1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cánh đồng mẫu lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế giới

11 15,3K 99
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 463,92 KB

Nội dung

Cánh đồng mẫu lớn là khái niệm ở Việt Nam ban đầu được hiểu là làm mẫu những cánh đồng lớn

Trang 1

Cánh đồng mẫu lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế

giới và Việt nam

TS Vũ Trọng Bình; Ths Đặng Đức Chiến

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nong nghiệp nông thôn

16 Thụy khuê, Ba đình, Hà nội; trongbinh@fpt.vn

1 Khái niệm cơ bản về “cánh đồng mẫu lớn”

Tình trạng manh mún về ruộng đất xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới ít nhất là từ thế kỷ 17, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển Từ góc độ

cá nhân, tình trạng manh mún về ruộng đất gây ra nhiều hạn chế như: chi phí sản xuất tăng, sử dụng nhiều lao động, đi lại khó khăn, lãng phí đất cho bờ vùng bờ thửa, khó áp dụng công nghệ và máy móc vào sản xuất, khó tổ chức hệ thống thủy lợi, tăng chi phí thu mua sản phẩm Từ góc độ xã hội, ruộng đất manh mún làm tăng chi phí giao dịch, khó chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành khác, cơ giới hóa chậm chạm, khó áp dụng công nghệ mới, khó quy hoạch vùng sản xuất thương mại và quy hoạch sử dụng đất

Cánh đồng mẫu lớn, là khái niệm ở Việt nam ban đầu được hiểu là làm mẫu những cánh

đồng lớn, do vậy nếu nhận rộng, nên gọi là xây dựng những Cánh đồng lớn Việc xây

dựng những cánh đồng lớn thực chất đã được thực hiện ở Việt nam qua nhiều thời kì, từ hợp tác hóa đến hiện nay Trong thời hợp tác hóa, việc xây dựng những cánh đồng lớn có cùng qui trình sản xuất, do HTX quản lí và làm ăn tập thể, hay mô hình do nông lâm trường quốc doanh quản lí, đã đạt hiệu quả không cao Trong thời kì đổi mới, cũng đã có nhiều mô hình xây dựng cánh đồng lớn tương đối thành công, như mô hình mía đường Lam sơn ở Thanh hóa, mô hình các sản phẩm chỉ dẫn địa lí ở một số nơi Nhưng những

mô hình này khó nhân rộng, khó phát triển do thiếu khung thể chế tầm vĩ mô đảm bảo ổn định về qui hoạch, liên kết nông dân và doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm Một tiếp cận nữa là để đi đến xây dựng những cánh đồng lớn, nhiều địa phương xây dựng đã thực hiện dồn điền đổi thửa Dồn điển đổi thửa” (land consolidation) là một giải pháp cho những vấn

đề nảy sinh từ sự manh mún của ruộng đất Dồn điển đổi thửa là quá trình mà ở đó những

Trang 2

người sở hữu đất trao đổi những mảnh đất để nhận lại mảnh khác tương đương về giá trị hoặc diện tích nhưng ít hơn về số lượng mảnh đất và diện tích từng mảnh lớn hơn

Tuy vậy, dồn điền đổi thửa chỉ là một bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, đặc biệt là ở Việt Nam, nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp không đồng nhất, trong khi ruộng đồng manh mún và chia cắt

Nghị định 80, về liên kết 04 nhà, cũng là một tiếp cận thúc đẩy sự hình thành những liên kết nông dân doanh nghiệp để có những cánh đồng sản xuất lớn

Vậy Cánh đồng lớn mà chúng ta đang kì vọng xây dựng là gì, hiện nay có nhiều cách hiểu,

và chưa thông nhất, theo chúng tôi: “Là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và

ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định”

Điểm mấu chốt của “cánh đồng mẫu lớn” là nông dân cùng nhau thực hành sản xuất theo một qui trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹ thuật, quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để làm được điều đó người nông dân phải tổ chức được “hành động tập thể” của họ với nhau theo từng cánh đồng lớn thay vì các hoạt động độc lập, riêng lẻ Qui trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại cho doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng , đây chính là các yếu tổ để nông dân xây dựng hành động tập thể

