skkn khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hóa học 10 cho học sinh thpt

24 696 2
skkn khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hóa học 10 cho học sinh thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN S NG KI N KINH NGHI MÁ Ế Ệ KHAI THÁC YẾU TỐ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA BÀI GIẢNG HOÁ HỌC 10 CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện: Trần Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hoá học THANH HO N M 2013Á Ă THANH HOÁ N M 2013Ă MỤC LỤC A.ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ của đề tài 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Cơ sở lí thuyết 4 1. Kiến thức cơ sở về môi trường 4 2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường 5 3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông 5 4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung học phổ thông 6 II. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá học 10. nâng cao 8 1. Clo – bài 30 8 2. Hidroclorua – bài 31 8 3. Hợp chất có oxi của clo – bài 32 8 4. Oxi – bài 9 5. Ozon và hiđro peroxit. Bài 42 9 6. Lưu huỳnh – hiđrosunfua. Bài 43- bài 44 9 7. Lưu huỳnh đioxit, trioxit. Bài 45 9 III. Hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường chương halgen và oxi – lưu huỳnh 10 1. Hệ thống câu hỏi chương halogen 10 2. Hệ thống câu hỏi: chương oxi – lưu huỳnh 13 VI. Một số bài soạn có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường 15 1. Bài 32. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO 15 2. Bài 42. OZON VÀ HIĐROPEOXIT 18 3. Bài 45. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH 20 C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 21 Danh mục các từ viết tắt: THPT : trung học phổ thông GV: giáo viên HS: học sinh 2 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự gia tăng dân số cùng với những nhu cầu của con người trong cuộc sống đã gây nên sức ép đối với môi trường. Trong khoảng 100 năm trái đất mất khoảng 6 triệu km 2 rừng. Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang hoá, nhiệt độ trái đất tăng 0,3 – 0,6 0 c, thủng tầng ozon, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời sự,…để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp…ngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải,…) tăng và có nguy cơ đe doạ làm tuyệt chủng các loài thú quý hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng (gây mưa axit, ảnh hưởng đến cây trồng, sức khoẻ…). Chính vì thế việc giáo dục môi trường có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của mỗi quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung. Giáo dục môi trường được hoà nhập, lồng ghép vào chương trình học chung vì tất cả các môn đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức thế giới và sử dụng thế giới của mình. Nghĩa là giáo viên giúp học sinh hình thành một nền tảng đạo lí trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường của chúng ta. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Và vấn đề này không thể tiến hành một thời điểm rồi dừng lại mà phải được tiến hành liên tục từ lớp này lên lớp khác, từ cấp học này lên cấp học khác để đánh vào ý thức, suy nghĩ, hành động… của các em – thế hệ trẻ. Chính vì thế việc đưa giáo dục môi trường lồng ghép vào chương trình phổ thông là rất cần thiết. Từ tất cả các lí do tôi đã phân tích ở trên , tôi quyết định chọn đề tài : Khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hoá học 10 cho học sinh THPT. 3 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của đề tài là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá học lớp 10 trung học phổ thông. Bằng cách này bài giảng có sự kết hợp kiến thức và giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp giờ học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nêu khái niệm cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường. - Nêu phương pháp và cách thức lồng nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá học. - Thực nghiệm kiểm chứng việc giáo dục môi trường khi dạy chương trình hoá học lớp 10. - Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Qua các tài liệu: sách giáo khoa, sách bài tập hoá học lớp 10, sách tham khảo. - Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường - Qua học sinh khối 10 năm học 2012 – 2013 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lí thuyết 1. Kiến thức cơ sở về môi trường 1.1.Khái niệm môi trường: Môi trường là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam) 4 1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường. vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người, đến sức khoẻ sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm môi trường bao gồm chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Có thể liệt kê các tác nhân đó như sau: - Rác , phế thải rắn… - Hoá chất , chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm… - Khí núi lửa, khí nhà máy, khói xe, lò gạch…( SO 2 , CO 2 , NO 2 , CO….) - Kim loại nặng 3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông 3.1. Khái niệm Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động. trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường: là quá trình tạo dựng cho người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhịêt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại và ngăn chặnnhững vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai. 3.2. Mục đích của việc giáo dục môi trường 5 Giáo dục môi trường sẽ giúp con người nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. 4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung học phổ thông. Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hoà quện vào nhau thành một thể thông nhất. Ngoài ra có thể triển khai thêm nội dung giáo dục môi trường bằng hoạt động ngoài giờ lên lớp5. Các vấn đề môi trường cần đưa vào bài dạy cho học sinh trung học phổ thông. 