Các doanh nghiệp dừa cần tiếp tục đặt hàng các cơ quan khoa học công nghệ giải quyết những vấn đề mà ngành đang gặp phải thông qua các hình thức như: Đề xuất đề tài với Sở KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh
Về lâu dài, tỉnh cần đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực cho ngành dừa nhằm tạo điều kiện vươn tới những sản phẩm có giá trị cao trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, các sản phẩm sinh học thân thiện môi trường - những hướng tất yếu trong tương lai. Hướngđề xuất là tiếp tục nâng cấp Trung tâm dừa Đồng Gò thành cơ sở nghiên cứu ở giai
đoạn trước thu hoạch, trường Đại học Bến Tre 23 sẽ là nơi nghiên cứu công đoạn sau thu hoạch, chế biến và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Hàng hải sẽ được định hướng nghiên cứu phát triển thị trường.
Tỉnh Bến Tre cần xây dựng một môi trường khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sản phẩm, thị trường, tạo tiền đề trở thành một trung tâm thương mại dừa đầu mối của Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tiếp tục duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động mua dừa, cần cố gắng tránh để một hay hai doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thu mua nguyên liệu, dẫn đến những méo mó thị trường, điều này kiềm chế sản xuất và năng suất, gây tác dụng xấu trong lâu dài, đó là vấn đề Philippines đã gặp phải trước đây.
Nhà nước cũng cần tạo chính sách cởi mở hơn trong việc tiếp nhận các nguồn viện trợ nghiên cứu, tiếp tục phát huy những ưu thế đã sử dụng như đối với các tổ chức tài trợ trước đây; thu hút nguồn lực cho quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ của tỉnh để ươm mầm các doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, tỉnh cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Quỹ phát triển dừa từ việc xin Bộ Tài chính điều tiết mức 3% của thuế xuất khẩu dừa trái (trung bình khoảng 15-20 tỷ đồng/năm) để đầu tư cho các nghiên cứu về cây dừa, hỗ trợ các tác nhân trong cụm ngành dừa.
23 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Hàng hải đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ tuyển sinh vào năm 2013 và Đề án Nâng cấp trường Cao đẳng Bến Tre thành trường Đại học Bến Tre cũng đã được Thủ tướng chấp thuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2011), "Đồng bằng sông Cửu Long Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về cơ chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2011. Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau 2011.
2. Vũ Thành Tự Anh (2011), Định nghĩa năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh, Phát triển vùng và địa phương. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
3. Vũ Thành Tự Anh (2011), Bến Tre từ môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh tranh, Hội thảo về hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre
UBND tỉnh Bến Tre.
4. Vũ Thành Tự Anh (2011), Thông tin số liệu tổng quan kinh tế xã hội, Hội thảo về hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre UBND tỉnh Bến Tre. 5. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, BQL
dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre và ĐH. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.
6. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), Bộ số liệu điều tra, Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, BQL dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn Bến Tre và ĐH. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.
7. Trương Minh Nhựt (2010), Sử dụng công cụ hỗ trợ về tài chính của nhà nước nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, Luận văn thạc sĩ Quản lý KH&CN, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2012 tại địa chỉ
http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=22 (VCCI, 2012). 9. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 10. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
11. Porter, Michael E. và Ketels, Christian H.M. (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Lee Kuan Yew School of public policy, National University of Singapore.
12. Porter, Michael E., Hải Đăng dịch, Vũ Thành Tự Anh h.đ. (2011), Chương 6: Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia; Chương 7: Các cụm ngành và sự cạnh tranh, Về cạnh tranh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
13. Sở CT Bến Tre (2012), Báo cáo Tình hình giá dừa từ năm 2009 đến tháng 02/2012 và nguyên nhân giá dừa giảm trong những năm gần đây, Hội nghị Họp bàn giải pháp ổn định giá dừa, UBND tỉnh Bến Tre.
14.Sở Nông NN&PTNT Bến Tre (2009), Ước tính chi phí, lợi ích của việc canh tác cây dừa so với một số cây trồng khác.
15.Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh (2010), Đánh giá trình độ công nghệ Một số ngành chế biến tỉnh Bến Tre.