Vậy, yếu tố để người nông dân liên kết lại với nhau là gì? Trước hết đó phải là lợi ích mà hành động tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định Lợi ích của hành động tập thể do thực hiện trên cùng một cánh đồng lớn bao gồm: i) đạt tính kinh tế quy mô; ii) giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; iii) tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; iv) tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; v) nâng cao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; vi) chia sẻ rủi ro Những lợi ích hành động tập thể mang lại là vượt trội mà hành động riêng lẻ không thể nào tạo ra được

Bên cạnh các yếu tố kể trên, liên kết nông dân với nhau cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn Chỉ có liên kết lại, nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, quản lý về chất lượng sản phẩm để không những gia tăng giá trị

Trang 3

mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn, chất lượng

Tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang giữa nông dân với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố “đẩy” (Push) trong mô hình

“cánh đồng mẫu lớn” Mô hình này còn cần có yếu tố “kéo” (pull), chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mà hoạt động cốt lõi là xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ Xây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn Hiện tại, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Việt nam chỉ thực hiện một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu,

mà chủ yếu là nhiệm vụ thu gom thô, hoặc sơ chế đóng gói Có nghĩa là ngay bản thân các doanh nghiệp cũng không tiếp cận được tới người tiêu dùng thông qua thương hiệu của mình, vì vậy kinh doanh của doanh nghiệp mang tính thời vụ, không ổn định Những doanh nghiệp này cũng không thể liên kết ổn định với nông dân được, họ không có các yếu tố ổn định để liên kết với nông dân về chất lượng, cung ứng và chia sẻ rủi ro Do vậy,

để xây dựng những cánh đồng lớn, nông dân chỉ nên liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu sản phẩm, bản sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu, đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong nước hoặc toàn cầu Hoặc những doanh nghiệp chứng minh được là họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hành hóa nào

đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro

Vậy, liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân dựa trên những yếu tố nào? Hay nói cách khác, cái gì là “chất kết dính” giữa doanh nghiệp và nông dân? Trước tiên đó là quan hệ mua bán, trong đó doanh nghiệp là người mua và nông dân là người bán sản phẩm Nhưng quan hệ mua bán này không phải là giao dịch mang tính thời vụ, mà nó được thực hiện trên cơ sở các yếu tố liên kết hữu cơ giữa doanh nghiệp và nông dân Trên cơ sở liên kết ngang, sẽ có một số lượng nông dân nhất định cùng tổ chức thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn, doanh nghiệp là tác nhân không thể thiếu, là động lực để nông dân thực hiện hành động tập thể trong xây dựng cánh đồng lớn Những yếu tố liên kết ngang của nông dân, thực chất cũng là cơ sở để hình thành liên kết dọc với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, cung ứng, quản trị chuỗi, quản lí thương hiệu sản phẩm Chất lượng, số lượng, giá thành sản xuất của một sản phẩm đưa ra thị trường, được nông dân và doanh nghiệp cùng liên kết để thực hiện đồng nhất, có quản trị từ sản xuất đến phâm phối cho người tiêu dùng

Trang 4

Do đó, khi nông dân chưa biết vai trò của một doanh nghiệp trong một chuỗi thương mại nào đó, thì chưa nên liên kết chặt chẽ để sản xuất, vì rủi ro cao

Thứ hai, doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất, bao gồm

từ nguyên vật liệu như giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc dưới hình thức hiện vật, đến các dịch vụ bảo vệ thực vật, thủy lợi ; cung ứng dịch vụ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm Thứ ba, giữa doanh nghiệp và nông dân còn có quan hệ chia sẻ thông tin thị trường, kỹ thuật, kiến thức, cung cấp dịch vụ tài chính

và các dịch vụ kinh doanh khác Thứ tư, mối liên kết còn dựa trên quan hệ quản trị trong chuỗi giá trị ở đó doanh nghiệp và nông dân cùng nhau thực hiện, hoặc doanh nghiệp (dẫn đầu) áp đặt những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán trong chuỗi Mối liên kết cũng là cơ chế để xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể một cách có hiệu quả