5.1. Các vấn đề chung về môi trường toàn cầu Hiệu ứng nhà kính: Có thể tạm gọi ngắn gọn là hiện tượng trái đất nóng lên. Vấn đề này có thể hiểu như sau: nhiệt độ trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của trái đấy vào vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp CO 2 và hơi nước vào trái đất; bức xạ từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ có bước sóng dài, không thể xuyên qua lớp CO 2 và hơi nước vào vũ trụ, kết quả là lượng nhiệt giữ lại và phân tán bên trong tầng đối lưu( bề mặt trái đất ) ngày càng cao làm trái đất nóng lên. Tác hại: Biến đổi khí hậu, hạn hán, băng tan, mưa axit… Giải pháp: Hạn chế tối đa khí thải nhà máy, khí thải sinh hoạt, xe cơ giới… Lỗ thủng tầng ozon: Việc sử dụng các chất dẫn xuất halogen điển hình là CFC gây mỏng dần tầng ozon dẫn đến tạo một lỗ thủng được phát hiện đầu tiên ở nam cực. vấn đề đặt ra hiện nay là cung cấp cho học sinh những kiến thức để biết nguyên nhân gây ra lỗ 6 thủng tầng ozon và những tác hại liên quan. Thông qua việc giảng dạy, cung cấp cho học sinh những thông tin về chiến dịch phục hồi tầng ozon đang được phát động trên toàn thế giới để học sinh có động lực nghiên cứu, bổ sung tri thức và nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường. 5.2. Các nguồn năng lượng Các nguồn năng lượng chính trong tự nhiên gồm: - Nhiệt năng - Cơ năng - Năng lượng hạt nhân - Quang năng - Điện năng Việc sử dụng các nguồn năng lượng để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người đã tạo ra các chất thải ở nhiều dạng khác nhau gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống ở nhiều mặt khác nhau. Nên giáo dục tinh thần tìm tòi nghiên cứu để sử dụng năng lượng sạch, góp phần cải thiện dần vấn đề ô nhiễm môi trường. 5.3. Tài nguyên thiên nhiên Phát hiện sớm và dập tắt tư tưởng tài nguyên thiên nhiên là vô tận. - Xây dựng ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng - Củng cố tài nguyên đất . tài nguyên nước - Cải thiện tình trạng các nguồn tài nguyên hiện nay - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên hợp lí, luôn tìm nguồn tài nguyên mới thay thế. 5.4.Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. - Cung cấp thông tin các loại chất độc hoá học và ảnh hưởng của chất độc đến sức khoẻ con người. - Cung cấp những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường dến sức khoẻ con người và cách phòng tránh. - Cung cấp cho học sinh những cách xử lí khi nhiễm độc. 7 - Rèn cho học sinh tính cẩn thận không cho hoá chất thoát ra ngoài. - Gợi ý những giải pháp xử lí ô nhiễm. II. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá học 10. nâng cao 1. Clo – bài 30 - Lồng ghép chất độc với cơ thể người vào phần tính chất hoá học, ảnh hưởng của clo đối với môi trường khí quyển - Đưa ví dụ về clo gây ô nhiễm môi trường khi nước Đức sử dụng clo trong chiến tranh - Hướng dẫn cách xử lí khí clo thoát ra trong phòng thí nghiệm (phần điều chế) - Xử lí nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy. 2. Hidroclorua – bài 31 Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần tính chất hoá học( về việc phá huỷ các thiết bị công trình công cộng do dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa, giấy…) và lồng ghép hướng giải quyết hiện nay. 3. Hợp chất có oxi của clo – bài 32 Tác hại của hợp chất có oxi đối với sức khoẻ (lồng vào phần tính chất hoá học), ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp (phần ứng dụng), cách sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hợp lí và hiệu quả (phần ứng dụng) Phần lồng ghép: trong các axit trên thì HClO và các muối của nó là có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng như gây tổn thương ống tiêu hoá tuỳ theo mức độ độc, hipoclorit cung cấp oxi cho quá trình oxi hoá sẽ là nguyên nhân của các bệnh lão hoá tiểu đường, sạm nắng, ung thư, parkison… Giải pháp: chất chống oxi hoá chính là vitamin A , E axit béo quan trọng. vì vậy khi tiếp xúc với nhiều hipoclorit cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E như rau xanh trái cây có màu đỏ cam. 8 Nước javen: chứa nhiều hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da thì gây nên bệnh viêm da. Nếu người lớn hay trẻ em uống phải thì sẽ gây viêm loét cuống họng. Giải pháp: sử dụng những hoá chất thay thế như chanh hoặc giấm. nếu phải sử dụng javen thì phải sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc với hoá chất giữ trong bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. Không được pha javen với nước nóng. 4. Oxi – bài Vai trò của oxi trong không khí và đối với sức khoẻ con người(lồng vào phần mở đầud bài giảng). lợi ích của việc trồng rừng(phần ứng dụng) Vai trò của oxi trong môi trường. 5. Ozon và hiđro peroxit. Bài 42 Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường(lồng vào phần tính chất hoá học). sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng tẩng zon và giải pháp( phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng) Năm 1996 quy định thế giới không được sử dụng CFC nhưng lỗ thủng tầng ozon vẫn tăng và chưa thể phục hồi khi mà một phân tử clo có thể phá huỷ hàng ngàn phân tử ozon Tầng ozon bị phá huỷ sẽ không ngăn được tia cực tím, nó sẽ chiếu trực tiếp xuống trái đất gây bệnh cho sinh vật làm cho người mắc bệnh về mắt và da. 6. Lưu huỳnh – hiđrosunfua. Bài 43- bài 44 Ô nhiễm không khí gây độc cho cơ thể người(phần tính chất vật lí , tính chất hoá học). ô nhiễm sông ao hồ. rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường(phần ứng dụng) 7. Lưu huỳnh đioxit, trioxit. Bài 45 Hiệu ứng nhà kính , mưa axit( phần tính chất hoá học) 7.1. Lưu huỳnh đioxit – chất gây ô nhiễm. Giáo viên giới thiệu các nguồn phát sinh SO 2 và các chất gây mưa axit khác - Khí thải sinh hoạt - Đốt than , dầu khí đốt 9 - Đốt quặng sắt, luyện gang - Công nghiệp sản xuất hoấ chất - Hoạt động của núi lửa - SO 2 dùng tẩy trắng một số sản phẩm trong công nghiệp chế biến thức phẩm: đường mía, hoa quả sấy khô…lượng SO 2 gây độc cho cơ thể. Chú ý : cần kiểm soát lượng SO 2 dư trong thực phẩm. Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ về các chất gây mưa axit khác. Giáo viên kết luận: hiện tượng mưa axit là một mối nguy hại lớn cho môi trường sống của con người, nên hạn chế lượng khí thải bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, xử lí tốt khí thải nhà máy… III. Hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường chương halgen và oxi – lưu huỳnh. 1. Hệ thống câu hỏi chương halogen. 1.Trong các axit có oxi của clo đã học, axit có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống là. A. HClO B. HClO 2 C. HClO 3 D. HClO 4 2. Giải pháp để tránh các ảnh hưởng của các chất oxi hoá mạnh đến sức khoẻ con người là. A. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, E là chất chống oxi hoá B. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, B là chất chống oxi hoá 10 [...]... nhân, xử lí tốt khí thải nhà máy, cần kiểm soát lượng dư SO2 trong thực phẩm C THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I Mục đích thực nghiệm Đánh giá khả năng hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 10 II.Đối tượng Chọn học sinh lớp 10B6 ,10B9 làm đối tượng thực nghiệm III Cách tiến hành Giáo viên giảng dạy học sinh lớp10B6 theo giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào từng bài giảng cụ thể... bảo vệ môi trường cho các em Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi thấy phương pháp giảng dạy có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài cụ thể là một phương pháp quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho các em từ đó góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung Đồng thời nâng cao hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh Do... Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 10 Nhà xuất bản GD - ĐT 2 Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB chính trị quốc gia 3 Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – bảo vệ môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật 4 Vũ Đăng Độ (1999), hoá học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục 5 Nguyễn Kim Hồng – chủ biên(2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục 24 ... động 6 Củng cố bài cho các các em làm bài kiểm tra kiến thức môi trường 2 Bài 42 OZON VÀ HIĐROPEOXIT I Mục tiêu 1 Học sinh biết - Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật - Khái niệm khói quang hóa và hiệu ứng nhà kính 2 Học sinh hiểu - O3 và H2O2 có tính oxi hóa là do dễ phân hủy tạo ra oxi - H2O2 có tính oxi hóa và tính khử là do nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa -1 - Nguyên... 9.1% 0% 10B9 25% 34,09% 36,36% 4,55% Kết quả thực nghiệm lần 2: Kết quả ĐTTN Giỏi Khá Trung bình Yếu 10B6 75% 22,72% 2,28% 0% 10B9 29,54% 20,45% 45,45% 4,56% V Đánh giá kết quả thực nghiệm Với lớp 10B6 học sinh đã được giảng dạy theo giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường Nhờ nắm vững kiến thức một cách thuần thục ,sáng tạo, mà hiệu quả học tập và độ khắc sâu kiến thức của học sinh tốt hơn... mù quang hoá như thế nào A phân tán chất ô nhiễm từ các ống khói bằng các ống khói cao hơn B tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng C sử dụng các nhiên liệu sạch để thay thế D tất cả các phương án trên VI Một số bài soạn có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường 1 Bài 32 HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO I Mục tiêu : II Chuẩn bị III Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ NỘI DUNG HỌC SINH. .. thống câu hỏi giáo dục môi trường Thực nghiệm lần 1: cho 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút Chấm điểm: phân loại giỏi , khá, trung bình, kém 21 Thực nghiệm lần 2: cho 2 lớp làm bài kiểm tra 45 phút Chấm điểm: phân loại giỏi, khá, trung bình, kém IV.Kết qủa thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi thu được kết quả theo bảng sau: Kết quả thực nghiệm lần 1: Kết quả ĐTTN Giỏi Khá Trung bình Yếu 10B6 72,72%... ozon của CFCs 3 Học sinh vận dụng - Giải thích rõ vì sao O3 và H2O2 dùng làm chất tẩy màu, chất sát trùng - Viết một số phương trình minh họa cho tính chất hóa học của O3 - Bảo vệ môi trường II Chuẩn bị III Tiến trình bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1 I OZON Phần lồng ghép (phần tính chất và ứng dụng của ozon) Gv Theo các em ozon có những tác dụng gì? GV: giới thiệu cho HS sự hình... nhiệt độ mặt đất tăng thêm 10C 19 c khói mù quang hoá - khói mù quang hoá mang tính oxi hoá rất cao - khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, làm gẫy cao su và phá hoại đời sống thực vật 3 Bài 45 HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH I Mục tiêu 1 Kiến thức 2 Kỹ năng 3 Nhận thức - Học sinh có khái niệm về mưa axit và hình thành ý thức sản xuất hạn chế khí thải gây mưa axit - Học sinh biết quy trình sản xuất... từng bài soạn cụ thể Các ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn và góp phần giúp học sinh học tập ngày càng tốt hơn 22 Xác nhận của Ban giám hiệu Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi viết không sao chép của ai Ngày tháng 6 năm 2013 Người viết Trần Thị Hạnh 23 Tài liệu tham khảo: 1 Sách giáo . : Khai thác yếu tố giáo dục môi trường thông qua bài giảng hoá học 10 cho học sinh THPT. 3 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của đề tài là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hoá học. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN S NG KI N KINH NGHI MÁ Ế Ệ KHAI THÁC YẾU TỐ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA BÀI GIẢNG HOÁ HỌC 10 CHO HỌC SINH THPT Người. môi trường 4 2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường 5 3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông 5 4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung học phổ thông

