1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ mở cửa – Thực trạng và Giải pháp chuyển dịch cơ cấu

12 615 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam.. Tổng kết từ khi mở c

Trang 1

Đề tài: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ mở cửa – Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu.

PHẦN I: THỰC TRẠNG CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THỜI KỲ MỞ CỬA

Trước năm 1986, thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung tại các nước khối xã hội chủ nghĩa thuộc Đông Ân và Liên Xô (cũ) với tổng thị phần chiếm tới 80% Mặt hàng xuất khẩu nghèo nàn chủ yếu là các sản phẩm giày dép, dệt may gia công và hàng nông sản, công nghiệp được xuất dưới dạng thô Sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự sụp

đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đồng thời tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói riêng bước sang giai đoạn phát triển mới thay đổi cả về chất và lượng Kinh tế Việt Nam giai đoạn từ khi đổi mới đến nay đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, đặc biệt các mặt hàng và thị trường xuất khẩu ngày càng rộng hơn, đa dạng hơn, góp phần nâng cao tỷ lệ đóng góp vào ngân sách nhà nước

Trong quá trình đổi mới với nhận thức sâu sắc về sự phát triển của nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã từng bước tham gia vào quá trình quốc tế hóa thông qua việc gia nhập các tổ chức lớn của khu vực và thế giới Đặc biệt, việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, tránh nguy cơ tụt hậu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam cơ hội cạnh tranh lành mạnh trên thị trường quốc tế Điều đó góp phần thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam Tận dụng thế mạnh của mình, tập trung vào thị trường xuất

Trang 2

khẩu mà Việt Nam có nhiều ưu thế là thị trường ASEAN thay thế thị trường châu Âu trước đây Có thể thấy rõ lợi ích của Việt Nam khi tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sau hơn 12 năm Thời gian chưa nhiều, nhưng ASEAN với diện tích 4,5 triệu km2, khoảng 550 triệu dân, GDP đạt 700 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 550 tỉ USD (chiếm 78,5% GDP, bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD), đã trở thành đối tác lớn về đầu tư, thương mại của Việt Nam Kể từ khi Việt Nam thực hiện AFTA (năm 1996), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có xu hướng tăng liên tục (riêng năm 2001 và 2002 giảm nhẹ) Từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng 2,6 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 21,1%/năm Cụ thể: Campuchia: 39,8%/năm; Inđônêxia: 36,1%/năm; Lào: 9,5%/năm; Malaixia: 30,8%/năm; Mianma: 28,8%/năm; Phiippin: 20,7%/năm; Xingapo: 9,6%/năm; Thái lan: 28,9%/năm Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, có hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% năm 2005 lên trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%) Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi thuế quan để quản

lý mặt hàng này Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN đạt trên 1 tỷ USD và dự kiến năm 2008 sẽ vẫn duy trì mức này Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam

Bên cạnh đó, một số nước ASEAN đã và đang có nhu cầu tương đối lớn các loại rau quả, đặc biệt là các rau quả tươi Tuy nhiên, kim ngạch xuất

Trang 3

khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn với

25 triệu USD trong năm 2007 Dự kiến, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang ASEAN sẽ đạt 32 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007 Đối với mặt hàng cà phê, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN năm 2007 đạt 145 triệu USD Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 155 triệu USD, tăng 7% so với năm 2007

Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đạt 168 triệu USD Dự kiến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 200 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007

Đối với hàng dệt may và giầy dép, do có sự trùng hợp về cơ cấu sản xuất nên những mặt hàng này của Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào ASEAN Tuy nhiên, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm hàng này trị giá khoảng 175 triệu USD vào khu vực này Năm 2008 và các năm tiếp theo, tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giầy dép sang các nước ASEAN Dự báo năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt khoảng 202 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007 Còn mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử hiện nay chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này dự tính đạt 950 triệu USD, tăng 40% so với năm 2007 Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một

số mặt hàng chế tạo mới sang ASEAN như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp Tuy vậy, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện đang trong tình trạng có trên 60% giá trị kim ngạch là mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp Hàng công nghiệp thì tỷ

lệ gia công cao, nhất là may mặc và giày dép

Trang 4

Tổng kết từ khi mở cửa đến nay, khu vực thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam được phân bổ lại như sau (số liệu thống kê năm 2007):

