VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Các quan điểm về “thông tin”, “hưởng thụ thông tin”, “mất cân đối” và “bấtbình đẳng” trong việc hưởng thụ thông tin
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí
1.3 Phân chia các khu vực hưởng thụ thông tin trên thế giới theo hệ tiêu chí
Chương 2: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN GIỮA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Tổng quan chung về thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới
2.2 Khu vực Châu Á
2.3 Khu vực Châu Âu
2.4 Khu vực Châu Phi
2.5 Khu vực Châu Mỹ
2.6 Khu vực Châu Đại Dương
2.7 Hậu quả của sự mất cân bằng và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin
2.8 Giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin giữa các khuc vực trên thế giới
Chương 3: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM.
3.1 Thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam
3.2 Các giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối về hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MẤY LỜI THƯA TRƯỚC
1 Đề tài nghiên cứu “Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới” là một đề tài thú vị thuộc lãnh địa Lịch sử Báo chí Thế giới Việc thực hiện đề tài này sẽ tạc dựng một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hưởng thụ thông tin hiện nay trên thế giới, những khu vực tràn ngập thông tin và những khu vực thiếu thốn thông tin hết sức.
2 Nhóm tác giả đề tài, với vốn kiến thức ít ỏi của mình, hy vọng làm sáng rõ các cực hưởng thụ thông tin trên thế giới, sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng trỏ ra căn nguyên của thực trạng, hệ luỵ cũng như kiến nghị những giải pháp bước đầu.
3 Đây là một địa hạt thú vị của truyền thông nhưng chưa có những đề tài nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống Nhóm tác giả đề tài dựa trên đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các tài liệu hữu ích trên báo, đài, internet; các tài liệu là các cuốn sách, giáo trình về lịch sử báo chí giải quyết vấn đề trên cơ sở các thao tác khoa học: tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh
4 Đề tài gồm 3 chương, được cấu trúc như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về việc hưởng thụ thông tin của công chúng trên thế giới
Chương 2: Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới
Chương 3: Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam
5 Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, thú vị cho các bạn sinh viên khoá sau của Khoa Báo chí - Truyền thông và cũng là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm tới lĩnh vực này.
6 Do hạn chế về khả năng, chắc chắn đề tài của chúng tôi còn có nhiều bất cập Chúng tôi mong đợi những đóng góp thiện chí trên tinh thần xây dựng.
Trang 3Chương 1 1.1 Các quan điểm về “thông tin”, “hưởng thụ thông tin”, “mất cân đối”
và “bất bình đẳng” trong việc hưởng thụ thông tin.
1.1.1 Quan điểm về “thông tin”, vấn đề “hưởng thụ thông tin” của công chúng.
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ tiếng La Tinh infometio, gốc của
từ tiếng Anh information Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên
cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào
những năm 20 - 30 của thế kỷ XX Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính
là những cái mới khác với những điều đã biết
Kế thừa tư tưởng trên, khái niệm thông tin đi vào khoa học hiện đại, trướchết là lý thuyết thông tin của Shannon (nhà toán học, vật lý) đưa ra năm 1948
Có rất nhiều định nghĩa về thông tin Ngoài cách tiếp cận theo góc độ trên, một
số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có
thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay
"thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "thông tin là nội dung thế
giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner)
Trong cuốn sách bùng nổ truyền thông, hai ông Philippe Breton và Serge
Proulx giải thích theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ
thể để tạo ra một hình dạng (forme), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng Hai hướng này cùng tồn tại, một
nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức truyền đạt Nóthể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kĩ thuật và kiến thức
Theo từ Đại điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý thì thông tin được hiểu một cách khái quát là: truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết hoặc: tin tức được truyền
đi cho biết; tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh
Trang 4Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, các thành viên của nó hoạt độngchủ yếu dựa trên nội dung của cá thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công
chúng Người ta gọi đó là thông tin chất lượng.
Trong lí luận báo chí, khái niệm thông tin cũng đang tồn tại hai cách hiểu:
Một là, sự loan báo cho mọi người biết Hai là, tri thức, tư tưởng do nhà báo táitạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Nó là công cụ chủ yếu để nhà báo thựchiện mục đích của mình
Tiếp cận vấn đề hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới, chúng
ta hiểu khái niệm nghiêng về nghĩa thứ hai Hưởng thụ: hưởng do có lao động,
có cống hiến, Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như ý
Hưởng thụ đó là quyền được hưởng những lợi ích trong xã hội Hưởng thụ là thước đo đời sống của con người, con người được hưởng thụ càng nhiều
thì chứng tỏ đời sống của họ càng cao
Việc hưởng thụ thông tin, được coi là quyền lợi chính đáng trong xã hộicủa mỗi công dân Bởi xét cho cùng, thông tin là tri thức chung của nhân loại,con người cần có thông tin để ứng xử và hoạt biến trong những điều kiện hoàncảnh cụ thể nhất định cho phù hợp và có lợi
Vấn đề hưởng thụ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng như số lượng báo, số đài, số tivi, số lượng máyinternet Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được sự đồng đều trong hưởng thụthông tin đối với mọi người là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự cố gắngkhông chỉ riêng từng cá nhân mà cần nỗ lực chung của cả cộng đồng
Hưởng thụ là hưởng do có cống hiến, tức là muốn hưởng thụ phải có sự
cống hiến Trong hưởng thụ thông tin, nếu hiểu khái niệm cống hiến một cách
linh hoạt thì đó là những điều kiện căn bản, là “lượng” đảm bảo sự ra đời tươngứng của “chất” hưởng thụ thông tin Nghĩa là phải có những tiền đề nhất định thìmới có kết quả theo nó Ở đây phải hiểu là những yếu tố kinh tế, chính trị xã hội,
Trang 5văn hóa – giáo dục, khoa học - kỹ thuật … làm nền tảng tác động đến việctruyền tải thông tin tới công chúng.
Việc hưởng thụ thông tin có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước,thậm chí là các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia, tạo nên sự bấtbình đẳng và mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin, kéo theo hàng loạt hậuquả trong đó phải kể đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,trình độ dân trí… giữa các khu vực quốc gia đó
Ở những nước có điều kiện kinh tế phát triển, các phương tiện truyềnthông đại chúng phát triển mạnh mẽ vì vậy hàng ngày công chúng được tiếp cậnvới một khối lượng thông tin đa dạng, khổng lồ, phong phú từ các loại hìnhtruyền thông đại chúng khác nhau
Ở những nước kém phát triển và chậm phát triển thì người dân ít có điềukiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, hơn nữa chính ngườidân ở những vùng này chẳng mấy quan tâm đến những tin tức, những sự việcđang hàng ngày, hàng giờ xảy ra xung quanh mình Nên việc tiếp nhận thông tincủa công chúng ở những khu vực này còn hạn chế
1.1.2 Quan điểm về “bất bình đẳng” trong hưởng thụ thông tin của công chúng.
Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý định nghĩa bình đẳng (tính từ)
ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi
Theo Từ điển Tiếng Việt (The Free Vietnamese Dictionary project) thì
Bình đẳng (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc) được hiểu là ngang hàng nhau về địa
vị, về quyền lợi Từ đó có thể suy ra, bất bình đẳng là không ngang hàng nhau về
địa vị, nghĩa vụ, quyền lợi
Bất bình đẳng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà là một hiện tượng xãhội phổ biến mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu xã hội và lành thổ tạo ra Cónguồn gốc khi một số cá nhân (một số nhóm xã hội) có đặc quyền kiểm soát vàkhai thác một số cá nhân (một số nhóm xã hội) khác trong một số lĩnh vực chủ
Trang 6yếu của xã hội nhằm chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội Những xã hội khácnhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau do thể chế chính trịquyết định Nó quyết định đến phân tầng xã hội.
