Tinh thông trong chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 42)

Qua số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu –Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre– đã cho thấy rằng: trình độ văn hóa của các tác nhân trong chuỗi giá trị càng về sau càng được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Cụ thể như người nông dân trồng dừa có trình độ cấp 1 chiếm 35% mẫu, cấp 2 chiếm đến 44,2% 22. Các tác nhân tiếp theo như các thương lái trung gian, hộ thu gom sơ chế, hộ sản xuất than thiêu kết cũng có trình độ tương tự, chủ yếu là cấp 2; các cơ sở chế biến xơ dừa, kẹo dừa có trình độ chủ yếu là cấp 3; chỉ có mẫu khảo sát ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thì chiếm đa số là trình độ đại học (4/5 mẫu). Đa số các đối tượng được phỏng vấn đều chưa được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nghiệp vụ nào về kinh doanh sản phẩm dừa. Điều này phần nào nói lên khả năng hạn chế trong tiếp cận khoa học công nghệ, năng lực quản lý; sự nhạy bén của các tác nhân trong chuỗi còn hạn chế, độ tinh thông chưa cao.

Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy đa số đối tượng kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, người chủ hộ là người quản lý, vợ (hoặc chồng) là người hỗ trợ. Các hoạt động kinh doanh còn mang tính nhất thời, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài. Khả năng quản trị công ty và tính minh bạch còn yếu. Một đặc điểm đáng quan tâm là các doanh nghiệp ở Bến Tre (trừ doanh nghiệp FDI) khá cởi mở, hầu như không có bất kỳ quan niệm nào về bí mật công nghệ, mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin về máy móc quy trình chế biến đều được đáp ứng. Đây là một nguy cơ lớn trong thời đại ngày nay, khi bí mật công nghệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Do chỉ mới gắn kết trong thời gian gần đây (thông qua Hiệp hội dừa) nên khả năng đối thoại của các doanh nghiệp đối với chính quyền địa phương chưa có sức thuyết phục lớn. Về khả năng đáp ứng khách hàng, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dừa trên địa bàn Bến Tre khá nhạy bén, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tích hợp nhằm giải đáp cho bài toán tiết giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hiện nay. Quy mô doanh nghiệp chế biến dừa tăng dần cũng là dấu hiệu cho thấy sự lớn mạnh của ngành. Từ 57,484 tỷ đồng (chiếm 7,03% vốn SXKD của ngành công nghiệp) vào năm 2001 đã tăng lên 228,734 tỷ đồng (chiếm 16,34%) vào năm 2005 (Phụ lục 3.10). Qua khảo sát thực tế tổng vốn sản xuất kinh doanh trung bình của một doanh nghiệp chế biến dừa năm 2009 là 38.7 tỷ đồng (Trương Minh Nhựt, 2010). Trong vài năm gần đây, nhận thức 22 Có đến 2,5% chủ hộ có trình độ cao đẳng đại học.

Hộp 3.5. Phát triển không đồng bộ giữa nguồn nguyên liệu và chế biến. Trường hợp doanh nghiệp PICA .

PICA là doanh nghiệp chế biến than hoạt tính 100% vốn đầu tư của Pháp với máy móc, thiết bị hiện đại. Sản phẩm cung ứng đạt tiêu chuẩn Châu Âu, với công suất 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang gặp phải tình trạng nguồn than gáo dừa đầu vào không đủ tiêu chuẩn chất lượng bởi từ trước đến nay, người dân chỉ quen sản xuất than thô cung ứng cho Trung Quốc, theo …tiêu chuẩn… của thương lái Trung Quốc. Dường như người dân đã quen với sự dễ dãi nên khi có yêu cầu cao hơn (với giá cao hơn), họ vẫn không muốn tiếp cận. Do vậy, doanh nghiệp này đang phải hoạt động cầm chừng rất lãng phí và phụ thuộc bấp bênh vào nguồn nguyên liệu …có thì rất nhiều nhưng không sử dụng được bao nhiêu… như lời của đại diện doanh nghiệp này.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn bà Thanh Tuyền, Giámđốc Thu mua của công ty

được sự khó khăn trong tìm kiếm nguồn lao động có kỹ năng, các doanh nghiệp bắt đầu đưa ra những chính sách ưu đãi, chăm lo cho người lao động, dù chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhưng cũng chứng tỏ các doanh nghiệp đã có sự tiến bộ hơn.

