1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco

95 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

DO: Dissolved Oxygen - Lượng oxy hoà tanSS: Suspended Soild - Chất rắn lơ lửng F/M: Food – Microganism Ration - Tỷ lệ thức ăn cho vi sinh vật MLSS: Mixed Liquor Suspends Soid - Chất rắn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2006

Trang 3

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền

Ngành: Môi Trường MSSV: 02DHMT112Lớp: 02MT2

Trang 4

2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu)

3 Ngày giao đồ án tốt nghiệp .

4 Ngày hoàn thành đồ án .

5 Họ và tên người hướng dẫn 1

2

Phần hướng dẫn .

.

Nội dung và yêu cầu đồ án đã được thông qua bộ môn Ngày …… tháng …… năm 2006 Chủ nhiệm bộ môn (ký và ghi rõ họ tên) Người hướng dẫn chính (ký và ghi rõ họ tên) Phần dành cho khoa, bộ môn

Người duyệt (chấm sơ bộ)

Đơn vị

Điểm tổng kết

Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp

Trang 5

Điển bằng số _ Điểm bằng chữ

TP HCM, Ngày…… tháng…… năm 2006

Giáo viên hướng dẫn

LỜI CẢM ƠN

Trang 6

Khoa Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học, cùng toàn thể Thầy Cô Trường ĐạiHọc Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM đã tận tình giảng dạy và trang bị cho emnhững kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường và đã cho em mộtphần kiến thức để hoàn thành đồ án tốt nghiệp và giúp em đóng góp một phầnnhỏ kiến thức của mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phan Đình Xuân Vinh đã chỉ dẫntận tình trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn độngviên em trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đồ án tốtnghiệp

Để có ngày hôm nay, con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến đấng sinhthành dưỡng dục dạy dỗ con nên người luôn kề vai sát cánh bên con, đông viêncon những lúc con gặp khó khăn, luôn dạy con những điều hay lẽ phải của cuộcsống để con ngày một hoàn thiện hơn trong cuộc sống

Cuối cùng em xin chúc toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Kỹ ThuậtCông Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, cô Phan Đình Xuân Vinh, cha mẹ và cácbạn đồng nghiệp luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống

SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN

Mục lục

Trang 7

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ýù nghĩa khoa học – thực tiễn 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2.1 Mục đích của việc xử lý nước thải 4

2.2 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 4

2.3 Thành phần tính chất của nước thải 6

2.4 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 8

2.4.1 Phương pháp xử lý cơ học 9

2.4.2 Xử lý hoá học 14

2.4.3 Phương pháp hoá lý 15

2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 15

2.4.5 Cở sở lý thuyết của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 18

2.5 Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam 18

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO 3.1 Giới thiệu chung 21

3.2 Giới thiệu về trung tâm thương mại BITEXCO 23

3.2.1 Vị trí địa lý 25

3.2.2 Điều kiện khí hậu thuỷ văn 25

3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất khu vực 26

3.2.4 Nguồn gốc nước thải và khả năng gây ô nhiễm của nước thải 26

3.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xử lý 28

3.3 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt 30

Trang 8

4.1 Đề xuất phương án xử lý nước thải 33

4.1.1 Nhận xét, đánh giá trạm xử lý hiện hữu 33

4.1.2 Đề xuất phương án xử lý mới 37

4.1.3 Lựa chọn phương án xử lý 38

4.2 Qui trình xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO 39

4.3 Cơ sở tính toán thiết kế 42

4.4 Tính toán thiết kế công trình đơn vị 45

4.4.1 Song chắn rác 45

4.4.2 Hố thu 49

4.4.3 Bể điều hoà 50

4.4.4 Bể lắng I 54

4.4.5 Bể Aerotank 59

4.4.6 Bể lắng II 71

4.4.7 Bể chứa bùn 75

4.4.8 Bể khử trùng 77

4.5 Tính toán kinh tế 78

4.5.1 Diện tích mặt bằng xây dựng 78

4.5.3 Chi phí quản lý và vận hành 81

4.5.4 Tổng chi phí xử lý cho 1m3 nước thải 83

Kết Luận Và Kiến Nghị 85

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DO: Dissolved Oxygen - Lượng oxy hoà tan

SS: Suspended Soild - Chất rắn lơ lửng

F/M: Food – Microganism Ration - Tỷ lệ thức ăn cho vi sinh vật

MLSS: Mixed Liquor Suspends Soid - Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng, mg/l

trong bùn lỏng, mg/l

VS: Volatile Soild - Chất rắn bay hơi, mg/l

SVI: Sludge Volume Index - Chỉ số thể tích bùn mg/l

TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN: Tiêu chuẩn VIỆT Nam

XLNT: Xử lý nước thải

NTSH: Nước thải sinh hoạt

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

CHLB: Cộng hoà liên bang

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thành phần tương đối của nước thải sinh hoạt bình thường

Trang 10

Bảng 2.3: Tải trọng chất bẩn theo đầu người

Bàng 24: Ứùng dụng của các công trình và thiết bị để xử lý cơ học

Bảng 2.5: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải

Bảng 3.1: Thành phần nước thải của khu dân cư

Bảng 4.1: Số liệu dùng để thiết kế trạm xử lý nước thải

Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành phần nước thải tại trung tâm thương mại cănhộ BITEXCO

Bảng 4.3: Các thông số lựa chọn tính toán song chắn rác

Bảng 4.4:Thông số thiết kế mương và song chắn rác

Bảng 4.5 Thông số thiết kế hố thu

Bảng 4.6: Các thông số lựa chọn tính toán bể điều hoà

Bảng 4.7: Thông số thiết kế bể điều hoà

Bảng 4.8: Các thông số lựa chọn tính toán bể lắng I

Bảng 4.9: Hiệu suất lắng cặn lơ lửng trong bể lắng I

Bảng 4.10: Thông số thiết kế bể lắng I

Bảng 4.11: Các thông số lựa chọn tính toán bể Aerotank

Bảng 4.12: Thông số thiết kế bể Aerotank

Bảng 4.13: Các thông số lựa chọn tính toán bể lắng II

Bảng 4.14: Thông số thiết kế bể lắng II

Bảng 4.15: Diện tích mặt bằng các công trình đơn vị

Bảng 4.16: Chi phí xây dựng các công trình đơn vị

Bảng 4.17: Bảng chi phí thiết bị

Bảng 4.18: Bảng chi phí điện năng

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 11

Hình 3: Mặt bằng hệ thống xử lý nước thải

Hình 4: Song chắn rác

Trang 12

CHƯƠNG 1

MỤC ĐÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội Việt Nam đang chuyển mình để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.Quá trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá không ngừng phát triển, đương nhiênsẽ kéo theo đô thị hoá Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua,các đô thị lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh… đã gặp nhiều vấn đề ônhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông và sinh hoạt gây ra Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư tậptrung dần dần được qui hoạch và hình thành Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lýnước thải sinh hoạt chưa được triệt để nên dẫn đến hậu quả nguồn nước mặt bị ônhiễm và nguồn nước ngầm cũng dần dần bị ô nhiễm theo Vì chúng là nơi tiếpnhận nước thải từ các xí nghiệp, khu dân cư… mà không qua xử lý làm ảnh hưởngđến cảnh quan môi trường và cuộc sống của chúng ta