Biểu hiện rõ rệt nhất về mặt kinh tế là sự phân cực thành những nước giàu
và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đếncùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả Điều này làm cho
sự phân hoá giàu - nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nóthể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá.Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển vàcác nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần cònlại của thế giới Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển,cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong mộtquốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc
Từ khác nhau về địa vị dẫn đến sự khác nhau về nghĩa vụ, quyền lợi, màtrước tiên là quyền lợi kinh tế như đã nói ở trên Sự bất bình đẳng trong hưởngthụ thông tin theo đó có thể hiểu là sự không ngang nhau về địa vị và theo đócũng không ngang bằng nhau về quyền được hưởng thụ thông tin Có người bánthông tin trong khi những người khác phải mua thông tin Có những người tiếpcận được loại thông tin này mà không tiếp cận được loại thông tin khác Hoặc cóngười dù có đủ điều kiện cũng không thể tiếp cận được thông tin
Trong tiếp nhận truyền thông, sự phân phối tin tức hai cực, một cực cónhững đặc quyền đặc lợi, được hưởng thụ những thành quả của truyền thông (cóđặc quyền, đặc lợi), và một cực bị “lờ” đi quyền được hưởng thụ thông tin(không có đặc quyền, đặc lợi) lẽ ra là tất yếu Bất bình đẳng trong truyền thông
do đó làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, sự phân hoá giàu nghèo,địa vị chính trị; bất bình đẳng giữa các tộc người; bất bình đẳng giữa giới nam
và giới nữ giữa các quốc gia, khu vực
Trang 7Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng,khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế,thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữangười giàu và người nghèo "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động" Ngaynhững nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thếnày Và mặc dù đã và đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục,hai quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thất bại trong việcgiải quyết vấn đề bất bình đẳng Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nướctại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạcSahara, số người nghèo đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ(từ 1990 tới 2001).
Tại khu vực châu Mỹ Latin, số người thất nghiệp đã tăng từ gần 7% năm
1995 lên 9% năm 2002, với nhiều người lao động buộc phải chuyển sang khuvực kinh tế phi chính thức, nơi mà những điều kiện làm việc được miêu tả là
"phi nhân tính" và mức lương rất thấp Tại những nước như Brazil, Guatemala
và Bolivia, chủng tộc và giới vẫn là những nhân tố quyết định đối với khả năngtiếp cận các cơ hội kinh tế Con cháu của người da vàng bản xứ và người gốcPhi có thu nhập trung bình thấp hơn người da trắng từ 35% đến 65%, và có ít cơhội tiếp cận với hệ thống giáo dục và nhà ở hơn
Trên thực tế, gần đây cường quốc giàu nhất thế giới này đã bắt đầu ápdụng những sửa đổi luật nhằm loại trừ việc đưa ra những cam kết viện trợ chocác nước nghèo, thay vào đó tập trung vào những vấn đề như an ninh và khủng
bố 8 mục tiêu trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ gồm: giảm 50% tỷ lệ đói
và nghèo; phổ cập giáo dục cơ bản; giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; giảm 3/4
tỷ lệ tử vong của sản phụ, thúc đẩy bình đẳng về giới; đảm bảo sự bền vững củamôi trường; ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các loại bệnhkhác; xây dựng sự cộng tác toàn cầu dành cho phát triển giữa các nước giàu vànghèo - tất cả đều phải được thực hiện vào năm 2015
Trang 8Cộng đồng quốc tế đã cảnh báo về hậu quả của việc không hành động.
"Thất bại trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng sẽ khiến cho việc nângcao điều kiện sống cho người nghèo và tạo lập công bằng xã hội trở nên khókhăn hơn bao giờ hết Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt xã hộitrên toàn thế giới Khi đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trả giá"
Xét trên một khía cạnh nào đó, truyền thông vẫn là “con đẻ” của chính trị,của kinh tế, khoa học kỹ thuật Sự bất bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế,kéo theo sự bất bình đẳng về truyền thông Chừng nào trên thế giới còn tồn tạibất bình đẳng giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác, chừng
đó còn tồn tại bất bình đẳng về truyền thông
1.1.3 Quan điểm về “mất cân đối” trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng
Cân đối là hợp lý, hài hòa giữa các phần khác nhau, Đại từ điển Tiếng
Việt – Nguyễn Như Ý
Mất cân đối, do đó có thể hiểu là không hài hòa, không hợp lý giữa các
phần khác nhau trong môt chỉnh thể chung thống nhất; chủ yếu nhấn mạnh đếncấu tạo, cơ cấu của chỉnh thể đó
Mất cân đối về hưởng thụ thông tin được hiểu là sự không hài hoà, không
cân xứng, không đồng đều giữa các vùng miền, quốc gia và giữa các lãnh thổtrên thế giới, là sự chồng chéo ở nội dung và phân bố, thiếu hụt ở một số lĩnh
vực và địa bàn trong việc tiếp nhận thông tin
Nhu cầu về việc thông tin của một số bộ phận chưa được đáp ứng đầy đủ
là do nhiều nguyên nhân khác nhau Một số bộ phận dân cư nằm trong diện “đóithông tin”, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa lí hiểm trở khó khăn cho việcvận chuyển các ấn phẩm báo chí, lắp đặt đường dây, những vùng có nền kinh tếkém phát triển, xã hội phức tạp…
Mất cân đối trong hưởng thụ thông tin cần được nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh khác nhau trên phương diện công chúng - chủ thể của việc tiếp nhận đối
Trang 9với các loại thông tin: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học –
kỹ thuật…
Chẳng hạn xét về khách quan, thì sự mất cân đối đó có phải là tất yếu
không (do chưa đáp ứng đủ yếu tố tiền đề cần thiết như đã nói ở trên) Hoặc sự
mất cân đối là do đã đáp ứng đủ yếu tố cần thiết để hưởng thụ một lượng thông
tin tương ứng (trong trường hợp bình thường); nhưng khu vực, quốc gia đó lạikhông nhận được lượng thông tin tương xứng (tức là không bình thường) Cóthể là do chính sách của nhà nước khu vực đó (mang đấu ấn giai cấp, dân tộc),hoặc cũng có thể là do tác động ép buộc của thế lực bên ngoài (chỉ phổ biến loạithông tin này mà cấm loại thông tin khác)… Đây cũng là một phần của hệ lụybất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin mà đề tài nghiên cứu đề cập
Xét về mặt chủ quan, thì sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin còn phụthuộc vào nhu cầu loại thông tin mà công chúng ở nhóm khu vực, quốc gia đó
có nhu cầu Chẳng hạn nhóm công chúng ở các nước kém phát triển (như ChâuPhi) thì cần lượng thông tin về y tế, giáo dục, kỹ thuật… hơn là thông tin về thờitrang, điện ảnh, các loại phương tiện kỹ thuật quá hiện đại… như ở các quốc gia,khu vực phát triển Sự cân đối trong tiếp cận thông tin, xét cho cùng cũng chỉ làtương đối, không thể tuyệt đối hoàn toàn
Vấn đề hậu quả của mất cân đối trong hưởng thụ thông tin cũng nên nhìnnhận ở cả măt tích cực và hạn chế Mặt tích cực thể hiện ở chỗ nó cung cấpnhững thông tin mà công chúng cần, công chúng muốn chứ không phải tất cảnhững thông tin mà thế giới có (nếu như chính nhóm công chúng ở khu vựchoặc quốc gia đó được đáp ứng loại thông tin mong muốn) Điều này có tácđộng rất lớn tới việc thúc đẩy xã hội đó phát triển theo hướng tiến bộ, đặc biệt làkinh tế Mặt hạn chế là chính chính sách của từng quốc gia khu vực, của thế lựcbên ngoài tác động… nên công chúng từng quốc gia, khu vực thiếu đi nhữngthông tin cần thiết về thế giới, có thể làn trì hoãn sự tiến bộ và phát triển củachính họ Đôi khi chính họ cũng không ý thức được tầm quan trọng của nó vớibản thân, do vậy chưa có nhu cầu lớn Vấn đề đặt ra là sự cân đối giữa lượng
Trang 10thông tin họ cần và lượng thông tin họ được tiếp nhận Điều này lại chịu sự chiphối rất lớn của những yếu tố nền tảng (kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa – giáodục, khoa học - kỹ thuật…) đề cập ở trên Dựa vào đặc điểm riêng của mình màtừng quốc gia, khu vực sẽ có cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.
