1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội

81 396 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 665 KB

Nội dung

Tín dụng dựa vào uy tín của chính khách hàng chỉ áp dụng cho những kháchhàng là ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính trong sạch , tốt, ít sảy ra tìnhtrạng nợ nần dây dưa, hoặc món

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta Đến nay, sau 20 năm đổi mới Việt Nam đã gặt hái được những thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…Bước vào trế kỷ 21, mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực như WTO, AFTA , thích nghi với xu thế cạnh tranh và hợp tác đã đặt ra cho chúng ta những thời cơ mới, thách thức mới và nhiệm vụ mới Ngành ngân hàng, với vai trò cực kỳ quan trọng nền kinh tế cũng không nằm ngoài xu thế

đó Hơn nữa, các ngân hàng thương mại còn phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để có thể giữ vững vị thế của mình, chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Một hướng đi mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi

và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ là thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng Đó là một hướng đi đúng đắn và đang trở thành xu thế ngày càng phổ biến của các ngân hàng thương mại hiện đại, bởi thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là hiện hữu và đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn cho các ngân hàng Hoạt động cho vay tiêu dùng một mặt giúp các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và bớt rủi ro hơn, mặt khác nó còn khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng TMCP Quân đội bắt đầu triển khai nghiệp vụ này từ đầu năm

2000 Đến nay, sau 7 năm hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành hoạt động kinh doanh chủ yếu và mang lại không nhỏ cho ngân hàng.Tuy vậy, để thực hiện thành công loại hình kinh doanh này đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư thích đáng về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực…kết hợp với môi trường kinh doanh thuận lợi Nhận thức được hướng kinh doanh đó của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng, được sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS-TS Đàm Văn Huệ với những kiến thức thực tiễn thu được trong quá trình

Trang 2

thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đôị, em đã quyết định chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội”

Kết cấu của chuyên đề, ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm 3 phần:

Chương I: Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Do thời gian nghiên cứu không nhiều, những hạn chế nhất định về hiểu biết, chuyên đề của em không tránh kkhỏi những thiếu xót, em rất mong được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương 1 Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại:

1.1.1.Khái niệm và ý nghĩa về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và thựchiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trongnền kinh tế

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, họ nhận tiền gửi từ các cá nhân

và các tổ chức và cho vay

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý chonhững người chủ sở hữu của nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chử sở hữu phảitrả cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lại nhiều lợi íchcho những người gửi , các đồ vật ngày càng đa dạng hơn, và đa đại diện cho các vật

có giá trị như là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền.Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức làphát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội Khi nắm trong tay một lượngtiền, những người giữ tiền này nảy sinh nhu cầu cho vay số tiền đó Từ đó phát sinhnghiệp vụ đầu tiên cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và chovay vốn

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh

tế Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ của xã hội Mọi cá nhân, tổ chức xã hội,doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản tại ngân hàng để gửi tiền vào đó Ngoài việcđảm bảo trong việc cất tài sản, những người tới gửi tiền vào ngân hàng còn đượchưởng một nguồn thu nhập từ lãi suất tiền gửi Tỉ lệ này có thể giống hoặc khácnhau giữa các ngân hàng, xong chúng luôn thay đổi trong một giới hạn nhất định,theo quy định của ngân hàng trung ương trong từng nước

Trang 4

Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng cho hàng triệu khách hàng, trong đó

có cả các cá nhân cũng như doanh nghiệp Đối với các cá nhân, ngân hàng cho vay

để mua sắm đồ dùng gia đình, xây dựng nhà cửa, cho vay du học, du lịch Đối vớidoanh nghiệp, ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng cho doanh nghiệp bổ xungvốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, cho vay phát triển dự án Ngân hàng còn giúp thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là các chínhsách tiền tệ nhằm điều tiết sự phát triển kinh tế theo các mục tiêu xã hội do nhànước đặt ra

Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp phương tiện thanh toán cho các cá nhân vàdoanh nghiệp trong xã hội, như: séc, thẻ tín dụng, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu Bêncạnh đó, ngày nay các ngân hàng còn cung cấp thêm mảng tư vấn tài chính, bảolãnh, thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán

Tóm lại, xã hội sẽ không phát triển mạnh mẽ như bây giờ nếu không có sựđóng góp của ngân hàng, nó là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội ởhầu hết các quốc gia trên thế giới Có thể nói, đứng sau sự phát triển của mỗi mộtquốc gia là một hệ thống ngân hàng khổng lồ, điều đó đã được chứng minh , ởnhững nước công nghiệp phát triển luôn đi kèm với một hệ thống các tổ chức tàichính hùng hậu, phục vụ mọi yêu cầu phát triển

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động và sự dụng vốn Việc

sử dụng vốn chủ yếu của các ngân hàng là để cho vay lấy lãi, chiếm đến trên 70%tổng tài sản

Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tàichính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính chobên cho vay trong một thời hạn thoả thuận và thường kèm theo lãi suất

Cho vay là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn và cũng mang lại nguồn thu chínhcho các ngân hàng Khoản mục cho vay hình thành khi ngân hàng cho khách hàngvay vốn và đổi lại khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền trên đúng hạn vàkèm theo số tiền lãi do cầm khoản tiền đó trong thời gian dài Xong khoản mục nàycũng hàm chứa nhiều rủi ro, như việc khách hàng không trả được nợ, không trảđúng hạn dẫn đến việc ngân hàng bị tổn thất, trường hợp số tiền là quá lớn, ngân

Trang 5

hàng có thể lâm vào nguy cơ phá sản Do đó công tác cho vay luôn được ngân hàngcẩn trọng xem xét và giám sát.

Do các ngân hàng là những trung gian tài chính, cho nên nó nắm trong tay mộtlượng lớn lượng tiền trong xã hội dưới hình thức các khoản tiết kiệm, các khoản tiềngửi của các cá nhân tổ chức Ngoài ra các ngân hàng ngày nay còn hoạt động liênthông với nhau, nhằm đáp ứng tốt nhất cho hoạt động chuyển vốn tới các thànhphần kinh tế Cho nên, chỉ một sự phá sản của một ngân hàng ở một phạm vi nào đócũng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác Vì vậy, loại hình hoạt động chủ yếunày luôn thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của ngân hàng cũng như xã hội.Nhìn chung cho vay là loại tài sản có rủi ro cao nhất, xong nó cũng mang lạithu nhập cao nhất cho ngân hàng, vì vậy việc tìm kiếm và lựa chọn khách hàng phùhợp là rất quan trọng, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại có nhiều hình thức rất đadạng và phong phú, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong việc tìm nguồn vốnvay nhanh và rẻ nhất

1.1.2.1 Căn cứ theo thời hạn vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa với ngân hàng, vì thời gian liên quan mậtthiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng thanh toán khoảnvay của khách hàng Theo đó, gồm:

- Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống

- Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm

- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm

Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể (ngày ,tháng, năm) và ghi trong hợpđồng tín dụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng mộtkhoản tín dụng Thời hạn tín dụng có thể được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên củangân hàng đước phát ra đến khi đồng lãi cuối cùng được thu về Thời hạn tín dụng

có thể là thời gian mà khi kết thúc, ngân hàng sẽ xem xét lại quan hệ tín dụng vớikhách hàng ( thường trong truờng hợp để xem có nên cho vay tiếp không)

1.1.2.2 Căn cứ theo tài sản đảm bảo

Trang 6

Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thulợi thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ quá trình sảnxuất kinh doanh) không có hoặc không đủ.

Bao gồm các hình thức : tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của khách hàng, cóđảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản

Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mamình đang sở hữu hoặc sử dụng , hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợcho ngân hàng

Tín dụng dựa vào uy tín của chính khách hàng chỉ áp dụng cho những kháchhàng là ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính trong sạch , tốt, ít sảy ra tìnhtrạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người đi vay.;cáckhoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà chính phủ yêu cầu không cần tài sảnđảm bảo; những khoản cho vay các tổ chức tài chính lơn, các công ty lớn, hoặcnhững khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có thể giám sát

1.1.2.3 Căn cứ theo hình thức cho vay.

Bao gồm : chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê

Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sởhữu một thương phiếu chưa đến hạn Ngân hàng tuy ứng trước tiền cho người bán,song thực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàngphải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định

Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ kháchhàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng

sử dụng uy tín của mình để thu lợi

Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theonhững thoả thuân nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫnlãi cho ngân hàng

Trang 7

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

Sau những cải cách trong hệ thống ngân hàng những năm 80 để hình thành nên

hệ thống ngân hàng cấp 2 gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoàiquốc doanh, nền kinh tế nước ta dần được khởi sắc Bên cạnh đó qúa trình mở cửađất nước, học hỏi khoa học kĩ thuật của các nước trên thế giới đã làm cho đời sốngcủa nhân dân ta thay đổi mạnh mẽ, cơ sở vật chất được cải thiện, thu nhập trên đầungười tăng, mức sống ngày càng tăng lên, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của dân cưcũng tăng theo Để thích ứng với nhu cầu mới , các ngân hàng thương mại trước đâychủ yếu cho vay các doanh nghiệp và hợp tác xã thì bây giờ phát triển thêm mạngdịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay các cá nhân có nhu cầu mua sắm, tiêudùng Cho vay tiêu dùng ra đời là cầu nối những nhu cầu về tiêu dùng cho phù hợpvới khả năng thanh toán của từng cá nhân Người tiêu dùng có thể sử dụng loại hànghoá mà họ mong muốn với cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn Hiệnnay doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tăng trưởng hàng năm trên 25% và còn

có xu hướng mạnh hơn nữa trong 5-10 năm tới, trong khi tỷ trọng cho vay tiêu dùngtại các ngân hàng ở Việt Nam chỉ mới khoảng 5% trên tổng dư nợ tín dụng Qua đócho thấy với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay và với dân số trên 82 triệungười đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng

1.2.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu cá nhân,

hộ gia đình theo nguyên tắc các cá nhân này phải hoàn trả gốc và lãi sau một thờigian nhất định Các khoản cho vay tiêu dùng này là nguồn tài chính quan trọng giúpngười tiêu dùng chi trả các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày như nhà ở, phươngtiện đi lại hay nhu cầu đi du lịch, du học trước khi họ có đủ tiền để trang trảinhững khoản này

1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm giống và khác với tín dụng ngân hàngnói chung

Trang 8

- Khách hàng vay là các cá nhân và các hộ gia đình Cho vay tiêu dùng tậptrung vào các cá nhân có nhu cầu mua sắm những hàng hoá có giá trị không lớn, sốlượng cá nhân cần vay ngân hàng hiện nay rất nhiều và đang có xu thế tăng lên, hứahẹn một thị trường tiềm năng cho các Ngân hàng.

- Mục đích vay nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đìnhkhông phải xuất phát từ mục đích kinh doanh Do đó, hình thức cho vay này phụthuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng, chu kỳ kinh tế và giá

cả hàng hoá dịch vụ mà người đi vay muốn mua Một khoản vay chỉ có thể đượcchấp nhận khi mà mục đích vay tiền của khách hàng là phù hợp với chính sách củangân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng cần khách hàng thể hiện là mình có trách nhiệmhoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ

- Quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lớn

Vì các cá nhân thường mua những hàng hoá tiêu dùng có giá trị không lớn,hoặc họ chỉ vay để bổ xung vào só tiền còn thiếu Cho nên, mỗi lần cho vay, ngânhàng lại phải tíên hành đủ thủ tục cho vay đối với từng các nhân, cho nên chi phí tổchức cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thươngmại

- Chi phí mà ngân hàng bỏ ra để quản lý cho vay tiêu dùng là lớn

Do để tiến hành một hợp đồng cho vay, các ngân hàng phải tiến hành đầy đủthủ tục, nhưng lượng vốn vay thường nhỏ, mà số lượng các món vay lại lớn, thêmvào đó khách hàng thường không công khai về tài chính, muốn che dấu thông tin,cho nên sau khi giải ngân , ngân hàng thường phải mất chi phi quản lý kiểm tra,giám sát khoản vay một cách thường xuyên

- Các khoản cho vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định, nhất là hình thứccho vay trả góp, tuy nhiên trong trường hợp khoản vay là trung và dài hạn thì lãisuất có thể thay đổi

- Các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro cao Do phần lớn loại hình cho vaynày căn cứ trên mức thu nhập hàng tháng ổn định của khách hàng cá nhân, vì vậykhi gặp một tác động bất lợi khiến cho khách hàng mất thu nhập ổn định đó: nhưgặp tai nạn, mất việc thì sẽ tạo các khoản nợ xấu cho ngân hàng Khác với cho vay

Trang 9

các doanh nghiệp, thời hạn hoạt động dài, ít biến động, nên cho vay tiêu dùng rủi rohơn là cho vay thương mại.

- Những khách hàng có việc làm , mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn

là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay Vì người

đi vay là các cá nhân, cho nên các ngân hàng phải khẳng định được khả năng sẽ thuhồi được vốn mới cho họ vay được

- Cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Do khó khăn trongviệc quản lý cũng như khả năng trả nợ đối với cá nhân là rủi ro lớn hơn doanhnghiệp cho nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao, mang lại khoản thu nhập caocho ngân hàng Thêm nữa số lượng các món vay nhiều, làm gia tăng thêm khoảnthu vào ngân hàng Chính vì vậy mà các ngân hàng không ngừng mở rộng lĩnh vựccho vay tiêu dùng, coi đó là một mảng hoạt động mới đầy tiềm năng cần được khaithác nhiều hơn nữa

- Tài sản đảm bảo Giống như mọi khoản khác, cho vay tiêu dùng cũng đòi hỏicác tài sản đảm bảo Đây sẽ là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng trong trường hợpngười vay không trả đựơc Tài sản đảm bảo có thể là tài sản độc lập, hoặc là tài sảnhình thành từ vốn vay ngân hàng

- Khách hàng vay tiêu dùng thường quan tâm đến số tiền họ fải thanh toán chứ

ít quan tâm đến lãi suất khoản vay Do mục địch của các cá nhân khi tham gia dịch

vụ vay này là nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình, cho nên họ thường nhìn vàokết quả món tiền cần phải thanh toán trọn gói để so sánh với giá phải trả nếu khôngvay ngân hàng Chính vì vậy, với một chu trình cho vay chuyên nghiệp, ngân hàng

có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng lại tăng được thu nhập cho bản thânngân hàng

1.2.4.Cơ sở cho vay tiêu dùng

Nhiều công ty lớn, có thể tự phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để tự tài trợ,nhiều công ty tài chính cũng mở rộng thêm thị phần cho vay các doanh nghiệp,thêm nữa, các công ty nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực tài chínhkhiến cho mảng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ở các ngân hàng bị thu hẹp lại

Trang 10

Điều này đưa đến kết quả tất yếu là các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn thu nhậpmới, do vậy cho vay tiêu dùng ngày nay rất được chú trọng trong các ngân hàng.Bên cạnh đó, việc quốc tế hoá, mở rộng kinh tế với nước ngoài khiến cho cụôcsống xã hội ngày càng sôi động, mọi người có công ăn việc làm ổn định, thu nhậpbình quân đầu người ngày càng tăng lên, dẫn đến phát sinh nhu cầu tiêu dùng, muasắm cũng tăng lên Những cá nhân có nhu cầu mua sắm thường là những người cóthu nhập cao và ổn định, nhưng chưa thể có ngay số tiền đủ lớn để chi cho việc muasắm của mình Việc cho vay tiêu dùng sẽ giúp họ nâng cao mức sống, tăng khảnăng đào tạo, mở ra thêm nhiều cơ hội cho cá nhân phát triển, đồng thời sẽ tăngthêm khả năng chi trả cho ngân hàng Đây là nhu cầu mới và ngày càng gia tăng, nó

sẽ là một lĩnh vực tiềm năng cho các ngân hàng trong tương lai

Các món vay cá nhân thường không quá lớn, thời gian vay thường ngắn do vậychi phí huy động trên 1 đồng tiền cho vay tiêu dùng sẽ thấp hơn là chi phí huy độngcác khoản cho vay doanh nghiệp Các món vay lại được rải rác, không tập trung vàomột số đối tượng chính, số lượng các món vay nhiều, khiến cho rủi ro sẽ được phântán Song do đối tượng vay là các cá nhân, nên việc xem xét khả năng trả nợ sẽ chủyếu tập trung vào sức khoẻ, năng lực làm việc, tuổi thọ của khách hàng, cho nên sẽkhông được đảm bảo như các doanh nghiệp cụ thể Vì vậy, lãi suất cho vay tiêudùng thường cao, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng

Có thể nói cho vay tiêu dùng là một phạm vi hoạt động mới ở châu Á nóichung và Việt Nam nói riêng, rất tiềm năng và ẩn chứa cũng nhiều rủi ro, cần phải

có những học hỏi kĩ lưỡng từ các nước đi trước

1.2.5 Các loại hình và phương thức cho vay tiêu dùng

1.2.5.1 Phân loại cho vay tiêu dùng

- Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành 2 loại:+ Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xâydựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm của nhữngmón vay này là quy mô thường lớn, thời gian dài

+ Cho vay tiêu dùng phi cư trú: đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cảithiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải

Trang 11

trí Đặc điểm của những khoản tín dụng này là thường có quy mô nhỏ, thời gian tàitrợ ngắn do đó mức độ rủi ro thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng cư trú.

- Căn cứ vào hình thức có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại

+ Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản

nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch

vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanhnghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.Với hình cho vay này, nó có những ưu điểm: (1) các ngân hàng thương mại dễ mởrộng và tăng doanh số cho vay, (2) các ngân hàng thương mại sẽ tiết kiệm và giảmđược các chi phí cho vay, (3) là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạođiều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng, (4) nếu các ngân hàng cóquan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp

có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp Bên cạnh đó cũng có hạnchế: (1) Khi cho vay các ngân hàng thương mại không tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng, mà thông qua các doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, dịch vụ, nên không thểnắm vững được khả năng trả nợ của khách hàng, (2) thiếu sự kiểm soát của ngânhàng ( trứơc và sau khi vay vốn), nhất là trong việc lựa chọn khách hàng, (3) quytrình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp

+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau

để tiến hàng cho vay hoặc thu nợ Hình thức này có ưu điểm là: (1) ngân hàng cóthể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tíndụng, do đó các khoản cho vay thường có chất lượng cao hơn so với cho vay giántiếp, (2) cán bộ tín dụng khi cho vay chú ý nhất đến chất lượng khoản vay còn cácdoanh nghiệp bán lẻ, thường coi trọng nhiều đến tăng doanh số bán hàng hơn là chấtlượng khoản vay, cho nên dễ dẫn đến việc cấp các khỏan tín dụng không chínhđáng, ngược lại có thể từ chối đối với những khách hàng tốt của mình, (3) hình thứccho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi gặp trựctiếp khách hàng, ngân hàng mới xử lý tốt các vấn đề phát sinh, giải quyết tốt hơnnhững yêu cầu của cả hai phía, (3) do đối tượng khách hàng rất rộng , do đó việc

Trang 12

đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời tăng cường quảng bá hìnhảnh của ngân hàng đến với khách hàng.

- Căn cứ vào phương thức hoàn trả

+ Cho vay tiêu dùng trả góp :là hình thức cho vay trong đó ngân hàng chophép khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận.Loại hình cho vay này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặcthu nhập từng kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợvay Khách hàng có thể trả trực tiếp cho ngân hàng hoặc trả qua nhà cung cấp dịch

vụ trả góp để trả nợ ngân hàng

Trong phương thức này, các ngân hàng cần chú ý một số vấn đề cơ bản như:

* Số tiền trả trước: khách hàng phải trả trước một phần tiền ( khoảng 40% giá trị hàng hoá dịch vụ), phàn còn lại ngân hàng sẽ cho vay Nhờ cách này,khách hàng sẽ có ý thức là mình là chủ sở hữu của tài sản này, nên sẽ có ý thứchoàn trả số nợ vay, hạn chế rủi ro cho ngân hàng Số tiền trả trước nhiều hay ít tuỳthuộc vào các yếu tố sau:

30% Loại tài sản: với những tài sản mất giá nhanh thì số tiền trả trước thườngnhiều và ngược lại

- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: nếu tài sản sau khi được sửdụng dễ bán thì số tiền trả trước ít và ngược lại

- Môi trường kinh tế : trong môi trường kinh tế phải cạnh tranh lớn giữacác ngân hàng, thì các ngân hàng thường yêu cầu mức trả trước thấp hơn so với đốithủ nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình

- Năng lực tài chính của người đi vay : những khách hàng có năng lực tàichính tốt thường số tiền phải trả trước không lớn như những khách hàng khôngchứng minh đựoc năng lực tài chính tốt, do rủi ro những khách hàng lớn hơn

* Loại tài sản được tài trợ: việc trả nợ sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiềnvay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai Điều này nói lêntrách nhiệm trả tiền đúng thời hạn theo như hợp đồng của khách hàng

* Chi phí tài trợ : Chủ yếu là lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng và cácchi phí khác có liên quan

Trang 13

* Điều khoản thanh toán: các điều khoản này phải phù hợp với việc thanh toán

nợ của khách hàng như về số tiền thanh toán mỗi kỳ, kỳ hạn trả nợ

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là phương thức khách hàng thanh toán chongân hàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trảgóp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài Tiền gốc

và lãi đựoc thanh toán như sau: tiền gốc (C) được thanh toán một lần vào cuối hạncho vay, tiền lãi mỗi kỳ (Ck) được thanh toán đều đặn theo đúng kỳ hạn: Ck=C*i ( i:lãi suất cho vay mỗi kỳ hạn)

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đóngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc đượcphép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, thời hạn tín dụngđược thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ,khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ mộtcách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng

Lãi suất mà khách hàng phải chịu được tính theo những cách sau: (1) lãi suấtđược tính theo dư nợ thực tế có tính đến sự điều chỉnh Theo phương thức này số dư

nợ được dùng để tính lãi là số dư cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanhtoán nợ cho ngân hàng; (2)lãi suất được tính theo dư nợ thực tế của khách hàngtrước khi có sự điều chỉnh Theo phương thức này số dư dùng để tính lãi là số dư nợmỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán; (3) lãi suất được tính trên dư nợbình quân của ngân hàng Phương pháp này có lợi cho khách hàng vì khách hàngchỉ cần làm thủ tục vay một lần nhưng có thể vay ngân hàng nhiều lần với số tiềnkhác nhau Nhưng số tiền vay không được quá lớn và trong thời hạn dài

1.2.5.2 Một số phương pháp cho vay tiêu dùng:

Các ngân hàng trên thế giới thường sử dụng 2 phương pháp chính :

(1) Phương pháp hệ thống điểm: là tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quanđến từng đối tượng khách hàng Mỗi tiêu thức tương ứng với một điểm nhất định,tuỳ theo từng tiêu thức và tầm quan trọng trong hệ thống các tiêu thức Tuy nhiên,phương pháp hệ thống điểm số trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môitrường, kinh tế xã hội nếu các yếu tố này có biến động lớn thì ngân hàng cần phải

Trang 14

xem xét điều chỉnh lại các tiêu thức cho phù hợp, bảo đảm chất lượng cho vay vàthu hồi nợ.

(2) Phương pháp phán đoán là quá trình trong đó ngân hàng tiến hành phântích, đánh gía toàn bộ thông tin định tính và định lượng về khách hàng nhằm hạnchế các khoản cho vay có rủi ro cao Vì khi quyết định cho vay, ngân hàng cần phảiquan tâm đến nhiều vấn đề khác như khả năng trả nợ của khách hàng, điều kiệnkinh tế hiện tại của khách hàng, các điều kiện khác của khách hàng có phù hợp với

cơ chế, chính sách của ngân hàng hay không

1.2.5.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.

Nhìn chung khi đến các ngân hàng để xin vay vốn thường theo một thủ tụcchung như sau:

(1) Cán bộ tín dụng cá nhân được phân công giao dịch với khách hàng cá nhân

có nhu cầu vay vốn và có trách nhiệm huớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn vàtiến hành thẩm định các điệu kiện vay vốn theo quy định

(2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tratính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiếnhành xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết, ghi ý kiến vào báo cáo tái thẩm định (nếucó) và trình cấp giám đốc quyết định

(3) Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định(nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

- Nếu cho vay thì ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay ( trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản)

- Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

(4) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kếtoán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngâncho khách hàng ( nếu cho vay bằng tiền mặt)

(5) Thời gian thẩm định cho vay:

Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và khôngquá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng nơi chovay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng

Trang 15

theo quy định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng nơi cho vay phải quyết định vàthông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

(6) Kiểm tra và giám sát món vay, thu nợ gốc và lãi theo như hợp đồng

1.2.6 Tác động của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.2.6.1.Tác động đối với Ngân hàng

Khi thực hiện cho vay, ngân hàng phải huy động vốn từ các nguồn trong xãhội, từ các cá nhân, tổ chức , xã hội và ngân hàng phải trả lãi suất cho số tiền đi vayđược Còn khi ngân hàng mang số tiền huy động được để cho vay lại, ngân hàng sẽthu được được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay, khoản tiền lãi này thường có lãisuất cao hơn là lãi trả cho tiền huy động vào ngân hàng Ngân hàng càng cho vayđược nhiều với lãi suất cao, thì lợi nhuận thu về được càng nhiều, mà thị trường chovay tiêu dùng là thị trường rộng lớn và rất tiềm năng, đang có xu hướng mở rộngthêm nữa Cho nên, cho vay tiêu dùng đang là mảng hoạt động được tập trung vàohoạt động mạnh nhất hiện nay tại các ngân hàng

Mặc dù chi phí cho các món vay tiêu dùng thường cao hơn các món vay khác,song các ngân hàng vẫn tập trung vào khai thác mảng này, để có thể mở rộng thêmquan hệ với các cá nhân, đưa đến cho người dân nhiều dịch vụ đi kèm nữa, làm chomối quan hệ giữa cá nhân và ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển Bêncạnh đó, việc mở rộng lĩnh vực cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng phân tán rủi ro,không tập trung vốn nhiều vào một số đối tượng, do vậy làm tăng khả năng an toàncho vốn của ngân hàng

1.2.6.2 Tác động đối với người tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu ,mua sắm của người dân Do vậy đối tượng của cho vay tiêu dùng chính là ngườitiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình Với mức lương khôngcao nhưng ổn định thì họ phải mất một khoảng thời gian dài để tích kiệm mới mongmua được những sản phẩm tiêu dùng có giá trị lớn hơn khả năng chi trả hiện tại của

họ, cho nên việc xuất hiện loại hình cho vay tiêu dùng đã giúp họ có thể thoả mãnnhu cầu tiêu dùng này Việc thoả mãn những yêu cầu cơ bản này sẽ mang lại sự cải

