Đài hoa- Hình thái và cấu tạo Gồm các mảnh các lá đài màu lục, giống lá, nhưng hình dạng phần lớn đã thay đổi, thường có hình tam giác hoặc ngắn... Đài hoa- Hình thái và cấu tạo Các lá
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
HỌC PHẦN:HÌNH THÁI- GIẢI PHẪU HỌC
THỰC VẬT
Chương 4 SỰ SINH SẢN VÀ CƠ QUAN
SINH SẢN (tt)
Trang 2Chương 4 – SỰ SINH SẢN VÀ CƠ
QUAN SINH SẢN (tt)
MỤC TIÊU:
Sinh viên có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các
thành phần của hoa Phân biệt được các thành
phần của hoa.
- Vận dụng kiến thức "cấu tạo của hoa" để nghiên cứu kiến thức trong học phần "Phân loại học thực
Trang 34 CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SỰ SINH SẢN
Ở THỰC VẬT HẠT KÍN
4.1 Hoa và cụm hoa
4.1.1 Cấu tạo của hoa
Trang 4Nêu định nghĩa hoa?
• Hoa là một chồi cành đặc biệt, sinh
trưởng có hạn và mang những lá biến thái có chức năng sinh sản
Trang 5Quan sát hình “cấu tạo hoa”, hoa gồm những
thành phần nào?
• .
Trang 6Mỗi hoa gồm có:
• Cuống hoa, phát sinh từ nách lá bắc.
+ Có hoa không có lá bắc ( hoa bưởi, hoa cải, ) + Có hoa ngoài lá bắc còn có thêm 1 tới 2 lá bắc con nằm vuông g óc với lá bắc.
+ Các lá bắc của nhiều hoa tụ hợp thành tổng bao (hoa cây rau mùi, thìa là, các cây họ cúc).
• Đế hoa Trên đế hoa mang các bộ phận chính
Trang 7Đại diện nhóm trình bày
• N1 + 2+ 3: Đế hoa + Bao hoa
• N 4 + 5: Bộ nhị
• N 6+ 7+ 8: Bộ nhuỵ
Trang 8N1 + 2+ 3: Đế hoa + Bao hoa
- Nêu đặc điểm hình thái, cấu tạo và chức năng của đế hoa?
- Nêu đặc điểm hình thái, cấu tạo của bao hoa?
- Mô tả hình thái, cấu tạo và chức năng của đài hoa và tràng hoa?
Trang 94.1.1.1 Đế hoa
* Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Là phần cuối của cuống hoa, phình
to ra Có nhiều dạng khác nhau: hình nón, phẳng hoặc hình chén… Đế hoa còn mang đĩa mật
Trang 10A - đế hoa phẳng (Paeania); B - đế hoa lồi (Ranunculus sceleratus); C- đế lõm (Rosa)
Trang 11Hình: hoa lạc tiên
Trang 134.1.1.2 Bao hoa
- Bao hoa kép: gồm vòng đài và tràng.
- Bao hoa đơn: chỉ có một vòng (vòng
đài) VD: hoa thầu dầu (Ricinus
communis)
- Hoa không có bao hoa là hoa trần (hoa trầu không, hoa phi lao).
Trang 144.1.1.2 Bao hoa
• Vòng đài và vòng tràng phân biệt nhau
về hình dạng, kích thước và màu sắc
• Cũng có khi chúng hoàn toàn giống
nhau và có dạng đài (hoa cau, hoa dừa) hoặc có dạng cánh (hoa huệ, hoa lay ơn .)
Trang 15a Đài hoa
- Hình thái và cấu tạo
Gồm các mảnh (các lá đài) màu lục, giống lá, nhưng hình dạng phần lớn đã thay đổi, thường có hình tam giác hoặc ngắn Đôi khi đài có màu như cánh hoa,
ví dụ: hoa xôn đỏ , hoa ti-gôn.
Trang 17a Đài hoa
- Hình thái và cấu tạo
Các lá đài có thể rời nhau hoặc dính nhau ở bên dưới
Phần dính lại làm thành ống đài, phần trên gồm một số mảnh tự do, gọi là thùy đài Ống đài có thể dài, ngắn và có hình khác nhau tuỳ loài.
Trang 18a Đài hoa
Ở một số cây, ngoài đài còn có thêm đài phụ VD Hoa dâm bụp.
Đài phụ nhỏ hơn đài hoặc lớn hơn
đài; số lượng các mảnh đài phụ không nhất thiết bằng các mảnh đài Trong các cụm hoa có mật độ hoa dày đặc, các lá đài thường tiêu giảm (hoa cúc).
Trang 19a Đài hoa
- Chức năng: Đài hoa có chức năng bảo
vệ các bộ phận hoa ở trong nụ và duy trì chức năng quang hợp vì vẫn có diệp lục.