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A.ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1. Lí do chọn đề tài.

    • 2. Mục đích nghiên cứu.

    • 3. Nhiệm vụ của đề tài

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

      • I. Cơ sở lí thuyết

        • 1. Kiến thức cơ sở về môi trường

          • 1.1.Khái niệm môi trường:

          • 1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường.

          • 2. Kiến thức cơ sở về hoá học môi trường

          • 3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông

            • 3.1. Khái niệm

            • 4. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hoá ở trường trung học phổ thông.

              • 5.1. Các vấn đề chung về môi trường toàn cầu

              • 5.2. Các nguồn năng lượng

              • 5.3. Tài nguyên thiên nhiên

              • II. Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài cụ thể của chương trình hoá học 10. nâng cao

                • 1. Clo – bài 30

                • 2. Hidroclorua – bài 31

                • 3. Hợp chất có oxi của clo – bài 32

                • 4. Oxi – bài

                • 5. Ozon và hiđro peroxit. Bài 42

                • 6. Lưu huỳnh – hiđrosunfua. Bài 43- bài 44

                • 7. Lưu huỳnh đioxit, trioxit. Bài 45

                • III. Hệ thống câu hỏi giáo dục môi trường chương halgen và oxi – lưu huỳnh.

                  • 1. Hệ thống câu hỏi chương halogen.

                  • 2. Hệ thống câu hỏi: chương oxi – lưu huỳnh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan