Bài tập nhóm Tố tụng dân sự

10 1K 2
Bài tập nhóm Tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Khái quát chung về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 1.1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm người đại diện của đương sự mà chỉ quy định “Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền” (khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2004). Tuy nhiên, từ lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành, ta thấy rằng người đại diện trong tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như đảm bảo tính khác quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Có thể hiểu “Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án”. 1.1.2. Đặc điểm Người đại diện của đương sự là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người đại diện của đương sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể được xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án. Người đại diện là người nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự bởi sự ràng buộc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, trong khi đó người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu (nhờ) tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Về căn cứ tham gia tố tụng, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở ủy quyền của đương sự. Trong khi đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định và phải được Tòa án chấp nhận. Về quyền và nghĩa vụ, người đại diện là người thay mặt cho đương sự tham gia tố tụng, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người đại diện phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện. Đặc biệt nếu là người đại diện trong phạm vi ủy quyèn thì họ chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể và họ không thay mặt cho dương sự khi tham gia xét xử. Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được khách quan, trong một số trường hợp hạn chế đại diện ủy quyền. Đối với những cán bộ, công chức các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, pháp luật không cho phép họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền bởi việc họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Từ đó, công tác xét xử và đưa ra phán quyết của Tòa án có thể không được chính xác, khách quan. 1.2. Phân loại đại diện

I. Khái quát chung về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự I.1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự I.1.1. Khái niệm Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm người đại diện của đương sự mà chỉ quy định “Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền” (khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2004). Tuy nhiên, từ lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành, ta thấy rằng người đại diện trong tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như đảm bảo tính khác quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Có thể hiểu “Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án”. I.1.2. Đặc điểm Người đại diện của đương sự là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người đại diện của đương sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể được xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án. Người đại diện là người nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự bởi sự ràng buộc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, trong khi đó người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu (nhờ) tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Về căn cứ tham gia tố tụng, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở ủy quyền của đương sự. Trong khi đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định và phải được Tòa án chấp nhận. Về quyền và nghĩa vụ, người đại diện là người thay mặt cho đương sự tham gia tố tụng, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người đại diện phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện. Đặc biệt nếu là người đại diện trong phạm vi ủy quyèn thì họ chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể và họ không thay mặt cho dương sự khi tham gia xét xử. Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được khách quan, trong một số trường hợp hạn chế đại diện ủy quyền. Đối với những cán bộ, công chức các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, pháp luật không cho phép họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền bởi việc họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Từ đó, công tác xét xử và đưa ra phán quyết của Tòa án có thể không được chính xác, khách quan. I.2. Phân loại đại diện 1 I.2.1. Người đại điện theo pháp luật Theo pháp luật dân sự thì “ Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Như vậy, người đại diện theo pháp luật là người được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền( chỉ định của Toà án…). Người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người được toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác, những người khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, người đại diện do Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng là người đại diện theo pháp luật của đương sự, họ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo chỉ định của Toà án. Tuy nhiên, trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện thì Toà án phải chỉ định người đại diện tham gia tố tụng dân sự. I.2.2. Người đại diện theo uỷ quyền Nguời đại diện theo uỷ quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo uỷ quyền của đương sự. Người đại diện theo uỷ quyền thay mặt cho đương sự thực hiện những quyền năng và nghĩa vụ tố tụng thông qua một văn bản uỷ quyền. Phạm vi đại diện được ghi nhận một cách cụ thể trong văn bản uỷ quyền. Theo đó, người đại diện có thể đại diện một phần hay toàn bộ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc dân sự nhưng đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng mà uỷ quyền cho luật sư hay người tham gia thì người được uỷ quyền cũng là người đại diện theo uỷ quyền. II. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người đại diện của đương sự II.1. Người đại diện theo pháp luật II.1.1. Căn cứ phát sinh Người đại diện theo pháp luật được quy định trong BLDS là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện (khoản 2 Điều 73 BLTTDS). Trong pháp luật dân sự không quy định trực tiếp về khái niệm người đại diện theo pháp luật, nhưng Điều 140 và Điều 141 BLDS năm 2005 có quy định về vấn đề này. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy đinh của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. II.1.2. Phạm vi tham gia tố tụng Đối với trường hợp đại diện theo pháp luật cho đương sự là cá nhân thì người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng khi đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong trường hợp này đương sự thường không thể tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trước Tòa án nên pháp luật quy định phải có người đứng ra thực hiện thay. Khi đó, người đại diện theo pháp luật của 2 đương sự sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện; và phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật của đương sự không bị hạn chế trong các loại việc. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là trường hợp đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình khởi kiện với tư cách nguyên đơn và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó; nhưng Tòa án vẫn có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo pháp luật. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện (khoản 6 Điều 57 BLTTDS). Với trường hợp nữ đã bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm điều luật về tuổi kết hôn, do đó khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia TTDS mà không phải thông qua người đại diện. Đối với trường hợp đại diện theo pháp luật cho đương sự là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng với những vụ việc mà đương sự đó đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra, khác với đại diện theo pháp luật trong dân sự, trong TTDS, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ như đối với trường hợp Hội liện hiệp phụ nữ khởi kiện về vụ án về hôn nhân gia đình, Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động thì người đại diện theo pháp chỉ được tham gia tố tụng đối với những loại việc do pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật lao động quy định. II.1.3. Quyền và nghĩa vụ II.1.3.1. Quyền và nghĩa vụ chung của người đại diện theo pháp luật của đương sự Do pháp luật tố tụng dân sự quy định “người đại diện theo pháp luật trong TTDS thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự mà mình đại diện” (khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2004) nên người đại diện theo pháp luật của đương sự có các quyền và nghĩa vụ chung của đương sự. Các quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 58 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung): - Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện Kiểm sát về những chứng cứ mà Tòa án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu. - Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập. 3 - Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bên cạnh quyền này, Luật sửa đổi bổ sung một số điều BLTTDS còn quy định cho đương sự và người đại diện của đương sự quyền đề nghị Tòa án quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. Bên cạnh việc hòa giải ở Tòa án, pháp luật còn công nhận, tôn trọng và bảo vệ sự tự thỏa thuận của các đương sự, nếu thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, đối với vụ án ly hôn, người đại diện theo pháp luật không có quyền tham gia hòa giải vì đây là quan hệ mang tính nhân than đặc biệt nên chỉ đương sự mới có quyền quyết định. - Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Quyền này giúp người đại diện của đương sự biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra nhanh chóng, đúng đắn, công khai, minh bạch và dân chủ. - Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quy định này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Tham gia phiên tòa. Khi tham gia phiên tòa, người đại diện theo pháp luật của đương sự có thể trình bày, tranh luận, đưa ra những chứng cứ, chứng minh cho những yêu cầu, phản đối của mình. - Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Khi có những căn cứ thay đổi theo quy định của BLTTDS, người đại diện theo pháp luật của đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đảm bảo sự đúng đắn, vô tư trong giải quyết vụ việc. - Đề xuất với Tòa án về vấn đề cần hỏi người khác, được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng. Về quy định này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS có sự kế thừa và mở rộng thêm, theo đó, người đại diện theo pháp luật của đương sự còn có quyền đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án. - Tranh luận tại phiên tòa. Vai trò tích cực, chủ động của người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tranh luận là một yếu tố quyết định trong việc giải quyết vụ án. - Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện theo pháp luật thay mặt đương sự khởi kiện vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án. - Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. Quyền này sẽ giúp việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn, khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật. - Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ đề kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 4 - Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án. - Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên Tòa. - Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp do tính chất của từng vụ việc và điều kiện kinh tế của đương sự, pháp luật quy định được miễn, hoặc không phải nộp tiền án phí, lệ phí. - Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc xét xử chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đúng trên thực tế. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của đương sự có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên có liên quan tới họ. Ngoài những quyền và nghĩa vụ nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS còn bổ sung thêm cho người đại diện theo pháp luật của đương sự các quyền sau: (i) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này; (ii) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này. 2.1.3.2. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người đại diện theo pháp luật của đương sự Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có các quyền và nghĩa vụ cụ thể: (i) Khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 161 BLTTDS 2004). Đây là quyền tố tụng quan trọng cho phép người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án; (ii) Rút toàn bộ hoặc một phần yêu cầu khởi kiện, thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện (Điểm b khoản 1 Điều 58 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung). Khi người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền chủ động đưa ra yêu cầu với cơ quan xét xử thì kéo theo đó, họ cũng sẽ đương nhiên có những quyền thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu đó; (iii) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng (Điểm c khoản 1 Điều 59 BLTTDS 2004). Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ góp phần làm rõ hơn tình tiết của vụ án; (iv) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS 2004). Khi xuất hiện một trong các căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS 2004 thì người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Khi nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục. Đối với người đại diện theo pháp luật của bị đơn, người này còn có thêm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 60 BLTTDS 2004: (i) Hiện nay Luật sửa đổi bổ sung một số điều BLTTDS đã quy định quyền này đầy đủ và rõ ràng hơn: “Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn”; (ii) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu quy định tại Điều 176 BLTTDS 2004; (iii) Được Tòa án thông báo về việc khởi kiện. Người đại diện theo pháp luật của bị đơn sẽ có thời gian chuẩn bị những lý lẽ, chứng cứ để chứng minh cho việc chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, cũng như có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có. 5 Đối với người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có hai loại: Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thạm gia tố tụng không độc lập. Tương tự sẽ có người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập, người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập. Người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập có thể tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nếu tham gia với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn; nếu họ tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ của bị đơn (khoản 3 Điều 61 BLTTDS 2004). Khi không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn thì họ sẽ có quyền yêu cầu độc lập khi “việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; Yêu cầu độc lập của họ đang được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn” (Điều 177 BLTTDS 2004). Khi đó, người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập sẽ có quyền và nghĩa vụ như người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn. II.1.4. Trường hợp không được làm người đại diện theo pháp luật Trước hết, để một người có thể làm người đại diện người đó phải là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của đương sự mà họ đại diện. Như vậy, những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể làm đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự được. Tuy vậy, có những người đảm bảo đầy đủ điều kiện trên nhưng họ vẫn không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự do thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; (ii) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong TTDS cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án (khoản 1 Điều 75 BLTTDS). II.1.5. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý Đối với đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân, quan hệ đại diện sẽ chấm dứt: (i) Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. khi đó, người được đại diện đã được đầy đủ năng lực hành vi dân sự đề tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng và có khả năng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình. Do đó, quan hệ đại diện không cần thiết phải tiếp tục tồn tại; (ii) Người được đại diện hoặc người đại diện chết. Khi một người chết sẽ làm chấm dứt tư cách chủ thể mọi quan hệ pháp luật của họn trong đó có quan hệ đại diện; (iii) Người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, người đại diện không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nên cũng không thể làm người đại diện theo pháp luật cho đương sự. (iv) Các trường hợp khác do pháp luật quy định. 6 Đối với đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân, quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân hợp nhất, sát nhập, chia, giải thể và bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật phá sản. Khi đó, quan hệ đại diện theo pháp luật của pháp nhân đương nhiên sẽ không còn tồn tại. II.2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự II.2.1. Căn cứ phát sinh Một trong những nguyên tắc cơ bản, trong hoạt động tố tụng dân sự là nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Nguyên tắc xác định nội dung phải bảo đảm cho các đương sự tự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, bảo đảm cho đương sự thực hiện được việc ủy quyền hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích của họ, và Tòa án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, khi đương sự không thể trực tiếp tham gia tố tụng dân sự, có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng dân sự và được quy định tại khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2005 như sau: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”. Và tại Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004 cũng quy định: “Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đối với việc li hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. II.2.2. Phạm vi tham gia tố tụng Dựa trên quy định của pháp luật dân sự thì đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tương ứng với nội dung ủy quyền, người đại diện sẽ có những quyền và nghĩa vụ tố tụng theo luật định. Trong đó, văn bản ủy quyền chính là căn cứ để xác định phạm vi ủy quyền này. Mặt khác, pháp luật TTDS còn quy định riêng “đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tung” (Điều 73 BLTTDS 2004). Pháp luật quy định như vậy bởi kết hôn của hai bên nam nữ hoàn toàn do tự nguyện nên không thể có người đại diện cho đương sự trong việc ly hôn. Ngoài ra, các loại việc khác gắn liền với quyền và nghĩa vụ về nhân thân như thuận tình ly hôn, cấp dưỡng, hủy kết hôn trái pháp luật cũng không được ủy quyền. II.2.3. Quyền và nghĩa vụ Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng do xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự có thể ủy quyền người đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Và được quy định tại khoản 2 Điều 73BLTTDS “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Như vậy, ở đây người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự khi nhận được sự ủy quyền bằng văn bản của đương sự. II.2.4. Những trường hợp không được làm người đại diện ủy quyền Tại Điều 75 BLTTDS đã quy định cụ thể các trường hợp những người sẽ không được làm đại diện theo ủy quyền cho đương sự nếu họ thuộc vào trường hợp quy định tại điểm Điều 75 BLTTDS. Pháp luật quy định những cá nhân, và những người thuộc vào những trường hợp không được làm đại diện nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án khác quan, trung thực, công bằng bởi nếu họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy của đương sự thì họ có thể tác động ảnh hưởng tiêu 7 cực đến vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, tính khách quan của công tác xét xử và trong các phán quyết của tòa án. II.2.5. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý Trước hết, căn cứ để chấm dứt đại diện theo ủy quyền tuân theo quy định của BLDS năm 2005 và được quy định tại Điều 77 BLTTDS năm 2004: Đại diện ủy quyền đối với đương sự là cá nhân, quan hệ đại diện sẽ chấm dứt: (i) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành; (ii) Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền. Ở trường hợp này quan hệ ủy quyền chấm dứt theo ý chí của các chủ thể khi xuất hiện điều kiện để họ hủy bỏ hoặc từ chối việc ủy quyền; (iii) Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Những sự kiện này đều làm cho việc ủy quyền trở nên không thể thực hiện được, và quan hệ đại diện chấm dứt. Đại diện ủy quyền đối với đương sự là pháp nhân, quan hệ đại diện chấm dứt: (i) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành; (ii) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền; (iii) Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Như vậy, chúng ta thấy rằng quan hệ đại diện cũng như các quan hệ khác trong TTDS không tồn tại vĩnh viễn vả có thể chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện, đương sự được đại diện mà căn cứ chấm dứt mỗi loại đại diện khác nhau và pháp luật cho phép chấm dứt tư cách của người đại diện theo ủy quyền căn cứ theo ý chí của một bên trong quan hệ ủy quyền. Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân mà đương sự được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì tự đương sự tham gia tố tụng hoặc có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Còn ở trong trường hợp chấm dứt đại theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng. Vậy việc chấm dứt đại diện trong TTDS được thực hiện theo các quy định tại Điều 77, 78 BLTTDS 2004 và các Điều 156, 157BLDS 2005. III. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị III.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Trong những năm gần đây tỷ lệ vụ kiện dân sự có người đại diện của đương sự đặc biệt là người đại diện theo ủy quyền tham gia các vụ việc dân sự đã tăng lên đáng kể. Bởi các đương sự ngày càng có ý thức được sự cần thiết và vai trò to lớn của người đại diện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, các quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện khá nghiêm túc. Các Tòa án cũng đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho người đại diện của đương sự thực hiện việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bản thân người đại diện của đương sự cũng đã xác định được vị trí, vai trò của mình trong tố tụng dân sự. Từ đó họ tự tin, chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ quyền lợi của đương sự. 8 III.1.1. Những hạn chế của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tung dân sự Thứ nhất, về việc chỉ định người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Để đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong những trường hợp đương sự không có khả năng tự mình tham gia tố tụng mà không có người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho họ. Tuy nhiên theo Điều 76 Bộ luật TTDS chỉ quy định khi nhận đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mà thấy rằng đương sự “là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật TTDS thì Tòa án chỉ định người đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án”. Như vậy, đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người vắng mặt không có tin tức mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật TTDS thì Tòa án có được chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án hay không? Thứ hai, về việc chấm dứt đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự (Điều 78 Bộ luật TTDS). Trong thực tế một số vụ án, Tòa án đã triệu tập cha mẹ của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự là đương sự nhưng do xét xử kéo dài nên trong một số trường hợp đương sự đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã phục hồi, khi đó tư cách người đại diện theo pháp luật của cha mẹ đương sự chấm dứt. Tuy nhiên Tòa án vẫn tiếp tục triệu tập cha mẹ của đương sự tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Đối với đại diện theo ủy quyền, do không hiểu biết sâu sắc về pháp luật một số trường hợp giấy ủy quyền không ghi rõ ràng thời hạn, điều kiện chấm dứt việc ủy quyền nên đã dẫn đến việc lạm quyền vượt quá yêu cầu đại diện. III.1.2. Những hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Đối với người đại diện theo pháp luật của cá nhân trong bản án phải xác định người được đại diện là nguyên đơn chứ không phải là người đại diện là nguyên đơn, trên thực tế không ít bản án đã xác định người đại diện là nguyên đơn. Đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, mặc dù cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng thông qua người đại diện theo pháp luật của mình nhưng cơ quan, tổ chức đó vẫn được xác định là nguyên đơn hoặc bị đơn chứ không phải người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên, do một số lý do nhất định, việc xác định tư cách tố tụng của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này chưa chính xác. Đối với người đại diện theo ủy quyền, thực tế không ít tòa án đã nhầm lẫn khi xác định người đại diện theo ủy quyền là đương sự trong vụ án dân sự. Trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự ở tòa án vẫn còn xuất hiện một số trường hợp người đại diện của đương sự do không có đủ hiểu biết sâu sắc về pháp luật nên không có khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Thậm chí, người đại diện đã không nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình nên không tích cực tham gia tố tụng, thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình hoặc họ có những hành vi cản trở, trì hoãn hoạt động tố tụng như cố tình không có mặt đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án, không tuân thủ nội quy phiên tòa.Về việc xác định người đại diện quản lý di sản cho người bị tuyên bố mất tích. Sự biệt tích quá lâu của một người khỏi nơi cư trú làm gián đoạn các quan hệ xã hội mà họ đang tham 9 gia và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Nếu khi yêu cầu tuyên bố một người mất tích, người yêu cầu cũng đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố mất tích của tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích cũng biết và nhận thức được việc đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt. Chính vì vậy, họ gặp phải những vướng mắc khi thực hiện các quan hệ pháp luật liên quan tới tài sản của người bị tuyên bố mất tích. III.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Cần sửa đổi, bổ sung Điều 76 BLTTDS: “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc là người vằng mặt không có tin tức mà không có người đại diện hoặc ngừoi đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Hơn nữa, cũng cần phải quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục chỉ định người địa diện nhằm tránh sự tùy tiện trong việc chỉ định người đại diện của đương sự. Trong trường hợp đương sự có yêu cầu chỉ định người đại diện quản lý tài sản cho người bị tuyên bố mất tích (độc lập với yêu cầu tuyên bố một người mất tích) là một trong những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Như vậy, sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chi những người liên quan cũng như cá nhân người bị tuyên bố mất tích bởi có thể sau khi tuyên bố thì quan hệ sở hữu mới phát sinh (ví dụ: quan hệ thừa kế,…). Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án: cần có cơ chế tuyển chọn, bổ sung các cán bộ Tòa án có chất lượng, cũng như đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ Tòa án. Đồng thời cần nâng cao công tác quản lý, giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Tòa án. Thứ ba, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Để đảm bảo người dân biết được quyền lợi, nghĩa vụ và cách thức bảo vệ quyền lợi của mình, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật rộng rãi, đặc biệt với những nơi vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, Nhà nước cần tổ chức dưới hình thức tư pháp lý tại các xã phường, những nơi mà hoạt động pháp luật còn thiếu để người dân hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, thông qua đó thực hiện tốt pháp luật. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về cả số lượng và chất lượng, cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp cho họ để khuyến khích, động viên họ thực hiện tốt công việc của mình. 10 . người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự I.1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự I.1.1. Khái niệm Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa có. sự là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người đại diện của đương sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể là khả năng bằng hành. nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể được xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan