Nước thải của trung tâm chăm sóc SKSS quận 11 bao gồm các loại khác nhau như: Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên của trung tâm; Nước thải sinh hoạt của C
Trang 1MỞ ĐẦU 1
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
II MỤC TIÊU ĐỂ TÀI 1
III PHẠM VI ĐỀ TÀI 1
IV NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1
V PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
VI Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN QUẬN 11 3
1.1 THÔNG TIN CHUNG 3
1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ 3
1.3 CHỨC NĂNG: 4
1.4 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN 4
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC 5
1.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM 5
1.6.1 Môi trường nước 5
1.6.2.Môi trường không khí 6
1.6.3 Chất thải rắn 6
CHƯƠNG 2 7
KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 7
2.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 7
2.1.1 Nguồn và chế độ hình thành nước thải bệnh viện 7
2.1.2 Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện 8
2.1.3 Những đặc điểm hóa lý của nước thải bệnh viện 9
2.1.4 Đặc trưng về vi trùng, vi rút và giun sán của nước thải bệnh viện 10
Trang 22.2.4 Phương pháp sinh học 12
2.3 GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY 15
2.3.1 Một số hệ thống XLNT bệnh viện trong nước 15
2.3.2 Một số hệ thống xử lý nước thải trên Thế giới 19
CHƯƠNG 3 21
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN QUẬN 11 21
3.1 ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN THẢI 21
3.2 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÍCH HỢP 22
CHƯƠNG 4 28
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 28
4.1 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN 28
4.2 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH 28
4.2.1 Song chắn rác 28
4.2.1.1 Nhiệm vụ 28
4.2.1.2 Tính toán 29
4.2.2 Ngăn tiếp nhận nước thải: 31
4.2.2.1 Tính toán kích thước hố gom: 31
4.2.2.2 Tính toán thiết bị trong hố gom: 32
4.2.3 Bể điều hòa 34
Chức năng bể điều hòa: 34
4.2.3.1 Kích thước bể 35
4.2.3.2 Tính toán máy thổi khí 35
4.2.3.3 Tính bơm nước thải sang aerotank: 38
4.2.4 Bể bùn hoạt tính (Aeroten) xáo trộn hoàn toàn 39
4.2.4.1 Các thông số thiết kế: 40
4.2.4.2 Tính hiệu quả xử lý: 41
4.2.4.3 Tính thể tích của bể 42
Trang 34.2.5.1 Diện tích mặt bằng của bể lắng 51
4.2.5.2 Diện tích mặt bằng của bể lắng 51
4.2.5.3 Xác định chiều cao bể: 53
4.2.5.4 Kiểm tra lại thời gian lắng nước 54
4.2.6 Tính toán bể tiếp xúc: 55
4.2.6.1 Khử trùng nước thải bằng Clo: 55
45.2.6.2 Tính toán bể tiếp xúc: 55
4.2.7 Tính toán bể chứa bùn 56
4.2.8 Tính toán bồn lọc áp lực 57
4.2.8.1 Các thông số thiết kế 57
4.2.8.2 Tính toán bể lọc áp lực 58
CHƯƠNG 5 61
DỰ TOÁN KINH TẾ 61
5.1 CHI PHÍ ĐẦU TƯ 61
5.1.1 Tính toán kinh phí xây dựng công trình: 61
5.1.2 Tính toán kinh phí mua sắm thiết bị: 62
5.2 CHI PHÍ VẬN HÀNH 63
5.2.1 Tính toán chi phí sử dụng điện 63
5.2.2 Tính toán chi phí sử dụng hóa chất 64
5.2.3 Tính toán chi phí nhân công 65
5.2.4 Tính toán chi phí sử dụng nước sạch 65
5.3 CHI PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 66
CHƯƠNG 6 67
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 67
6.1 GIAI ĐOẠN THI CÔNG 67
6.1.1 Giải pháp thi công và chỉ tiêu kỹ thuật 67
6.1.2 Công tác chạy thử không tải 68
Trang 46.3.3 Bảo trì 70
6.4 SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 70
6.5 MỘT SỐ SỰ CỐ Ở CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 5Bảng 2.2: Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lý nước thải ( Metcalf & Eddy,1191) 12
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất điển hình của nước thải trung tâm chăm sóc SKSS quận 11 21
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt kết quả tính toán song chắn rác thô 31
Bảng 4.2: Bảng xác định dung tích bể điều hòa 34
Bảng 4.3: Tóm tắt các thông số thiết kế của hố thu gom 36
Bảng 4.4: Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa 37
Bảng 4.5: Thông số thiết kế bể điều hòa 38
Bảng 4.6: Thông số đầu vào và đầu ra bể Aerotank 39
Bảng 4.7: Công suất hòa tan ôxy vào nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn 47
Bảng 4.8: Thông số thiết kế bể Aerotank 51
Bảng 4.9: Thông số thiết kế bể lắng II 54
Bảng 4.10: Thông số thiết kế bồn lọc áp lực 58
Bảng 5.1: Kinh phí xây dựng công trình 59
Bảng 5.2: Kinh phí mua sắm thiết bị 60
Bảng 5.3: Chi phí sử dụng điện 61
Bảng 5.4: Chi phí sử dụng hóa chất 62
Bảng 5.5: Chi phí nhân công 63
Bảng 5.6: Chi phí sử dụng nước sạch 63
Bảng 5.7: Chi phí vận hành trạm xử lý nước thải 64
Trang 6Hình 2.1: Qui trình xử lý nước thải bệnh viện Da Liễu 15Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho bệnh viện Đa khoa Tư nhân Mỹ Phước 16Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT bệnh viện Quận Tân Phú 17 Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM 18 Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Panti Rapih, Yakarta, Indonesia 19Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Santo Borromeus, Bandung,
Indonesia 20Hình 4.1: Sơ đồ lắp đặt song chắn rác 31
Trang 7BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand)
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CTR : Chất thải rắn
DO : Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
MLSS : Hỗn hợp chất rắn lơ lửng và chất lỏng trong bể sục khí (Mixed Liquor
Suspended Solids)
NMXLNT : Nhà máy xử lý nước thải
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
Trang 8MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ của nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ Dân số ngày càng đông, kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đáp ứng mức sống cao của người dân, các dịch vụ y
tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều Dân số tăng đồng nghĩa với việc môi trường sống của người dân thành thị giảm dần
Hiện nay, hàng trăm bệnh viện lớn nhỏ và các trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng được hình thành Đi đôi với nó là những mầm bệnh nguy hại do người bệnh sản sinh ra trong quá trình sinh hoạt
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người Vì vậy việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý hiệu quả nước thải bệnh viện đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà làm môi trường trong và ngoài nước quan tâm
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm sức khỏe sinh sản quận 11, công suất 30m 3 /ngàyđêm” Mục tiêu
của đề tài là xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế bằng các phương pháp thích hợp cho trung tâm sức khỏe sinh sản quận 11, trước khi thải ra môi trường Đảm bảo cho một cuộc sống trong sạch với cả cảnh quan và sức khỏe người dân
II MỤC TIÊU ĐỂ TÀI
- Điều tra khảo sát hiện trạng nước thải của trung tâm chăm sóc SKSS quận 11, nhận định rõ những tác hại do quá trình xả thải ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng
- Tìm ra giải pháp xử lý nước thải, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý
ô nhiễm môi trường nước
- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải và lập bản vẽ cho dây chuyền công nghệ XLNT
III PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài giới hạn trong việc tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản quận 11
IV NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu về tổng quan, đặc điểm của nước thải bệnh viện, phòng khám và các phương pháp xử lý trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Trang 9- Xác định đặc tính của nước thải của trung tâm: lưu lượng, thành phần, tính chất
- Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành cũng như khắc phục
sự cố nếu có của trạm xử lý nước thải
- Thể hiện hệ thống xử lý nước thải trên các bản vẽ kỹ thuật
V PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập, thống kê số liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến nước thải bệnh viện và phòng khám cũng như các phương pháp xử lý Áp dụng các phương pháp phân tích để xử lý các số liệu thu thập được
Phương so sánh: So sánh giữa các bệnh viện, phòng khám về phương pháp xử lý nước thải, ưu nhược điểm của các quy trình xử lý cũng như tác động đến môi trường xung quanh So sánh ưu khuyết điểm của các quy trình công nghệ đề xuất
để lựa chọn công nghệ xử lý hiệu quả nhất
Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên những thông tin, số liệu và kết quả có được từ các phương pháp trên, tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp một cách khoa học để hoàn thành tốt bài luận văn Ngoài ra cần tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn, bạn bè hoặc các anh chị có kinh nghiệm trong ngành
