Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 47)

Các doanh nghiệp trong ngành cần ưu tiên phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, thông qua các sản phẩm đang có thế mạnh như kẹo dừa, sữa dừa; những sản phẩm tiềm năng như kem dừa, mật hoa dừa, VCO– đây vừa là cơ hội phát triển thị phần vì mức tiêu thụ dừa của Việt Nam còn khá thấp, đồng thời cũng vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần tập trung vào thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU– vì điều này đồng nghĩa với giá bán cao hơn, mặt khác giúp doanh nghiệp luôn có động lực đổi mới, nâng cao vị thế của mình. Việc này thực sự không khó bởi vì thực tế các sản phẩm dừa của Bến Tre đã xâm nhập thị trường này, nhưng qua hình thức gia công cho các công ty khác.

Tỉnh Bến Tre cũng cần tăng cường các hoạt động quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhất là giới thiệu hình ảnh dừa Bến Tre trên các phương tiện truyền thông trong nước, nước ngoài thông qua các Hội chợ triển lãm, du lịch, nhất là gắn kết với các hoạt động của Cộng đồng dừa APCC.

Hiệp hội Dừa tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong liên kết các tác nhân trong cụm ngành từ khâu trồng trọt đến sản xuất, phân phối, kể cả các ngành nghề có liên quan bằng cách tuyên truyền hình ảnh của hội, tăng cường kết nạp hội viên ở khắp các giai đoạn trong chuỗi giá trị, tránh trở thành Hiệp hội của các doanh nghiệp chế biến. Điều này giúp cân bằng lợi ích giữa các tác nhân, đồng thời dễ dàng xây dựng hình ảnh trong quảng bá, tiếp thị thương hiệu dừa Bến Tre ra thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w