Từ một nền nông nghiệp kém phát triển thì hiện nay tại Bến Tre, cây cacao có chất lượng hàng đầu thế giới; cây chanh, bưởi da xanh cũng không còn là thu nhập phụ mà trở thành mô hình tất yếu cộng sinh với cây dừa; từ một nền công nghiệp chế biến lạc hậu thì hiện nay, máy sấy tầng sôi, máy sản xuất mụn dừa xơ dừa, máy lột vỏ dừa, các sản phẩm giá trị cao từ mật hoa dừa là những công trình nghiên cứu thành công của các ngành hỗ trợ và có liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, tận dụng hầu hết các sản phẩm dừa hàng đầu thế giới.
Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò 19: là cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành dừa duy nhất của Bến Tre và cả nước. Tại đây, ngoài việc lưu trữ và bảo tồn gen những giống dừa quý, trung tâm còn đáp ứng một phần cho thị trường dừa giống chất lượng cao, nhất là các giống quý như dừa lai, dừa dứa... Mặc dù có tham gia nghiên cứu một số vấn đề về dừa gần đây nhưng trung tâm này vẫn chưa có sự gắn kết rõ nét với ngành dừa Bến Tre, chưa thể hiện được vai trò đầu tàu về khoa học công nghệ theo chức năng của mình.
Hiệp hội Dừa: vừa mới được thành lập năm 2010 với hàng trăm thành viên là các cá nhân, tổ chức, nhất là sự có mặt của hầu hết các doanh nghiệp chế biến dừa, các chi hội trồng dừa trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, Hiệp hội đã có nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu như đề xuất chính sách áp thuế dừa tươi xuất khẩu là 3% (được Bộ Tài chính chấp thuận và áp dụng vào tháng 5/2011)20; xây dựng vùng nguyên liệu dưới hình thức thỏa thuận giữa nông dân và doanh nghiệp; hỗ trợ các hoạt động quảng bá ngành dừa như Lễ Hội dừa, hội chợ xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, các tác nhân khác trong chuỗi giá trị như người sản xuất sơ chế dừa, nông dân trồng dừa tham gia Hiệp hội còn ít nên chưa tạo được sự lan tỏa, chưa có sự cân bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó chưa tạo được sự cạnh tranh có hiệu quả với thương nhân Trung Quốc.
Các trường Đại học: hiện Bến Tre chưa có trường đại học (ĐH), nhưng có sự gắn kết khá tốt với các trường trong khu vực và tạo được nhiều nghiên cứu có giá trị: trường ĐH Nông Lâm TP. HCM và trường ĐH Cần Thơ đã tích cực nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong khâu trồng trọt, chế biến, nghiên cứu mô hình xen canh dừa với cacao, các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, kỹ thuật khắc phục hiện tượng dừa treo... Có thể đánh giá công đoạn trước thu hoạch và thu hoạch là điểm mạnh của ngành dừa Bến Tre. Phần sau thu hoạch, trường ĐH Bách Khoa TP. HCM và các cơ sở nghiên cứu đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy sấy tầng sôi thay thế nhập khẩu cho công đoạn sấy cơm dừa, đã và đang chế tạo các thiết bị thay thế lao động thủ công năng suất thấp như: máy lột vỏ dừa, máy gọt vỏ nâu cơm dừa.
Riêng phần nghiên cứu thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm chưa được chú trọng, các nghiên cứu sâu chưa nhiều. Chỉ đến năm 2011, trường ĐH Kinh tế TP HCM mới thực hiện đề tài 19 Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò là cơ sở nghiên cứu của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
20 Trong khi đó, Philippines cấm xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka đều áp mức thuế 5% cho sản phẩm này từ trước đây rất lâu.
Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre và được đánh giá có chất lượng cao, đáp ứng được sự thiếu thốn về thông tin thị trường của ngành này.
Các cơ sở đào tạo nghề: hiện tại, tỉnh có 2 trường Cao đẳng và 4 trường Trung cấp nhưng chưa có cơ sở nào đào tạo nhân lực chuyên ngành dừa, chủ yếu chỉ là ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm nói chung. Các ngành kỹ thuật như cơ khí, máy móc chế biến còn yếu, thiết bị lạc hậu. Đa phần lao động có tay nghề do các doanh nghiệp chế biến đào tạo lại. Mặt khác, những cán bộ kỹ thuật được đào tạo trong các ngành liên quan cũng khó có cơ hội đào sâu nghiên cứu về dừa vì cơ sở nghiên cứu còn hạn hẹp.