Trang 20b Tràng hoa
- Hình thái và cấu tạo
Gồm những mảnh có màu gọi là cánh hoa Mỗi cánh hoa gồm một phần rộng ở phía trên (phiến) và một phần thu hẹp ở phía
dưới (móng) VD hoa cải, hoa phượng vĩ Cánh hoa còn có mùi thơm do biểu bì tiết
ra các chất dầu thơm (hoa hồng, nhài,
Trang 21b Tràng hoa
- Hình thái và cấu tạo
Các cánh hoa rời nhau hoặc dính nhau tạo thành ống tràng ở phía dưới
và phía trên rời nhau là các thùy tràng Thùy tràng có số lượng tương ứng với
số mảnh cánh hoa dính lại
Trang 22b Tràng hoa
- Hình thái và cấu tạo
Có nhiều hình dạng: hình ống, hình phễu, hình chuông, hình bánh xe, hình môi, hình thìa lìa, Cánh hoa có thể mang những phần phụ hình vảy hoặc hình sợi (hoa trúc đào, hoa lạc tiên, ),
những phần phụ có thể phát triển và hợp thành một tràng phụ (hoa thiên lí, ), đôi khi cánh hoa lại kéo dài thành một cái cựa, có thể chứa tuyến
Trang 23H.5.17 Các kiểu tràng hoa
Trang 24Lưu ý: phần phụ hình sợi
Trang 25b Tràng hoa
- Chức năng: hấp dẫn sâu bọ giúp cho sự truyền phấn
Trang 274.1.1.3 Bộ nhị
Gồm các nhị tập hợp thành Số lượng nhị trong bộ nhị rất biến thiên theo hướng
giảm dần từ nhiều đến ít
Nhị gồm hai phần chính là chỉ nhị và bao phấn.
+ Chỉ nhị thường dính trên đế hoa, hoặc
có khi đính trên tràng, có thể rất dài hoặc
Trang 28đới kéo dài vượt quá phần bao phấn
thành một mào lông (hoa trúc đào) hoặc thành một tuyến (“gạo” ở hoa sen).
Trang 294.1.1.3 Bộ nhị
• Mỗi ô phấn khi còn non cấu tạo bởi 2 túi
phấn, đến khi chín thông với nhau thành một
• Trong túi phấn chứa các hạt phấn
• Khi bao phấn chín, nứt ra theo kẽ nứt dọc
Kẽ nứt quay vào phía trong hoa (bao
phấn hướng trong) hoặc kẽ nứt quay ra
Trang 304.1.1.3 Bộ nhị
• Bao phấn có nhiều hình dạng: hình
tròn, hình thận, hình thuôn dài, hình mũi tên
• Bao phấn được đính vào chỉ nhị theo
kiểu: đính gốc và đính lưng.
Trang 32Mô tả cấu tạo bao phấn?
Trang 334.1.1.3 Bộ nhị
* Cấu tạo của bao phấn
Gồm nhiều lớp tế bào bao quanh ô phấn
+ Lớp ngoài cùng là biểu bì gồm những tế
bào nhỏ, dẹp
+ Dưới biểu bì là tầng cơ: tế bào có vách dày hoá gỗ (ở mặt trong và mặt bên) thành hình chữ U, mặt ngoài bằng xenlulozơ Tầng cơ giúp cho việc mở bao phấn là tầng khô đi,
Trang 34* Cấu tạo của bao phấn
+ Lớp trong cùng là tầng nuôi dưỡng, tầng này nằm sát ngay ô phấn và tham gia vào công việc nuôi dưỡng tế bào mẹ hạt phấn cũng như hạt phấn sau này Các tế bào của tầng nuôi dưỡng tương đối to, vách mỏng, rất giàu chất tế bào.
Trang 35- Hạt phấn
Hình thành từ các tế bào mẹ Mỗi tế
bào mẹ phân chia giảm nhiễm cho ra 4 hạt phấn đơn bội Hạt phấn thường có hình cầu, kích thước thay đổi 10-15 đến hàng trăm miromét, thường có màu
vàng.
Trang 36- Hạt phấn
Về mặt cấu tạo: có hai lớp màng
+ Lớp màng ngoài dày, bằng cutin, bề mặt
có những khe rãnh hay lỗ, gọi là lỗ nảy mầm Số lượng rảnh và lỗ thay đổi khác nhau tuỳ theo các họ cây Màng ngoài hạt phấn có thể có những gai nhỏ làm cho bề mặt hạt phấn có dạng đặc biệt
Trang 39Trong hoa, các nhị rời nhau hoặc dính lại:
+ Dính ở phần chỉ nhị thành một bó, bộ nhị
đơn thể (hoa dâm bụt, hoa hồng ),
+ Hoặc thành nhiều bó, bộ nhị đa thể (hoa gạo) + Hoặc hình thành 2 bó, bộ nhị lưỡng thể (hoa cây điền thanh, có 9 nhị dính nhau thành
hình lòng máng và một nhị rời)
Trang 414.1.1.4 Bộ nhuỵ
N 6+ 7+ 8: Trình bày phần bộ nhuỵ
* Mô tả cấu tạo của bộ nhuỵ.
* Các kiểu bộ nhuỵ được phân chia như thế nào ?
* Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận của nhuỵ (đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ)?
* Noãn có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của nó ?
* Phân biệt các kiểu noãn?