Trang 16

thiện trong cuộc sống hàng ngày, làm tăng khả năng tài chính cho người tiêu dùng,cho nên việc hoàn trả khoản vay lại càng dễ dàng

Trên thực tế, ta thấy có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý nghĩaquan trọng trong cuộc sống đối với cá nhân và hộ gia đình , như nhu cầu về nhà ở,phương tiện đi lại như xe máy,ô tô, hay các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt khác songkhả năng tài chính thường có giới hạn Vì vậy thường khi đã lớn tuổi, hay phải trảiqua một thời gian dài dành dụm mới có đủ khả năng để thoả mãn nhu cầu, việc này

sẽ làm giảm cảm giác thụ hưởng của các cá nhân Do vậy việc dùng các khoản chovay tiêu dùng, sẽ phối hợp được một cách khéo léo sự thoả mãn tiêu dùng tronghiện tại với khả năng thanh toán của hiện tại và tương lai Hay họ có thể hưởng thụtrước số tiền sẽ có trong tương lai

Chính vì vậy, có thể khẳng định là người tiêu dùng là người hưởng lợi trựctiếp và đều nhất những lợi ích do hình thức cho vay tiêu dùng mang lại

1.2.6.3 Tác động đến các doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại thì mục tiêuquan trọng nhất là bán được nhiều hàng hoá, thu hồi được vốn và có lợi nhuận.Càng nhiều khách hàng mua sản phẩm thì càng tốt, tuy nhiên không phải ai cũng cóthể mua được các mặt hàng có giá trị lớn ngay tức thì, do đó việc phối hợp với ngânhàng để mở cho vay trả góp là một bước đi hiệu quả, vừa tăng được doanh số bánhàng, vừa tăng thêm thu nhập, thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đó , phối hợp cho vaytiêu dùng với ngân hàng sẽ tạo ra thế mạnh cạnh tranh với các đối thủ khác trong thịtrường, từ đó nâng cao doanh số, mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết đượchàng hoá lưu kho trong thời gian nhanh nhất

1.2.6.4 Tác động tới nền kinh tế

Cho vay tiêu dùng có tác dụng kích thích mua sắm trong xã hội, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Cho vay tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng được hưởng các tiện íchtrước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt có thể thoả mãn những nhu cầu chi tiêu có tínhcấp bách như y tế, du học Các nhà sản xuất thì bán được hàng, thu hồi vốn nhanh,gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô, thu hút nhiều lao động hơn nữa cho sản xuất, từ

đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cũng gia tăng tính cạnh tranh trong sản

Trang 17

xuất giữa các hãng trong cùng một ngành để có thể đáp ứng các yêu cầu của ngườitiêu dùng Người tiêu dùng có càng nhiều lựa chon, qua đó tạo nên sự năng độngcủa nền kinh tế Các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hoàn thiện mình, nâng caochất lượng hàng hoá, làm cho nền sản xuất ngày càng phát triển.

1.3 Các vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.1 Một số chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

- Số lượng khách hàng cho vay

Dịch vụ cho vay tiêu dùng mở ra nhằm cung cấp cho nhu cầu chi tiêu nhưngchưa có khả năng thanh toán ngay của các cá nhân, hộ gia đình Số lượng này là rấtlớn, nhưng không phải ai cũng có thể vay được của ngân hàng,do những điều kiệncho vay rất chặt chẽ Vì thế việc nới lỏng những điều kiện này sẽ giúp gia tăng sốlượng khách hàng lên, qua đó ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa

- Doanh số cho vay

Tăng quy mô vón vay và số lượng các khoản vay, cho thấy rõ được tốc độ mởrộng cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Doanh số cho vay tăng lên, chứng tỏ nhu cầuvay của khách hàng được đáp ứng tốt, và lợi nhuận thu được của ngân hàng tănglên

- Hạn mức cho vay

Hạn mức cho vay sẽ giới hạn khả năng vay vốn của khách hàng Việc nới rộnghơn hạn mức cho vay sẽ tạo điều kiện tăng doanh số cho vay, tăng quy mô cho vaytín dụng Nhưng ngân hàng cũng cần phải chú ý trong việc xác định các đối tượngkhách hàng được hưởng sự mở rộng hạn mức này, tránh tình trạng việc mở rộng hạnmức tín dụng lại làm tăng hơn nữa rủi ro tín dụng cho ngân hàng

- Danh mục sản phẩm

Một danh mục sản phẩm đa dạng tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng,

mở rộng được phạm vi khách hàng, phục vụ được nhiều nhu cầu cho vay hơn nữa.Đây cũng là một điều mà ngân hàng cần chú ý phát triển

- Phạm vi cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Trang 18

Phạm vi càng được mở rộng, khách hàng tìm đến sử dụng dịch vụ càng đông,không chỉ trong khu vực mà ngân hàng đặt trụ sở mà còn cả các địa bàn khác đếnvay vốn.

- Chất lượng dịch vụ

Các ngân hàng hiện nay cạnh tranh nhau trong chất lượng dịch vụ Chất lượngdịch vụ càng cao thì càng làm hài lòng khách hàng đến ngân hàng, tạo nên uy tíntrong việc cung cấp các dịch vụ , và đó cũng là một cách để lôi kéo khách hàng vềphía mình của các ngân hàng hiện nay

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng

1.3.2.1 Các nhân tố chủ quan

Đó là các nhân tố bắt nguồn từ bản thân chính ngân hàng như: vốn tự có,nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, chiến lược phát triển, chính sách tín dụng,quy trình hoạt động

- Vốn tự có và khả năng huy động vốn

Vốn tự có cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy

mô, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mớicủa NHTM Vốn tự có được phân thành 2 cấp: vốn cấp 1 và vốn cấp 2

+ Vốn cấp 1 về cơ bản gồm: (1) vốn điều lệ: là số vốn do tất cả thành viên góp

và được ghi vào Điều lệ công ty; (2) lợi nhuận không chia và (3) là các quỹ dự trữđược lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổxung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển Vốn cấp 1 đượcdùng để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng( theo quy định hiện hành không quá 50%)

+ Vốn cấp 2 về cơ bản gồm (1) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sảncủa tổ chức tín dụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40%giá trị tăng thêm đối với các loại chứng khoán đầu tư); (2) nguồn vốn gia tăng hoặc

bổ xung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một sốcông cụ nợ thứ cấp nhất định); (3) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro) Song tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa cho phép bằng

Trang 19

100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi vàcác công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1.

Việc xác định vốn tự có theo hai cấp sẽ cho phép các ngân hàng thương mạitrong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn dĩ trướcđây chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1

Việc gia tăng vốn tự có sẽ tạo nhiều thế mạnh cho ngân hàng như gia tăng tổng

dư nợ cho vay đối với khách hàng, tăng tổng mức bảo lãnh, cho thuê tài chính Vốn

tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có nhièu khả năng thực hiện chiếnlược mở rộng kinh doanh của mình

Ngoài nguồn vốn tự có của mình, các ngân hàng không ngừng huy động vốn

để có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay của khách hàng Thường thì tỷ lệvốn huy động chiếm khoảng 70% nguồn vốn của ngân hàng, đóng vai trò quantrọng tới hoạt động của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnhtranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ranhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kìhạn, tiền gửi tiết kiệm

- Nguồn nhân lực của ngân hàng

Để vận hành một ngân hàng, ngoài những yếu tố thuộc về vật chất kĩ thuật còn

có một yếu tố không thể thiếu là con người Con người ở đây được hiểu là nhữngngười có kiến thức chuyên môn, có lòng nhiệt tình công việc, và có đạo đức nghềnghiệp Những ngân hàng có đội ngũ nhân viên tốt sẽ mang lại những lợi ích lớnnhư hoạt động hiệu quả hơn, có môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn Một tậpthể tốt là một tập thể mà những thành viên là những con người hợp tác, hoà đồng và

có trách nhiệm Ngày này muốn có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngoàiviệc thường xuyên mở các lớp học nâng cao nghiệp vụ các ngân hàng còn chú trọngtới việc áp dụng những chính sách đãi ngộ tốt để giúp cán bộ nhân viên gắn bó lâudài với ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm các quy định và điều khoản cho vay áp dụng chotừng đối tượng vay và điều kiện vay khác nhau Bao gồm chính sách về vốn, điều

Trang 20

kiện cho vay, thời hạn cho vay, hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay, mức lệ phí, cáchthức xử lý các khoản vay có vấn đề Chính sách này rất quan trọng, nó sẽ là nhữngquy định cho cả ngân hàng thực hiện, nếu chính sách là đổi mới và hợp lý, nó sẽkhích thích được khả năng hoạt động của ngân hàng, còn không sẽ gây trở ngại choquá trình phát triển của ngân hàng Đặc biệt trong cơ chế thị trường với sự cạnhtranh ngày càng gay gắt thì một chính sách linh hoạt sẽ thu hút được nhiều kháchhàng đến với ngân hàng hơn.

- Quy trình cấp tín dụng

Bao gồm tập hợp các quy định, nguyên tắc , các bước làm việc chung đối vớicác trường hợp cho vay tín dụng Nó quy định các bước cụ thể cần thực hiện từkhâu tiếp nhận cho vay đến khi giải ngân và chấm dứt quan hệ tín dụng Với quytrình cấp tín dụng rõ ràng, linh hoạt, hiệu quả sẽ tiết kiệm được thời gian cho cảkhách hàng lẫn người đến vay, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng về thủ tụctín dụng nhanh gọn, thuận tiện Bên cạnh đó, với quy trình cấp tín dụng hoàn thiện,các ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro khi cho vay, ngăn ngừa được tình trạng vaysai mục đích của khách hàng Do đó việc xây dựng một quy trình cấp tín dụngchuẩn là rất cần thiết cho mỗi một ngân hàng

- Các nhân tố chủ quan khác như cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, thịtrường hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động của các ngân hàng cũng tạo nênthế mạnh trong cạnh tranh trên thương trường Các ngân hàng khác nhau có nhữngđịnh hướng phát triển khác nhau, dựa trên sức mạnh tiềm năng của mỗi ngân hàng,giúp ngân hàng sử dụng tốt nhất năng lực hiện có của mình

1.3.2.2 Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế

Từ sau năm 1986, Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn trong tư duy kinh tế ,chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam thayđổi bộ mặt đất nước, làm gia tăng khả năng sản xuất quốc gia, mang lại tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và sự công bằng cho xã hội Môi trường kinh tế được cải thiện,

Trang 21

mang lại sức sống mới cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước Baogồm những điều kiện phù hợp như: sự ổn định kinh tế, sự gia tăng GDP, thu nhậpbình quân đầu người nâng cao, trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật được cải thiện,các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế được chú trọng tới, tạo cơ sở thu hút đầu tưnước ngoài, mang lại nhiều việc làm cho người dân, tăng khả năng tiêu dùng củangười dân, dẫn đến thúc đẩy sản xuất trong nước.

Môi trường kinh tế cải thiện, tạo ra nhiều cơ hội cho tất cả các ngành kinh tếnói chung và ngành ngân hàng nói riêng phát triển Ngân hàng phát triển sẽ lại thúcđẩy trở lại các ngành khác phát triển, thoả mãn nhu cầu không chỉ cho các doanhnghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu vay vốn để tiêu dùng của nhân dân, một xã hội pháttriển là một xã hội tiêu dùng Khi nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm sút, nhu cầutiêu dùng hạn chế, nhu cầu vay vốn cũng giảm đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng của ngân hàng

Xu thế toàn cầu hoá đang là xu thế phổ biến hiện nay, các công ty xuyên quốcgia, đa quốc gia xuất hiện hàng loạt, thâm nhập vào thị trường các nước, kèm theo

nó là các tập đoàn tài chính cũng xuất hiện, cạnh tranh với các công ty tài chính vàcác ngân hàng trong nước, khiến các ngân hàng này bắt buộc phải đổi mới, để cóthể cạnh tranh với nước ngoài, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, còncác ngân hàng sẽ có thêm nhiều hoạt động sôi động mới, thích ứng với môi trườngkinh tế mới đầy cạnh tranh và rộng lớn

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp đầy đủ và hoàn thiện, đồng

bộ, tạo nên sự công bằng và bình đẳng cho các loại doanh nghiệp cũng như các cánhân tham gia kinh doanh, huy động được tối đa các nguồn vốn trong xã hội, giảiphóng triệt để và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất Xây dựng khung pháp

lý đảm bảo ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch vềchế độ, chính sách khuyến khích đầu tư Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạođiều kiện cho các ngân hàng phát triển, tránh sự rườm rà trong các thủ tục cho vay,xin vay, tăng hiệu quả làm việc của ngân hàng

- Môi trường văn hoá - xã hội

Trang 22

Ngoài những những yếu tố khách quan trên , môi trường văn hoá xã hội cũngtác động đáng kể đến các ngân hàng thưong mại Nếu như trước đây, khi mà ngânhàng còn chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước, việc cho vay khách hàng làngười dân còn rất nhỏ bé, thì nay các hoạt động cho vay lại diễn ra chủ yếu ở cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh Chính các yếu tố về môi trường văn hoá như trình

độ dân trí, lối sống , thói quen tiêu dùng, đã thay đổi khiến cho họ hiểu sự hữu íchcủa các ngân hàng thương mại Ngày nay, hầu như không ai là không có những hoạtđộng liên quan đến ngân hàng, cho nên việc gây thiện cảm để thu hút khách hàngđến với ngân hàng là yếu tố vô cùng quan trọng Môi trường văn hoá có ảnh hưởngrất lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân một nước, tạo nên những hiệu quả tiêudùng nhất định tác động đến những chính sách của các ngân hàng nước đó trongviệc phát huy các loại dịch vụ cho vay hữu ích và được mong chờ

- Môi trường khoa học công nghệ

Ngày nay các quốc gia trên thế giới đều tham gia quá trình toàn cầu hoá, giaolưu công nghệ trong sản xuất và đời sống Việc làm này mang lại hiệu quả khai thácnăng lực của từng quốc gia và đặc biệt trong ngành ngân hàng Nhờ tiếp thu nhữngkhoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, mà đã làm gia tăng sức mạnh của cácngân hàng, tạo sự thoải mái trong việc tiêu dùng các dịch vụ của ngân hàng chongười dùng Ví dụ: việc đưa vào hoạt động hệ thống rút tiền mặt bằng thẻ ATMtrong thành phố và liên quốc gia, hay như dịch vụ chuyển tiền trong cả nước Không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng mà còn giảm thiểu những hoạt độngkhông cần thiết cho ngân hàng, tăng hiệu quả kiểm soát và điều hành của hệ thốngnày Như trong quá trình xem xét cho vay tín dụng, nhờ có công nghệ mới mà cácnhân viên tín dụng tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin khách hàng, có thểlưu giữ tài liệu trong hệ thống thông tin ngân hàng, phục vụ việc ra quyết định chovay hay không, điều này tích kiệm thời gian và tiền bạc cho cả hai phía Mặt khác,khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng thị trường hoạt động,đưa dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng, tăng thêm sức cạnh tranh với các đối thủ

- Khách hàng đến vay vốn

Trang 23

Những khách hàng đến vay vốn cho tiêu dùng thường là những cá nhân có nhucầu dùng những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Họ có thu nhập và mong muốnđược sử dụng 1 loại dịch vụ hàng hoá nào đó, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng củamình, cho nên với đối tượng này ngân hàng cũng cần nắm vững những đặc điểm vàcần xem xét kĩ những yếu tố quan trọng như việc sử dụng đúng mục đích tiền vaycủa khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình trả nợ của kháchhàng

Việc sử dụng đúng mục đích vay của khách hàng rất quan trọng,vì nó ảnhhưởng đến rủi ro không trả được nợ của khách hàng Đảm bảo là khách hàng sửdụng tiền của ngân hàng đúng như những gì đã cam kết trong hợp đồng giúp cácnhân viên tín dụng theo dõi, giám sát được hiệu quả sử dụng vốn vay tốt nhất, tránhgây nên những tổn thất không đáng có cho phía ngân hàng Các khách hàng khi đếnngân hàng, sẽ được đánh giá năng lực pháp lý để đảm bảo là có đủ tư cách chịutrách nhiệm về món nợ vay và được tính điểm tín nhiệm nhằm xây dựng hồ sơ vayvốn được hiệu quả Hiệu quả cho vay được thể hiện là người đi vay sử dụng đúngmục đích và có thiện chí trong việc trả nợ, tạo cho ngân hàng những khoản nợ lànhmạnh

Khả năng tài chính của người vay cho biết khả năng hoàn trả nợ đủ và đúnghạn Đây là vấn đề mà các cán bộ tín dụng rất quan tâm xem xét Vì đây là cáckhoản cho vay tiêu dùng, nên phần lớn thu nhập thường xuyên của các cá nhân sẽđược chú ý xem xét, nếu thu nhập thường xuyên mà cao, sẽ tạo điều kiên cho ngânhàng thu hồi vốn sớm và việc phải trả nợ cho ngân hàng ít là gánh nặng cho bảnthân gia đình người vay

Bên cạnh đó tình hình trả nợ của khách hàng cũng đáng lưu tâm Chỉ cần mộtlần chậm trễ trong thanh toán hàng kì, ngân hàng sẽ có nguy cơ thu hồi vốn chậmnếu đó là dấu hiệu khó khăn trong trả nợ của người vay Do đó, việc theo dõi quantâm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cũng là một điều cần thiết

Khách hàng là nơi tạo ra nguồn thu cho ngân hàng, vì thế mở rộng quan hệ vớikhách hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng cần được phát huy

- Đối thủ cạnh tranh

Trang 24

Số lượng ngân hàng nhất là trong tình hình toàn cầu hoá, mở rộng buôn bánvới các nước, ngày càng tăng lên, tạo nên sức cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng.

Do vậy bản thân các ngân hàng phải biết hoàn thiện những điểm yếu của mình đểtăng khả năng cạnh tranh hơn nữa Những ngân hàng không có sự cải cách sẽ nhanhchóng bị loại khỏi thị trường, có thể nói chính các đối thủ cạnh tranh là nhân tố kíchthích tính năng động sáng tạo của các ngân hàng hiện nay

Trang 25

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Quân đội

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.1 Sự hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội ( Military Commercial Join Stock Bank) tên viếttắt là MB được thành lập vào năm 1994, theo quyết định số 00374/GP-UB của uỷban Nhân dân Thành phố Hà Nội Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân độichính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhànước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm, tuynhiên có thể xin gia hạn khi hết hạn hoạt động

Từ năm 1994-2004 Ngân hàng có trụ sở ở 28A Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình

Hà Nội Từ năm 2005 đến nay Ngân hàng chuyển Trụ sở chính tới Số 3 Liễu Giai,Quận Ba Đình, Hà Nội Đồng thời một Sở giao dịch mới được thành lập với cùngđịa điểm Trụ sở chính

Đến nay hơn 10 năm hoạt động, MB đã liên tục kinh doanh có hiệu quả vàđược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàngTMCP hàng đầu Việt Nam

Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng Quân đội luôn ổnđịnh và liên tục trong suốt quá trình hoạt động Vốn chủ sở hữu của Ngân hàngQuân đội tăng liên tục từ 20 tỷ đồng năm 1994 lên đến hơn 1000 tỷ đồng vào cuốinăm 2006, và đến năm 2007 đã tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng.Tổng tài sản tăngtrưởng tương ứng từ 32 tỷ đồng lên đến hơn 8000 tỷ đồng Mức lợi nhuận của ngânhàng tăng từ 0.23 tỷ trong năm tài chính 1994 lên 240 tỷ trong năm 2006 ROE củaNgân hàng luôn được duy trì ở mức trên 20% trong những năm vừa qua Tỉ lệ chia

cổ tức hàng năm luôn đạt trên 15%

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân đội liên tục mở rộng mạnglưới hoạt động, từ 1 điểm giao dịch là trụ sở chính ban đầu, đến nay đã có 66 điểm

Trang 26

giao dịch và mới đây nhất là điểm giao dịch mới mở ở Quận Thủ Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh, cùng với 500 ngân hàng đại lí Bên cạnh đó, các công ty trực thuộccũng là một bộ phận không thể tách rời, đóng góp cho sự phát triển đa dạng và ổnđịnh của ngân hàng Bao gồm Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), công tyquản lí nợ và khai thác tài sản (AMC), và công ty Quản lí Quỹ (HFM)

Nhờ những cố gắng của mình , Ngân hàng Quân đội luôn được NHNN xếphạng A trong suốt quá trình hoạt động, và là một ngân hàng luôn nằm trong topnhững ngân hàng cổ phần làm ăn hiệu quả ở Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2006, toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội cố

1069 người tăng 357 người so với năm 2005.Nếu không tính các công ty trực thuộcthì tổng cán bộ nhân viên ngân hàng là 828 người Đội ngũ cán bộ nhân viên ngânhàng đang ngày càng được nâng cao về trình độ với tỷ lệ từ đại học đến trên đại họcchiếm trên 88%, trình độ cao đẳng là 12% Tỷ lệ này tăng khá so với đầu năm 2006,thể hiện chất lượng nhân sự đầu vào của ngân hàng được nâng cao

Hàng năm, ngân hàng đã tổ chức tuyển dụng cho toàn hệ thống, nhằm phục vụcho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tổng nhân viên mớituyển dụng năm 2006 là 319 người, năm 2007 là 300 người Nhìn chung, các nhânviên được tuyển dụng được chú ý đào tạo ngay từ ban đầu, có sự gắn kết với côngviệc thực tế nên việc hoà nhập vào tổ chức của các nhân viên mới tương đối nhanh

Về việc đào tạo, ngân hàng đã tổ chức 56 khoá đào tạo bao gồm đào tạo nội bộ vàđào tạo từ bên ngoài, cử 15 lượt cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài, nângtổng số lượt cán bộ được đào tạo lên 1087 người, tăng gần 50% so với năm 2006.Các khoá học đều có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu bổ xung vốn kiến thức,nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống

Trang 27

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cả hệ thống

Ngân hàng đựơc tổ chức theo mô hình đại hội cổ đông, gồm các phòng ban chức năng được quy định những chức năng riêng biệt, phục vụ cho hệ thống làm việc hiệu quả

Ban kiểm soát

Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà NộiCông ty chứng khoán Thăng Long

Công ty AMCPhòng đầu tư và dự ánKhối TreasuryKhối khách hàng cá nhânKhối khách hàng doanh nghiệpKhối quản lý tín dụngPhòng KHTH & Pháp chếTrung tâm công nghệ thông tinKhối tổ chức-Nhân sự-Hành chínhPhòng tài chính kế toánPhòng nghiên cứu & XD chính sách

Đại hội đồng cổ

đông

Sở giao dịch& các chi

nhánh

Trang 28

Ban lãnh đạo

Đại hội đồng cổ đông:

Ngân hàng Quân đội là một ngân hàng cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông, có cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông

Cổ đông sáng lập là cổ đông đứng ra vận động thành lập Ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng Các cổ đông sáng lập của Ngân hàng bao gồm: Tổng công ty bay dịch vụ, Công ty GAET, Nhà máy Z113, Công ty Pesco, Công ty may

28, Công ty cơ điện vật liệu mổ 31, Công ty Tây hồ, Tổng công ty Thành An, ông

Lê Văn Bé, với tổng số vống cổ phần là 16.479 triệu đồng, chiếm 82% vốn điều lệ khi thành lập Ngân hàng

Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám

sát việc châp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toánnội bộ của Ngân hàng, Ban kiểm soát có 4 thành viên , gồm 1 trưởng ban và 3 thànhviên

Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng, với

mục tiêu là bảo toàn và phát triển vốn, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyếtđịnh các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, Hội đồng quảntrị có 7 thành viên, gồm 1 chủ tịch HĐQT, 2 phó chủ tịch và 4 thành viên

Ban giám đốc: có 5 thành viên, gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám

đốc

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm truớc hộiđồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngânhàng Giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưỏng, và bộmáy chuyên môn nghiệp vụ

Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnhvực hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc

Trang 29

Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê của Ngânhàng.

Các phòng ban chức năng của Ngân hàng:

Nhóm Kinh doanh thuộc Hội sở chính, gồm:

Khối khách hàng cá nhân, gồm các phòng ban sau:

 Phòng khách hàng cá nhân: là cơ quan chuyên môn cho vay cá nhân với mụcđích tiêu dùng hoặc kinh doanh, xử lí yêu cầu về đơn từ, tín dụng cá nhân,trực tiếp quan hệ với khách hàng

 Phòng phát triển khách hàng cá nhân: là cơ quan giúp việc cho Tổng giámđốc trong việc phát triển khách hàng cá nhân và sản phẩm cho khách hàng cánhân

Khối khách hàng doanh nghiệp, gồm:

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan chuyên môn cho vay doanhnghiệp, xử lí yêu cầu về đơn từ, thực hiện thẩm định tín dụng, theo dõi tìnhhình khoản vay

 Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan giúp việc cho Tổnggiám đốc trong việc phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển sản phẩmcho khách hàng và quan hệ khách hàng

 Phòng thanh toán quốc tế: chịu trách nhiệm quẩn lí và thực hiên nhiệp vụthanh toán với nước ngoài, liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu.Khối quản lý tín dụng, gồm :

 Phòng quản lí tín dụng : có chức năng thẩm định, tái thẩm đinh các dự án,phương án đầu tư, các hồ sơ vượt hạn mức, phán quyết, soạn thảo các quytrình, quy chế về tín dụng, quản rủi ro tín dụng

Khối Treasury có phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, có chức năng quản lí tàisản nợ - có, quản lí nguồn vốn, cân đối và điều hoà vốn của toàn hệ thống và hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ

Trang 30

Khối mạng lưới bán hàng: có Phòng Marketing thực hiện quảng bá hình ảnh, sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng, xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc kháchhàng.

Nhóm hành chính, gồm

Phong kế hoạch tổng hợp và Pháp chế : có chức năng lập kế hoạch hoạt độngcho toàn hệ thống và cho ban lãnh đạo, hoạch định chính sách và chiến lược kinhdoanh cho Ngân hàng, Phòng này không trực tiếp kinh doanh

Trung tâm công nghệ thông tin : có chức năng xây dựng và quản lí mnạg lướitại trụ sở chính và toàn hệ thống của Ngân hàng, phục vụ cho hoạt động bảo dưỡng

và sửa chữa máy móc

Khối Tổ chức - Nhân sự - hành chính: làm công tác quản lý , tổ chức lưu trữ hồ

sơ và thông tin nhân viên, phát triển nhân viên mới và tìm kiếm lãnh đạo cao cấp,lập kế hoạch, tổ chức đào taọ nội bộ và gửi cán bộ đi đào tạo

Phòng Tài chính kế toán: thực hiện công tác thống kê, kế toán kịp thời, giúpTổng giám đốc về công tác quản lí tài chính

Phòng Ngiên cứu phát triển và xây dựng chính sách là cơ quan chuyên mônnghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, nghiên cứu đối thủ và kha năng cạnh tranhcủa Ngân hàng Từ đó đề xuất các giải pháp, xây dựng chính sách phát triển choNgân hàng

Nhóm kinh doanh độc lập:

Công ty Chứng khoán Thăng Long: thực hiện chức năng môi giới chứngkhoán, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán

Công ty Quản lí nợ và khai thác tài sản ( AMC) : thực hiện tiếp nhận và quản

lý các tài sản nợ đọng và tài sảnđảm bảo đảm nợ vy liên quan đến các khoản nợ để

xử lý, thu hồi cho Ngân hàng Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham giaquản lý một số dự án

Trang 31

Phòng đầu tư và dự án: quản lý các mặt hoạt động khác của Ngân hàng đối vớicác dự án trung, dài hạn và các dự án lớn.

Công ty quản lí quỹ ( HFM) hoạt động trong lĩnh vực: lập và quản lý quỹ đầu

tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứngkhoán, và đầu tư chứng khoán

2.1.3 Tình hình hoạt động của chung của ngân hàng TMCP Quân đội

Trong năm 2006 ngân hàng đã tăng vốn điều lệ làm 3 đợt, trong đó đợt 3 tăngtheo hình thức chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phần với mức 42% đối với số cổphần phát hành trước 1/1/2006 hoặc 3,5%/tháng đối với các tháng trong năm 2006.Với 3 đợt tăng vốn, vốn điều lệ của Ngân hàng đến 31/12/2006 đạt 1.045,2 tỷ tăng2,32 lần so với đầu năm, nâng tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là 1.365,7 tỷ,tăng hơn 2 lần so với đầu năm 2006 Trong năm tới ngân hàng TMCP Quân đội cóchủ trương phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1547,2 tỷ đồng lên 2000

tỷ đồng

Hoạt động huy động vốn: trong những năm qua ngân hàng không ngừng tăng

cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm với các hìnhthức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh Đồng thời, từ năm 2005, Ngân hàng đã

tổ chức tốt các chương trình tíết kiệm dự thưởng nen đó thu hút được một lượngđông đảo các khách hàng đến với Ngân hàng Huy động vốn của Ngân hàng Quânđội từ ngày thành lập đên nay không ngừng tăng lên, từ 20 tỷ đồng năm 1994 lên

11511 tỷ đồng năm 2006, tăng 59,95% so với đầu năm 2006, bằng 122,14% so với

kế hoạch năm Như vậy, đến hết năm 2006, tổng vốn huy động đã tăng gàn 375 lần

so với năm thành lập

Trang 32

Biểu đồ 1 Tăng trưởng tổng vốn huy động của MB

Đơn vị : tỷ đồng

2549 3119 3485

4033 7046.6

11511

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân đội

Trong đó, lượng vốn huy động được từ dân cư luôn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trung bình năm cao, đạt gần 65% / năm Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn huy động được, và tỷ trọng này càng cao qua các năm

Hoạt động cho vay: Từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh

nghiệpquân đội với tổng dư nợ là 15 tỷ đồng vào thời gian đầu, đến nay, Ngân hàngQuân đội đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vaydoanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân Cơ cấu và loại hình cho vay củangân hàng cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chất lượngtín dụng luôn được chú trọng, công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khicho vay được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Tính đến 30/12/2006 tổng dư nợ cho vaycủa ngân hàng là 5.906 tỷ đồng, tăng 37,33% so với đầu năm 2006 và đạt kế hoạch

đề ra Tỷ trọng cho vay khối KHCN đã tăng lên đáng kể trong tỷ trọng cho vay sovới thời điểm đầu năm Về quản lý chất lượng tín dụng, Ngân hàng dã từng bướcxây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, chỉ đạo các chinhánh thực hiện nghiêm túc quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước Đến

Trang 33

31/12/2006, tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,71% , tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 là2,7%.

Biểu đồ 2: Tổng dư nợ của MB

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân đội

Hoạt động đầu tư: cũng là một mặt hoạt động được Ngân hàng Quân đội quan

tâm, chú trọng.Tính đến 31/12/2006, Ngân hàng đã đầu tư góp vôn liên doanh cổphần số tiền là 174,8 tỷ đồng, tăng 3,4 làn so với đầu năm Tổng thu nhập trướcthuế từ hoạt động đầu tư là 36,78 tỷ, trong đó có 17,3 tỷ thu từ tính chênh lệch gíachuyển nhượng cổ phần, 1,98 tỷ tạm thu cổ tức và 17,5 tỷ thu từ bán tài sản Cáchoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua

cổ phần DNNN bán đấu gía lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần cổ đông chiếnlược, đầu tư góp vốn quỹ đầu tư chứng khoán, giao dịch trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội và các hoạt động uỷ thác, giao dịch thông qua trụ sở chính

Hoạt động dịch vụ :

Mặc dù doanh số hoạt động dịch vụ còn khiêm tốn nhưng Ngân hàng Quân độiluôn cố gắng mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tập trung nâng cao chất lượngcác dịch vụ Tổng kim ngạch thanh táon xuất nhập khẩu dại 791,41 triệu USD vớitổng phí dịch vụ thu được đạt 15,6 tỷ đồng Đối với hoạt động bảo lãnh, từ khithành lập đên ngân hàng quân đội đã phát hành hàng chục nghìn thư bảo lãnh với

Trang 34

tổng giá trị lớn mà chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nào - tổng giá trị bảo lãnhđến ngày 31/12/2006 đạt 1.365,3 tỷ, tổng thu phí bảo lãnh đạt 24,031 tỷ đồng, tănggần gấp đôi so với cùng kì năm trước và bằng 162% kế hoạch năm Hoạt động dịch

cụ như dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thu chi hộ cũng

có những bước tiến mới với chất lượng ngày càng cao, nhanh chóng, an toàn vàchính xác, được khách hàng đánh giá cao

Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là 4,2 tỷ, bằng 140% kế hoạch năm, thu

từ mua bán vốn nội bộ là 7,2 tỷ , thu từ hoạt động kinh doanh trên thị trường liênngân hàng là 5,2 tỷ, thu từ hoạt động thị trường mở, cầm cố trái phiếu là 3,2 tỷ

Hoạt động thẻ cũng là một điểm nhấn trong mảng dịch vụ của Ngân hàng Tuy

mới bước vào thị trường thể nhưng ngân hàng cũng đã nhanh chóng tìm được đốitác để liên kết và từng bước phát triển dịch vụ đầy tiềm năng này Tính đến cuốinăm 2006, toàn hệ thống phát hành tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, nâng tổng số thẻlưu hành trên toàn hệ thống là 36.562 thẻ, tăng 4,54 lần so với đầu năm Triển khailắp đặt 52 POS và lắp mới 32 ATM Đây là một kết quả tăng trưởng khá, thể hiệnquết tâm cao của toàn hệ thống ngân hàng

Kết quả hoạt động

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đều tăng trưởng ổn định tổng lợi nhuậntính từ ngày thành lập đến hết 2006 đạt 849,38 tỷ đồng Mức lợi nhuận của Ngânhàng tăng từ 0,23 tỷ trong năm tài chính 1994 lên 148.7 tỷ năm 2005 và 252,889 tỷnăm 2006 Kết quả đó đã giúp cho ngân hàng quân đội trở thành một trong nhữngngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các ngân hàngTMCP trên địa bàn Hà Nội, và liên tục đoạt loại A do Ngân hàng nhà nước lựachọn Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ bình quân (ROE) thìNgân hàng quân đội luôn duy trì được mức ROE trên 20% trong những năm vừaqua Chính vì vậy, tỷ lệ chia cổ tức hàng năm đạt 15-20%, đồng thời hoàn thành cácnghĩa vụ về thuế, nộp trên 264 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho Ngân sáchnhà nước

Trong tháng 10 năm 2006 ngân hàng đã phát hành xong thủ tục tăng vốn lên

780 tỷ đồng Ngoài ra cũng đã phát hành 220 tỷ trái phiếu chuyển đổi thời hạn 5

Trang 35

năm với tỷ lệ 1: 1 và lãi suất 8%/năm Trong qúy 1 năm 2008, lợi nhuận của MB đạt

240 tỷ đồng, bằng 31,2% so với kế hoạch 2008 Còn huy động vốn của MB đạt trên23,207 tỷ đồng, đạt 76,2% kế hoạch năm 2008, và dư nợ quý 1 của MB đạt 13,079

tỷ đồng MB vẫn duy trì tốt chính sách tín dụng, đó là phát triển chọn lọc nhữngkhách hàng tốt, đảm bảo an toàn, duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng 30% theo yêucầu của Ngân hàng nhà nước Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với kháchhàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB luôn đảm bảothấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường

Với kết quả đạt được, Ngân hàng tự tin bước vào một giai đoạn mới, chứađựng những cợ hội để phát triển mãnh mẽ hơn Sự thành công ban đầu này chính là

bệ phóng vững chắc để giúp cho Ngân hàng tếp tục thành công hơn nữa trong thời

0 50 100 150 200 250 300

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân đội

Trang 36

Biểu đồ 4: R.O.E (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân )

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.1 Nguyên tắc, điều kiện và đối tượng cho vay

* Nguyên tắc cho vay

Trong việc thực hiện cho vay tín dụng, các nhân viên ngân hàng luôn phải xemxét kĩ những trường hợp đến vay vốn, và thường áp dụng 6 nguyên tắc sau trong cho vay tín dụng

- Tính tin cậy

Ngân hàng sẽ quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và tính trung thực củakhách hàng Chính vì vậy, đơn thư đề nghị của khách hàng cần được trình bày một cách rõ ràng và trung thực nhất Ngân hàng sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với khách hàng đó

- Năng lực

Người cho vay luôn muốn biết kiến thức, kinh nghiệm, năng lực hoạt động,nghị lực, cam kết của khách hàng, điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn vay hiệuquả và có thể trả được nợ của khách hàng

- Điều kiện

Trang 37

Ngân hàng luôn phải thận trọng, luôn tính đến những tình huống xấu nhất cóthể sảy ra Cho nên các nhân viên tín dụng luôn yêu cầu người đến vay giải thích rõcác điều kiện kinh tế, tình hình thu nhập hiện thời và khả năng phát triển trongtương lai ( cả tích cực lẫn tiêu cực) đến khả năng tài chính của khách hàng đến vay.

