Các điều kiện yếu tố nhu cầu

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 29 - 34)

Chuỗi giá trị dừa Bến Tre được khái quát thành bốn dòng sản phẩm chủ yếu, đó là dòng sản phẩm từ vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa. Trong đó dừa trái khô, chỉ xơ dừa và cơm dừa sấy được xuất khẩu chiếm ưu thế về kim ngạch (Hình 3.4), hiện nay,cơm dừa nạo sấy và sữa dừa đang chiếm ưu thế về giá trị.

Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ dừa của Bến Tre Triệu USD 80.0 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 - Kẹo dừa Cơm dừa nạo sấy Than thiêu kết Chỉ xơ dừa Dừa khô

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

Thị trường dầu dừa (Coconut Oil – CNO): có giá trị gia tăng không cao và đang bị sức ép

ngày càng gia tăng từ sản phẩm thay thế là dầu cọ. Theo PI (2008) năng suất dầu dừa khoảng 2.000 lít/ha, cạnh tranh kém so với dầu cọ là 6.000 lít/ha. Tại Bến Tre, dầu dừa hiện chỉ được sản xuất từ vỏ nâu cơm dừa (là phụ phẩm trong quy trình chế biến cơm dừa sấy, sữa dừa), dừa phẩm chất thấp12; Hiện nay, có một số ngách thị trường như dầu dừa tinh khiết (VCO), dầu hữu cơ, glycerine... dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng hiện tại sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn.

Thị trường cơm dừa nạo sấy (Desiccated Coconut – DC): theo PI (2008) có đến 60-80%

lượng DC được sử dụng chế biến bánh kẹo hàng ngày trên thế giới và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu này, nhóm các nước Hồi giáo cũng tiêu thụ một lượng lớn 13. Năm 2010, Philippines xuất khẩu hơn 114 nghìn tấn, tiếp theo là Indonesia với 37,5 nghìn tấn và Sri Lanka 28,4 nghìn tấn (APCC, 2011). Mặc dù Việt Nam mới gia nhập vào thị trường sản phẩm này năm 2001 nhưng chỉ với 1% diện tích đã đóng góp hơn 29 nghìn tấn (Sở CT Bến Tre, 2012) cho thị trường thế giới và bắt đầu tạo được sự chú ý khi chiếm được thị trường của Sri Lanka ở Trung Đông và đang dần chinh phục những thị trường khó tính khác. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong số các sản phẩm từ dừa tại

12 Theo BC của Sở Công Thương Bến Tre, sản lượng dầu dừa của Bến Tre giảm hẳn trong những năm gần đây để tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Năm 2007 là 1.411 tấn, đến năm 2010 giảm chỉ còn 750 tấn.

13 Do đặc điểm tôn giáo, người theo đạo Hồi không sử dụng chất béo từ một số động vật (như mỡ heo) nên buộc phải sử dụng chất béo khác để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, trong đó dừa là sản phẩm được chọn trước tiên.

Hộp 3.3. Mặt nạ Collagen, sản phẩm sáng tạo của Bến Tre

Xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2011, sản phẩm mặt nạ dừa dùng để săn sóc da được đón nhận rất nồng nhiệt từ nữ giới và hứa hẹn sẽ được tiêu thụ mạnh trong tương lai. Đây là kết quả của quá trình gần 10 năm nghiên cứu của Hợp tác xã Cửu Long (Tp Bến Tre) nhằm nâng cao hơn nữa giá trị các sản phẩm từ dừa. Theo đánh giá của đại diện Hợp tác xã, sản phẩm mặt nạ dừa đã được nghiên cứu dạng thô ở Hàn Quốc và Đài Loan nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi, do đó có thể nói, đây là sản phẩm thương mại đầu tiên về mặt nạ dừa của thế giới.

Từ khi sản xuất thành công sản phẩm này thì nước dừa không còn là sản phẩm phụ từ dừa mà giá trị của nó có thể ngang bằng hoặc cao hơn các sản phẩm từ cơm dừa (cao hơn xấp xỉ 5 lần so với thạch dừa tinh chế dùng cho giải khát) Hiện tại HTX này đang chuẩn bị ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm mặt nạ dừa sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn bà Trương Thị Thanh Thu, Chủ nhiệm HTX

Bến Tre (Hình 3.4). Trong khi đó, Indonesia và Sri Lanka vẫn còn sản xuất một lượng lớn các mặt hàng truyền thống có giá trị thấp (dầu dừa, cùi dừa khô).

Đối thủ chính của ngành cơm dừa Việt Nam là Sri Lanka, nhưng hiện tại, nước này đang phải cạnh tranh nguyên liệu gay gắt với ngành sản xuất dầu dừa – một ngành truyền thống, phục vụ nhu cầu lớn trong thị trường nội địa. Mặt khác, chính sách bảo hộ về thuế nhập khẩu dầu dừa hiện tại làm cho giá dừa nguyên liệu tăng cao cũng là những trở ngại đang gặp phải của quốc gia này.

Thị trường sữa dừa: có giá trị kinh tế rất cao, là hướng phát triển của ngành dừa trong tương lai. Tuy mới tiếp cận sản phẩm

sữa dừa gần đây nhưng Bến Tre đã sản xuất được hơn 21.300 tấn trong năm 2011 (Sở CT Bến Tre, 2012) và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn khi có thêm một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện thiết bị để sản xuất sản phẩm này. Có rất ít số liệu về sữa dừa nhưng theo PI (2009) ước tính lượng sữa dừa thế giới vào khoảng 150.000 đến 250.000 tấn/năm và Thái Lan là quốc gia sản xuất lớn nhất các sản phẩm này với khoảng 20-40% thị phần.

Các sản phẩm từ nước dừa: theo số liệu điều tra của TS. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), thị trường xuất khẩu chiếm 90% lượng thạch dừa thô trên địa bàn Bến Tre, 10% còn lại được tinh chế và tiêu thụ trong thị trường nước giải khát nội địa. Theo đánh giá, nước dừa rất có tiềm năng để chế biến thành các sản phẩm giá trị

cao như: mặt nạ dừa (xem Hộp 3.3), nước dừa đóng lon và thạch dừa giải khát, thạch dừa chế biến thành thực phẩm cho người ăn chay (thị trường tiêu thụ rất lớn tại các nước Á Đông).

Hiện tại Philippines, Indonesia chỉ tận dụng một phần các phụ phẩm này phục vụ thị trường nội địa. Các số liệu xuất khẩu cho thấy còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng. Riêng Thái Lan là quốc gia tận dụng khá thành công nguồn phụ phẩm này với sản phẩm nước dừa già đóng lon mang lại giá trị kinh tế cao. Tỉnh Bến Tre cũng đang xây dựng một nhà máy nước dừa đóng lon và dự kiến hoàn tất trong năm 2012.

Sản phẩm từ vỏ quả dừa: ban đầu được xem là phụ phẩm của quá trình chế biến dừa nhưng hiện nay, các sản phẩm này chiếm vị trí rất quan trọng, thậm chí chưa tìm ra được sản phẩm thay thế. Có 2 phân đoạn chính là xơ dừa và mụn dừa, đây là hai thị trường độc lập, song mụn dừa là sản phẩm được sinh ra từ việc lấy chỉ xơ dừa. Nếu được tận dụng hết, các sản phẩm từ vỏ dừa có thể tạo ra giá trị rất cao, thậm chí cao hơn sản phẩm DC hiện nay Xơ dừa được sử dụng để chế tạo thảm dây thừng, xơ tráng cao su, lưới xơ dừa để chống xói mòn (nhu cầu lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc..) xơ dừa có thể thay thế sợi đay để dệt bao bì, túi đựng thực phẩm sinh thái–Hiện nay, xơ dừa còn được chế tạo thành vải địa kỹ thuật (geo textile) dùng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, gia cố nền móng với giá trị kinh tế rất cao. Các sản phẩm này có thị trường rất lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản. Mụn dừa (coco dust) được dùng ngày càng rộng rãi trong nông nghiệp sạch (chất nền, chất điều hòa) trải nền chuồng cho gia súc (ở Nhật Bản, Hàn Quốc)14.

Ấn Độ hiện là quốc gia sản xuất xơ dừa lớn nhất thế giới nhưng có đến 80% phục vụ nhu cầu nội địa. Và Việt Nam, quốc gia có diện tích dừa chi xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới nhưng là quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ 3 về sản phẩm này (Phụ lục 3.5). Trong khi đó, Indonesia, Philippines phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường vì chỉ chế biến khoảng 20% sản lượng vỏ hiện có. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xuất khẩu hệ thống máy sản xuất chỉ xơ dừa năng suất cao sang thị trường Indonesia15.

Các sản phẩm từ gáo dừa: được dùng để làm ra các sản phẩm có giá trị cao như than hoạt

tính, chất khử mùi. Theo APCC (2012), Philippines chỉ xuất khẩu được 29,5 nghìn tấn than hoạt tính, Sri Lanka là 28,7 nghìn tấn và Indonesia 24,7 nghìn tấn trong năm 2010. Ấn Độ 14 Thông tin một phần từ các tài liệu nghiên cứu trước và phần lớn từ phỏng vấn ông Chang Je Hyuk GĐ

công ty Covina, doanh nghiệp FDI từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất thành công các sản phẩm từ vỏ dừa tại Bến Tre.

sử dụng chủ yếu gáo dừa cho nhiên liệu đốt, và một phần cho thị trường rộng lớn tại nội địa, lượng than xuất khẩu chỉ từ 1-7 nghìn tấn/năm (Ministry of Agriculture India, 2008, tr. 111)

Ước tính có trên 95% lượng gáo dừa tại Bến Tre được sử dụng để chế biến ra 16 nghìn tấn than thô và khoảng 8 nghìn tấn than hoạt tính16 trong năm 2010. Tại đây, ngoài 2 công ty đang sản xuất ổn định 17 thì một doanh nghiệp FDI cũng trong giai đoạn xây dựng dự báo sẽ tiêu thụ phần lớn than thô đang phải xuất khẩu sang Trung Quốc (với giá trị thấp hơn gấp 4 lần) như hiện nay. Theo đánh giá của PI (2009), nhu cầu sử dụng than hoạt tính trên thế giới còn rất lớn với khoảng 660.000 tấn (dùng lọc nước, lọc khí, dược phẩm..) trong đó sản lượng than từ gáo dừa đáp ứng được khoảng 130.000 tấn. Ngoài ra, các sản phẩm giá trị cao như bột gáo dừa trong xây dựng, keo gáo dừa trong công nghiệp sẽ là những hướng phát triển cao hơn trong tương lai.

Hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa: được xem là một trong những thế mạnh của tỉnh khi thu

được hàng trăm nghìn USD từ xuất khẩu các sản phẩm này hàng năm. Hàng thủ công mỹ nghệ vừa giúp tiêu thụ các sản phẩm phụ phẩm như lá, hoa, gỗ của dừa, vừa giải quyết lao động nông nhàn ở nông thôn. Đặc biệt, nghề đan giỏ cọng dừa được xem là độc đáo và chỉ có ở Việt Nam, các quốc gia khác chưa có sản phẩm này18.

Kẹo dừa: là sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Bến Tre và được biết đến hơn bất kỳ sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm dừa nào khác. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu kẹo dừa lớn nhất và ước tính chiếm hơn 50% sản lượng của Bến Tre (xấp xỉ 06 nghìn tấn). Kẹo dừa ngày nay được phát triển thành nhiều dòng sản phẩm để phù hợp với những thị hiếu khác nhau, nhất là khách hàng khó tính như ở châu Âu, Hoa Kỳ.

Dừa trái: ngoài Philippines cấm xuất khẩu dừa trái thì Indonesia và Thái Lan đã cungứng

cho thị trường Trung Quốc hàng trăm triệu trái/năm với mức thuế suất 5% (Vinay Chand Associated, 2012). Riêng tại Bến Tre trước đây việc xuất khẩu dừa trái hoàn toàn được miễn thuế, chỉ sau tháng 5 năm 2011, mức thuế 3% mới được áp dụng. Theo Sở CT Bến

16 Tác giả ước tính dựa trên số liệu của Sở Công Thương, Niên giám Thống kê tỉnh Bến Tre và của Trần Tiến Khai và cộng sự (2011).

17 Ngoài Bến Tre, còn có công ty Trà Bắc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng sản xuất than hoạt tính với quy mô 4.000 tấn/năm.

Tre (2012), cả năm 2011 tỉnh đã xuất khẩu được 90 triệu trái, chiếm 22% lượng dừa công nghiệp của cả tỉnh.

Đánh giá chung: các quốc gia có diện tích dừa lớn có lợi thế kinh tế theo quy mô, chi phí sản xuất nguyên liệu thấp dẫn đến lợi thế trên giá thành sản phẩm. Những quốc gia này có thế mạnh trong các sản phẩm truyền thống như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, khô dầu dừa và được một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh giúp khuyến khích đầu tư, tái đầu tư và tạo ra cơ hội lớn để vươn thành những doanh nghiệp tầm cỡ, –nó khuyến khích liên tục nâng cấp sản phẩm qua thời gian và khả năng cạnh tranh– (Porter 2008, tr. 177).

Đối với các quốc gia có diện tích dừa nhỏ thì chi phí nguyên liệu đầu vào cao, khó cạnh tranh trong các sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên điều này lại giúp các nước nhanh chóng nâng cấp và đổi mới để thích nghi, nhất là áp lực sáng tạo để tồn tại. Trường hợp Sri Lanka và Việt Nam là những điển hình của việc khai thác toàn diện các sản phẩm từ dừa, đóng góp một tỷ phần không nhỏ cho thị trường thế giới và thu được giá trị kinh tế cao hơn hẳn các quốc gia khác (Phụ lục 3.6). Mặc dù vậy, quy mô thị trường tiêu thụ nội địa còn thấp, tỷ lệ tiêu dùng bình quân đầu người/kg dừa rất nhỏ tại Việt Nam (Phụ lục 3.7) đã dẫn đến –khả năng dự báo về nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm tương lai thấp, không tạo được khả năng về sự thay đổi cơ sở vật chất, công nghệ– (Porter 2008, tr. 182). Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của Việt Nam là các nước Trung Đông, Trung Quốc. Các khách hàng này thường dễ tính, mức độ đòi hỏi sự khắt khe của sản phẩm không cao, cạnh tranh chủ yếu về giá chứ không phải về chất lượng; các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là chế biến thô, chưa có hàm lượng công nghệ cao, điều này đã không tạo động lực thúc đẩy thị trường trong nước phát triển.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 29 - 34)