Các ngành dịch vụ hỗ trợ:
Máy móc cơ khí: chủ yếu là các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, thiết bị gia công yếu, chưa sản xuất
được những thiết bị quan trọng. Tuy nhiên, các cơ sở này tương đối nhạy bén trong việc chế tạo các thiết bị cho ngành. Đánh giá chung, ngành này đã đáp ứng một cách tương đối (vì thiết bị ngành dừa không thực sự phức tạp).
Dịch vụ in ấn, bao bì đóng gói: đã thực hiện khá tốt chức năng của mình.
Ngành tiểu thủ công nghiệp: có mức phát triển tốt, nhất là trong việc tiêu thụ các phụ
phẩm từ quá trình sản xuất dừa như nghề đan giỏ cọng dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa, se chỉ xơ dừa, ép mụn dừa, kẹo dừa. Điều này vừa giúp giải quyết tình trạng lao động nông nhàn, vừa cải thiện ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều giá trị vật chất cho xã hội.
Các cơ sở phân tích thí nghiệm: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh đã có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn (VILAS, ISO 17025) để đánh giá cơ bản các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm dừa hiện nay; Các hoạt động tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá chứng nhận sản phẩm chưa đáp ứng tốt nhu cầu, chủ yếu được thuê từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các cơ sở hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối: chủ yếu được các công ty thực hiện trực
tiếp hoặc qua trung gian từ TP. Hồ Chí Minh. Các hoạt động này cùng với việc quảng bá, tiếp thị, xây dựng thương hiệu chưa được phát triển, do đó NLCT ngành dừa Bến Tre cũng bị ảnh hưởng. Các hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu được thực hiện bởi CQNN với tần suất rất thấp.
Các tổ chức tài trợ quốc tế: chủ yếu là tổ chức Prosperity Initiative (PI) và Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre (DBRP Bến Tre), hai tổ chức này đã có nhiều hỗ trợ nghiên cứu đạt kết quả tốt, tuy nhiên, hoạt động chưa đều đặn do phụ thuộc nguồn kinh phí viện trợ.
Quỹ phát triển khoa học công nghệ: được thành lập từ năm 2010 và đang được hy vọng sẽ có nhiều hỗ trợ cho sự phát triển ngành dừa trong tương lai (xem Hộp 3.4)
Các thể chế nhà nước: trước hết là Sở NN&PTNT đã thực hiện các biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác nhằm tạo sự gia tăng về năng suất, chất lượng nguyên liệu; Theo đánh giá của ông Lê Phong Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT 21, năng suất cây dừa Bến Tre có thể được nâng cao hơn rất nhiều so với hiện tại bằng cách tăng cường áp dụng biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật vào
trồng trọt, cải tạo vườn tạp, vườn lão hóa; Sở KH&CN đã hỗ trợ nghiên cứu nhiều đề tài phục vụ cây dừa từ khâu nhân giống đến chế biến, phát triển thị trường (Phụ lục 3.8). Những đề tài này mang tính thực tếcao, đã và đang có những hỗ trợ đắc lực cho ngành dừa. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật chế biến sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường còn hạn hẹp, đây lại là điểm yếu chung của ngành dừa Bến Tre.
Các hiệp hội khác như Hội Nông dân, Hội doanh nghiệp... chưa tham gia nhiều vào hoạt động chung của ngành, tính liên kết giữa các hội còn yếu.
Ngành du lịch: có sự gia tăng về số lượng trong thời gian qua nhưng vẫn còn ở giai đoạn kém phát triển. Các ngành có liên quan đã nỗ lực gắn kết hình ảnh xứ dừa, Lễ Hội dừa
21 Ông Lê Phong Hải phát biểu ý kiến này tại Hội nghị Họp bàn giải pháp ổn định giá dừa do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức vào ngày 21/2/2012.
Hộp 3.4. Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ được thành lập vào tháng 5 năm 2010 để tài trợ (không hoàn lại) cho các nghiên cứu về công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm, sáng chế, chế tạo thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích do các tổ chức, cá nhân thực hiện (không quá 30% tổng kinh phí) hoặc cho vay vốn (với lãi suất tối đa không quá 50% lãi suất vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bến Tre) để hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả hoạt động. Hạn mức cho vay tối đa một đề tài, dự án không quá 2 tỷ VND. Các trình tự và thủ tục được quy định để các đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận. Theo kế hoạch năm 2012 sẽ có ít nhất 01 doanh nghiệp được hỗ trợ với khoản vay lên đến 2 tỷ đồng
Nguồn: tác giả phỏng vấn ông Nguyễn Văn Vũ, Chánh Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Bến Tre.
với phát triển du lịch, thông qua các tour du lịch sinh thái dừa, tham quan các hoạt động trong ngành dừa (thu hoạch, chế biến), ẩm thực dừa đã dần tạo được những nét thu hút du khách. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà ngành du lịch phải phấn đấu hơn nữa để tạo ra bản sắc riêng cho du lịch xứ dừa, đồng thời không để sự nhàm chán, trùng lắp giữa du lịch sinh thái của Bến Tre với các tỉnh lân cận.