- Vật bảo đảm

Ngân hàng thường nhìn trước hết vào năng lực sẵn có của bản thân người vay,những giấy tờ chứng nhận khả năng bảo đảm thu nhập ổn định trong thời gian vayvốn ngân hàng Tiếp đó, để đảm bảo cho các khoản vay, ngân hàng sẽ yêu cầukhách hàng có tài sản đảm bảo, nhằm rằng buộc nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng củangười đi vay

* Điều kiện cho vay

- Điều kiện cho vay có bảo đảm

+ Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của Bộ Luật dânsự

+ Có hộ khẩu thường trú tại cùng địa bàn hành chính Tỉnh, Thành phố nơi cótrụ sở hoặc các chi nhánh của MB

+ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

+ Có năng lực tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết

Trang 38

+ Có tài sản bảo đảm vay nợ là sổ tiết kiệm gửi tại MB hoặc các giấy tờ có giátrị của các tổ chức khác phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của MB

- Điều kiện cho vay không có bảo đảm

Điều kiện cho vay này thường được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên cóviệc làm ổn định với hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu từ 3 năm trở lên hoặchợp đồng lao động không xác định thời hạn, có nhu cầu được hỗ trợ thêm nguồn tàichính sử dụng cho các nhu cầu cá nhân hợp pháp Họ sẽ dùng chính lương và phụcấp hàng tháng của họ để làm bảo đảm cho việc vay tiền Ngoài những điều kiệnnhư trên: về hành vi dân sự, hộ khẩu , mục đích sử dụng vốn còn có thêm một sốyêu cầu khác như: cơ quan quản lý lao động phải có trụ sở đóng tại địa bàn, thànhphố cùng với các chi nhánh hay hội sở chính của MB; Lương tối thiểu để xét chovay là 1,5 triệu đồng 1 tháng trở lên; nếu thay đổi chỗ làm việc phải thông báo chongân hàng biết; Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của

tổ chức tín dụng nếu cán bộ công nhân viên sử dụng vốn vay không cam kết tronghợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biệnpháp bảo đảm bằng tài sản

2.2.2 Phương thức cho vay tiêu dùng

Nhân viên tín dụng sẽ căn cứ vào thông tin mà khách hàng đưa ra về thu nhậpthường xuyên được dùng để ghi trong hợp đồng tín dụng để tư vấn cho khách hàngnhằm lựa chọn một phương thức cho vay phù hợp nhất Bao gồm có 2 loại phươngthức cho vay tiêu dùng sau: phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vaytrả góp

- Phương thức cho vay trả góp

Phương thức này được thực hiện bằng cách góp dần vốn và lãi vào mỗi tháng.Tổng số tiền phải trả ( bao gồm cả gốc lẫn lãi) được chia thành các khoản phải trảđều nhau, trong thời gian hợp đồng vay có hiệu lực, theo đó cứ đến cuối tháng ,khách hàng sẽ tới các chi nhánh của MB để giả nợ theo số tiền cố định đã được tínhcho khoản vay của khách hàng Lãi được tính trên dự nợ gốc và số ngày thực tếđược ghi trong hợp đồng tín dụng Ở đây thì thời hạn trả nợ và lãi trùng với nhau,khách hàng đến trả mỗi lần đã bao gồm cả gốc và lãi, như vậy số tiền gốc sẽ tăng

Trang 39

dần theo thời gian còn số lãi thì giảm dần theo thời gian ( vì lãi tính dựa trên số nợgốc còn phải trả) Việc trả góp sẽ rất thuận lợi cho các cá nhân , hộ gia đình sản xuấtkinh doanh quy mô nhỏ vì nó phù hợp với tình hình thu nhập và khả năng trả nợhàng tháng của khách hàng.

- Phương thức cho vay từng lần

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng khôngthường xuyên, thường áp dụng cho loại hình vay tiêu dùng chưa xác định được con

số chính xác mà khách hàng cần vay, thời hạn vay ngắn ( thường là tối đa 1 năm) Ởđây thời hạn trả nợ gốc và lãi có thể trùng nhau hoặc không

2.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Quân đội.

2.2.3.1.Cho vay mua, sửa chữa xây mới nhà cửa

Hình thức này gồm: cho vay hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà,nền nhà và/hoặc đất ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở theo mong muốn thường áp dụngcho các gia đình có hộ khẩu tại những địa bàn có chi nhánh của MB hoạt động Điều kiện cho vay: ngoài những điều kiện về năng lực pháp luật, hộ khẩu,mục đích sử dụng vốn, vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn, nguồn thu ổnđịnh để trả nợ, tài sản đảm bảo khách hàng khi đến vay tiêu dùng cần phải có đủđiều kiện đăng ký quyền sở hữu nhà , quyền sử dụng đất, hay những giấy tờ cầnthiết khác

Tài sản đảm bảo ở đây gồm:

- Giấy tờ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, cổ phiếu thuộcquyền sở hữu của khách hàng hoặc của bên thứ 3 bảo lãnh

- Động sản : ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữucủa khách hàng hoặc của bên thứ 3 bảo lãnh

- Bất động sản : quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các công trình trên đấtthuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc của bên thứ 3 bảo lãnh

- Bằng chính căn nhà, đất định xây, mua, sửa chữa, cải tạo

- Các tài sản bảo đảm khác do MB và khách hàng thoả thuận phù hợp với quyđịnh của pháp luật và quy định của MB

Thời hạn cho vay:

Trang 40

- Đối với cho vay mua/ xây dựng nhà ở, đất ở, căn hộ chung cư: lên đến 180tháng hoặc tối đa 240 tháng.

- Đối với cho vay sửa chữa nâng cấp nhà ở: không quá 60 tháng

Hạn mức cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng trả nợ,dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo

+ Từ 90% đến 95% giá trị tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

+ Tới 70% giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản

+ Tới 60% giá trị tài sản bảo đảm là động sản

2.2.3.2 Cho vay mua ô tô trả góp

Đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nên nhu cầu mua ô tô là mộtmảng cho vay tiêu dùng mới đầy tiềm năng đang được tích cực khai thác tại MB.Đối tượng cho vay: là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàngmua xe ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, gồm cho vay đểthanh toán chi phí mua xe ô tô con, ô tô khách , ô tô tải, ô tô chuyên dùng

Điều kiện cho vay: Ngoài các điệu kiện chung trên, khách hàng còn phải đápứng các yêu cầu sau: có vốn tham gia ban đầu của khách hàng là tối đa 40% giá trị

xe, còn MB sẽ hỗ trợ phần còn lại, mua bảo hiểm toàn bộ thân vỏ xe ô tô cho toàn

bộ thời gian vay vốn, có tài sản đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định củapháp luật và MB

Thời hạn cho vay: linh hoạt và phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, caonhất là 60 tháng đối với xe mới; với xe ô tô cũ đã qua sử dụng là 48 tháng nhưngkhông vượt quá thời gian sử dụng còn lại của xe

Hạn mức cho vay: linh hoạt, phù hợp khả năng trả nợ của khách hàng

+ Từ 90% đến 95% giá trị tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

+ Tới 70% giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản

+ Tới 60% giá trị tài sản bảo đảm là động sản và chính chiếc ô tô do MB tàitrợ

2.2.3.3 Cho vay du học

Ngày đăng: 18/07/2014, 13:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cả hệ thống - Mở rộng  hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của cả hệ thống (Trang 27)
Bảng 5: Sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm của MB - Mở rộng  hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội
Bảng 5 Sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm của MB (Trang 48)
Bảng 5: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của ngân hàng Quân đội - Mở rộng  hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội
Bảng 5 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của ngân hàng Quân đội (Trang 51)
Bảng 6: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay. - Mở rộng  hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP quân đội
Bảng 6 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w