Phương pháp tính toán: Tính toán các các công trình đơn vị dựa theo các tiêu
chuẩn, quy chuẩn
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để thực hiện bản vẽ các công trình thiết kế
VI Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của phòng khám gây ra.Giúp nâng cao ý thức về môi trường cho cán bộ công nhân viên của trung tâm
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH
SẢN QUẬN 11
1.1 THÔNG TIN CHUNG
Hình 1.1: Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 957 đường 3/2, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
Trang 111.3 CHỨC NĂNG:
Trung tâm Chăm sóc SKSS TP HCM có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế
TP HCM về công tác chăm sóc SKSS toàn thành phố; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc SKSS trên địa bàn thành phố
1.4 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1 Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc SKSS trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS của Bộ Y tế và tình hình thực tế của Thành phố trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt
2 Thực hiện các hoạt động sau:
a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về:
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ;
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản người cao tuổi;
- Kế hoạch hóa gia đình;
- Phá thai an toàn;
- Phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục;
- Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học;
- Dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản;
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS đối với các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố;
c) Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn Thanh phố tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc SKSS;
d) Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc SKSS theo kế hoạch của thành phố và Trung ương;
đ) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc SKSS;
e) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS được Giám đốc Sở Y tế phân
Trang 12g) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về chăm sóc SKSS theo quy định của pháp luật và quy định của Giám đốc sở Y tế Thành phố;
h) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;
i) Thực hiện công tác quản lý cán bộ, các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, nhân viên và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật k) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc thường trực chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động quản lý, điều hành tại Trung tâm
Các khoa, phòng: Tổ chức bộ máy tại trung tâm theo QĐ 23/2006/QĐ-BYT gồm
2 phòng 4 khoa như sau:
Phòng Kế hoạch – Tài chính
Phòng Tổ chức – Hành chính
Khoa Chăm sóc Sức khoẻ Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình
Khoa Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em và Phòng chống suy dinh dưỡng
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và Nam học
Khoa Dược – Cận lâm sàng
1.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM
1.6.1 Môi trường nước
Nguồn nước cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng cho trung tâm được cung cấp từ hệ thống cấp nước thành phố
Nước thải của trung tâm chăm sóc SKSS quận 11 bao gồm các loại khác nhau như:
Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên của trung tâm;
Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong trung tâm, của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh;
Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh;
Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bị xử lý khí thải, giải nhiệt
máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không khí )
Trang 131.6.2.Môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động của trung tâm, 2 nguồn chủ yếu có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí là:
Hoạt động của các phương tiện lưu thông trong khuôn viên trung tâm , đa số chỉ vào gởi xe Tuy nhiên lượng xe cộ cho phép lưu thông trong trung tâm có giới hạn nên mức độ gây ô nhiễm không khí cũng không đáng kể
Khí thải từ các hoạt động sinh hoạt khác của con người: các hoạt động sinh hoạt của con người cũng gây ra ô nhiễm môi trường không khí như sản phảm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, khói thuốc do hút thuốc lá