- Về mặt hàng xuất khẩu , các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên

2 tỷ USD Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc

độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công

mỹ nghệ tăng 18,9% Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng khá 21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước Như vậy, so với năm 2006, qui mô và tốc

độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu về tăng trưởng đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm

tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước

- Về khu vực thị trường: Các thị trường truyền thống về xuất khẩu

vẫn được duy trì, tuy có những biến động nhất định, cụ thể :

+ Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8%,) với kim ngạch khoảng 21,0 tỷ USD và tăng 22,8% so với năm 2006 nhưng lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm dần, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN Nhóm hàng hoá xuất khẩu tăng chủ yếu là hàng nông sản và mặt hàng dây

Trang 5

điện và cáp điện Nhập siêu từ khu vực này có chiều hướng giảm do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu

+ Thị trường Châu Âu chiếm 19,8% với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 19,0% so với năm 2006, chủ yếu do tăng trưởng các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ Riêng mặt hàng xe đạp và giầy mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá

+Thị trường Châu Mỹ, chiếm 24,3%, với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 28,0% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 10,2 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu cả nước

+ Thị trường Châu Phi, Tây Nam Á hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (3,8%)với kim ngạch đạt đạt 1,8 tỷ USD, tăng 23,0% so với năm 2006 Ngoại trừ các thị trường Cô-oét, Irắc và Pakistan tình hình chính trị còn nhiều bất ổn nên khả năng xuất khẩu còn hạn chế, các thị trường khác có mức tăng trưởng khá, trong đó có Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel

Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá rẻ (do cắt giảm thuế quan nhập khẩu chẳng hạn như sợi 5%, vải 12%, mức cắt giảm chung từ mức bình quân 17,4% xuống 13,4%) để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng hóa của các nước ASEAN khác Nhóm mặt hàng tận dụng công nghệ, đầu tư của các nước phát triển và có thể cạnh tranh và xuất khẩu sang các nước ASEAN như điện tử và linh kiện điện tử, máy vi tính và linh kiện, điện và dây cáp điện, dệt may, hải sản chế biến Cùng với việc cắt giảm thuế quan theo cam kết trong WTO, các ngành chịu

Trang 6

ảnh hưởng nhiều từ cạnh tranh của hàng nhập khẩu gồm các sản phẩm gỗ, ô

tô, sản phẩm chế tạo khác, đồ nhựa, hàng dệt may, máy móc thiết bị các loại Việc mở cửa thị trường tuy tạo thêm sức ép, song điều đó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vươn lên, người tiêu dùng, thực chất là toàn xã hội,

có điều kiện tiếp cận hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn, tốt hơn, tiện ích hơn Trong những năm qua, không ít hàng hóa của Việt Nam đã thắng không chỉ trên sân nhà mà cả trên sân người (trong đó có cả khu vực ASEAN), thậm chí một số nước vốn mạnh hơn Việt Nam về mặt hàng này hay mặt hàng khác

đã tỏ ra lo ngại về sức cạnh tranh của Việt Nam Do vậy các ngành này nếu vươn lên cạnh tranh được với hàng ngoại nhập thì cũng có nghĩa là xuất khẩu sang ASEAN ngày càng có triển vọng

Như vậy có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế NK ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá

cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định Trừ linh kiện điện tử và vi tính, hàng công nghiệp tiêu dùng có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng như may mặc, giày dép… chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN Khi Việt Nam mới gia nhập WTO, thì xuất khẩu sang ASEAN nhìn chung không tăng đột biến mà tăng trưởng ổn định và về dài hạn thì tỉ trọng hàng công nghiệp, hàng có hàm lượng công nghệ cao sẽ tăng mạnh khi Việt Nam tận dụng được hết những cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại Điều đáng chú ý là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN gồm: nông sản, hải sản

và khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu

Trang 7

đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định Trừ mặt hàng linh kiện điện tử và vi tính, hàng công nghiệp tiêu dùng có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng như may mặc, giày dép chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN

Bên cạnh việc xuất khẩu hàng sang các nước ASEAN, Việt Nam cũng chịu tác động trực tiếp của các các nước ASEAN khác như Thái lan, Philíppin có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với cùng thế mạnh là hàng nông sản do vậy không chỉ ảnh hưởng đến tỷ trọng xuất khẩu vào các nước châu Á mà còn ảnh hưởng đến thị trường thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu, châu Mỹ Thực tế trên thị trường quốc tế, hàng nông sản Việt Nam thường bị ép giá trị thấp hơn so với hàng nông sản của các nước ASEAN khác Do đặc điểm tương đồng về cơ cấu hàng xuất khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực nên xu hướng của hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ là giảm thị phần khu vực châu Á, tiến tới mở rộng, tăng thị phần các khu vực khác So sánh mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan cao hơn nhiều, có thời gian tăng 35% Tốc độ tăng xuất khẩu của Thái Lan rất không ổn định, bình quân thấp hơn Việt Nam Nhưng mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan và một số nước ASEAN như: Sinapore,Malaysia, Philippines,Indonesia, Brunei chủ yếu là các mặt hàng có giá trị kinh tế cao Trong 20 mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của các nước này, mặt hàng linh kiện điện tử bán dẫn chiếm đến 17,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng gần 5 tỷ USD; Mặt hàng máy xử lý dữ liệu tự động đạt 39 tỷ, chiếm 7,5% kim ngạch xuất khẩu Các chi tiết cho máy văn phòng đạt 28 tỷ USD, chiếm 5,4% Trong khi đó, năm

2007, mặt hàng linh kiện điện, điện tử của Việt Nam chỉ đạt 2,1 tỷ USD Do

Trang 8

đó, kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN này lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam

Thời kỳ mở cửa đã xuất hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu mới góp phần thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam theo hướng đa dạng hơn Chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể với xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ ,giảm dần xuất khẩu hàng thô (mặc

dù xét về kim ngạch thì nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn tăng cao do được giá)

Tuy nhiên, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng

nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước ngoài bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị gia tăng thấp Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa

Kỳ, EU, Trung Quốc…Thị trường xuất khẩu tăng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác chưa được khai thác triệt để

Trang 9

PHẦN II: GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Với cùng nguồn lực, nếu chúng ta xác định chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hợp lý không chỉ góp phần thay đổi cán cân thương mại mà còn thúc đẩy các ngành phát triển theo hướng tích cực, chủ động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và ngược lại Trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ

có những điểm thay đổi tập trung ở 3 xu hướng chuyển dịch và tăng trưởng của các nhóm hàng xuất khẩu

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu sẽ giảm dần do tác động của sự sụt giảm khối lượng xuất khẩu dầu thô

và than đá kéo theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tiếp theo, đặc biệt là kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu số 1 dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ tăng sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản dự báo sẽ tăng dần nhưng với biên độ thấp do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng quy mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào việc gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu

Thứ ba, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

sẽ có khả năng tăng mạnh do có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất Đặc biệt, xu hướng này càng mang tính khả thi có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này

Trang 10

Muốn đạt được các mục tiêu trên, bắt đầu từ năm 2007, cần tập trung đầu tư vào các nhóm hàng công nghiệp để mở rộng sản xuất, khai thác thêm những mặt hàng mới, thị trường mới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của nhóm hàng nông sản Nhóm hàng xuất khẩu mới cũng cần được chú trọng, bao gồm các sản phẩm công nghiệp đóng tàu, thép

và các sản phẩm từ gang thép, máy biến thế và động cơ điện, giấy bìa và các sản phẩm từ giấy bìa, túi xách,ô dù, hóa chất, hóa mỹ phẩm …được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển trong tương lai Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, theo hướng phát triển các mặt hàng có kim ngạch tuy chưa lớn nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch và không thuộc diện bị áp thuế để hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, túi xách, va li, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá

mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm…

Do đặc điểm hàng hoá của Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã, giá đầu vào cao Chi phí cho xuất khẩu lớn, nhất là thu gom hàng hoá, vận tải, tiêu cực phí ở khâu vận tải và thủ tục hải quan Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu là một trong những nhóm chính sách góp phần giảm lạm phát, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp

lý Thêm nữa, trên 60% giá trị kim ngạch là mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp Hàng công nghiệp thì tỷ lệ gia công cao, nhất là may mặc và giày dép Muốn chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hiệu quả, về tầm vĩ

mô cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ phù hợp, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và tỷ giá hợp lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo không vi phạm cam kết với WTO và luật pháp quốc tế Sử dụng chính

Ngày đăng: 18/07/2014, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w