16. Phương Thảo (2012), Bến Tre sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, Đài truyền hình Việt Nam, truy cập ngày 17/2/2012 tại địa chỉ http://vtv.vn/Article/Get/Ben-Tre-sau-10-
nam-thuc-hien-xay-dung-nong-thon-moi-43c3ea37e8.html.
17. Cẩm Trúc (2011), Để xuất khẩu dừa tiến xa hơn, Trang thông tin kinh tế xã hội UBND tỉnh Bến Tre, truy cập ngày 06/11/2011 tại địa chỉ
http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=11003&Ite mid=36.
18. Nguyễn Thị Lệ Thủy (2012), Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa. UBND tỉnh Bến Tre.
19. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2010, NXB Thống kê, 2011
20. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre (2012), Thông tin hướng dẫn đầu tư.
21. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng (CECODES), Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) (2010), Bản báo cáo Đo lường chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).
22. UBND tỉnh Bến Tre (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
23. UBND tỉnh Bến Tre (2008), Quyết định 904/QĐ-UBND về việc Công bố danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
24. UBND tỉnh Bến Tre (2004), Quyết định 1573/2004/QĐ-UB về việc Quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành chế biến dừa trên địa bàn tỉnh.
TIẾNG ANH
25. Asian Pacific Coconut Community (2011) Market Analysis of Desiccated Coconut,
The Cocommunity - Monthly Newsletter of the Asia and Pacific Coconut Community. Vol XLI No. 1
26. Asian Pacific Coconut Community (2011) Market Analysis of Activated Carbon, The Cocommunity - Monthly Newsletter of the Asia and Pacific Coconut Community. Vol XLII No. 3
27. Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR 2005), Coconut revival: new possibilities for the tree of life. Proceedings of the International Coconut Forum held in Cairns, Australia;
28.Bamunurachchi, Arthur. and Ranweera, K.K.D.S. (2007), Coconut Products in Health and Nutrion, Coconut for rural welfare.
29. Batalon, Juanito T. and Flayon, Patricio S. (2008) Status and Direction of the Coconut Research and Development in the Philippines, S&T Agenda Towards Coconut Industry Revitalization.
30. Deparment of Agriculture and Cooperation Directorate of Marketing and Inspection (2008), Production and Marketing of Coconut in India, Ministry of Agriculture.
31. Faylon, Patricio S. and Batalon, Juanito T. (2009), Status and Direction of the Coconut Research and Development in the Philippines, S&T Agenda Towards Coconut Industry Revitalization, Makati City.
32. Longxiang, Tang (2003), Poverty Reduction in Coconut Growing Communities in China, Powerty Reduction in coconut growing communities, Vol 1, International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI).
33. Prosperity Initiative, Center for Agricultural Policy (2008), Small scale review of coconut. (PI 2008).
34. Prosperity Initiative (2009). Coconuts in the Mekong Delta. An Assessment of Competitiveness and Industry Potential. (PI 2009)
35. Vinay Chand Associated (2012), Coconut Fibre Coir, Vinay Chand Associated, truy cập ngày 27/02/2012 tại địa chỉ:
http://www.ruraldevelopment.info/Pages/Coir.aspx
36. Vinay Chand Associated (2012), Coconut, Vinay Chand Associated, truy cập ngày 27/02/2012 tại địa chỉ http://www.ruraldevelopment.info/Pages/Coconuts.aspx
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Bảng chiết tính chi phí/lợi ích một số cây trồng phổ biến tại Bến Tre
Lợi nhuận trung bình mỗi loại cây trồng trên 1 ha /năm theo tập quán nông dân .
(Đơn vị: ngàn đồng)
TT Các loại cây Giá trị
sản xuất
Chi phí Thực thu / năm
Lợi nhuận trung bình hàng năm
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
01 Dừa trồng chuyên 19.680 3.850 15.830 15.830
02 Dừa xen chanh 22.630 5.000 17.630 17.630
03 Dừa xen ca cao 45.000 10.000 35.000 35.000
04 Ch uyên bưởi 36.000 11.800 24.200 14.520 05 Cam, quýt 40.000 20.900 19.100 7.640 06 Nhãn 18.000 7.600 10.400 10.400 07 Xoài 40.000 7.550 32.450 19.470 08 Mía 16.250 11.025 5.225 3.658 09 Lúa 9.000 4.945 4.055 4.055 10 Bình quân các loại rau màu 21.280 6.545 14.735 14.735
- Số liệu trên chưa tính sự rủi ro thường gây thiệt hại trong chu kỳ của từng loại cây như: giá cả thấp, sâu bệnh hại, phẩm chất trái kém, dẩn đến thay đổi trồng cây mới; trong thời gian trồng cây mới cây con không cho sản phẩm phải được tính vào sự ảnh hưởng thiệt hại như:
+ Cây dừa, ca cao, nhãn, lúa, rau màu ít bị tác động rủi ro nên lợi nhuận hàng năm có thể đạt gần như 100%.
+ Cây chanh trồng xen trong vườn dừa bị ảnh hưởng sâu, bệnh, giá thấp 10% trong chu kỳ khai thác; trồng chuyên canh ảnh hưởng 40%.
+ Cây cam quýt bị ảnh hưởng sâu, bệnh 60% trong chu kỳ khai thác
+ Cây bưởi bị ảnh hưởng sâu, bệnh không cho trái 30 % trong chu kỳ khai thác.
+ Cây mía bị ảnh hưởng giá thấp 50% trong chu kỳ 10 năm.
* Lợi nhuận trung bình hàng năm (6) = thực thu trên năm (5) x (100 -% Rủi ro)
Mức độ an toàn một số loại cây trồng và hiệu quả kinh tế so 1 ha dừa:
(Đơn vị: triệu đồng )
TT Lo ại cây Mức độ rủi ro gây thiệt hại kinh tế. (tương đối) Mức độ an toàn kinh tế (tương đối) So cây khác với trồng dừa chuyên canh Đánh giá tỷ lệ % so mức an toàn của dừa trồng chuyên
01 D ừa tr ồng chuyên0% 100% 15,830 / 15,830 100,00
02 D ừa xen chanh 10% 90% 17,630 / 15,830 100,23
03 D ừa xen ca cao 0% 100% 35,000 / 15,830 221.09
04 Ch uyên bưởi 30% 70% 14,520 / 15,830 91,72 05 Cam quýt 60% 40% 7,640 / 15,830 48,26 06 Nhãn 0% 100% 10,400 / 15,830 65,69 07 Xoài 30% 70% 19,470 / 15,830 122,99 08 Mía 50% 50% 3,658 / 15,830 23,10 09 Lúa 0% 100% 4,055 / 15,830 25,61
Kết luận: So các cây khác trong vùng dự án, hiệu quả cây dừa xếp theo thứ tự:
- Dừa xen ca cao đứng hàng thứ 1
- Cây xoài chuyên canh đứng hàng thứ 2.
- Dừa xen chanh đứng hàng thứ 3. - Dừa trồng chuyên đứng hàng thứ 4.
- Bưởi chuyên canh đứng hàng thứ 5. - Nhãn đứng hàng thứ 6
- Cam quýt đứng hàng thứ 7. - Lúa đứng hàng thứ 8. - Mía đứng hàng thứ 9.
Phụ lục 1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc
Theo số liệu của APCC năm 2009, chỉ với hơn 28 nghìn ha diện tích dừa (xấp xỉ ½ diện tích trồng dừa của Bến Tre) tập trung chủ yếu ở đảo Hải Nam, Trung Quốc lại có thị trường tiêu thụ nội địa với hơn 1 tỷ dân nên nhu cầu nhập khẩu dừa và các sản phẩm dừa từ các nước nhiệt đới là vô cùng lớn. Ngoài Indonesia và Thái Lan, Bến Tre là địa phương chủ yếu được các thương nhân Trung Quốc chọn làm nơi nhập khẩu nguyên liệu dừa bởi các nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và các nghiên cứu của PI cho rằng dừa Bến Tre có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (Phụ lục 3.2) và đứng đầu trên thế giới. Ngoài ra, dừa tại đây còn có mùi thơm đặc trưng mà các nơi khác không có 24 vì vậy, khi chế biến các sản phẩm dừa từ nguồn nguyên liệu này sẽ dễ dàng đạt các tiêu chuẩn quy định và khách hàng ưa chuộng hơn.
Thứ hai, Bến Tre có nguồn nguyên liệu dồi dào, có cơ sở hạ tầng về dừa như việc thu hái, lột vỏ, thương lái vệ tinh đạt đến mức nhất định, giúp dễ dàng trong mua bán, đồng thời khi thu mua dừa trái tại đây, các thương nhân cũng đồng thời nhập khẩu các mặt hàng chủ lực khác như xơ dừa, thạch dừa, kẹo dừa, than gáo dừa về nước (nếu đến địa phương khác thì không có).
Thứ ba, Việt Nam không thu thuế xuất khẩu dừa trái nguyên liệu, (và mới đây chỉ áp mức 3%), trong khi các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan đều đánh mức 5% trở lên, Philippines cấm xuất khẩu dừa thôdo vậy Việt Nam (Bến Tre) là lựa chọn tốt nhất. Thứ tư, đảo Hải Nam là thủ phủ sản xuất dừa của Trung Quốc, từ đây nếu đi đến các nước (Indonesia, Thái Lan, Việt Nam) thì Bến Tre là địa điểm gần nhất, giúp giảm chi phí vận chuyển so với các nước.
Về NLCT, theo thông tin từ Internet25, Trung Quốc đang nhập khẩu lượng dừa nguyên liệu từ Việt Nam và Thái Lan để sản xuất ra các sản phẩm giá trị gia tăng rất cao như than hoạt 24 Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp chế biến dừa lớn tại Bến Tre như Thành Vinh, Betrimex cho rằng dừa Bình Định hay Indonesia đều có phẩm chất thấp hơn và không có mùi thơm đặc trưng.
25http://ruraldevelopment.info/coconuts.aspx
http://www.alibaba.com/showroom/coconut-milk-in-china.html http://www.chinatopsupplier.com/buy-dessicated_coconut/
http://www.indexmundi.com/agriculture/?country=cn&commodity=coconut-oil&graph=domestic- consumption
tính, Coconut Monoethanol Amide (dùng trong công nghiệp hóa chất và mỹ phẩm), các sản phẩm săn sóc da như Coconut Lime Deep Cleansing Hand Soap, các viên thuốc, thực phẩm chức năng (Coconut Oil Softgel) đồng thời, nước này cũng sản xuất hàng loạt các máy móc thiết bị cho ngành dừa như máy trích ly sữa, máy ép dầu, nghiền với giá rẻ để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Mặt bằng lãi suất thấp cũng là lợi thế giúp Trung Quốc có NLCT cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh thu mua nguyên liệu.
Một điểm đáng lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng vấn đề bí mật công nghệ. Trong quá trình khảo sát, tác giả được chứng kiến các chủ doanh nghiệp là người Việt đang hướng dẫn tận tình cho các thương nhân Trung Quốc về quy trình kỹ thuật, cách thao tác máy móc và trên thực tế, các quy trình sản xuất của Trung Quốc hiện nay đa phần được cải tiến từ Việt Nam. Cộng với trình độ ứng dụng công nghệ sẵn có, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo nên một NLCT rất tốt.
Tác động tích cực: Thương nhân Trung Quốc tham gia vào quá trình thu mua dừa trái đã đẩy mức độ cạnh tranh lên cao, người nông dân trồng dừa được hưởng lợi. Điều này cũng tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp Bến Tre phải có chiến lược phát triển vững vàng, phải tăng cường hoạt động ĐMCN, nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp cần có bài toán liên kết để giữ vững vùng nguyên liệu một cách ổn định, đây chính là điều kiện sống còn của doanh nghiệp.
Tác động tiêu cực: Trước mắt, các doanh nghiệp chế biến dừa gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng chục nghìn lao động mà còn gia tăng nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp do tiềm lực tài chính yếu. Về lâu dài, năng lực cạnh tranh của tỉnh Bến Tre sẽ giảm, khó có thể thu hút đầu tư vì tạo ra môi trường đầu tư rủi ro và không hấp dẫn vì bài học vừa diễn ra trước mắt.
Một khi các doanh nghiệp trong nước phá sản, tình trạng độc quyền mua của thương nhân