Ngoài ra, việc sử dụng máy phát điện cũng góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn Nhìn chung vấn đề môi trường của trung tâm chủ yếu là quan tâm về nước và
chất thải rắn, đặc biệt là nước thải
Chất thải rắn của bệnh viện chủ yếu là :
Chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh: gồm các loại bệnh phẩm vứt
bỏ sau các ca phẫu thuật, bông băng, chăn màn, dụng cụ y khoa sau khi sử dụng (ống tiêm, ống chuyền, kim tiêm, vỏ ống thuốc thủy tinh, chai lọ đựng thuốc ) Đây được đánh giá là chất có mức ô nhiễm cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh, dễ gây tác động xấu đến môi trường và con người Ngoài ra còn có thể kể đến các loại bao bì y tế
Rác sinh hoạt của CBCNV trung tâm và thân nhân bệnh nhân
Bên cạnh đó còn gồm cả các loại cặn bùn sinh ra do quá trình xử lý nước thải, các tàn tro sinh ra sau mỗi hành trình vận hành lò đốt rác
Trung tâm đã ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị, công ty này có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy
Trang 14CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ 2.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.1.1 Nguồn và chế độ hình thành nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư Tuy nhiên, nước thải bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì các bệnh viện tập trung những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại bệnh với bệnh nguyên học đã biết hoặc đôi khi chưa biết đối với khoa học hiện đại
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường(ô nhiễm khoáng chất và ô nhiễm các chất hữu cơ) còn chứa những tác nhân gây bệnh- những vi sinh trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut Chúng đặc biệt nhiều nếu bệnh viện có khoa truyền nhiễm (lây) Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải của những bệnh viện truyền nhiễm chuyên khoa, các trại điều dưỡng bệnh lao và những cơ sở lây nhiễm khác.[1]
Ô nhiễm trong điều kiện bệnh viện vào hệ thống thoát nước từ những thiết bị vệ sinh như hố xí, nhà tắm, chậu rửa mặt, từ giặt giũ, rửa thực phẩm, bát dĩa, từ việc làm
vệ sinh phòng… khi mà những đối tượng đó tiếp xúc với người bệnh, kể cả từ các phòng đặc biệt khác của bệnh viện
Nước thải bệnh viện có từ nhiều nguồn khác nhau:
Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên của bệnh nhân
Pha chế thuốc, tẩy khuẩn
Lau chùi phòng làm việc
Phòng bệnh nhân
a Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh viện: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, căn tin Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư: có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hoà tan (các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và vi trùng Chất lượng nước thải
Trang 15cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan (DO) vốn rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật tại nguồn tiếp nhận
b Nước thải do các hoạt động khám và điều trị bệnh
Loại nước thải này có thể nói là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh viện: giặt, tẩy quần áo bệnh nhân, khăn lau chăn mền drap cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc Tuỳ theo từng khâu và quá trình cụ thể mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau
c Nước thải từ các công trình phụ trợ
Hoạt động của bệnh viện đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước nhất định để phục
vụ cho các máy móc và thiết bị phụ trợ Tuỳ theo tính chất sử dụng mà mức độ ô nhiễm khác nhau như nước thải giải nhiệt máy phát điện dự phòng có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu nhưng vẫn có thể khống chế nằm dưới mức cho phép thải (<450C)
Nhìn chung nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm Một số khu vực có mức độ nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
Nước thải khu mổ: chứa máu và các bệnh phẩm
Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau
Giá trị BOD, COD, cặn ở khu này vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X – Quang, rửa phim Việc XLNT bị nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kì phân hủy các chất phóng xạ khá lâu) Đây là loại chất thải nguy hại nên cần được thải và xử lý riêng biệt
2.1.2 Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