Dược phẩm: mặc dù các tạp chí nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã công bố các công dụng từ sản phẩm dừa cho y học, mỹ phẩm, nhưng việc ứng dụng vào sản xuất vẫn chưa kịp thời. Hiện nay, chỉ có một doanh nghiệp tư nhân đang tiến hành sản xuất thăm dò mặt nạdưỡng da từ nước dừa, hai doanh nghiệp đang sản xuất than hoạt tính cung ứng cho công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Còn lại các sản phẩm khác (như VCO) chỉ mang tính nhỏ lẻ, không có số liệu chính thức.
Các sách báo, tạp chí, ấn phẩm phục vụ thông tin cây dừa chỉ mang tính thời vụ như Lễ Hội dừa, Hội chợ triển lãm.... chưa có ấn phẩm xuất bản định kỳ các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật ngành dừa. Điều này được đánh giá là yếu kém so với các nước.
Tóm lại, bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan nhà nước, Hiệp hội dừa thì những cơ quan nghiên cứu (trường, viện) chỉ gắn kết với ngành ở mức độ trung bình, các dịch vụ liên quan còn kém phát triển, nhất là sự gắn kết giữa các tác nhân rất yếu.
Hình 3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre
+ Hạ tầng thông tin liên lạc tốt.
+ Trình độ của nông dân đang dần cải thiện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Mô hình xen canh đạt hiệu quả cao hơn các nước trồng dừa khác.
+ Khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi giúp năng suất, chất lượng dừa cao nhất thế giới. + Cơ sở hạ tầng hành chính phát triển khá + Thương mại các sản phẩm dừa phát triển mạnh.
- Liên kết thị trường lỏng lẻo.
- Hoạt động mua bán qua nhiều khâu trung gian đã làm tăng chi phí.
- Các thể chế hỗ trợ chưa mạnh, nhất là thể chế tài chính; Cây dừa chưa được công nhận là cây công nghiệp lâu năm.
- Đa số lao động chưa có chuyên môn, nhân lực chuyên sâu còn thiếu.
- Nguồn kiến thức (cơ sở R&D) ngày càng phát triển nhưng vẫn mức độ yếu.
- Quy mô vườn dừa nhỏ, chi phí canh tác cao.
- Kết cấu hạ tầng, chưa đáp ứng yêu cầu.
BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC
& CẠNH TRANH CỦA
DOANH
+ Có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành dừa như thuế, lãi vay, lao động.
+ Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Sự đa dạng của các nhóm sản phẩm, là cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, nhất là theo hướng tích hợp. + Sự minh bạch của nền hành chính - Các DN chưa xây dựng nguồn nguyên liệu.
- Các CQNN chưa ước tính năng lực cung ứng nguyên liệu song song với chính sách thu hút đầu tư.
- Chi phí đầu vào cao.
- Các tiêu chuẩn quy định về chất lượng sản phẩm dừa chưa có, sở hữu trí tuệ và thực thi pháp lý còn yếu.
CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN NHU CẦU Ghi chú:
- Dấu (+) là ưu điểm. - Dấu (-) là nhược điểm.
+ Các thể chế hỗ trợ: Hiệp hội, trường ĐH, Viện nghiên cứu, thể chế nhà nước trong thời gian qua đã phát triển và từng bước có những trợ giúp cần thiết.
- Nhà cung ứng có năng lực chưa mạnh - Các chương trình hợp tác có bước phát triển nhưng còn mức trung bình.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ quảng bá thương hiệu, thị trường kém.
- Các ngành nghề liên quan chưa liên kết mạnh. CÁC NGÀNH HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN Nguồn: Tác giả diễn giải dựa trên mô hình Kim cương của Porter
+ Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dừa đang rất khả quan, nhiều sản phẩm mới từ dừa có giá trị gia tăng cao. + Bến Tre là nơi tận dụng hầu hết các sản phẩm dừa với tỷ lệ cao. - Thị trường trong nước kém phát triển.
- Thị trường xuất khẩu của dừa Bến Tre chủ yếu ở các nước dễ tính, không có đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
- Sản phẩm chủ yếu là sản xuất thô, chưa có nhiều sản phẩm giá trị cao.