Như vậy, đặc điểm cơ bản và cốt lõi của “cánh đồng lớn” chính là xây dựng các liên kết ngang để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng và cùng có lợi Điều này cũng có nghĩa là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cần được hiểu ở trên một bình diện rộng hơn, không chỉ là về mặt không gian và còn về mặt thể chế tổ chức trong qui hoạch, sản xuất, thương mại theo từng chuỗi sản phẩm Như thế, một mô hình mà nông dân tổ chức liên kết sản xuất trên những mảnh ruộng không nằm cạnh nhau nhưng thực hiện cùng quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tương đồng, có liên kết với doanh nghiệp về cung ứng sản phẩm đầu vào, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm đầu ra thì cũng có thể coi mô hình đó là “cánh đồng mẫu lớn”

Với những phân tích trên, kinh nghiệm xây dựng « cánh đồng mẫu lớn » nên được nhìn nhận và tổng kết dưới hai góc độ chính i) xây dựng liên kết ngang, tổ chức nông dân hành động tập thể: qui hoạch sản xuất, sản xuất, bán sản phẩm ; ii) xây dựng liên kết dọc trong chuỗi giá trị trên cơ sở những doanh nghiệp, hoặc tổ chức nông dân đủ khả năng tiếp cận thị trường đầu cuối, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong toàn chuỗi giá trị dến tận người tiêu dùng, dưới thương hiệu nhất định

2 Một số trường hợp xây dựng cánh đồng lớn ở nước ngoài

Trang 5

Ở nước ngoài, nếu chúng ta tra google, tài liệu sẽ không có từ cánh đồng lớn, hoặc cánh đỗng mẫu lớn Những trên cơ sở những khái niệm, cách hiểu của chúng tôi về cánh đồng mẫu lớn, chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm quốc tế

Tiếp cận về cánh đồng lớn trên thế giới thường được thực hiện bắt đầu bằng xác định các tiêu chí mà thị trường yêu cầu hoặc chính phủ áp đặt như về chất lượng sản phẩm, môi trường, kĩ thuật canh tác, kế hoạch sản xuất, hệ thống quản trị để làm cơ sở xây dựng hành động tập thể của liên kết ngang và liên kết dọc Những cánh đồng lớn có thể ở một khu vực, vùng nhỏ, hoặc cả một lưu vực cho một sản phẩm chuyên môn hóa cao như rượu vang Bordeaux của Pháp, chè ở Ấn độ, gạo ở Thái lan,

Sản xuất rượu nho ở Pháp

Tại các vùng trồng nho ở Pháp, như vùng Bordeaux và nhiều vùng khác, các nhà sản xuất,

tổ chức sản xuất của người dân như HTX, hiệp hội, đều thống nhất thực hiện hành động tập thể chung về qui hoạch vùng sản xuất, qui trình sản xuất (giống, kĩ thuật sản xuất ), qui trình thu hoạch, qui trình chế biến, đóng gói và thương hiệu trên thị trường Những qui trình đó, sau khi được các tổ chức của nông dân thống nhất, đề xuất lên các cơ quan Nhà nước, được công nhận, sẽ trở thành công cụ có tính pháp lí để kiểm soát các hành động tập thể của nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Các cơ quan nhà nước cũng thực hiện kiểm tra, giám sát theo các cam kết của nông dân Trong các yếu tố liên kết hành động tập thể, đôi khi nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức nông dân áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, sinh thái , đây cũng là cách thức để áp dụng chính sách mới trong sản xuất nông nghiệp

Trồng rau ở Phillipines

Trường hợp tổ chức nông dân nhỏ trồng rau của NorminVeggies ở Phillipines Đây là tổ chức của nông dân thành lập với mong muốn là nơi người nông dân có thể cất lên tiếng nói của mình, là nơi chia sẻ mối quan tâm, cơ hội cũng như hiểu rõ hơn về ngành sản xuất rau

để có cơ hội gia tăng thu nhập và cũng là nơi đại diện để đối thoại với chính phủ và những

tổ chức khác Normin Veggies là tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ cho các thành viên là những nông dân độc lập, nông dân nhỏ, các quỹ phát triển, các trang trại, người cung cấp đầu vào và cung cấp dịch vụ, đơn vị thuộc chính quyền địa phương

Để kết nối với thị trường, NorminVeggies lập ra các nhóm làm thương mại cho từng sản phẩm (tổng cộng có 12 nhóm) Nhóm này bao gồm khoảng từ 5-10 người, đứng đầu là một

Trang 6

nông dân giỏi, có trách nhiệm lập kế hoạch marketing cho sản phẩm của khoảng 18 nông dân độc lập và 60 nông dân nhỏ Sự gắn kết của nông dân thể hiện ở cam kết cung cấp sản phẩm và thỏa thuận về khối lượng cung cấp, kế hoạch phân phối, tuân thủ theo chất lượng chung, thực hành sản xuất, quản lý thu hoạch và sau thu hoạch Nhóm này bản thân nó đã

là một tổ chức có mục tiêu hướng đến thị trường và là hệ thống quản lý trong đó yêu cầu thành viên bảo vệ uy tín của nhóm trên thị trường Nhóm là chiến lược giúp nông dân phản ứng nhanh nhạy với thị trường và tiếp cận với thị trường có giá trị cao hơn Những nhóm được tổ chức như này mang lại lợi ích như i) đạt tính kinh tế theo quy mô và khả năng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và chi phí giao dịch nhỏ hơn; ii) tiếp cận thị trường tốt; iii) giao dịch với nhà cung cấp dịch vụ; iv) liên kết có hiệu quả với chính phủ và tổ chức tư nhân

Các nhóm này được điều phối chung bởi Normincorp, một đơn vị có trách nhiệm kết nối các cluster này với thị trường Normicorp thu phí tính trên giá trị sản phẩm được giao dịch

để duy trì hoạt động Normicorp tham gia giám sát để đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng được kế hoạch marketing, giám sát chất lượng sản phẩm, quản lý sau thu hoạch, và giám sát hoạt động phân loại, vận chuyển, thu gom

Trong mô hình này, chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân hỗ trợ về tập huấn, công nghệ và phát triển sản phẩm/thị trường, cung cấp khoản tín dụng cho đầu tư vào công nghệ của NorminVeggies, cũng như các hỗ trợ nhằm duy trì khả năng đáp ứng thị trường của nông dân và giữ được vị thế trên thị trường

Bài học thành công của NorminVeggies là: i) nó hoạt động như một tổ chức hỗ trợ thành viên tiếp cận với những nguồn lực mà chỉ thành viên mới có được như đào tạo, nâng cấp

kỹ thuật và hỗ trợ tiếp cận thị trường; ii) giao dịch minh bạch củng cố niềm tin sự tin tưởng giữa các thành viên; iii) sự chia sẻ giữa các thành viên về công nghệ, kiến thức, đóng gói và các kỹ năng khác để tham gia thị trường; iv) khả năng thích ứng của NorminVeggies và Normincorp trước sự biến động của thị trường một cách khá linh hoạt

Đó là do sự liên lạc cởi mở và minh bạch giữa các thành viên; v) năng lực lãnh đạo của cán bộ nòng cốt

Sản xuất lúa ở Malaysia

Sản xuất lúa ở Malaysia trước đây cũng gặp tình trạng đất nhỏ lẻ và manh mún, bình quân 0.1-0.5 ha/hộ Công cuộc thay đổi để cải thiện năng suất lúa gạo ở Malaysia được thực