Trang 16Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự như nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm những chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ quá trình giải phẩu, lọc máu, hút máu,… Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không được xử lý đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh hoạt khu dân
cư là sự lan truyển rất mạnh của các loại vi khuẩn gây bệnh Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện có các khoa truyền nhiễm hay khoa lao, cũng như các khoa lây các bệnh soma Đặc biệt nguy hiểm là nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải Những bệnh truyền nhiễm là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, khuẩn salmonella, lỵ, bệnh do amip, bệnh do Lamblia, bệnh do Brucella, giun sán, viêm gan,… Nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh hoạt bởi những đặc điểm sau: + Lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng chất bẩn tính trên một đầu người Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng thì nước thải bệnh viện đặc hơn, nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều
+ Thành phần nước thải bệnh viện không ổn định, do chế độ làm việc của bệnh viện không đều
+ Nước thải bệnh viện còn chứa những chất bẩn hữu cơ, khoáng đặc biệt và một lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh (chất tẩy rửa, đồng vị phóng xạ,…)
2.1.3 Những đặc điểm hóa lý của nước thải bệnh viện
Trong nước thải bệnh viện có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù: các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình khám và điều trị bệnh Những chất này đã làm giảm hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện
Việc sử dụng các chất hoạt độnh bề mặt đã làm giảm khả năng tạo huyền phù trong bể lắng, đa số các vi khuẩn tích tụ lại trong bọt Những chất tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải, chất tẩy rửa anion làm tăng lượng bùn hoạt tính, chất tẩy rửa cation lại làm giảm đi
Lượng chất bẩn từ một giường bệnh trong ngày lớn hơn so với lượng chất bẩn của một người của khu dân cư thải vào hệ thống thoát nước là do việc hòa vào dòng thải không
Trang 17chỉ chất thải từ người bệnh mà còn là bộ phận phục vụ, chất thải từ quá trình điều trị Nồng độ chất bẩn còn phụ thuộc vào nguồn nước sử dụng từ hệ thống đường ống cấp nước do nhà máy cung cấp hay từ hệ thống khoan giếng cục bộ
2.1.4 Đặc trưng về vi trùng, vi rút và giun sán của nước thải bệnh viện
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh hoạt khu dân
cư là sự lan truyển rất mạnh của các loại vi khuẩn gây bệnh Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện có các khoa truyền nhiễm hay khoa lao, cũng như các khoa lây các bệnh soma
Đặc biệt nguy hiểm là nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải Những bệnh truyền nhiễm là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, khuẩn salmonella,
lỵ, bệnh do amip, bệnh do Lamblia, bệnh do Brucella, giun sán, viêm gan,… Nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh hoạt bởi những đặc điểm sau:
+ Lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng chất bẩn tính trên một đầu người Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng thì nước thải bệnh viện đặc hơn, nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều
+ Thành phần nước thải bệnh viện không ổn định, do chế độ làm việc của bệnh viện không đều
+ Nước thải bệnh viện còn chứa những chất bẩn hữu cơ, khoáng đặc biệt và một lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh (chất tẩy rửa, đồng vị phóng xạ,…)
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.2.1 Phương pháp cơ học
Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình thuỷ
cơ Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30% Để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất
lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD
Quá trình xử lý cơ học hay còn gọi là quá trình tiền xử lý thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của qui trình xử lý Tùy vào kích thước, tính chất hóa lí, hàm lượng cặn lơ
Trang 18trọng trường và lọc Các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu, bể lắng (đợt 1), lọc…
Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao
Bảng 2.1: Các công trình xử lý cơ học [6]
Song chắn rác Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Lưới chắn rác Tách các chất rắn có kích thước nhỏ hơn
Nghiền rác Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn,
Trang 19Bảng 2.2: Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lý nước thải [15]
Trung hòa Đưa pH của nước thải về khoảng 6,5 – 8,5 thích hợp cho
công đoạn xử lý tiếp theo
Kết tủa Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ
lửng ở bể lắng đợt 1
Hấp phụ Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp
hoá học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học Nó cũng được sử dụng để tách kim loại nặng, khử Chlorine của nước thải trước khi xả vào nguồn
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, thường được dùng trong các hệ thống xử lý nước khép kín Nhược điểm: chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải
có quy mô lớn
2.2.3 Phương pháp hóa lý
Áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động đến các chất ô nhiễm nhằm biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc không gây ô nhiễm môi trường Các phương pháp hóa lý bao gồm : keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, trao đổi ion, đông tụ, hấp phụ, thấm lọc ngược và siêu lọc…
Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học
2.2.4 Phương pháp sinh học
Xử lý bằng phương pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để khoáng hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số
Trang 20chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên khối lượng sinh khối được tăng lên
Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải
có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo Do vậy, phương pháp này thường dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải bằng các quá trình đã trình bày ở phần trên Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử sulfide, muối amoni, nitrate – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí
CO2, N2, nước, ion sulfate, sinh khối Cho đến nay, người ta đã biết nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo
Giải pháp xử lý bằng biện pháp sinh học có thể được xem là tốt nhất trong các phương pháp trên với các lí do sau:
+ Chi phí thấp
+ Có thể xử lý được độc tố
+ Xử lý được N-NH3
+ Tính ổn định cao
Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học: [6]
Nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải Nghĩa là nước thải phải thoả các điều kiện sau:
Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hệ vi sinh vật trong nước thải Trong số các chất độc phải chú ý đến các kim loại nặng Theo mức độ độc hại của các kim loại, sắp xếp theo thứ tự là:
Trang 21 Nước thải đưa vào ử lý sinh học có 2 thông số đặc trưng là BOD và COD Tỉ số của 2 thông số này phải là COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì mói có thể đưa vào ử lý sinh học (hiếu khí) Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó nếu có cellulose, hemicellulose, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kị khí
Nước thải khi đưa tới công trình xử lý sinh học cần thoả:
+ Nước thải phải có pH trong khoảng 6,5 – 8,5
+ Nhiệt độ nước thải trong khoảng từ 10 – 40 0C
+ Tổng hàm lượng các muối hoà tan không vượt quá 15 g/L
Trang 222.3 GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY
2.3.1 Một số hệ thống XLNT bệnh viện trong nước
Dung dịch Clorine Dung dịch
Hoá chất
Hình 2.1: Qui trình xử lý nước thải bệnh viện Da Liễu
Trang 23Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho bệnh viện Đa khoa
Tư nhân Mỹ Phước
Bể nén bùn
Xả ra nguồn tiếp nhận Bồn hoá chất
Chôn lấp
Trang 24Bùn được hút bỏ
định kỳ
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT bệnh viện Quận Tân Phú
Nước thải bệnh viện
Cống thoát nước đô thị
Trang 25Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM
Bể thu gom
Bể phân hủy kỵ khí
Trang 262.3.2 Một số hệ thống xử lý nước thải trên Thế giới
Trang 27Tuần hoàn bùn
Trang 28CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH
SẢN QUẬN 11
3.1 ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN THẢI
Nước thải trung tâm chăm sóc SKSS quận 11 cũng có thành phần và tính chất nước thải của các bệnh viện đa khoa khác với các thông số ô nhiễm điển hình như sau:
Bảng 3.1 Thành phần và tính chất điển hình của nước thải trung tâm
chăm sóc SKSS quận 11
(QCVN 28:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế)