Hiện nay, việc quản lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt là một vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nên việc thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải là rất cần thiết cho các khu dân cư, khu công nghiệp, trung tâm thương mại… Ngay cả khu dân cư, đô thị mới được qui hoạch xây dựng nhằm cải thiện môi trường và phát triển theo hướng bền vững Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hoá và ô nhiễm nặng

Được sự hướng dẫn của Th.S Phan Đình Xuân Vinh, đồ án này nhằm thiếtkế một hệ thống xử lý nước thải để góp phần cải thiện môi trường, ngăn ngừa ônhiễm do nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, em đã chọn đề tài làm đồ án

Trang 13

tốt nghiệp là: “ Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Cho Trung

Tâm Thương Mại Căn Hộ BITEXCO” Đồ án này rất cần thiết nhằm tạo điều

kiện cho việc quản lý nước thải đô thị ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môitrường đô thị ngày càng sạch đẹp hơn Như vậy, sẽ không làm ô nhiễm nguồnnước do nước thải từ các khu dân cư tập trung, đảm bảo thực hiện các qui định củaBộ Tài Nguyên – Môi trường cũng như các sở, ban, ngành…

1.2 MỤC ĐÍCH

Nước thải sinh hoạt là nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ hoà tan caovà chứa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh Đứng trước hiện trạng ônhiễm do nước thải sinh hoạt như vậy việc đưa các công trình xử lý nước thải vàocác khu dân cư tập trung là rất cần thiết hiện nay Mục đích của đề tài là thiết kếhệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhằm làm giảm ảnh hưởng của nước thải đếnmôi trường Với mục đích này thì việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Trungtâm Thương mại căn hộ BITEXCO là phù hợp và đó cũng chính là mục đích củabài đồ án tốt nghiệp này

1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện mục tiêu đề ra, nội dung đồ án tập trung vào các vấn đề sau:

 Giới thiệu về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt

 Giới thiệu về trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO

 Đề xuất phương án xử lý mới

 Tính toán thiết kế hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại Trung tâmThương mại căn hộ BITEXCO

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Trong quá trình thực hiện đồ án có sử dụng các phương pháp sau:

 Thu thập dữ liệu cần thiết cho đề tài và xử lý các dữ liệu đó một cách phùhợp

Trang 14

 Lấy mẫu nước thải và phân tích các chỉ tiêu đặc trưng nhằm có những kếtquả chính xác phục vụ cho việc thực hiện đề tài.

 Lựa chọn phương pháp tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải thíchhợp

1.5 ÝNGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt tại khuchung cư Từ đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyênnước ngày càng trong sạch hơn giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễdàng hơn

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung để phát triển cho các chung cư kháctrên địa bàn thành phố và toàn quốc Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoáivà ô nhiễm tài nguyên nước

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Mục đích của việc xử lý nước thải là loại bỏ các chất ô nhiễm có trongnước thải để nước thải đạt đến mức chấp nhận được theo tiêu chuẩn qui định

Hầu hết nước thải được xử lý để xả ra môi trường, trong trường hợp nàyyêu cầu mức độ xử lý phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải và qui định củatừng khu vực khác nhau

Tại Việt Nam tháng 6/1995 chính phủ ban hành qui định tiêu chuẩn môitrường thống nhất chung trong toàn quốc Trong đó có tiêu chuẩn (TCVN 5945-1995), quy định tiêu chuẩn xả thải cho phép đối với nước thải ra nguồn khác nhau

do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành 1995 tiêu chuẩn nêu lêntrong bảng phụ lục Sau này có thêm TCVN 2001 được ban hành 18/1/2001

2.2 NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI SINH HOẠT

NTSH phát sinh từ các hoạt động sống hàng ngày của con người như tắmrửa, bài tiết, chế biến thức ăn… Ở Việt Nam lượng nước thải này trung bìnhkhoảng 120 - 260 lít/người/ ngày NTSH được thu gom từ các căn hộ, cơ quan,trường học, bệnh viện, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, chợ, các công trình côngcộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất

Khối lượng nước thải của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:

 Quy mô dân số

 Tiêu chuẩn cấp nước

 Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước

Trang 16

Đặc tính chung của NTSH thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ,các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng(nitơ phospho), các vi trùng gây bệnh (Ecoli, coliform…).

Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào:

 Lưu lượng nước thải

 Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người

Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào:

 Mức sống, điều kiện sống và tập quán sống

 Điều kiện khí hậu

Và được xác định ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người

Các quốc gia gần vớiViệt Nam

Theo TCVN (TCXD – 51 - 84)

-(Nguồn: Chương trình môn học kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Minh Triết)

2.3 THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI

Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc:

 Nồng độ bẩn của nước thải

 Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận

 Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường

Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn xử lýnước thải trước tiên cần phải biết thành phần tính chất của nước thải

Thành phần tính chất của nước thải chia làm 2 nhóm chính:

Trang 17

 Thành phần vật lý

 Thành phần hoá học

Thành phần vật lý: biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các kích

thước khác nhau được chia thành 3 nhóm

Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải,giấy, lá cây, cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng ( > 10-1mm) và ở dạng huyềnphù, nhũ tương ( = 10-1 – 10-4mm)

Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo ( = 10-4– 10-6mm)Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có  < 10-6mm, chúng cóthể ở dạng ion hay phân tử

Thành phần hoá học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính

chất hoá học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:

 Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axít vô cơ, các ion muối phân ly…(chiếm khoảng 42% đối với NTSH)

 Thành phần hoá học: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vậtcặn bã bài tiết… (chiếm khoảng 58%)

o Các chất chứa nitơ:

o Các hợp chất nhóm hyđrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulese…

o Các hợp chất có chứa phospho, lưu huỳnh

 Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…

Bảng 2.2: Thể hiện thành phần tương đối của NTSH trước và sau xử lý.BOD và chất rắn lơ lửng là 2 thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác địnhđặc tính của NTSH Quá trình xử lý lắng đọng ban đầu có thể giảm được khoảng50% chất rắn lơ lửng và 35% BOD

Bảng 2.2: Thành phần tương đối của nước thải sinh hoạt bình thường

lắng đọng

Sau khilắng đọng

Sau khi xử lýsinh học

Trang 18

Tổng chất rắn lơ lửng 800 680 530

sinh học (Theo:Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Tính toán và thiết kế công

trình – Lâm Minh Triết)