Trang 7

từng bước qua nhiều năm bằng cách tác động vào nhiều lĩnh vực khác nhau Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống kênh mương thủy lợi, đường cho máy móc vào ruộng, đường giao thông cho đi lại và vận chuyển sản phẩm phục vụ cho quá trình cơ giới hóa sản xuất và dồn điền đổi thửa Cơ sở hạ tầng được cải thiện dần nhằm thích nghi với

sự cải tiến về công nghệ, như máy móc lớn hơn, công nghệ gieo sạ thẳng thay vì công nghệ truyền thống Chính phủ khuyến khích sử dụng máy móc vào làm đất và vận chuyển nhằm giảm thiểu sử dụng lao động và cắt giảm chi phí Các nhà máy chế biến được xây dựng gần các khu sản xuất nhằm dễ dàng vận chuyển và giảm chi phí

Có ba hình thức Malaysia sử dụng để tăng quy mô diện tích của các đơn vị sản xuất lúa đó là: i) doanh nghiệp thuê những mảnh đất nhỏ của nông dân và làm tất cả các khâu; ii) các HTX và tổ chức của nông dân đứng ra tổ chức canh tác trên mảnh ruộng lớn hoặc iii) doanh nghiệp thương mại phát triển và quản lý các cánh đồng rộng có nhiều mảnh lớn hoặc mảnh liền thửa Xu hướng dồn ruộng đất thành mảnh lớn ở Malaysia, ngoài những lý

do về giảm chi phí và tăng năng suất lúa, còn lý do khác là áp lực về lao động nông nghiệp ngày càng ít đi, trong khi đất lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang cây trồng có lợi nhuận lớn hơn

Mô hình tiêu biểu sản xuất lúa trên quy mô lớn của Maylaysia là ở Seberang Perak được quản lý bởi Federal Land Consolidation and Rehabilitation Authority (FELCRA) trong khuôn khổ một dự án của chính phủ với Ngân hàng thế giới Trong vùng sản xuất này, mỗi

hộ được nhận một diện tích như nhau là 1.2 ha trồng lúa và 1.2 ha trồng cọ Các hoạt động đều được làm bằng máy và được thuê từ bên ngoài Các hoạt động được điều phối bởi FELCRA nhằm đảm bảo tính thống nhất và kịp thời vụ Nông dân tham gia với tư cách là người lao động nhận lương và được chia lợi tức Mô hình ở Seberang Perak được nhân rộng ra nhiều vùng khác nhau do các công ty tư nhân thực hiện

Từ kinh nghiệm của Malaysia có thể rút ra một số bài học: i) chính phủ đứng ra quy hoạch

và xây dựng cơ sở hạ tầng cho “cánh đồng lớn” Cơ sở hạ tầng luôn luôn được cải thiện và nâng cấp để đáp ứng những thay đổi trong sản xuất; ii) áp dụng công nghệ và máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động, năng suất sản phẩm và giảm chi phí; iii) hoạt động sản xuất do một cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tính thống nhất và kịp thời vụ; iv) dồn ruộng đất để tăng quy mô sản xuất và tổ chức lại thành ô thửa thuận tiện cho sử dụng máy móc

Trang 8

3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực chất mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được áp dụng ở Việt nam dưới nhiều tiếp cận, cách gọi khác nhau Nhưng trong sản xuất lúa, cánh đồng mẫu lớn được thực hiện nổi bật

là Công ty Bảo vệ thực vật An giang Theo PGS.TS Vũ Trọng Khải, vụ Đông Xuân 2010 –