So sánh kết quả phân tích nước thải của trung tâm chăm sóc SKSS quận 11 với QCVN 28/2010 cột B, cho thấy các chỉ tiêu: COD, BOD, SS, coliform tổng vượt chỉ tiêu cho phép, cụ thể:
nhiễm
Yêu cầu của nước thải sau xử lý QCVN 28:20010/BTNMT (Cột B)
Trang 29BOD vượt: 5 lần so với tiêu chuẩn
COD vượt: 3,5 lần so với tiêu chuẩn
SS vượt: 1,2 lần so với tiêu chuẩn
Tổng coliform: vượt 20 lần so với tiêu chuẩn
Do đó cần phải xử lý nước thải của trung tâm chăm sóc SKSS trước khi thải vào
hệ thống thoát nước đô thị
3.2 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÍCH HỢP
Đặc điểm nước thải của bệnh viện, phòng khám nói chung và của trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản quận 11 nói riêng là chủ yếu là nước do sinh hoạt và một phần được thải ra từ các hoạt động khám chữa bệnh nên trong nước thải có sự ô nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh
Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố sau:
Công suất trạm xử lý
Thành phần và đặc tính của nước thải
Tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn tiếp nhận tương ứng
Phương pháp sử lý cặn
Khả năng tận dụng các công trình có sẵn
Điều kiện mặt bằng và địa điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng
Khả năng đáp ứng thiết bị cho hệ thông xử lí
Chi phí đầu tư xây dựng, quản lí, vận hành và bảo trì
Dựa vào đặc điểm về tính chất nước thải, cũng như diện tích trung tâm, việc xây dựng
hệ thống XLNT sử dụng phương pháp bể phân hủy sinh học hiếu khí là thích hợp nhất
Trang 30NƯỚC THẢI VÀO
Máy ép bùn
Bồn lọc áp lực
Trang 31Thuyêt minh phương án 1:
Nước thải sinh hoạt và y tế từ các phòng vệ sinh, phòng mổ, phòng xét nghiệm , nhà bếp, nhà giặt, v.v sau khi qua các công trình xử lý sơ bộ như bể tự hoại, bể tách dầu
mỡ, để tách cặn lớn ra khỏi nước thải, theo hệ thống cống riêng được đưa về trạm xử
lý Tai trạm xử lý nước, trước tiên nước thải chảy qua thiết bị lược rác để tách cặn thô ( giấy, bao nilong, mẫu gỗ ), và chảy vào giếng thu nước thải Từ đây chúng được bơm nước thải bơm vào bể cân bằng
Bể điều hòa có tác dụng điều hào lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải Tiếp tục nước thải được bơm vào bể aerotank với một lưu lượng cố định
Tại bể aerotank sẽ xảy ra quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ trong nước thải nhờ các vi sinh hiếu khí lơ lửng – quá trình bùn hoạt tính Dưới tải trọng thấp, nhờ oxy cung cấp từ thiết bị làm thoáng, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O … một phần được chuyển hoá làm phát triển sinh khối
- Biomass Tiếp tục, nước + bùn sinh học chảy sang bể lắng cấp II Tại đây, cặn bùn
sẽ được tách ra khỏi nước và lắng xuống đáy bể Nước sau lắng sẽ chảy qua bể tiếp xúc khử trùng để tiêu diệt các vi trùng trong nước bằng clor, đạt tiêu chuẩn yêu cầu trước khi thải ra môi trường
Tiếp tục nước thải sau bể tiếp xúc khử trùng được bơm qua bồn lọc áp lực để loại bỏ cặn và xác vi sinh vật triệt để hơn trước khi ra môi trường
Bùn tách ra trong bể lắng một phần sẽ được bơm hoàn lưu về bể làm thoáng để giữ nồng độ bùn trong bể tại mức cố định, lượng bùn dư còn lại được bơm sang bể chứa bùn Tại đây, dưới tác dụng của quá trình phân hủy kỵ khí, cặn sẽ bị phân hủy thành
CH4, NH3,H2S,H2O và các chất khoáng, kết quả là thể tích cặn giảm đi đáng kể Nước
dư từ bể phân hủy bùn sẽ được đưa về bể điều hòa Bùn dư trong bể chứa bùn sẽ được đưa qua máy ép bùn
Để tránh mùi hôi thối có thể phát sinh ra trong quá trình xử lý, các bể xử lý được cấu tạo kín, và có hệ thống hút và khuyếch tán khí gây mùi có thể phát sinh trong quá trình
xử lý
+ Ưu điểm :
Hệ thống xử lý sử dụng biện pháp bùn hoạt tính hiếu khí, sản phẩm phân hủy cuối cùng của các chất hữu cơ trong nước thải là CO2,H2O,…vì vậy khi hệ thống hoạt động
Trang 32Hiệu suất của hệ thống xử lý tương đối cao, khả năng khử BOD của hệ thống loại này
có thể đạt đến 90-95%, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý luôn đạt yêu cầu
Diện tích của toàn bộ hệ thống ở mức trung bình
Có thể nâng công suất của hệ thống xử lý khi cần thiết bằng cách sử dụng các giá thể
Trang 33Hệ Thống thoát nước thành phố(Cột B theo QCVN28:2010/BTNMT)
Nơi thải bỏ
Máy ép bùn dây đai
Bùn khô Song chắn rác
NƯỚC THẢI VÀO
Trang 34Thuyết minh phương án 2:
Trong phương án 2, quá trình xử lí cơ học tương tự như phương án 1 ( nhưng không
có bể điều hoà) tức là nước thải cũng lần lượt đi qua các công trình đơn vị như song chắn rác, hầm tiếp nhận , bể lắng đợt I Ra khỏi bể lắng đợt I, nước thải tự chảy sang bể SBR kết hợp với bùn hoạt tính và quá trình sục khí, lắng tĩnh để thực hiện quá trình phân hủy, khử các hợp chất hữu cơ, nitơ, photpho Sau đó, nước thải được đưa sang bể khử trùng có châm dung dịch Clo để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trước khi ra nguồn tiếp nhận Ngoài ra, bùn tươi từ bể lắng đợt I và bùn hoạt tính cần xả đi ở bể SBR có độ ẩm cao, vì vậy cần thực hiện quá trình nén bùn ở bể bể nén bùn để giảm độ ẩm của bùn trước khi thực hiện quá trình tách nước Sau quá trình nén, bùn được tập trung về bể chứa bùn và tiếp tục cho qua máy ép dây đai để làm ráo nước trong bùn Bùn khô thu được sau quá trình ép có thể chở đến nơi thải bỏ hoặc đem đi bón cho cây trồng
Phương án được lựa chọn để xử lí nước thải trung tâm chăm sóc SKSS là phương
án 1 bởi vì:
Chi phí xây dựng của phương án 1 sẽ thấp hơn phương án 2
Công tác tính toán thiết kế,thi công, vận hành, quản lí và sửa chữa bể Aerotank
dễ hơn bể SBR
Trang 35CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN
Lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm của trung tâm:
𝑄𝑡𝑏 = 30𝑚3/𝑛𝑔à𝑦 đê𝑚 Lưu lượng trung bình giờ:
𝑄𝑡𝑏ℎ =30
24= 1,25 𝑚
3/ℎ Lưu lượng trung bình giây:
Lưu lượng lớn nhất ngày:
𝑄𝑚𝑎𝑥𝑛𝑔 = 𝑄𝑡𝑏 𝑛𝑔× 𝐾𝑚𝑎𝑥 = 30 × 5 = 150 𝑚3/ℎ Lưu lượng lớn nhất giờ:
𝑄𝑚𝑎𝑥ℎ = 𝑄𝑡𝑏 ℎ × 𝐾𝑚𝑎𝑥 = 1,25 × 5 = 6,25 𝑚3/ℎ Lưu lượng giây lớn nhất:
Trang 36Q n
: lưu lượng lớn nhất của dòng thải (m3/s), =0,416 × 10−3m3/s
ko : hệ số tính đến độ thu hẹp của dòng chảy khi sử dụng công cụ cào rác,
và ko = 1,05
Vmax : tốc độ chuyển động của nước thải trước song chắn rác ứng với lưu lượng lớn nhất Đối với biện pháp lấy rác thủ công, vận tốc nằm trong khoảng 0,3 - 0,6 ( m/s ) Chọn Vmax = 0,3 m/s
l: khoảng cách giữa các khe hở 15mm -25mm, chọn l = 15mm = 0,015 m
h1 : chiều sâu mực nước qua song chắn (m) Chọn hmax = 0,2 m
Trang 37 : hệ số tổn thất cục bộ tại song chắn rác phụ thuộc vào tiết diện thanh song chắn được tính bởi:
: hệ số phụ thuộc tiết diện ngang của thanh Đối với thanh tiết diện hình chữ nhật, = 2,42 (115/[3])
: góc nghiêng song chắn rác, = 600
9 , 0 60 sin 015
, 0
008 , 0 42 , 2
3 / 4 3
/ 4
81 , 9 2
) 5 , 0 ( 9 , 0 2
2,03,0
: góc mở rộng của buồng đặt song chắn rác Chọn =20o
Bk : chiều rộng của mương dẫn nước thải vào Chọn Bk = 0,2 m
Chiều dài ngăn đoạn thu hẹp sau song chắn:
L2 = L1 = 0,15m Chiều dài đặt song chắn Ls lấy không nhỏ hơn 1m, còn diện tích khu vực mở rộng sau song chắn rác không lấy ít hơn 0,8m2 (l = 0,8/0,5 = 1,6m)
Chọn chiều dài L3 = 1,5m
Chiều dài xây dựng mương đặt song chắn rác:
L = L1 + L3 + L2 = 0,15 + 1,5 + 0,15 =1,8 m
αβ
Trang 38Hình 4.1 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt kết quả tính toán song chắn rác thô
4 Chiều rộng mương dẫn nước vào (Bk) m 0,2
7 Chiều dài đoạn kênh mở rộng trước song
chắn (L1)
8 Chiều dài mương đặt song chắn (L3) m 1,5
9 Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn (L2) m 0,15
Hàm lượng cặn lơ lửng sau song chắn rác giảm 4%
Hàm lượng SS còn lại: 120 x (100% - 4%) = 115 mg/l
4.2.2 Ngăn tiếp nhận nước thải:
4.2.2.1 Tính toán kích thước hố gom:
Thể tích hố gom nước thải là:
Trang 39V = t.Q.k = 1,5 x 1,25 x 1,5 = 2,8 m3
Trong đó:
t: Thời gian lưu nước chọn 1,5 giờ Q: Lượng nước thải trong một giờ (m3/h) k: Hệ số không điều hoà (k = 1,5)
Chọn chiều sâu công tác của hố gom: H = 1m
Diện tích bề mặt: F = V/H = 2,8/2 = 1,4 m2
Chọn kích thước làm việc hố gom nước thải là: 2 x 1,4 x 1 = 2,8m3
Chiều cao bảo vệ 1,5m Vậy chiều cao tổng của hố gom nước thải là 2,5m
4.2.2.2 Tính toán thiết bị trong hố gom:
Trong hố gom bố trí 2 bơm, 1 bơm nước thải sang bể điều hoà, 1 bơm dự phòng Thiết bị đi kèm với 2 bơm gồm có 2 van cầu, 2 van thau một chiều, đường ống dẫn nước thải DN50
Công suất bơm được tính theo công thức:
ρ: Khối lượng riêng của nước thải, lấy ρ ≈ 1000 kg/m3
Vận tốc nước chảy trong ống: v = 1,2m/s
Hệ số Reynold:
3
4 3
Trang 40D: Đường kính ống, D = 60mm μ: Độ nhớt nước thải, μ = 1,005Pa.s
20
60 10−3+ 2,5 + 2,11) 1 2
22.9,81= 1,5 𝑚 Tổn thất do khắc phục hình học khi nước thải đi từ hố gom sang bể điều hòa là: Hh = 5,5m
Độ cao nước của bơm là: H = Hh + Hd = 5,5 + 1,5 = 7m
Vậy công suất của bơm là: