen, vỏ quả mỏng, nhẵn, vỏ lụa màu hồng cánh sen, chịu hạn khá trên đất bạc màu đồi vệ. Thời gian sinh trưởng 110-120 ngày trong vụ Xuân, 95-105 ngày trong vụ Thu đông. Trọng lượng 100 quả 125 - 130 gam, 100 hạt 53-55 gam. Năng suất thâm canh tốt có thể đạt 30-35 tạ/ha. 1.9. Giống L08: Nhập nội từ Trung Quốc năm 1995, được đưa vào trồng ở Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000. Thời gian sinh trưởng của giống 115-120 ngày. Cây cao 45-50cm, năng suất quả 32-35 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 60 gam, khối lượng 100 quả 163,5 gam, vỏ lụa màu hồng sáng. Giống chịu thâm canh, chống bệnh rỉ sắt, đốm lá tương đối khá. Đối với vùng đồi núi: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: L12, V79, sen Nghệ An. Đối với vùng thâm canh: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: sen Nghệ An đã phục tráng, sen lai 75/23, LVT, L14, L08. 2. Chọn lạc để giống Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. a) Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân. b) Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân). Chương III: Kỹ thuật gieo trồng 1. Thời vụ gieo lạc Vụ Xuân: Thời gian gieo từ 20/1-25/2 hàng năm, tập trung chủ yếu từ 01-15/2. Riêng khu vực trung du và miền núi gieo sớm hơn 7-10 ngày. Vụ Hè - thu: Gieo tốt nhất từ 1/6-15/6 và gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân càng sớm càng tốt. Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ 25/8-25/9 2. Xử lý giống và mật độ gieo. 2.1. Xử lý giống trước khi gieo. + Đất gieo lạc ẩm: Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ 10-12 giờ. ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45 OC (2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài. + Đối với đất gieo lạc khô thì không xử lý. 2.2. Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m 2 , 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ Hè thu để giống. 3. Làm đất, phủ nilon, gieo hạt. * Làm đất: - Đất được cày 2-3 lần và sâu 25-30cm, cứ mỗi lần cày là 3 lượt bừa. - Đất phải nhỏ, tơi, xốp và sạch cỏ dại. - Luống lạc: + Không phủ nilon: Rãnh sâu 15-20cm, luống rộng 2-2,5m. + Nếu che phủ nilon: Luống rộng 1m , rãnh giữa hai luống rộng 20cm, luống có hình lưng rùa, mỗi luống rạch 4 hàng. Riêng đối với đất dốc lên luống theo đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi. * Gieo hạt: - Đối với lạc không che phủ ni lon: Sau khi làm đất, và bón lót phân thì tiến hành gieo hạt. - Đối với lạc phủ nilon tiến hành theo các bước như sau: + Trong vụ Hè thu, vụ Thu đông. Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm. Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch, sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4cm. Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống. Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh. Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước như trên. Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm. + Trong vụ Xuân: Bước 1: Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8-10cm. Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4 cm. Bước 3: Tiến hành gieo hạt theo khoảng cách như trên sau khi đã lấp phân và chú ý phủ hạt phẳng mặt luống. Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống. Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh. Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon. Bước 7: Đục cắt nilon ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cho cây trồi ra ngoài nilon. . Kỹ thuật thâm canh cây lạc (Phần 1) Chương I: Quy định chung 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc. An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23,

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w