2011, 1200 ha của hơn 400 hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã trở thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu cho nhà máy chế biến của công ty cổ phần BVTV An Giang, đạt năng suất 9 – 11 tấn/ ha gieo trồng, với giá thành sản xuất: 2.200 đ/kg lúa, giá bán cho nhà máy là 6.000 đ/kg Nông dân lãi từ 38 triệu đến 44 triệu đồng/ha gieo trồng Cũng cần phải nói rằng, gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được chế biến theo quy trình ngược: xay lúa thành gạo rồi mới sấy gạo Do đó, tỷ lệ gạo/ lúa chỉ đạt 50 – 52% Trong khi đó theo quy trình thuận: sấy lúa rồi mới xay xác thành gạo như nhà máy của công ty đã làm, tỷ lệ gạo/lúa đạt 62 – 64% Trong các lĩnh vực sản xuất khác, như Thủy sản, mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng đã được nhiều công ty áp dụng trong liên kết với nông dân trong sản xuất, cung ứng và quản lí chất lượng sản phẩm Trong chăn nuôi, những nguyên tắc của cánh đồng lớn, cũng được áp dụng để các chủ trang trại cùng chăn nuôi theo một qui trình sản xuất chung, có kế hoạch bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm đồng đều như CP đã làm Trong khi xây dựng những cánh đồng lớn, liên kết giữa nông dân để bền vững và thành công cần chú ý đến các khía cạnh sau: i) những thành viên trong nhóm liên kết cần có sự tương đồng về nguồn lực sản xuất, kiến thức và định hướng thị trường; ii) sự tin tưởng và vốn xã hội từ bên trong; iii) thị trường có nhu cầu về số lượng

và chất lượng của sản phẩm mà cá nhân không thể đáp ứng được; iv) có tiềm năng kinh tế quy mô trong sản xuất, chế biến, marketing và mua sắm; v) lợi ích do liên kết mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra, bao gồm cả thời gian đầu tư

Để liên kết nông dân-doanh nghiệp hiệu quả, cần phải đáp ứng được những yếu tố sau đây: i) mối quan hệ có lợi cho cả đôi bên: sự tin tưởng, chia sẻ tầm nhìn dài hạn và sự tôn trọng lẫn nhau là cơ sở cho sự bền vững; ii) chia sẻ, chuyển giao kiến thức: thông tin minh bạch

và chia sẻ kịp thời giúp các bên phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường; iii) tiêu chuẩn chất lượng: các bên hiểu đúng và thực hiện tốt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Doanh nghiệp cần phải giúp đỡ nông dân thực hiện những tiêu chuẩn này; iv) cung cấp dịch vụ đi kèm: thường xuyên và có chất lượng không thu phí dịch vụ nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng là đặc điểm quan trọng của liên kết hiệu quả; v) luân chuyển tài chính: doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về mặt tài chính dưới nhiều dạng khác nhau để hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông dân

Trang 9

Để tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân và tham gia vào thị trường của tác nhân nhỏ trong chuỗi giá trị, chính sách của nhà nước nên tập trung vào các việc sau: i) khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mua hàng từ nông dân nhỏ; ii) cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông dân nhỏ (như kỹ thuật, tiếp cận hệ thống chứng chỉ); iii) cung cấp tài chính trực tiếp hoặc

hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ tài chính; iv) điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng tư nhân để sao cho nông dân nhỏ có thể tham gia với chi phí vừa phải; iv) hỗ trợ quy hoạch sản xuất

và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến

Một vấn đề cần quan tâm giải quyết là khả năng dư thừa lao động nông nghiệp, hệ quả của

sử dụng máy móc hiện đại vào sản xuất Việc này là không dễ trong bối cảnh Việt Nam hiện nay vẫn còn khoảng gần 50% lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, trong khi các ngành khác chưa tạo ra số lượng việc làm đủ lớn để hấp thu lực lượng này Chúng ta cần cân nhắc sự được mất giữa tăng năng suất, khối lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế với việc dôi dư lao động và tình trạng không tạo đủ việc làm cho lao động nông nghiệp và tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị từ phát triển cánh đồng mẫu lớn Vấn đề này có thể không xảy ra với những mô hình thí điểm quy mô nhỏ, nhưng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trên quy mô toàn quốc Khi đó, con số lao động dư thừa cần được tính toán kỹ lưỡng

Tóm lại, những kinh nghiệm thành công của các nước dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

1 Qui hoạch vùng ổn định cho sản phẩm: Nhà nước phải qui hoạch, minh bạch rõ ràng vùng sản xuất cho sản phẩm nào đó mang tính lâu dài Nhiều nước, nông dân chỉ được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm nào đó theo qui hoạch, nếu sản xuất sai qui hoạch có thể bị phạt hoặc thu hồi giấy phép sản xuất Tại các vùng qui hoạch

đó, chỉ những doanh nghiệp chế biến sản phẩm đó mới được cấp phép xây dựng và vận hành Toàn bộ hạ tầng, KHCN cũng sẽ đầu tư theo qui hoạch Sự kết hợp tổng lực đó, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, không những về điều kiện tự nhiên, mà còn về chi phí sản xuất, chi phí giao dịch thương mại, áp dụng KHCN, giảm rủi ro, không

có sự cạnh tranh lộn xộn giữa các doanh nghiệp, nông dân và doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng đã kí, nếu không sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh

Trang 10

2 Xác định và xây dựng được các yếu tố liên kết nông dân, liên kết nông dân và doanh nghiệp: như qui trình sản xuất, qui trình chế biến đóng gói, kế hoạch phân phối theo yêu cầu thị trường, các nguyên tắc quản trị sự liên kết nông dân Trên cơ

sở thông tin thị trường, tiếp cận dựa trên thị trường, xây dựng qui trình quản lí chất lượng dựa trên thị trường mà sản phẩm đó được bán, vừa mang tính kĩ thuật và chú

ý đến quản trị các qui trình kĩ thuật trong sản xuất, thương mại toàn chuỗi sản phẩm Những qui trình này, khi được nhà nước công nhận, sẽ là công cụ để quan trị trong chuỗi sản phẩm và kiểm soát của nhà nước

3 Vai trò của các tổ chức nông dân trong cánh đồng lớn: Cánh đồng lớn chỉ thành công khi nông dân thực sự tổ chức được các tổ chức sản xuất hợp tác của họ như HTX, hiệp hội, nghiệp đoàn của các chủ trang trại trên phạm vi nhưng cánh đồng lớn, tiểu vùng, vùng và cả cấp quốc gia Chính các tổ chức nông dân này, phải là một đối tác bình đẳng đủ lớn, đủ mạnh, độc lập bảo vệ quyền lợi kinh tế của nông dân trong đàm phán với doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong qui hoạch vùng sản xuất, xây dựng liên kết dọc theo chuỗi ngành hàng với doanh nghiệp

4 Xây dựng chuỗi ngành hàng bền vững: Chuỗi ngành hàng chỉ bền vững khi được xây dựng dựa trên vùng sản xuất ổn định, có những cánh đồng lớn trên cơ sở liên kết chặt chẽ giưa nông dân, và liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trên cơ sở cùng chia sẻ rủi ro, hệ thống quản trị chất lượng chung, chia sẻ hợp lí giá trị gia tăng trong chuỗi, có thể cùng quản trị chung thương hiệu sản phẩm

5 Khung thể chế cho cánh đồng mẫu lớn: sự hình thành cánh đồng mẫu lớn trước tiên dựa trên các chính sách của nhà nước, đảm bảo cho điều kiện hình thành và phát triển những cánh đồng lớn gắn với chuỗi ngành hàng như qui hoạch, khuyến khích sản xuất thực hành tốt, quản lí chất lượng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, q uản trị chuỗi trên cùng một khu vực qui hoạch và chuỗi sản phẩm Nhà nước có chính sách khuyến khích những Cánh đồng lớn phải đảm bảo quản trị sản xuất tốt hơn về chất lượng sản phẩm, canh tác thân thiện môi trường, giá thành thấp, áp dụng KHCN, kế hoạch cung ứng để làm cơ sở tiếp cận thị trường với sản phẩm cạnh tranh cả về giá và chất lượng

4 Tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 14/03/2013, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w