Trang 424.1.1.4 Bộ nhuỵ
Bộ nhuỵ là bộ phận sinh sản cái của hoa,
do các lá noãn làm thành Các lá noãn khép kín hai mép vào nhau, chỗ dính đó làm thành đường giá noãn.
Cấu tạo của nhuỵ gồm 3 phần: bầu nhuỵ, vòi nhuỵ và đầu nhuỵ (núm nhuỵ)
Trang 434.1.1.4 Bộ nhuỵ
Các kiểu bộ nhuỵ:
- Ở họ nguyên thuỷ: các lá noãn rời,
thành bộ nhuỵ rời, có nhiều nhuỵ.
- Ở họ tiến hoá: các lá noãn dính nhau, số lượng giảm, tạo thành bộ nhuỵ hợp có 1 nhuỵ.
Trang 44Các kiểu bộ nhuỵ:
Tuỳ theo mức độ dính nhau của các lá noãn,
sẽ có một số kiểu bộ nhuỵ sau:
+ Bộ nhuỵ dính nhau ở phần bầu, còn vòi và đầu nhuỵ tự do (hoa cẩm chướng).
+ Bộ nhuỵ dính nhau ở phần bầu và vòi, còn đầu nhuỵ rời nhau (hoa dâm bụt).
+ Bộ nhuỵ dính hoàn toàn (hoa bưởi, hoa
Trang 45Hình hoa bưởi
Trang 46a Đầu nhuỵ (hay núm nhuỵ)
- Cấu tạo:
Là phần loe rộng
Bề mặt của đầu nhuỵ được phủ bằng một
mô dẫn dắt, tiếp liền vào trong rãnh của vòi nhuỵ
Mô dẫn dắt được cấu tạo bởi các tế bào tương đối to, vách mỏng, có nhiều chất tế
Trang 47đầu nhuỵ.
Trang 48b Vòi nhuỵ
- Cấu tạo:
Là một ống rỗng hoặc đặc, có thể dài ngắn tuỳ loài Phía trong vòi có thể rỗng tạo thành rãnh, thành của rãnh là mô dẫn dắt Phía
trong vòi đặc chứa đầy mô dẫn dắt
- Chức năng:
Là đường đi của hạt phấn vào bầu nhuỵ Mô dẫn dắt dung giải thành chất nước nhày, tạo
Trang 49c Bầu nhuỵ
- Cấu tạo:
Có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu,
hình trái xoan, hình trụ dài, thuôn, thẳng
hoặc cong , bên ngoài nhẵn hoặc có khía, có gai mềm hay có lông
Phía ngoài là vách bầu, phía trong là khoang bầu Khoang bầu chứa noãn bầu có thể 1 ô
hay nhiều ô, tương ứng với số lá noãn.
Trang 50c Bầu nhuỵ
Vị trí của bầu trong hoa:
- Bầu trên: nằm trên đế hoa, không dính với các
bộ phận khác của hoa Kiểu này kém tiến hoá.
- Bầu dưới: nằm chìm trong đế hoa, dính liền với
đế hoa Các bộ phận khác của hoa nằm trên đế,
do đó ở mức cao hơn bầu Kiểu n ày tiến hoá
nhất, vì noãn ở bên trong được bảo vệ tốt hơn.
Trang 52d Noãn
Noãn nằm trong khoang bầu, đính vào giá
noãn.
- Cấu tạo của noãn
Là một khối đa bào, hình trứng, đôi khi hình cầu Mỗi noãn gồm:
+ Cuống noãn là nơi đính noãn vào giá noãn
+ Thân noãn là một khối tế bào nhỏ gọi là phôi tâm, có lớp vỏ noãn bao ở phía ngoài Vỏ
Trang 53d Noãn
Trong phôi tâm có một túi phôi gồm
1 nhân lưỡng bội ở giữa, 1 noãn cầu
đơn bội với 2 nhân trợ bào ở hai bên, nằm ở một cực, và 3 nhân đối cực nằm
ở cực đối diện (các nhân này đều đơn bội).
Trang 54Hình: Cấu tạo của noãn
Trang 55d Noãn
- Các kiểu noãn:
+ Noãn thẳng: Trục của thân noãn và cuống
noãn ở trên cùng một đường thẳng, lỗ noãn ở
vị trí đối diện với cuống noãn (hồ tiêu)
+ Noãn cong: Trục của thân noãn làm thành
một góc với cuống noãn, lỗ noãn ở vị trí gần với cuống noãn (cây họ đậu).
+ Noãn đảo: Trục của thân noãn song song với
Trang 56d Noãn
Trang 57d Noãn
- Các kiểu đính noãn: có 3 kiểu đính noãn:
+ Đính noãn trụ giữa (hay đính noãn góc): bầu
có nhiều ô do nhiều lá noãn hợp thành.
+ Đính noãn bên: bầu 1 ô, do một hay nhiều lá noãn dính một phần ở mép làm thành.
+ Đính noãn giữa (hay đính noãn trung tâm): nó tiến hoá từ kiểu đính noãn trụ giữa, do vách
ngăn giữa các lá noãn đã tiêu biến đi, nhưng
Trang 58Các kiểu đính noãn