2.4 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất rấtkhác nhau: từ các loại chất rắn không tan đến các loại chất khó tan và những hợpchất tan trong nước XLNT là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và có thểđưa nước đổ vào nguồn hoặc đưa tái sử dụng Để đạt được những mục đích đóchúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phươngpháp xử lý thích hợp Và để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước thảitrước khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư, từ các công sở, khuthương mại… phải được thu gom bằng hệ thống ống dẫn đến nơi tập trung (trạmxử lý)

Có thể phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính của qui trìnhxử lý như:

 Xử lý bằng phương pháp cơ học

 Xử lý bằng phương pháp hoá lý và hoá học

Trang 19

 Xử lý bằng phương pháp sinh học

Bảng 2.3: Một vài phương pháp xử lý nước thải theo qui trình xử lý cơ học, hoá học, sinh học

Song chắn rácLàm thoángLọc qua lớp vật liệu lọcKhử khí

Khuấy trộn pha loãng

Ozon hoáTrung hoà bằng dung dịch axít hoặc kiềmKeo tụ

Trao đổi ionHấp thụ và hấp phụ

+ Bể Aerotank + Bể lọc sinh học + Hồ hiếu khí, hồ oxy hoá + Ôån định cặn trong môi trường hiếu khí

(Nguồn: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai, 2000)

2.4.1 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ HỌC

Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theonhư: các loại rau, bao bì chất dẻo, giấy, cát sỏi…

Quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trìnhxử lý nước thải hay còn gọi là quá trình xử lý sơ bộ hay là quá trình tiền xử lý,quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ trong nước thải Giai

Trang 20

đoạn xử lý này bao gồm các quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽkhông thay đổi tính chất hoá học và sinh học của nó Nó là một bước đệm nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo của hệ thống xử lýnước thải

Có nhiệm vụ loại ra khỏi nước thải tất cả các vật thể gây tắc nghẽn đườngống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học có nhiều phương pháp khácnhau Tuy nhiên, tuỳ theo thành phần và tính chất nước thải xử lý mà các côngtrình sau đây có thể áp dụng:

 Song chắn rác

 Bể lắng cát

 Bể lắng

Bảng 2.3: Ứùng dụng của các công trình và thiết bị để xử lý cơ học

Song chắn rác, lươi lọc rác Loại bỏ các rác có kích thước lớn hơn 5 cm

một hỗn hợp nước thải tương đối đồng nhất

ô nhiễm Thiết bị khuấy trộn Khuấy trộn các hoá chất và chất khí với nước thải,

giữ các chất rắn ở trạng thái lơ lửng

nhau thành các bông cặn để chúng có thể lắngđược

gần bằng với tỷ trọng của nước

sau khi XLNT bằng quá trình sinh học hay hoá

Trang 21

học

các hồ cố định chất thải

thải Làm bay hơi và khử các chất

khí

Khử các chất hữu cơ bay hơi trong nước thải

2.4.1.1 SONG CHẮN RÁC

Song chắn rác được sử dụng nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn có nguồn

gốc hữu cơ hoặc ở dạng sợi như: giấy, rau và rác… ra khỏi nước thải trước côngđoạn xử lý tiếp theo với mục đích bảo vệ các thiết bị như bơm, ống dẫn… Songchắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hay có thể đặt trước các miệngxả của nhà máy sản xuất Rác được chuyển đến máy nghiền để nghiền nhỏ

Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bị điều kiện cho việc xửlý nước thải sau đó Trường hợp ở trạm bơm chính đã đặt song chắn rác với kíchthước 16mm thì không nhất thiết phải đặt nó ở trạm xử lý nữa (đối với trạm xử lýcông suất nhỏ)

Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫnnước Khoảng cách giữa các thanh đan gọi là khe hở Song chắn rác có thể phânlàm ba nhóm:

 Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30 – 200mm) và loại trung bình(5 – 25mm) Đối với nước thải sinh hoạt khe hở song chắn nhỏ hơn 16mmthực tế ít được sử dụng

 Theo đặc điểm cấu tạo phân biệt loại cố định và loại di động Song chắnrác loại di động (không cố định) vì do thiết bị và quản lý phức tạp nên ít sửdụng Sử dụng nhiều hơn là loại song chắn rác cố định, lấy rác nhờ các càosắt gắn liền với hệ xích quay, làm việc 1 – 2 lần trong ngày Rác chuyển

Trang 22

tới máy nghiền (nếu lượng rác W > 0,1 m /ngày đêm) và sau khi nghiềnnhỏ

 Theo phương pháp lấy rác phân biệt loại thủ công và loại cơ giới Song chắnrác cơ giới sử dụng trong trường hợp lượng rác w > 0,1m3/ngày.đêm, rácchuyển tới máy nghiền bằng băng chuyền (thường đặt tại nhà song chắnrác)

Song chắn rác thường đặt nghiêng so với mặt nằm ngang một góc 45 – 900

(thường chọn 600) để tiện lợi khi cọ rửa, theo mặt bằng cũng có thể đặt vuông góchoặc tạo thành góc  so với hướng nước chảy

2.4.1.2 BỂ LẮNG CÁT

Trên công trình xử lý nước thải, việc cát lắng lại trong bể lắng gây khókhăn cho công tác lấy cặn Ngoài ra trong cặn có cát thì có thể làm cho các ốngdẫn bùn của các bể lắng không hoạt động được, máy bơm chóng hỏng Đối với bểMêtan và bể lắng hai vỏ thì cát là một chất thừa, do đó xây dựng các bể lắng cáttrên các trạm xử lý khi lượng nước thải lớn hơn 100 m3/ngày.đêm là cần thiết.Trong bể lắng cát thường giữ các hạt có độ lớn thuỷ lực U > 24,2m/s chiếm gần60% tổng số

Lắng là một quá trình quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải vàthường ứng dụng để loại bỏ các tạp chất vô cơ, cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnhvỡ thuỷ tinh, mảnh kim loại, tro tàn, than vụn… ra khỏi nước thải để bảo vệ cácthiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn lắng ở các công đoạn phía sau Để táchcác tạp chất không tan ra khỏi nước thải dựa trên nguyên tắc là sự khác về trọnglượng giữa các hạt cặn và nước Bể lắng cát thường đặt sau song chắn rác, lướichắn và đặt trước bể điều hoà lưu lượng

Tùy theo đặc tính của dòng chảy ta có thể phân loại bể lắng cát như sau:

 Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng, chảy vòng

 Bể lắng cát đứng nước chảy từ dưới lên

Trang 23

 Bể lắng cát nước chảy xoắn ốc (bể lắng cát ly tâm)

Lượng cát giữ lại ở bể lắng cát phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hệ thốngthoát nước, tổng chiều dài mạng lưới điều kiện sử dụng, tốc độ nước chảy, thànhphần và tính chất nước thải… đối với bể lắng cát ngang và tiếp tuyến lấy bằng0,02l/người/ngày.đêm độ ẩm trung bình 60%, khối lượng riêng 1,5 tấn/m3 (đối vớihệ thống thoát nước riêng rẽ)

2.4.1.3 BỂ LẮNG

Dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều so vớitrọng lượng riêng của nước thải như: xỉ, than, cát… Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từlắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước Dùng những thiết

bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và nổi (ta gọi là cặn) lên công trìnhxử lý cặn

Phân loại bể lắng

Tuỳ theo yêu cầu xử lý nước thải mà ta có thể dùng bể lắng như một côngtrình xử lý sơ bộ trước khi đưa tới công trình xử lý phức tạp hơn

Tuỳ theo công dụng của bể lắng trong dây truyền công nghệ mà người taphân biệt bể lắng đợt một và bể lắng đợt hai Bể lắng đợt một đặt trước côngtrình xử lý sinh học, bể lắng đợt hai đặt sau công trình xử lý sinh học

Căn cứ theo chế độ làm việc phân biệt bể lắng hoạt động gián đoạn và bểlắng hoạt động liên tục

Căn cứ theo chiều nước chảy trong bể cũng được phân làm 3 loại:

Bể lắng ngang: trong đó nước chảy theo chiều ngang từ đầu đến cuối bể.

Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo phương đứng.

Bể lắng Radian: nước chảy từ tâm ra quanh thành bể hoặc có thể ngược

lại

Trang 24

Số lượng cặn tách ra khỏi nước thải trong các bể lắng phụ thuộc vào nồngđộ nhiễm bẩn ban đầu, đặc tính riêng của cặn (hình dạng, kích thước, trọng lượngriêng, tốc độ rơi ) và thời gian lưu nước trong bể.

Ngoài ra trong thực tế người ta còn sử dụng những loại bể lắng khác nữanhư bể lắng trong bể lắng tầng mỏng…

Bể lắng trong: là bể chứa đứng có buồng keo tụ bên trong.

Bể lắng tầng mỏng: là bể chứa hoặc kín, hoặc hở.

2.4.2 PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC

Cơ sở của phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học, các quá trình hoálý diễn ra giữa chất bẩn với hoá chất cho thêm vào Các phương pháp hoá học làđông tụ, trung hoà, hấp phụ và oxi hoá Thông thường các quá trình keo tụ thường

đi kèm với quá trình trung hoà hoặc các hiện tượng vật lý khác Những phản ứngxảy ra là phản ứng trung hoà, phản ứng oxi – hoá khử, phản ứng tạo chất kết tủahoặc phản ứng phân huỷ các chất độc hại

Bảng 2.4 : Ứùng dụng quá trình xử lý hoá học

Trung hoà Để trung hoà các nước thải có độâ kiềm hoặc axit cao

lửng trong các công trình lắng sơ cấp

Hấp phụ Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng các

phương pháp hoá học hay sinh học thông dụng Cũng đượcdùng để khử Chlor của nước thải sau xử lý, trước khi thải vàomôi trường

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh Các phương pháp thường

sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine,ozone…

Khử Chlor Loại bỏ các hợp chất của chlorine còn sót lại sau quá trình khử

trùng bằng chlor Các quá trình Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu

Trang 25

khác nhất định nào đó Ví dụ như dùng hoá chất để kết tủa các kim

loại nặng trong nước thải

(Nguồn: Wasteeater Engineering Treatment, Disposal, Reuse third EditionMetcalf và Eddy - 1991)

2.4.3 PHƯƠNG PHÁP HOÁ LÝ

Phương pháp này dựa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác độngvới các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn haychất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường

2.4.4 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa trên hoạt động sống của

vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải Quá trìnhhoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoánghoá và trở thành chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước

Các quá trình sinh học có thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên, hoặc cácbể được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho việc xử lý một loại nước thải nàođó

Dạng thứ nhất gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinhvật… Trong điều kiện xử lý nước ta, các công trình xử lý sinh học tự nhiên có một

ý nghĩa lớn Thứ nhất nó giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cầnthiết, thứ hai nó phục vụ tưới ruộng làm màu mỡ đất đai và nuôi cá Điều kiệnquan trong là cần nghiên cứu tìm cho được các thông số tính toán thích hợp vớiđiều kiện nước ta và trên cơ sở đó tìm phương pháp xử lý tối ưu nhất Tuy nhiên,việc vận chuyển hay lắp đặt các hệ thống ống dẫn nước thải sau xử lý đến nơicần tưới tiêu có thể là một giới hạn cho ứng dụng này do chi phí đầu tư rất cao

Dạng thứ hai gồm các công trình như bùn hoạt tính, bể lọc sinh học nhỏgiọt (trickling filter), bể lọc sinh học cao tải, hầm ủ Biogas…

Trang 26

Giai đoạn xử lý sinh học được tiến hành sau giai đoạn xử lý sinh học Bểlắng ở trước giai đoạn xử lý sinh học gọi là bể lắng sơ cấp Sau giai đoạn xử lýsinh học bằng biofilm hoặc bùn hoạt tính, để loại màng vi sinh vật và bùn hoạttính ra khỏi nước thải người ta thường dùng bể lắng thứ cấp Sau bể lắng thứ cấpthường là quá trình khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.

Xử lý cặn của nước thải: các cặn của nước thải ở các bể lắng cũng cần phảiđược xử lý Thường người ta sử dụng một phần lượng cặn ở bể lắng thứ cấp bơmhoàn lưu vào bể Aerotank nhằm mục đích bổ sung thêm lượng vi khuẩn hoạt độngcho công trình này Phần còn lại cộng với cặn lắng của bể lắng sơ cấp được đưavào bể tự hoại, bể phân huỷ bùn (thực chất là hầm ủ biogas), sân phơi bùn, ủphân compost, thiết bị nén bùn để xử lý tiếp xúc

Bảng 2.5: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải

Làm thoáng kéo dàiKênh oxi hoá

Bể sâuBể rộng – sâuNitrat hoá sinh trưởng lơ lửngHồ làm thoáng

Phân huỷ hiếu khí

Khử BOD chứa cacbon(nitrat hoá)

Trang 27

Không khí thông thường oxinguyên chất

Sinh trưởng gắn

Lọc trên bể mặt xù xìĐĩa – tiếp xúc sinh học quay Bểphản ứng với khối vật liệu

Quá trình lọc sinh học hoạt tínhLọc nhỏ giọt – vật liệu rắn tiếp xúcQuá trình bùn hoạt tính – lọc sinhhọc

Quá trình lọc sinh học – bùn hoạttính nối tiếp nhiều bậc

Khử BOD chứa cacbon– nitrat hoá

Khử BOD chứa cacbonKhử BOD chứa cabon– nitrat hoá

Khử BOD chứa cabon– nitrat hoá

Sinh trưởng lơ lửng nitrat hoá

Màng cố định khử nitrat hoá

Hai bậcQuá trình tiếp xúc kị khíLớp bùn lơ lửng kị khí hướng lên Quá trình lọc kị khí

Lớp vật liệu – thời gian kéo dài

Ổn định, khử BODchứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon

Trang 28

Ổn định chất thải vàkhử nitrat hoá

ổn định chất thải – khửnitrat

Quá trình một bậc hoặc nhiều bậc

Khử BOD chứa cacbon– nitrat hoá, khử nitrathoá, khử photpho.Khử BOD chứa cacbon– nitrat hoá, khử nitrathoá, khử photpho

Quá trình ở hồ Hồ hiếu khí

Hồ bậc baHồ tuỳ tiệnHồ kị khí

Khử BOD chứa cacbon Khử BOD chứa cacbon – nitrat hoá

Khử BOD chứa cacbon Khử BOD chứa cacbon

1.4.5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG SINH HỌC

 Quá trình bùn hoạt tính

 Quá trình bùn hoạt tín có vật liệu tiếp xúc

2.5 TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM

2.5.1 Tại Hà Nội

Theo sở Giao Thông Công Chánh khối lượng nước thải khoảng 450000 m3/ngày đêm trong đó chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải các khu côngnghiệp của Hà Nội mới xử lí được 7 – 8% lượng nước thải Phần còn lại hầu nhưkhông được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung cuả thành phố Đếnnay 2 trạm xử lí nước thải thí điểm tại Trúc Bạch (công suất 2300 m3/ngày đêm),Kim Liên (3700 m3/ngày đêm) thuộc dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I đã hoàn

Trang 29

thành và sắp đi vào hoạt động Ngoài ra nhà máy xử lí nước thải Bắc Thăng Long– Vân Trì (thuộc dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì) vớicông suất 42000 m3/ngày đêm cũng được triển khai

Thống kê gần đây nhất của sở Tài Nguyên Môi Trường nhà đất Hà Nôicho thấy ước tính mỗi ngày tổng lượng nước thải sinh hoạt của riêng dân cư nộithành đã xấp xỉ 500000m3 Các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ xả ra khoảng300.000 m3 ngoài ra còn lượng lớn nước thải y tế

Cho đến thời điểm này Hà Nội chưa có trạm giám sát nước thải nào bởinước đòi hỏi đầu tư kinh phí xây dựng ban đầu, kinh phí duy trì quá lớn Kết quảtất cả các khảo sát, nghiên cứu nguồn nước thải gây ô nhiễm chỉ mang tính ngẫunhiên Thực tế mức độ có thể còn trầm trọng hơn

Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn 1 công nghệ thích hợp.Nhiều chuyên gia môi trường dự đoán rằng nếu quyết tâm và kinh phí thì việc xử

lí nước thải ở Hà Nội cũng mất tương đối nhiều thời gian ít nhất cũng là 10 hoặc

20 năm nữa trong trường hợp có đủ kinh phí

2.5.2 Tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Hồ Chí Minh: 50% nước thải chưa được xử lí thành phố có tổnglượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 25000 m3/ngày đêm nhưng chỉ có 13000 m3 được xử lý Ông Ngô Hồng Minh phó trưởngban khu công nghiệp, thành phố cho biết sau 14 năm từ khi khu công nghiệp đầutiên là Tân Thuận ra đời, hiện thành phố có 3 khu chế xuất và 12 khu côngnghiệp Trên 100 nhà máy đi vào hoạt động với số lao động 150000 nghìn ngườikéo theo những vấn đề môi trường phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chươngtrình môi trường chất lượng toàn thành phố và khu vực

Ngày 13/10/2004, ông La Quốc Nghĩa (giám đốc công ty trách nhiệm hữuhạn cấp thoát nước thành phố Cần Thơ) cho biết công ty đang triển khai dự án “Thu gom và XLNT sinh hoạt” với tổng vốn đầu tư 14 triệu Euro vay từ ngân hàng

Trang 30

tái thiết của CHLB Đức Nguồn vốn này sẽ được đầu tư xây dựng 7 trạm thu gom,một nhà máy xử lý nước thải với công suất 3000m3/ngày, lắp đặt 23000 đườngống dẫn cỡ lớn… Hệ thống này sẽ xử lý, làm giảm mức độ ô nhiễm, độc hại củanước thải sinh hoạt khu vực dân cư nội thành trước khi thải ra sông rạch, tránhnguy cơ ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Dự án được đưa vào sử dụngtừng bước và sẽ hoàn chỉnh vào năm 2008

Trang 31

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Nhà ở là một trong những yếu tố trực tiếp tác động đến đời sống của ngườidân Thị trường địa ốc Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội nhu cầu về các căn hộcao cấp, trung tâm mua sắm và những văn phòng mới với chất lượng cao hơnđang ngày càng tăng cao Trong khi quỹ đất ngày một eo hẹp mà nhu cầu về nhà

ở của người dân thành phố ngày một tăng cao thì việc xây dựng chung cư caotầng chính là giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề chỗ ở cho nhiều ngườidân, bởi nó vừa tiết kiệm quỹ đất, vừa góp phần tạo nên bộ mặt đô thị văn minh.Trong khoảng thời gian năm 1997 – 2003 rất ít công trình cao ốc, văn phòng vàkhu mua sắm được xây dựng Phần đông người Việt Nam vẫn còn sống trongnhững căn hộ kiểu truyền thống Châu Aù gần nhau, nhưng ở thế hệ trẻ đang cómột xu hướng thích sống độc lập và chuộng các căn hộ theo kiểu hiện đại Vìvậy, các chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng chung cư nhằm đáp ứng nguyện vọng củacác hộ dân đang sinh sống tại chỗ và yêu cầu sử dụng diện tích, cơ cấu căn hộđồng thời tạo ra cảnh quan, môi trường xã hội ngày càng tốt kết hợp với việcchỉnh trang và tạo các điểm nhấn cho đô thị

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhiều đô thị ngày càng phát triển như khu công nghiệp, khu kinh tế, dịchvụ hình thành Rất nhiều người có xu hướng lựa chọn cho mình một căn hộ cao cấp thay vì một khu biệt thự hay một ngôi nhà thông thường Người mua, đặc biệt là giới doanh nhân thích lựa chọn cho mình một căn hộ cao cấp để ở, vị thế các khu chung cư này thường nằm gần trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng Tuy nhiên, điều quan trọng là các khu chung cư cao cấp bao gồm đầy đủ các tiện nghi mà các khu chung cư thông thường không có như: hồ bơi, nhà giữ xe, nhà

Trang 32

hàng… Chính vì thế chủ nhân của những căn hộ này không phải đi xa mà có thể nghỉ ngơi và thư giãn ngay trong toà nhà của mình Những khu chung cư này đượcquan niện giống như những khách sạn 4 – 5 sao hay chung cư cao cấp cho người nước ngoài thuê hiện nay

Chung cư là một công trình có qui mô lớn, đông người ra vào, các tầngdưới thường được sử dụng làm siêu thị, cửa hàng, điểm vui chơi giải trí… số kháchhàng đến trung tâm ngày càng tăng Đó là một trong những nguyên nhân khiếnngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương maiï Theo điều tracủa công ty CB Rischard Eills, chỉ có khoảng 10% hộ gia đình tại Tp.HCMchuyên mua sắm tại các trung tâm thương mại Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư khicuộc sống người dân ở đô thị tăng cao thì nhu cầu mua sắm tại trung tâm thươngmại đang tăng tỷ lệ thuận với trung tâm thương mại xây dựng trong thời gian gầnđây Ưu điểm của trung tâm thương mại là lượng hàng hoá đa dạng và phong phúù,người tiêu dùng tha hồ chọn lựa

Hiện nay, Hà Nội dẫn đầu trong cả nước với hơn 60 dự án khu đô thị mớicó nhà chung cư cao tầng, các khu đô thị mới đang đua nhau mọc lên Đến nay,đã có 200 công trình nhà ở từ 9 – 11 tầng, 17 tầng, 19 tầng hay cao hơn nữa Đểđáp ứng nhu cầu về nhà ở to lớn với số dân không ngừng gia tăng đồng thời xâydựng Hà Nội ngày một to đẹp hơn, nhà ở chung cư cao tầng ở các khu đô thị mớivẫn là một chiến lược phát triển lâu dài của thủ đô Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục động viên mọi nguồn lực trong xã hội,các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà, phấn đấu đếnnăm 2010 nâng dịch vụ nhà ở bình quân lên 14m2/người (hiện này là10,3m2/người) và diện tích nhà ở tăng thêm 32 triệu m2 (hiện nay là 69,5 triệu

m2) Đây chính là mục tiêu của chương trình hành động phát triển nhà ở tại ThànhPhố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006 – 2010 vừa được UBND Tp HCM banhành theo quyết định 114/2006/QD-UBND

Trang 33

Với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và nguồn thu nhập của ngườidân ngày càng cao thì nhu cầu cải thiện chỗ ở ngày càng lớn, cả về diện tích lẫnchất lượng sống Hàng loạt dự án xây dựng nhà ở đã và đang triển khai có hiệuquả tạo ra sự thay da đổi thịt cho các đô thị, góp phần đáp ứng nhu cầu về chỗ ởcho người dân Chương trình xây dựng mới chung cư hay cải tạo lại không chỉ gópphần tăng diện tích sinh hoạt mà còn cải thiện điều kiện hạ tầng cho khu vực nhưhệ thống dịch vụ công cộng, sân chơi trẻ em, nơi sinh hoạt cộng đồng cho ngườigià Mặt khác, trong điều kiện giá nhà ở và đất ở thì giá thành tổng cộng của cácchung cư thấp hơn so với các loại nhà ở khác nên có thể đáp ứng nhu cầu nhà củanhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp.

Qua thực tiễn triển khai xây dựng một số đô thị mới tại nước ta trong thờigian qua cho thấy nếu mật độ xây dựng phù hợp, cảnh quan không gian kiến trúcđược đầu tư đúng mức, các chung cư cao tầng xây dựng, cải tạo lại sẽ tạo nên mộtmôi trường sống chất lượng cao cho người dân

Hiện nay, phát triển nhà ở theo mô hình chung cư cao tầng đồng thời cảitạo hệ thống hạ tầng theo tiêu chuẩn hiên đại được xem như là tiền đề để hìnhthành các đô thị mang tính cộng đồng cao, tạo điều kiện hình thành nếp sống vănminh và quan trọng hơn là chỉnh trang diện mạo cho các đô thị Trong tương lainhững chung cư hiện đại, đồng bộ với cơ sở hạ tầng sẽ góp phần nâng cảnh quanđô thị lên cho phù hợp với nhịp phát triển kinh tế xã hội

3.2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO

Căn hộ BITEXCO do công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu BìnhMinh

(BITEXCO) 100% vốn Việt Nam làm chủ đầu tư được đặt tại đường 91 NguyễnHữu Cảnh, Phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diệntích sử dụng rộng hơn 13000m2

Trang 34

Trong đó, giai đoạn 1 của dự án được xây dựng trên diện tích 7738,7mgồm 2 toà nhà với 426 căn hộ Toà nhà A có độ cao 30 tầng và 2 tầng hầm với

346 căn hộ, toà nhà B có 80 căn hộ với độ cao 13 tầng Mỗi căn hộ có từ 2 đến 4phòng ngủ và các chức năng khác như phòng ăn, phòng khách, phòng làm việc,nhà bếp… với diện tích từ 100 – 233m2

Giai đoạn 2 của hệ thống bao gồm hệ thống khách sạn và toà nhà vănphòng cao cấp với tổng diện tích gần 6000m2 Giá bán các căn hộ tại đây là từ1300USD/m2 - 1800USD/m2 tuỳ theo diện tích và vị trí căn hộ

Lúc đầu BITEXCO xây dựng khu căn hộ cao cấp với 426 căn hộ này nhiềungười cho là mạo hiểm Có người hoài nghi làm sao BITEXCO bán được trongkhi người Việt vẫn sính mua đất mà giá bán của các khu căn hộ này không thuakém gì đất mặt phố ở mức bình quân 1500USD/m2 Học hỏi kinh nghiệm từ nướcngoài BITEXCO đã đầu tư 2 triệu USD xây khu căn hộ mẫu để khách “mục sởthị” Đồng thời để giữ chất lượng như nhà mẫu, BITEXCO thuê các công ty tưvấn hàng đầu của Mỹ, Úc để thiết kế và quản lý dự án Lúc đó ông Vũ Quốc Hộichủ tịch hội đồng thành viên BITEXCO cho rằng, cần phải xây dựng The Manornhư một cộng đồng sống với cửa hàng, nhà hàng, nhà trẻ, y tế, siêu thị, trung tâmthẩm mỹ nghĩa là khu căn hộ có đầy đủ tiện ích để duy trì một chất lượng sốngcao cấp