Qua kết quả phỏng vấn, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong tìm kiếm thị trường mà thường được khách chủ động liên hệ đặt hàng. Điều này dẫn đến việc phụ thuộc khách hàng, hoặc phải hạ các tiêu chuẩn sản phẩm để giảm giá thành. Mặt khác, thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu là Trung Đông và Trung Quốc nên yêu cầu chưa khắt khe, chỉ cạnh tranh về giá chứ không phải về chất lượng, do đó chưa tạo được sự tinh tế trong sản phẩm (xem Hộp PICA).

Kết quả khảo sát đổi mới công nghệ năm 2010 của Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh đối với các DNCBD trong tỉnh Bến Tre đã ghi nhận có 66% số DN thực hiện cải tiến quy trình sản xuất; 52% áp dụng quy trình sản xuất mới; 30% thực hiện thiết kế hoặc đưa ra sản phẩm mới và 16% số doanh nghiệp đầu tư hoạt động R&D. Đặc biệt có 61,8% số doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Dù vậy, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu (là khó khăn lớn nhất hiện nay), theo Trương Minh Nhựt (2010) dẫn lại kết quả của Sở CT thì năm 2008 chưa có DNCBD nào đạt tới 85% công suất, chỉ có chế biến xơ dừa đạt 84,52% là cao nhất, thấp nhất là thạch dừa, chỉ đạt 24,45%.

Chương 4.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Nghiên cứu cho thấy tỉnh Bến Tre có nhiều lợi thế so sánh khi đánh giá về năng lực cạnh tranh ngành dừa với các nước có thế mạnh về dừa trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành vẫn còn tồn tại một số vấn đề về nhân tố sản xuất như: liên kết các tác nhân trong ngành còn lỏng lẻo, hoạt động mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian, hạ tầng giao thông kém phát triển, chưa có lao động chuyên sâu, cây dừa chưa được công nhận là cây công nghiệp lâu năm; về bối cảnh chiến lược cạnh tranh: các doanh nghiệp chưa có bài toán liên kết vùng nguyên liệu, các cơ quan quản lý đầu tư chưa có thông tin về khả năng cung ứng dừa trái nhưng lại đưa ra quá nhiều chính sách thu hút đầu tư, bên cạnh đó, chi phí đầu vào cao, các tiêu chuẩn sản phẩm và tình trạng thực thi pháp lý còn yếu cũng là những cản ngại lớn của nhóm tác nhân này. Về các điều kiện nhu cầu, sản phẩm của ngành chủ yếu được chế biến thô, các doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển thị trường trong nước và thị trường khó tính ở nước ngoài; về các ngành hỗ trợ và có liên quan: các ngành nghề chưa có sự liên kết mạnh, nhất là trong việc cung ứng các sản phẩm phụ trợ.

Bên cạnh đó, cụm ngành dừa chưa tạo được những yếu tố sản xuất mang tính chuyên biệt, chưa có nhiều mô hình sản xuất tích hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh và bí mật công nghệ.

Để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, ngành dừa, trước hết là CQNN cần tổ chức phát triển theo mô hình cụm ngành, chú trọng phát triển các tác nhân còn yếu kém và khắc phục những trở ngại để tạo điều kiện cho các tác nhân phát triển đồng bộ. Đối với các doanh nghiệp, việc tăng cường quan hệ trao đổi giữa các tác nhân có liên quan, chú trọng phát triển các sản phẩm giá trị cao, nhất là theo hướng tích hợp sẽ là bài toán sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở giai đoạn trồng dừa

Trước hết, tiếp tục áp dụng biện pháp kỹ thuật, trồng xen các loại cây thích hợp, có giá trị;

sinh thái dừa, nhằm tạo điểm nhấn khác biệt của –du lịch xứ dừa– so với –du lịch miệt vườn– hiện nay. Từ đó tiến tới cân bằng thu nhập từ cây dừa với các nguồn thu nhập khác, tránh việc quá phụ thuộc vào nguồn thu từ dừa.

Tiếp theo, Bến Tre cần xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cây dừa

và các sản phẩm dừa trong tương lai. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu trong và ngoài nước.

Sở CT và Sở NN&PTNT cần liên kết với một số tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh và các tỉnh có diện tích dừa lớn như Bình Định, Phú Yên nhằm vận động, kiến nghị Trung ương công nhận cây dừa là cây công nghiệp lâu năm để từ đó có được những hỗ trợ chính sách, tạo điều kiện phát triển ngành dừa.

4.2.2. Tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian

Trước hết, Hiệp hội Dừa cần tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua

việc tổ chức các mô hình Tổ hợp tác, Chi hội trồng dừa– theo từng địa bàn. Tại đây, ngoài việc trao đổi các kinh nghiệm về trồng trọt, các thành viên cũng tiến hành hoạt động thu gom, sơ chế dừa và cung ứng trực tiếp cho các nhà máy chế biến thông qua hợp đồng được ký kết trước đó. Điều này không chỉ giúp cắt giảm chi phí trung gian, người nông dân có thêm việc làm ổn định mà hơn cả là gắn kết được lợi ích của 2 tác nhân quan trọng với nhau. Kết quả là nông dân hưởng được giá cao hơn so với bán cho thương nhân Trung Quốc vì không phải qua các thương lái, mặt khác, các doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu hơn.

Song song đó, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp chế

biến, dịch vụ logistic của ngành dừa nói riêng và đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hiện nay, giao thông tại Bến Tre còn yếu kém đã làm tăng chi phí trung gian qua nhiều thương lái, công nghiệp chế biến khó có thể phát triển. Lúc này bài toán về hợp tác công – tư cần được sử dụng để huy động các nguồn lực nhằm tạo bước đột phá về cơ sở hạ tầng, tạo động lực phát triển cho tỉnh.

Nhà nước cũng cần tăng cường cung cấp các thông tin có liên quan trong cụm ngành một cách chính xác, nhất là thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa, nguyên liệu qua các kênh thông tin như báođài, tạp chí,ấn phẩm–đến rộng rãi các tác nhân.Điều này vừa giúp các thông tin được chính xác, kịp thời, vừa tăng cường sự liên kết trao đổi trong cụm ngành và quan trọng là giúp hạn chế phần chênh lệch lớn mà các thương lái trung gian đang thụ hưởng.

4.2.3. Cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước

Điều này vừa nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo an sinh xã hội, bởi vì ngoài người nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ cây dừa còn có hàng chục ngàn lao động trong ngành chế biến các sản phẩm từ dừa. Theo tính toán của tác giả, nguồn nguyên liệu dừa trong tỉnh không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy chế biến hiện có (Phụ lục 4.1), do vậy, Sở NN&PTNT cần nhanh chóng điều tra khảo sát lượng dừa ở các tỉnh lân cận (Trà Vinh, Tiền Giang) có khả năng cung cấp cho Bến Tre, đồng

thời Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thông tin thường xuyên về tình hình đầu tư trong ngành dừa giữa các tỉnh nhằm tránh việc kêu gọi đầu tư tự do ở mỗi tỉnh nhưng chỉ sử dụng từ một nguồn nguyên liệu. Với lượng dừa còn lại hạn hẹp, tỉnh chỉ nên khuyến khích các nhà máy sản xuất sản phẩm mới, hạn chế sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng không cao. Theo PI (2009), Bến Tre có chi phí sản xuất dừa cao gấp 2-3 lần so với Philippines và Indonesia, vì vậy không nên cạnh tranh về sản xuất hàng tiêu dùng đồng loạt như cơm dừa, dầu dừa mà hướng đến những sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt cần tham khảo hướng phát triển theo mô hình tích hợp, sản xuất nhiều sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh bởi vì các sản phẩm (trong cùng nhóm) có nhiều công đoạn giống nhau. Ví dụ từ công ty chuyên chế biến DC chỉ cần đầu tư thêm chưa đến 20% vốn ban đầu là có thể sản xuất thêm được sản phẩm sữa dừa và cám dừa, đầu tư thêm 50% vốn là có thể sản xuất thêm sản phẩm sữa dừa, VCO và bột dừa (PI, 2009, tr. 64)–. Các doanh nghiệp dừa ở Việt Nam có quy mô nhỏ, là điều kiện thuận lợi để dễ dàng chuyển đổi hơn so với các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Sở KH&CN cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D).

Ngành dừa Bến Tre chắc chắn vẫn sẽ là ngành chuyên xuất khẩu. Do vậy, tiêu chuẩn sản phẩm sẽ rất quan trọng. Sở KH&CN cũng cần xúc tiến ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm dừa nhằm tạo sự thống nhất về chất lượng, tránh việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông qua hạ thấp tiêu chuẩn để giảm giá thành. Việc hình thành các tiêu chuẩn có thể dựa trên những tiêu chí chung của cáccông tyđang cungứng cho đối tác nước ngoài nhưng cũng cần lưu ý các quy định về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật thương mại (Hiệp định TBT). Điều quan trọng là cần thiết lập các chế độ cấp chứng chỉ và giám sát cho phù hợp.

4.2.4. Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường

Các doanh nghiệp trong ngành cần ưu tiên phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, thông qua các sản phẩm đang có thế mạnh như kẹo dừa, sữa dừa; những sản phẩm tiềm năng như kem dừa, mật hoa dừa, VCO– đây vừa là cơ hội phát triển thị phần vì mức tiêu thụ dừa của Việt Nam còn khá thấp, đồng thời cũng vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần tập trung vào thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU– vì điều này đồng nghĩa với giá bán cao hơn, mặt khác giúp doanh nghiệp luôn có động lực đổi mới, nâng cao vị thế của mình. Việc này thực sự không khó bởi vì thực tế các sản phẩm dừa của Bến Tre đã xâm nhập thị trường này, nhưng qua hình thức gia công cho các công ty khác.

Tỉnh Bến Tre cũng cần tăng cường các hoạt động quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhất là giới thiệu hình ảnh dừa Bến Tre trên các phương tiện truyền thông trong nước, nước ngoài thông qua các Hội chợ triển lãm, du lịch, nhất là gắn kết với các hoạt động của Cộng đồng dừa APCC.

Hiệp hội Dừa tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong liên kết các tác nhân trong cụm ngành từ khâu trồng trọt đến sản xuất, phân phối, kể cả các ngành nghề có liên quan bằng cách tuyên truyền hình ảnh của hội, tăng cường kết nạp hội viên ở khắp các giai đoạn trong chuỗi giá trị, tránh trở thành Hiệp hội của các doanh nghiệp chế biến. Điều này giúp cân bằng lợi ích giữa các tác nhân, đồng thời dễ dàng xây dựng hình ảnh trong quảng bá, tiếp thị thương hiệu dừa Bến Tre ra thị trường thế giới.

4.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các ngành hỗ trợ và có liên quan

Các doanh nghiệp dừa cần tiếp tục –đặt hàng– các cơ quan khoa học công nghệ giải quyết những vấn đề mà ngành đang gặp phải thông qua các hình thức như: Đề xuất đề tài với Sở KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh–

Về lâu dài, tỉnh cần đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực cho ngành dừa nhằm tạo điều kiện vươn tới những sản phẩm có giá trị cao trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, các sản phẩm sinh học thân thiện môi trường - những hướng tất yếu trong tương lai. Hướngđề xuất là tiếp tục nâng cấp Trung tâm dừa Đồng Gò thành cơ sở nghiên cứu ở giai

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w