Trung tâm có diện tích sử dụng trên 7000m2 đạt tiêu chuẩn B của một caoốc văn phòng (tiêu chuẩn về diện tích rộng và diện tích của cao ốc văn phòng).Ông Lê Minh Hiếu, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn BITEXCO cho biết,khoảng 60% diện tích cao ốc đã được các công ty thuê làm văn phòng giao dịchphần lớn các khách hàng của văn phòng giao dịch này là các công ty có vốn đầu

tư nước ngoài So với một số cao ốc khác giá cho thuê là 20 USD/ m2 củaBITEXCO không cạnh tranh bằng, nhưng ông Hiếu vẫn tin tưởng sẽ cho thuê hết

Trang 35

100% diện tích trong thời gian tới Nhu cầu thuê cao ốc văn phòng đang có xuhướng tăng theo sự phát triển kinh tế của Việt Nam

3.2.1 Vị trí địa lý

Xung quanh toà nhà có các vị trí tiếp giáp như sau:

 Phía bắc giáp: khu dân cư hiện hữu

 Phía nam giáp: dự án The Manor – Hồ Chí Minh giai đoạn 2

 Phía đông giáp: đường Nguyễn Hữu Cảnh

 Phía tây giáp: khu dân cư hiện hữu

3.2.2 Điều kiện khí hậu thuỷ văn

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh, có nhiệt độ cao và ổn định quanh năm,phân hoá thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 1

Lượng mưa trung bình năm: 1,957 mm, lượng mưa từ tháng 5 – 11: chiếm90% lượng mưa cao nhất vào tháng 9: 333mm, số ngày mưa trung bình năm là:

157 ngày, cao nhất vào tháng 9: 23 ngày

Độ ẩm trung bình năm là: 80,2%, cao nhất vào tháng 9: 86,8%, thấp nhấtvào tháng 3: 71,7%, mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4

Nhiệt độ trung bình năm là: 26,90C, cao nhất vào tháng 4 – 5: 28,80, thấpnhất vào tháng 12- 1: 25,70C

Số giờ nắng trung bình: 6,8 giờ/ngày, cao nhất vào tháng 3: 8,6giờ/ngày

Địa hình: Tương đối bằng phẳng sau khi các ao hồ trong khu đất được san

lấp và được lấy cốt trung bình 1,40 (lấy theo hệ cao độ quốc gia) để không bịngập nước vào mừa mưa và bảo đảm tiện nghi sinh hoạt cho các hộ dân cư saunày

Khu vực xây dựng công trình có lớp đất yếu rất dày, bề dày lớp lớn từ31,1m đến 31,8m, khả năng chịu lực thấp, độ lún nhiều, rất không thuận lợi choviệc xây dựng công trình Vì vậy, đối với công trình cao tầng như:” khu căn hộ

Trang 36

cao cấp” nhất thiết phải sử dụng cọc bê tông dài để chuyển tải trọng công trìnhđến lớp đất có khả năng chịu lực bên dưới.

3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất khu vực

Hiện trạng sử dụng đất đai

Hiện trạng là đất thổ cư, chỉ là một nhà kho trống, rất tiện cho việc xâydựng công trình mới

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật hiện tại chưa có gì, hệ thống cấp thoát nước chính trongtoàn khu chưa có, hiện chỉ có đường ống d300 từ đường đất đỏ đi vào quân cảng,nhân dân trong khu vực chủ yếu dùng nước câu lại từ các đồng hồ của các hộ dântrên đường Điện Biên Phủ hoặc câu dẫn cực bộ từ các khu quân cảng vào để sửdụng Tuy nhiên đường đất đỏ ở phía đông khu đất đang được thi công mở rộngthành đường Nguyễn Hữu Cảnh, theo qui hoạch chung sẽ có tuyến đường ống cấpnước chính của thành phố Hệ thống thoát nước hiện chưa có gì, nhân dân trongvực này chủ yếu dùng phương pháp thoát nước mặt tự nhiên Như vậy, việc xâydựng công trình mới tương đối thuận tiện, song cần có kế hoạch đầu tư xây dựngmới hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ đầu và phải bảo đảm gắn kết với hệ thống hạtầng kỹ thuật hạ tầng chung của khu vực dự án, tính toán đáp ứng đủ yêu cầu sinhhoạt của dân cư tương đối lơn sẽ được di dời về khu vực này

3.2.4 Nguồn gốc nước thải và khả năng gây ô nhiễm của nước thải

3.2.4.1 Nguồn gốc của nước thải

Nước thải sinh ra trong toàn bộ khuân viên của toà nhà gồm các loạikhác nhau với nguồn nước thải tương ứng:

 Nước sinh hoạt của từng căn hộ trong toà nhà

 Nước thải từ khu vực công cộng

Trang 37

Chất thải nguy hại được xả thải bằng phương tiên khác, rau và đầu động vậtthực vật sẽ được giữ lại bởi các xi phông Cho phép các loại nước tẩy rửa thường

được sử dụng trong các hộ gia đình Việt Nam.

Tính chất đặc trưng và khả năng gây ô nhiễm

Nước thải sinh hoạt thải ra từ toà nhà là nước thải khi sử dụng nhu cầu sinhhoạt ăn uống, tắm giặt, vệ sinh… từ các căn hộ, khu vực công cộng Thành phầnnước thải sinh hoạt trong khu chung cư cũng giống như các đô thị khác có chứacác chất cặn bã các chất hữu cơ hoà tan (thông số chỉ tiêu BOD, COD), các chấtdinh dưỡng Nitơ Phôtpho và vi trùng Chất lượng nước thải này vượt quá tiêuchuẩn quy định hiện hành và khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxyhoà tan (DO) vốn rất quan trọng đối với thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận

3.2.4.2 Aûnh hưởng của nước thải đối với môi trường và con người

Aûnh hưởng của nước thải đối với nguồn nước

Nước thải với tính chất đặc trưng và các thành phần quan trọng như trênnếu cho chảy vào ao hồ, đầm phá, sông ngòi sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước nhưsau:

 Làm thay đổi tính chất hoá lý, độ trong, màu mùi vị, pH, hàm lượng các chấthữu cơ, vô cơ, các kim loại có độc tính, chất nổi, chất lắng cặn

 Làm giảm oxy hoà tan do tiêu hao trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ

 Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi khuẩn gâybệnh, làm chết các vi sinh vật nước (trong đó có cả là tôm cá, và các thuỷsinh vật có ích)

Kết quả nguồn nước không thể sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, cho tưới tiêuthuỷ lợi và nuôi trồng thuỷ sản

Nước thải chảy vào các nguồn làm ô nhiễm và người ta thường chia cácnguồn nước này thành ba loại:

Trang 38

Nước bẩn nhẹ hay hơi bẩn: hàm lượng các chất hữu cơ thấp, amon và Clo, đó

là do nhiễm bẩn nước chảy tràn và nước thải sinh hoạt chảy xuống Nước nàydùng nuôi thuỷ sản bình thường nhưng không dùng làm nước cấp được (nếu dùngvào mục đích này phải xử lý thích đáng)

Nước bẩn vừa (bẩn trung bình): nước sông hồ đã bị thay đổi các tính chất tự

nhiên do nước thải chảy vào Nước này không dùng nuôi thuỷ sản,cấp nước sinhhoạt hay bơi lội, mà chỉ dùng cho tưới tiêu hay giao thông đường thuỷ

Nước bẩn và rất bẩn: nước hoàn toàn mất tính chất tự nhiên do nước thải vào

thuỷ vực quá nhiều Trời ấm và nóng nước bốc mùi hôi thối khó chịu, do nước cóhàm lượng hydrosunphat H2S – các sản phẩm phân huỷ có mùi hôi, trong nướcnhiều CO2 và cạn kiệt oxy hoà tan Dùng hạn chế trong việc tưới tiêu, vì có nhiềuloại cây được tưới nước này sẽ bị chết

Aûnh hưởng của nước thải đối với con người

Nước thải làm ô nhiễm nước như trên đã đề cập sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnsự sống của con người Nếu ô nhiễm nhẹ là các nguyên nhân gây bệnh về đườngruột có thể gây tử vong cho con người Ô nhiễm nặng là nguồn nước đen hoá làmcho nước sạch ngày càng cạn kiệt, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đếnsự sống của con người và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Như vậy,nước thải ảnh hưởng rất xấu đến đời sống con người

Nhìn chung, nước thải nếu không được xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môitrường nước, ảnh hưởng đến sự sống của con người cũng như các động vật, thựcvật kể cả sinh vật nước

3.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xử lý nước thải

Tiếng ồn

Trạm xử lý nước thải nằm trong khu vực với các mặt tiếp giáp với váchtường của toà nhà và thiết bị thổi khí dùng trong quá trình xử lý hiếu khí và cácthiết bị còn lại đều sinh ra tiếng ồn Tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng từ trạm xử lý

Trang 39

nước thải Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầuchóng mặt, tăng cường sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thính giáccủa con người Khi tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong thời gian dài sẽ dẫnđến bệnh điếc nghề nghiệp Tiếng ồn cũng gây nên thương tổn hệ tim mạch vàlàm tăng bệnh đường tiêu hoá.

Tiếng ồn chủ yếu do các thiết bị thổi khí dùng trong quá trình xử lý hiếukhí nhưng các thiết bị này đặt chìm nên tiếng ồn sinh ra tương đối nhỏ và cácthiết bị còn lại không tiếng ồn nằm trong tiêu chuẩn cho phép Khắc phục ồnbắng cách: xung quanh khu vực xử lý được xây dựng tường cách âm để hạn chếtiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh Đối với công nhân thì được trang bịnút tai chống ồn

Nhiệt Độ

Nhiệt độ sinh ra trong các thiết bị chủ yếu là sự toả nhiệt của các động cơđiện trong quá trình hoạt động của trạm Nhiệt độ môi trường lao động cao gâythiệt hại đến sức khoẻ của người lao động Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm giómùa nên nhiệt độ thường cao Do đó dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm chocon người khi tiếp xúc nhiệt độ ở quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra các chứng như:rối loạn điều hoà nhiệt, say nóng, mất nước và mất muối khoáng… Trong cơ thểcon người sự chống đỡ với nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua da khi tiếp xúcvới khí mát, nếu nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt độ cơ thể thì sự mất mát bằng bứcxạ và đối lưu giảm dần đến cơ thể chống đỡ bằng cách ra mồ hôi và xung huyếtngoại biên Sự giảm ngoài mạch biên có thể làm tụt áp, thiếu máu não Ra mồhôi nhiều gây khát dữ dội nếu uống nước mà không có thêm muối thì gây giảmclo trong huyết tương Lượng muối mất cao nếu không bù đắp sẽ gây các tai biến

do giảm clo như: nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn.Nếu làm việc lâu dài sẽ đau đầu kinh niên

Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn.

Trang 40

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của trạm xử lý như sau:Chất thải rắn là các loại rau, băng vệ sinh, khăn giấy, sinh ra từ quá trìnhsinh hoạt hằng ngày của từng căn hộ Các chất thải rắn này mang tính chất là cácchất hữu cơ khó phân huỷ nên ít gây tắc nghẽn đến môi trường Các chất rắn nàysẽ được giữ lại tại song chắn, có thể thu gom tại đó để vận chuyển về bãi chônlấp

3.3 THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải sinh hoạt là nước sau khi được sử dụng cho các mục đích ănuống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, của các khu dân cư, cơ sở dịch vụ Nhưvậy, nước thải được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng hữu cơ rất lớn (từ 50 – 55%tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh.Đồng thời nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ cần thiết choquá trình chuyển hoá chất bẩn trong nước Thành phần nước thải sinh hoạt phụthuộc vào tiêu chuẩn cấp nước điều kiện trang thiết bị vệ sinh và được đặc trưngtheo bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1: Thành phần nước thải của khu dân cư

khoảng

Trung bình

Chất rắn hoà tan

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người (Trang 15)
Bảng 2.3: Một vài phương pháp xử lý nước thải theo qui trình xử lý cơ học,  hoá học, sinh học - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 2.3 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo qui trình xử lý cơ học, hoá học, sinh học (Trang 18)
Bảng 2.3: Ứùng dụng của các công trình và thiết bị để xử lý cơ học - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 2.3 Ứùng dụng của các công trình và thiết bị để xử lý cơ học (Trang 19)
Bảng 2.5: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 2.5 Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải (Trang 25)
Bảng 3.1: Thành phần nước thải của khu dân cư. - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 3.1 Thành phần nước thải của khu dân cư (Trang 39)
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành phần nước thải tại trung tâm thương  mại căn hộ BITEXCO - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần nước thải tại trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO (Trang 45)
Bảng 4.4: Các thông số thiết kế mương và song chắn rác - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế mương và song chắn rác (Trang 57)
Bảng 4.8: Các thông số lựa chọn tính toán bể lắng I - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.8 Các thông số lựa chọn tính toán bể lắng I (Trang 61)
Bảng 4.11: Thông số thiết kế bể lắng I - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.11 Thông số thiết kế bể lắng I (Trang 65)
Bảng 4.12: Các thông số lựa chọn tính toán bể Aerotank - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.12 Các thông số lựa chọn tính toán bể Aerotank (Trang 66)
Bảng 4.14: Thông số thiết kế bể lắng II - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.14 Thông số thiết kế bể lắng II (Trang 81)
Bảng 4.15: Diện tích mặt bằng các công trình đơn vị - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.15 Diện tích mặt bằng các công trình đơn vị (Trang 85)
Bảng 4.17: Bảng chi phí thiết bị - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.17 Bảng chi phí thiết bị (Trang 86)
Bảng 4.18: Bảng chi phí điên năng - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ Bitexco
Bảng 4.18 Bảng chi phí điên năng (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w