Việc mất cân đối trong hưởng thụ thông tin đã làm cho thế giới bị chiamảng thành những màu sắc đậm nhạt khác nhau Ở một số bộ phận dân cư cóđời sống cao, mức hưởng thụ thông tin lớn, họ có cuộc sống phát triển đầy đủ,toàn diện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Số khác sống dưới mức tối thiểu,chẳng hạn một số quốc gia ở Châu Phi lại thiếu thốn nghiêm trọng dẫn đếnkhông thể tự cân đối chính lượng thông tin của mình
1.1.4 Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và mất cân đối trong hưởng thụ thông tin
So sánh một cách tương đối thì, bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin
là do tác động ở bên ngoài lên chủ thể tiếp nhận thông tin (tức là nó mang tínhkhách quan, ngoài ý muốn của chủ thể), còn mất cân đối lại nghiêng về phía chủquan (chính sách, hay chính chủ thể có mong muốn tiếp nhận loại thông tin nhưvậy)
Bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin là sự khác biệt về mức độ thông
tin hưởng thụ giữa nước này, khu vực này với nước khác hay khu vực khác (so
với mặt bằng chung) – biểu hiện bằng số liệu cân báo in, số tivi, số máy tính/ 1
đầu người… còn mất cân đối là sự chênh lệch cơ cấu thành phần các loại thông
tin trong một “ gói” thông tin tương đối hoàn chỉnh.
Bất bình đẳng là sự không công bằng trong việc sở hữu (có) thông tin cònmất cân đối là sự không đồng đều trong việc sử dụng (dùng) thông tin
Bất bình đẳng và mât cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khuvực trên thế giới thể hiện sự chênh lệch, không cân bằng, bất hợp lý trong quátrình tiếp cận thông tin của công chúng giữa các khu vực khác nhau Có khu vựccông chúng được cung cấp một khối lượng lớn thông tin theo những hình thức
Trang 11đa dạng khác nhau nhưng bên cạnh đó lại có những khu vực công chúng khôngđược thường xuyên cập nhật những thông tin mới, các phương thức truyền thôngcòn hạn chế tạo nên sự chênh lệch về trình độ dân trí, trình độ nhận thức và hơnnữa chính là trình độ phát triển của chính các khu vực.
Bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin cũng là 1 trong những nguyênnhân dẫn đến mất cân đối trong tiếp nhận thông tin Việc giải quyết vấn đề bấtbình đẳng trong hưởng thụ thông tin khó hơn là việc giải quyết vấn đề mất cânđối trong hưởng thụ thông tin Cốt lõi của mọi vấn đề bất bình đẳng hay mất cânđối ở trên chính là cơ sở hạ tầng (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ) và kiếntrúc thượng tầng ( chính trị, tôn giáo, luật pháp…) của chính quốc gia, khu vực
đó trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò chính yếu
Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cần phải điều chỉnh sự mất cân đốikinh tế giữa các nước cũng như trong nội bộ từng nước Hiện nay, khoảng 80%tổng sản phẩm quốc nội của thế giới thuộc về 1 tỷ người sống tại các nước pháttriển, trong khi đó 5 tỷ người sống tại các nước đang phát triển chia sẻ 20% cònlại Lo lắng về tiến độ chậm trễ trong việc đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ(MDG), tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa mãn nhiệm Kofi Annan đã nhiều lầnthúc giục các nước giàu thực hiện cam kết của họ về việc chi ít nhất 0,7% tổngthu nhập quốc dân cho công cuộc phát triển ở các nước nghèo
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên xã hội thông tin trong đó khoa học công nghệ cao
và tri thức con người có vị trí đặc biệt quan trọng CNTT&TT trở thành lĩnh vựcthen chốt trong xã hội thông tin hiện đại và được khẳng định là động lực pháttriển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia và giữa các vùngmiền trong mỗi quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hoá, CNTT&TT vừa đem lại
cơ hội tạo ra sự công bằng hợp lý chung cho mọi người nhưng cũng khoét sâu
hố ngăn cách thông tin giữa các nước đang phát triển và phát triển cũng nhưgiữa nông thôn và thành thị do trình độ khác nhau về phát triển các loại hình ứngCNTT&TT
Trang 121.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề thụ hưởng thông tin của côngchúng báo chí Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, xin trỏ ra một số nhân tố cơbản, có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hưởng thụ thông tin của công chúng trong bốicảnh hiện nay: Chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và xu hướngtoàn cầu hoá
1.2.1 Tác động của chính trị tới việc thụ hưởng thông tin của công chúng.
Mối liên hệ của chính trị với thông tin – truyền thông cũng đặt ra nhữngvấn đề trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng giữa các khu vực khácnhau trên thế giới
Trước hết, hệ thống chính trị là nền tảng để lãnh đạo và điều chỉnh xã hội,
vì thế nó có sức ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống, trong đó có sự pháttriển, phân phối thông tin Tính chất của mỗi nền chính trị, sự lạc hậu, áp đặt…
là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển – không phát triển của con người
Lĩnh vực thông tin cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của chính tri.Đặc biệt, trong những thập niên gần đây, thế giới bùng nổ về thông tin, kéo theocác vấn đề kinh tế, xã hội…thì các nền chính trị ra sức quản lí và điều hànhthông tin sao cho thông tin trở thành công cụ lãnh đạo
Trong vấn đề sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thôngtin của công chúng có thể chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng từ chính trị :
- Chính trị mỗi khu vực sẽ bảo vệ cho quyền lợi chế độ và hệ tư tưởng củamình Do đó, báo chí hay thông tin nói chung sẽ được chế độ chính trị ở nước đó
áp đặt về hệ tư tưởng Nơi nào cũng muốn phát triển thông tin theo hướng có lợicho lợi ích dân tộc, giai cấp mình Khi nào trên thế giới còn tồn tại những tưtưởng về phân chia quyền lực, phân chia thành các nhóm phát triển, thì sự mấtcân đối trong thông tin còn chưa được giải quyết Nền chính trị nào cũng muốntạo ra những thông tin có lợi cho mình
Trang 13- Chính trị định hướng sự phát triển của hệ thống thông tin Đồng hànhcùng điều này có sự cân nhắc trong mối liên hệ với chiến lược phát triển các lĩnhvực khác
- Chính trị quyết định quyền tiếp cận thông tin cho công chúng Nhữngthông tin nào được phép công bố và những thông tin nào thuộc bí mật quốc gia.Quyền tiếp cận thông tin cũng là một trong những yếu tố gây nên mất cân đối vàbất bình đẳng thông tin
- Với những đặc thù về địa lí, văn hóa, phong tục chính trị ở các nơi có sựảnh hưởng trong nội dung thông tin được xuất bản ra
- Quyền tự do thông tin hầu như đã dược phổ biến trên toàn thế giới Chínhtrị qui định phạm vi của quyền tự do ấy Ở Hoa kì, dư luận rất phẫn nộ vì nhữngthông tin cá nhân không được tôn trọng và bảo mật xứng đáng Chính quyền Mĩcho phép mình xâm phạm những thông tin riêng tư của công dân vì lí do an ninhchính trị
1.2.2 Tác động của nhân tố kinh tế tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng.
Kinh tế có ảnh hưởng, chi phối tới mọi hoạt động của xã hội Hoạt độngtiếp nhận thông tin của công chúng cũng không nằm ngoài sự chi phối của nó Ởnhững điều kiện kinh tế khác nhau, khả năng tiếp nhận và việc hưởng thụ thôngtin của công chúng cũng khác nhau Sự chênh lệch về kinh tế dẫn tới mức độ và
cơ hội hưởng thụ thông tin của công chúng cũng không đồng đều
Kinh tế phân chia khu vực công chúng hưởng thụ thông tin
Sự chênh lệch về kinh tế đã tạo ra những khu vực khác nhau trong việchưởng thụ thông tin của công chúng Thứ nhất là khu vực công chúng có nhiều
cơ hội hưởng thụ thông tin do điều kiện kinh tế phát triển cao
Ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống cao, các phương tiệntruyền thông cũng phát triền nên công chúng có nhiều cách khác nhau để tiếpcận với thông tin, cơ hội hưởng thụ thông tin của công chúng ở đây cũng lớn
Trang 14hơn Thông tin từ chữ viết (báo in, sách), từ tiếng nói (đài phát thanh, truyềnmiệng), từ hình ảnh (truyền hình, điện ảnh), từ Internet, từ hãng thông tấn đềudồi dào và sẵn có Công chúng có điều kiện khai thác nguồn thông tin khổng lồnày hầu như ở mọi nơi, mọi lúc: cơ quan, trường học, tại nhà, quán caffe…
Thứ hai là khu vực công chúng có cơ hội hưởng thụ thông tin còn hạn chế
do điều kiện kinh tế còn kém phát triển
Những khu vực có nền kinh tế kém phát triển (như các nước ở châu Phi,một số nước vùng Nam Mỹ…) radio là phương tiện chủ yếu Chi phí thấp là yếu
tố quan trọng để loại hình truyền thông này chiếm ưu thế ở đây Báo in, truyềnhình và Internet còn hạn chế, phổ biến hơn ở thành phố và đô thị của nhữngnước này
Ở khu vực này, công chúng có ít cơ hội hơn trong việc hưởng thụ thôngtin Có thế lấy Việt Nam làm một ví dụ cho thấy sự phân chia này Mức độhưởng thụ thông tin giữa thành thị và nông thôn qua các phương tiện thông tinđại chúng rất chênh lệch Trên 70% dân số sống ở nông thôn nhưng tỷ lệ đượchưởng thụ báo chí ở nông thôn chỉ chiếm 25% Khu vực công chúng có nhiều cơhội hưởng thụ thông tin tập trung ở thành thị
Kinh tế chi phối cách tiếp nhận thông tin của công chúng
Mọi người đều có nhu cầu tiếp cận với thông tin để nhận thức về bản thân
về cuộc sống và sử dụng thông tin vào những mục đích riêng Nhưng do điềukiện kinh tế khác nhau dẫn tới khả năng tiếp nhận thông tin và cách tiếp cậnthông tin cũng khác nhau với mỗi khu vực công chúng
Với đối tượng công chúng có điều kiện kinh tế ổn định, đầy đủ, họ hướngtới nhu cầu giải trí nhiều hơn Những thông tin về kinh tế, chính trị - xã hội luônđược cập nhật hằng ngày hàng giờ qua tất cả các phương tiện truyền thông, họquá đầy đủ về thông tin và chủ động đi tìm những thông tin họ cần Tức là họtiếp nhận thông tin một cách chủ động Đồng thời khả năng tiếp nhận thông tin
Trang 15và tiêu thụ thông tin của họ cũng cao hơn do được tiếp xúc với những phươngtiện truyền thông hiện đại một cách thường xuyên.
Ngược lại là khu vực công chúng có ít cơ hội hưởng thụ thông tin Cuộcsống khó khăn, những cuộc mưu sinh đã chiếm phần lớn thời gian của họ Họcũng không có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình loại hình truyền thông để tiếpcận và tìm kiếm thông tin Vì vậy họ tiếp nhận thông tin một cách thụ động,không có định hướng, mục đích và khả năng tiếp nhận, tiêu thụ thông tin của họcũng kém hơn so với khu vực công chúng trên
1.2.3 Tác động của khoa học kỹ thuật tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những điềukiện và phương tiện vật chất mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanhchóng của toàn cầu hóa Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là côngnghệ thông tin (CNTT) và viễn thông đã tạo điều kiện cho các hoạt động thôngtin với tốc độ nhanh và cường độ mạnh Xa lộ thông tin siêu cao tốc đang dầntrở thành đường dẫn truyền quan trọng bậc nhất cho sự lan rộng, sâu và nhanhcủa các quan hệ quốc tế Những rào cản về thời gian và khoảng các địa lý dầnđược khắc phục Các quốc gia dân tộc ngày càng gần gũi hơn nhờ sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật Những hình ảnh và thông tin được truyền hình trực tiếp
về các sự kiện đang diễn ra ở mọi miền trên trái đất
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật có ý nghĩa to lớn về xã hội và kinh tế, khiếndân chúng có thể tìm kiếm thông tin nằm ngoài cộng đồng họ, kết nối với dân cưcác cộng đồng khác, chia sẻ quan tâm và học hỏi từ những người có kinhnghiệm và kiến thức
Một điều không thể phủ nhận là tất cả các nước có nền kinh tế và KHKTphát triển thì hệ thống truyền thông của họ cũng rất phát triển Sự phát triểnmạnh mẽ của KHKT tác động trực tiếp đến cung cấp thông tin cũng như nhu cầuthông tin của công chúng
Trang 16Mỹ và Châu Âu là nơi có mặt bằng KHKT phát triển chính điều đó khiếncho ngành CNTT của họ phát triển như vũ bão.
* Mỹ không chỉ là cường quốc số một về kinh tế, về KHKT, về quân sự…
mà còn là người khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông Trung bình cứ 1 ngườidân Mỹ sở hữu tới 2 radio và 1 tivi Để đáp ứng nhu cầu thông tin của số lượngmáy thu khổng lồ này, nước Mỹ có 1.285 đài truyền hình và hơn 10.000 đài phátthanh (1994) Đại bộ phận đài phát thanh và truyền hình Mỹ thuộc sở hữu tưnhân Một đối thủ không thể xem thường của truyền hình là mạng lưới truyềnhình cáp với 67 triệu thuê bao (1996)
* Trung bình mỗi người Anh ngồi trước màn hình 3 giờ rưỡi để thu nhậnthông tin Hơn 97% hộ gia đình Anh có tivi màu, 73% có đầu máy video Nhànào cũng có radio và có tới 70% người Anh bắt sóng radio hàng ngày
Ngành phát thanh, truyền hình phát triển khá mạnh nhờ sự can thiệp củaKHKT Đài phát thanh và truyền hình Anh (BBC) cung cấp thuê bao duy nhấtvới 2 kênh truyền hình BBC1, BBC2, 5 đài phát thanh phủ sóng toàn lãnh thổ
Hệ thống điện tử Anh tăng trưởng với tốc độ chóng mặt về số lượng với 3 kênhtruyền hình tư nhân, 3 đài phát thanh tư nhân phát sóng toàn quốc và khoảng
200 đài khu vực
Báo in: 10 tờ báo hàng ngày và 9 tờ báo có phạm vi phát hành trên cảnước thêm vào đó là khoảng 1400 tờ báo địa phương và 6500 tạp chí định kỳ,tạo nên diện mạo phong phú cho báo chí Anh Tiêu thụ số lượng báo không nhỏnày là một trong những lượng độc giả đông đảo nhất các nước phát triển: 60%người Anh trưởng thành đọc 1 tờ báo hàng ngày thuộc báo quốc gia, hơn 65%mua báo chủ nhật Số lượng độc giả lớn hơn vậy thường xuyên đọc báo địaphương
* Pháp Nước Pháp sở hữu 117 tờ báo hàng ngày với 12,7 triệu bản mỗingày hay 216 bản/1000 dân(1996) Tạp chí thì trung bình 1.350 bản/1000 người.Theo số liệu thống kê 1996 cứ 1000 người dân Pháp thì có 943 radio và 596 tivi,đài phát thanh: 41 đài AM và 846 đài FM
Trang 17* Nhật: đất nước mặt trời mọc, đất nước có nền KHKT phát triển nhất ởChâu Á cũng là một cường quốc về báo chí, gần 126 triệu người dân Nhật mỗingày tiêu thụ tới 73 triệu bản báo xuất bản hàng ngày của 122 đầu báo khácnhau (580 bản/1000 dân) Trung bình 1000 người Nhật có 684 tivi và 957 radio.
Các quốc gia có tiềm lực khoa học kỹ thuật mạnh, kéo theo sự phát triểncủa truyền thông Xét trên nhiều khía cạnh, khoa học kỹ thụât không phát triển,truyền thông cũng không thể phát triển được
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của CNTT, toàn cầu hóa truyền thôngđại chúng, sự phát triển nhanh chóng của các phương thức, tư duy kỹ thuật đãkhiến cho nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người và xã hội
Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến một kỷnguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó con người tiếp cậnvới tin tức và thông tin mà không bị giới hạn bởi những rào cản nào Sự đổi mớinày đã làm xuất hiện các loại phương tiện truyền thông mới, với những phươngthức phân phối mua bán và sử dụng thông tin mới Một số dạng truyền thôngmới xuất hiện mà nhờ có sự phát triển như vũ bão của CNTT đem lại trong tiêngAnh dọi là: blogs, podcast, digital music (âm nhạc kỹ thuật số), digital Djs( người giới thiệu đĩa hát KTS), digital Film making ( làm fim KTS), và cảdigital citizens ( những công dân KTS)
Những chiếc điện thoại thông minh và người sử dụng không chỉ dùng đểgọi, nghe, mà còn có thể nghe nhạc, chơi game, xem video, rồi chiếc máy tínhcũng được nâng đời để có thêm chức năng truyền tin như máy quay, truyền hìnhtrực tiếp, truyền hình ảnh trực tiếp (Webcam) hay các bản tin tự gửi (newsletter)ngoài ra những phương tiện đa năng kết hợp với TV, đài, điện thoại đang tạo ranhững giá trị gia tăng vô cùng to lớn và cũng rất tiện ích cho người sử dụng Sựnhanh chóng và tiện ích này chính là nhờ sự phát triển của KHKT
Với công nghệ kỹ thuật số chi phí thấp và việc phát song nhờ vệ tinh đãvượt qua các biên giới để đưa tin tức với đủ mọi quan điểm trên thế giới Tínhđến cuối 2005, hơn 2 tỷ người, gần 1/3 dân số thế giới đã có điện thoai di động,
Trang 18gần 800 triệu điện thoại di động được bán ra mội năm trên thê giới Đến năm
2008, ước tính có khoảng 600 triệu người có thể có ngay lập tức có được thôngtin của các sự kiện nhờ các camera kỹ thuật số tinh vi, trong đó phần nhiêu nhờtính năng của những chiếc điện thoại di dộng của họ Những công cụ này tạo ramột “hệ thống thông tin toàn cầu” có khả năng chưa từng có để tạo lập, sản xuất,chia sẻ và tham gia vào những gì diễn ra của cuộc sống Mạng lưới toàn cầu chophép con người đưa tin tức, suy nghĩ, ý tưởng và hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất
kỳ thời điểm nào
Chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, mạngthông tin toàn cầu internet đã giúp con người hy vọng vào sự bình đẳng, cân đốitrong phân phối thông tin và hưởng thụ thông tin của mọi đối tượng công chúngtrên thế giới
1.2.4 Tác động của giáo dục tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng.
Giáo dục và truyền thông đại chúng có mối quan hệ trực tiếp và mật thiếtvới nhau Việc tiếp nhận bất cứ thông tin gì đều phụ thuộc vào trình độ giáo dụccủa mỗi cá nhân Thông tin ấy được tiếp nhận theo chiều hướng đúng hay sai,sâu hay nông đều phụ thuộc vào nhận thức, tri thức của mỗi người
Giáo dục là một phức hợp tác động, có ba hình thái chính gồm: Giáo dục
từ phái gia đình (Giáo dục học đã thừa nhận nề nếp, gia phong, truyền thống giađình như một yếu tố giáo dục cực kỳ quan trọng không thể coi nhẹ); Giáo dục từphía nhà trường (Giáo dục hiện đại, dựa trên nền tảng của các thành tựu khoahọc giáo dục, chính là con đường thuận lợi nhất, hiệu quả nhất để hình thành vàphát triển các phẩm chất, năng lực của nhân cách phù hợp với những tiêu chuẩn,giá trị xã hội và thời đại); Giáo dục từ xã hội (giữ vai trò then chốt và được thựchiện chủ yếu thông qua các quan hệ ứng xử xã hội)
Các hình thái của giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tiếp nhận thôngtin và hưởng thụ thông tin Thông qua, giáo dục đã hình thành và phát triển nhâncách của mỗi cá nhân – thành viên của xã hội Đồng thời nó cũng có vai trò to
Trang 19lớn trong việc quyết định “cách tiếp nhận” trong lĩnh vực truyền thông của conngười.
Không chỉ giống như môi trường xã hội là tạo cơ hội cho các cá nhân lựachọn chiều hướng phát triển nhân cách, mà do đặc thù và ưu thế riêng có, giáodục đã hướng nhân cách phát triển hướng thiện, phù hợp với các quan niệm vàcác chuẩn mực chân, thiện, mỹ của xã hội Sự định hướng nhân cách được thựchiện thông qua mục đích giáo dục, hệ thống các mục tiêu giáo dục, thông quatính mục đích, tính hệ thống của nó…luôn đi trước và kéo theo sự phát triểnnhân cách Tính định hướng, môi trường giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc tới việc
ý thức sự cần thiết của các phương tiện truyền tin tới con người
Có thể thấy với việc nhìn nhận thông tin thì giáo dục đóng vai trò hàngđầu và có tính quyết định Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò củagiáo dục Giáo dục chỉ là một tác nhân, vai trò của giáo dục có thể thực hiệntrong mối quan hệ tích hợp với các nhân tố môi trường, hoạt động của chủ thể
và vai trò tiền đề của các yếu tố sinh học( yếu tố bẩm sinh,thông minh sẵn có)
Thực tế truyền thông thế giới đã chứng minh, giáo dục, trình độ dân tríquyết định sản phẩm, phương tiện truyền thông của các quốc gia Sự phát triểnradio tại châu Phi như một phương tiện thắng thế tuyệt đối là minh chứng chothực trạng dân châu Phi có trình độ dân trí rất thấp Một số lượng cư dân khôngnhỏ mù chữ, họ không thể tiếp cận với các kênh thông tin văn tự Radio là kênhthông tin hữu ích nhất, đến gần công chúng nhất, phù hợp và rẻ tiền nhất
Lấy từ thực tế báo chí Việt Nam Đảng và Nhà nước chủ trương phát triểnradio và truyền hình tại các địa phương Căn nguyên là vì những nơi này trình
độ dân trí chưa cao, việc tiếp cận với báo in, hay báo mạng sẽ gặp nhiều trởngại Trong khi đó, radio rẻ tiền, tiếp cận công chúng vùng cao bằng cả ngônngữ quốc gia (tiếng Việt) và ngôn ngữ bản địa Thông tin qua radio cũng nhờ đó
mà đến gần hơn với công chúng Đây cũng là lý do tại sao chủ trương phát triểntruyền hình tiếng dân tộc lại luôn được khuyến khích Kênh thông tin bằng hìnhảnh, sự tác động nhanh của thị giác kéo theo hiệu quả truyền thông
Trang 20Trong khi đó, báo in rất khó tiếp cận với những đối tượng công chúngnày Với vốn chữ nghĩa tiếng Việt ít ỏi, việc đọc báo in dường như là đánh đốvới những công chúng lớn tuổi không biết tiếng Kinh Việc ra báo in bằng tiếngdân tộc lại là một thách thức lớn nữa, vì các nhà báo không phải ai cũng có khảnăng về chữ viết dân tộc, và ngay với đồng bào dân tộc, việc giữ được vốn chữ
đó cũng là một thách thức lớn, hoàn toàn chưa thể phổ cập
1.2.5 Tác động của tập trung hoá báo chí và sự lũng đoạn của các tập đoàn truyền thông tới phân phối tin tức toàn cầu.
Tập trung hóa báo chí là một xu hướng đã được hình thành và phát triểnrất mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay Tác động của quá trình tập trung hóa báochí tại các quốc gia trên thế giới và sự ra đời của các tập đoàn truyền thông lớn,xuyên quốc gia đã có những tác động rất lớn tới việc phân phối thông tin trên thịtrường thế giới
Xu hướng tập trung hóa báo chí diễn ra từ các nước TBCN và lan rộng ratoàn thế giới Xu hướng này gắn với quá trình thôn tính, sát nhập giữa các công
ty nhỏ để hình thành lên những tập đoàn truyền thông lớn có đủ sức vươn cánhtay khổng lồ chi phối thị trường thông tin trên toàn thế giới Theo thống kê, trênthế giới có khoảnng 70 hãng thông tấn lớn và các hãng thông tấn này chi phốihơn 80% tin tức toàn thế giới Trong thế giới thông tin ngày nay, các tập đoàn tưbản truyền thông lớn chính là những người thống trị và lũng đoạn thị trườngnày
Lấy nước Mỹ làm ví dụ ta có thể nhận thấy Mỹ là một quốc gia đứng đầuthế giới về số lượng các tập đoàn truyền thông lớn, 6/10 hãng thông tấn lớn nhấtthế giới là của Mỹ, các hãng thông tấn Mỹ không chỉ chi phối thông tin trên thịtrường nước Mỹ, các nước trong châu Mỹ mà còn chi phối thị trường thông tintrên toàn cầu Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày hãng AP phát sang châu Á19.000 từ và chỉ nhận lại từ châu Á 9.000 từ (nội dung chủ yếu là về các thảmhọa, xung đột…tin tức mang tính chất bad news), hãng AP có ảnh hưởng tới 1/3dân số thế giới, hàng năm người dân châu Âu dành 5 tỷ giờ để xem các chương
Trang 21trình phim của Mỹ nhưng người Mỹ chỉ dành một khoảng thời gian là 180 triệugiờ để xem các chương trình phim của châu Âu Hay tờ báo Wall Street Juornalcủa Mỹ có lượng phát hành 1.6 triệu bản trên toàn thế giới.
Các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới hoạt động trên rất nhiều lĩnhvực: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng, xuất bản sách… mỗi tập đoàntruyền thông lại có một loại hình là thế mạnh riêng cho mình Trong thế giớithông tin đang ngày càng nhỏ bé và trật hẹp này, các tập đoàn truyền thông lớnđang cạnh tranh, giành giật nhau thị trường thông tin Trên thị trường Mỹ vàchâu Mỹ thì các tập đoàn truyền thông của Mỹ đã thống trị hoàn toàn và không
có cơ hội cho các tập đoàn phương Tây lấn sân Nhưng tại thị trường châu Âuthì các tập đoàn của Mỹ vẫn có những ảnh hưởng nhất định mặc dù thị trườngchâu Âu bị chi phối bởi các hãng Reuter, BBC, AFP…tại thị trường châu Á,Châu Phi và châu Đại Dương đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoànlớn Các tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ hay châu Âu đang tìm cách mở cáccông ty con của mình để chi phối thị trường thông tin tại các khu vực còn lại.Với kênh truyền hình SKY TV, News Corp đang từng bước chi phối thị trườngthông tin châu Á Châu Phi là miếng bánh được chia đôi cho Reuter và AFPnhững phần lớn hơn được chia cho AFP
Các tập đoàn truyền thông có tiềm lực mạnh cả về năng lực, và nguồn tàichính vì vậy mà họ có những lợi thế hơn hẳn trong cuộc cạnh tranh với các hãngnội địa Hãng Reuter có 2400 biên tập viên, phóng viên, nhiếp ảnh và quay phimtrong 196 lĩnh vực, phục vụ khoảng 131 quốc gia Tại các quốc gia có nhiềuhãng thông tấn lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức công chúng tại các nước này hàngngày nhận được một lượng tin tức rất lớn, đa dạng từ các tập đoàn truyền thôngdưới nhiều hình thức, sự thừa thãi này có thể dẫn tới sự bão hòa thông tin trongcông chúng Trong khi đó tại những quốc gia mà hệ thống truyền thông chưaphát triển thì các hãng thông tấn của các nước này khai thác rất nhiều nhữngthông tin từ các hãng lớn của nước ngoài Tin tức chỉ do một hãng thông tấn duynhất đưa tin vì vậy công chúng tại các nước nhỏ này hàng ngày sẽ nhận được
Trang 22một lượng thông tin ít hơn so với công chúng tại các nước lớn Đó chính là sựmất cân đối và bất bình đẳng trong việc chi phối thị trường thông tin trên toàncầu và tại mỗi quốc gia Ngay tại Mỹ thì sự mất cân đối trong việc chi phốithông tin cũng xảy ra: Các hãng truyền thông lớn cung cấp tới 80% thông tincho toàn nước Mỹ Quá trình tiến công vào các phương tiện thông tin đại chúng
đã dẫn đến sự tập trung tất cả các mạng lưới báo chí vào tay một số ít nhân vật.Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ thì có 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầuhết các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ: 20 tập đoàn trong số đó nắm mộtnửa tổng số các tờ báo trên cả nước, 4 tập đoàn kiểm soát ngành truyền hình, 10tập đoàn kiểm soát ngành phát thanh, 12 tập đoàn thống trị ngành xuất bản sách,
4 tập đoàn ngự trị trong ngành điện ảnh Đầu những năm 1980 nếu như tất cảcác thành phố Mỹ đều có những tờ báo ngày thì 98% trong số đó đặt dưới quyềnkiểm soát của một trung tâm Trong tổng số 1700 tờ báo hằng ngày ở Mỹ có hơn
1000 báo thuộc sở hữu của các tập đoàn báo chí Bàn tay của các tập đoàn báo
chí đã thống trị gần như chi phối toàn bộ thông tin trong một nước và toàn cầu
Xu hướng tập trung hóa báo chí và sự hình thành các tập đoàn truyền thông lớnchính là nguyên nhân dẫn tới sự chi phối, lũng đoạn thị trường thông tin toàncầu
1.2.6 Tác động của quá trình toàn cầu hoá tới việc hưởng thụ thông tin của công chúng.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề hưởng thụ thông tin củacông chúng là xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
Xét về mặt thuật ngữ: wikipedia đưa ra một định nghĩa chung nhất chothuật ngữ này:
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.
Trang 23Người ta nhận định xu hướng toàn cầu hóa có lịch sử từ khoảng thế kỷthứ 15, sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn: cuộc thám hiểmlớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm
1522, và tiếp sau đó là một loạt các phát kiến địa lý của các nhà thám hiểm, cácnhà khoa học Để rồi những kết quả đó là mở đầu cho những kỷ nguyên giao lưutrao đổi hàng hóa, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ trên phạm vitoàn cầu của loài người
Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa đã đưa đến những hệ quả:
- Dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông,quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự giatăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhaucũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minhtoàn cầu Đây được nhận định là ảnh hưởng tích cực nhất của xu hướng toàn cầuhóa
- Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệgiữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trênthế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trongphạm vi kinh tế
- Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận —việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt quagiới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công vàdịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau
- Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các
quốc gia đang phát triển
Nhìn vào những hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, ta thấy truyền thông không thể nằm ngoài sự phong tỏa ảnh hưởng của nó Toàn cầu hóa trong lĩnh
vực công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phươngtiện truyền thông dân chủ, trong đó con người được tiếp cận với tin tức và thông
Trang 24tin mà không bị giới hạn bởi những rào cản truyền thống là thời gian và khoảngcách địa lý Sự đổi mới này đã làm xuất hiện các loại phương tiện truyền thôngmới, với những hình thức phân phối, mua bán và sử dụng thông tin mới Nhữngphương tiện truyền thông đã được thiết lập – báo chí và phát thanh, truyềnhình… - cố gắng để thích ứng với một môi trường mới, ngay khi những người
sử dụng các phương tiện truyền thông nắm giữ lãnh địa riêng của mình tronglĩnh vực thông tin để tạo ra một hình thức báo chí có sự tham gia của nhiềungười
Lấy một ví dụ về sự ra đời của chiếc radio vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX đã mở đầu cho sự ra đời của một loại hình mang tên truyền thông radio
-là bước tiến lớn của các nhà khoa học, bắt đầu cho sự bùng nổ về kỹ thuật truyềnthông Hay sự xuất hiện của ngành truyền hình tại Đức: Buổi phát hình dành choloại máy thu hình với 30 dòng đã được ngành bưu điện đế chế Đức thực hiệnvào năm 1928 Còn chương trình truyền hình thử nghiệm được thực hiện bắt đầuvào năm 1935 Sau đó, truyền hình đã nhanh chóng lan rộng sang các quốc giakhác, đầu tiên là ở một loạt những quốc gia phát triển Năm 1936 tại nước Anhđài truyền hình BBC đã phát đều đặn các chương trình truyền hình, kéo dài đếnnăm 1939 (khi mà màn hình của các máy thu hình đã không còn dịp được sáng
vì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra) Đối với nước Mỹ năm 1939 là năm đánhdấu mốc ra đời lịch sử truyền hình, khi trong cuộc triển lãm toàn thế giới ởNewYork chủ tịch tập đoàn phát thanh của MỸ (RCA) đã phát biểu: giờ đâychúng tôi đã bổ sung hình ảnh vào âm thanh
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng
nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English).
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc phần lớn các nước đều chọn dạytiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác Đây cũng là mộtthuận lợi cho vấn đề truyền thông trên thế giới Công chúng thay vì chỉ đượctiếp nhận những thông tin bằng ngôn ngữ của quốc gia mình đã có thể tiếp nhậnđược thông tin toàn cầu bằng một thứ ngôn ngữ toàn cầu
Trang 25Toàn cầu hoá sẽ tạo ra một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếpxúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau Toàn cầu hoá giúp con ngườihiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ cácnguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dànghơn với giáo dục và văn hoá Một khung văn hóa rộng hơn sẽ khiến cho lăngkính tiếp nhận thông tin của công chúng được khách quan, đa chiều hơn Nhữngkhoảng cách truyền thống giữa khán giả và các cơ quan truyền thông đã bị vượtqua khi người dân tiếp cận những diễn đàn mà từ đó họ có thể bày tỏ những ýtưởng và quan điểm của mình, không cần phải qua các tập đoàn truyền thông vàchính phủ - là những cơ quan gác cổng về thông tin từ xa xưa.
Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nhất trên lĩnh vực kinh tế Từđây, sự phân chia giàu nghèo trên thế giới cũng diễn ra khá gay gắt, khoảng cáchgiữa quốc gia phát triển với quốc gia kém phát triển ngày càng xa, người giàungười nghèo phân hóa rõ ràng hơn Hệ quả về mặt kinh tế này rõ ràng đã ảnhhưởng không nhỏ đến việc hưởng thụ thông tin của công chúng Thế giới sẽ bịphân chia thành các vùng với mức độ hưởng thụ thông tin khác nhau của côngchúng
Xét chung lại, ta có thể khẳng định: Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giớitrong tất cả các lĩnh vực là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnvấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng thế giới Để có thể đưa giải pháp chovấn đề tìm lại sự cân đối và bình đẳng cho công chúng về vấn đề này, cần phảiđặt truyền thông dưới sự quy chiếu của xu hướng toàn cầu hóa này, để các biệnpháp đề xuất có thể khả thi và hiệu quả
1.3 Phân chia các khu vực hưởng thụ thông tin trên thế giới theo hệ tiêu chí.
Hiện nay, mức độ tiêu thụ các sản phẩm truyền thông ở các nước pháttriển cao gấp hàng trăm lần so với các nước đang phát triển Thực tế này xuấtphát từ những nguyên nhân chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật đặc trưng củatừng nền báo chí, của từng khu vực báo chí trên thế giới
Trang 26Thực trạng bất bình đẳng và mất cân đối trong hưởng thụ thông tin củacông chúng báo chí trên thế giới được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.Nhưng có thể thu gọn trong những sự đối lập sau:
- Sự mất cân đối trên phạm vi toàn cầu Ở đây nhấn mạnh tới việc phânphối tin tức, và tiếp nhận thông tin không đồng đều, trong thái cực chênh lệchgần như tuyệt đối giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển,đang chìm ngập trong sự nghèo đói
- Sự mất cân đối trong chính mỗi khu vực báo chí, mà ở đây xem xét theophạm vi châu lục Trong chính nội bộ các châu lục, việc hưởng thụ thông tin củacông chúng cũng không đồng đều, cũng bị “ứng xử” một cách mất cân đối vàbất bình đẳng Châu Âu, châu lục của nền kinh tế phát triển, tưởng như trànngập thông tin, nhưng vẫn có những mảng tối của nó
- Sự mất cân đối ở chính mỗi quốc gia Như đã trình bày, kinh tế là yếu tốchi phối mọi hoạt động thông tin Do đó, ở những khu vực nông thôn, miền núi,kinh tế kém phát triển, cộng với trình độ dân trí thấp công chúng tiếp cận mộtcách khó khăn với thông tin, với các loại hình truyền thông Sự khác biệt vàchênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong nhiều trường hợp gần nhưtuyệt đối
Từ việc xem xét các nhân tố, và đưa ra hệ tiêu chí đánh giá mức độ hưởngthụ thông tin của công chúng, chúng tôi đưa ra phạm vi nghiên cứu của đề tàinày:
- Nghiên cứu mức độ tiếp nhận, hưởng thụ thông tin của công chúng trênphạm vi toàn cầu Trỏ ra những cực thông tin đối lập, giữa những quốc gia giàu
có, phát triển và các quốc gia chậm phát triển
- Nghiên cứu sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin ởmỗi châu lục
Trang 27- Nghiên cứu sự mất cân đối trong hưởng thụ thông tin trong phạm vi mộtquốc gia Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu trường hợp Việt Namnhư một minh chứng cụ thể, điển hình, và gần gũi nhất.
Chương 2
SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ
THÔNG TIN GIỮA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1 Tổng quan chung về thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới.
Trong môi trường truyền thông toàn cầu, tầm nhìn, phạm vi tiếp nhậnthông tin của công chúng được mở rộng, khả năng hiểu biết và dung lượng trithức tiếp nhận cũng nhiều lên Nhìn vào diện mạo truyền thông mà đoán định,tạc dựng được bức tranh hiện thực đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Truyền thông cũng là kênh nối kết con người với con người, kết nối quốcgia, kết nối toàn cầu Nó cho phép trao đổi, luân chuyển các giá trị văn hoá, tạođiều kiện cho các quốc gia hội nhập và phát triển cùng dòng chảy văn minh
Trang 28chung Mặt khác, cũng là phương tiện tạo thành môi trường để nhanh chóngquốc tế hoá các thành tựu tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và công nghệ
Truyền thông cũng là phương tiện giải quyết các dịch vụ phong phú, phục
vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò to lớn đó cho thấy rằng, sẽ là hữu ích biết bao khi côngchúng được thoả mãn với các giá trị của truyền thông, và ngược lại, sự thiếuthốn thông tin như vật cản trên con đường hội nhập vào các giá trị của nền vănminh nhân loại Truyền thông, thông tin là một trong những nhân tố nối kết conngười với con người
Trên thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ còn tồn tại một mảng màu tối, đó làmức độ chênh lệch, sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tincủa công chúng ở các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn thế giới Nghĩa là cókhu vực, công chúng được thụ hưởng phong phú, đa dạng các giá trị thông tin.Song cũng tại các khu vực khác, trong cùng một thời đại, công chúng lại hoàntoàn “mù” về truyền thông
2.1.1 Hai cực thông tin phản chiếu bức tranh hiện thực của sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu.
Cực thứ nhất: Những cường quốc thông tin phát triển
Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu là 3 trung tâm kinh tế lớn nhất và cũng được
đánh giá là những trung tâm truyền thông – thông tin phát triển nhất thế giới
Không kể số lượng hùng hậu về báo, tạp chí, điện ảnh, quảng cáo,internet, các phương tiện nghe nhìn khác thì chỉ riêng vị trí đầu bảng thế giớicủa những tập đoàn truyền thông khổng lồ với tầm hạn quy mô phạm vi hoạtđộng không giới hạn cũng đủ thấy vị trí quan trọng của truyền thông Mỹ Tậpđoàn AOL - Time Warner là một ví dụ với hơn 26 triệu người thuê bao Internet,nắm trong tay số lượng lớn nhất các đài truyền hình cáp ở Mỹ từ HBO đếnCNN, kể cả Cartoon Network, là chủ nhân của 36 tạp chí lớn và hãng phim nổi
Trang 29tiếng ở Holywood là Warner Bros và đứng hàng đầu hệ thống truyền cáp của
so với Mỹ trong lĩnh vực nghe nhìn lên tới 6 tỷ USD vào năm 1997, tức là gấpđôi so với năm 1990 Trong 7 năm đó, số lượng phim Mỹ chiếu ở các rạp châu
Âu tăng vọt từ 56% lên 76%
Các tạp chí, với hơn 11.000 loại, cũng phát hành với số lượng nhiều hơn
cả số người Mỹ đọc chúng Mỗi hộ gia đình có ít nhất là ba chiếc đài thu thanh
Hầu như tất cả các thị trấn của nước Mỹ với mọi quy mô dân số (10.000người hay nhiều hơn) đều có tờ báo riêng của mình, cũng như được tiếp cận vớimột tờ nhật báo lớn
Do đặc thù của báo chí Mỹ là ngành kinh doanh nhiều hơn tin tức, nên cácông chủ luôn đổi mới để bắt nhịp với nhu cầu công chúng và tăng doanh thu.Giống như cách trình bày của tờ USA Today thuộc sở hữu của Gannette khởi
Trang 30xướng, báo chí sử dụng nhiều màu sắc hơn, nhiều hình hoạ hấp dẫn hơn, nhữngcâu chuyện ngắn hơn và nhiều tin tức giải trí hơn nhằm thu hút thế hệ xemtruyền hình
Đặc trưng của báo chí Mỹ là không bị quản lý Một ấn bản nghiêm túcnhư tờ New York Times hay một tờ báo lá cải được bày bán ở siêu thị đều tự coi
là những tờ báo Không có đạo luật hay cơ quan chính phủ hoặc cá nhân nàophản đối chuyện đó, bởi vì không có yêu cầu nào về xin phép hoạt động đối vớicác tờ báo và cũng không có một định nghĩa hay quy định nào về một ấn bảncung cấp tin tức chính thống Báo chí không đòi hỏi một chuẩn mực tối thiểunào về tư cách thành viên, không cấp hay huỷ bỏ giấy phép hoạt động và cũngkhông quy định các tiêu chuẩn nghề nghiệp Mỗi hãng tin hay hiệp hội nhà báo
tự đề ra cho mình bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực riêng Việc này khiến chothông tin tự do, nhưng song hành với nó, việc quản lý tin tức là vấn đề thực sựkhó khăn Công chúng phải tạo cho mình một bộ lọc thông tin giữa vô vànnhững luồng thông tin hàng ngày đến với họ
Mặc dù công nghệ mới đã mở rộng giới hạn này một cách đáng kể, songcác phương tiện truyền thông Hoa Kỳ vẫn tập trung với một mức độ lớn vào nhucầu và sự quan tâm của người xem, người nghe và người đọc ở ngay tại địaphương mình Có những lý do kinh tế quan trọng giải thích điều này song nócũng phản ánh chủ nghĩa địa phương ở Hoa Kỳ
Chẳng hạn như tại Chicago, nơi có đông người Mỹ gốc Ba Lan thì báo chí
ở đó dành ưu tiên cho việc đưa tin về Đông Âu Hay ở New York nơi có đôngngười Do Thái nên tin tức ở đây chủ yếu là về Trung Đông Tương tự như vậy,các tin tức quốc tế đến Mỹ bằng những cách khác nhau được đưa vào các ấnphẩm chuyên môn với số lượng phát hành hạn chế
Các tờ nhật báo, trong khi cố gắng bắt kịp các phương tiện điện tử và cácphương tiện mới khác, có vẻ như phải chịu đựng nhiều nhất do sự biến đổi gầnđây Song chừng nào mà báo chí Hoa Kỳ về cơ bản vẫn không chịu sự can thiệp
Trang 31của chính phủ thì vẫn luôn luôn có những cơ hội mới cho các hãng này cũng nhưnhững lựa chọn mới cho công chúng
Cho dù có điều gì xảy ra thì người quyết định tương lai của ngành côngnghiệp tin tức Hoa Kỳ vẫn sẽ là công chúng Điều đó, theo những người chủtrương báo chí tự do, là vẻ đẹp của hệ thống này
Là một cường quốc về thông tin đại chúng, Nhật đã đầu tư nhiều lĩnh vựccho Multi Media, thành lập các đài truyền hình cáp (CATV), phát triển truyềnhình vệ tinh bằng tín hiệu số, phổ cập internet, mở rộng các dịch vụ thông tin
Về báo chí, số lượng in bằng tiếng Anh còn ít nên ảnh hưởng đối với nước ngoàichưa nhiều, nhưng truyền hình đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng cácchương trình ca nhạc độc đáo giới thiệu các ca sỹ trẻ của châu Á, tạo được một
số chương trình khá hấp dẫn, phục vụ cho cả công chúng Nhật và nước ngoài.Nhật là quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng nhật báo có số phát hành lớn nhất
Thể chế nhất thể hóa châu Âu đã tạo điều kiện cho nền kinh tế chung củachâu lục đạt bước phát triển cao, biến EU thành một trong 3 trung tâm kinh tếhàng đầu của thế giới (gồm Mỹ - EU - Nhật Bản)
Xét trên nhiều tiêu chí, công chúng châu Âu được tiếp cận với một nềnbáo chí phát triển vào bậc nhất thế giới, với nguồn thông tin đa dạng, phong phú,với đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp Công chúng được thụ hưởng nhữnggiá trị phong phú của thông tin do báo giới đem lại
Trong thống kê về độc giả quốc tế năm 1998, 4 nước dẫn đầu thì có 3nước châu Âu, ngoại trừ Nhật Bản của Châu Á 4 nước đó lần lượt từ vị trí caonhất tới vị trí thứ 4 là Phần Lan, Nauy, Nhật Bản, Thuỵ Điển với khoảng gần
500 nhật báo trên 1000 dân (theo Hans – Ingvar Johnsson)
Nếu xét về chỉ số phát triển phát triển báo chí, Châu Âu cũng là châu lụccủa những tên tuổi nổi bật 93% dân số Thuỵ Điển từ 15 tuổi trở lên đọc báo(đứng thứ nhất) Nauy dẫn đầu thế giới về chỉ số báo trên 1000 dân với 619 tờbáo, tạp chí; nước đứng thứ 2 là Thuỵ Điển với 522 tờ báo, tạp chí Về chỉ số
Trang 32báo hàng ngày, Đức dẫn đầu thế giới với 411 tờ, Tây Ban Nha đứng thứ 2 với
125 tờ, thứ 3 là Thụy Điển với 102 tờ, Anh 101 tờ, Pháp 88 tờ
Số lượng nhật báo của Đức nhiều nhất ở châu Âu với hơn 410 tờ, mỗingày phát hành khoảng 25,5 triệu bản, trung bình khoảng 331 bản/ 1000 dân.Nổi tiếng nhất là tờ báo ảnh BILD phát hành hơn 4 triệu bản một ngày Presse,Sachsische zaitung, Rheinische Pót, Volksszeitung, các tạp chí Der Spiegel,Stein, Neue Revue, Neue Post, geo, Kapital… Hệ thống phát thanh truyền hìnhvới 3 kênh truyền hình thuê bao chia thành 12 khu vực phát sóng Có 24 hãngthông tấn hoạt động trên nước Đức và hơn 100 chương trình phát thanh, 25chương trình truyền hình bằng tiếng Đức và bằng 25 ngôn ngữ khác nhau trênkhắp đất nước Đức Đáng chú ý là hãng thông tấn DDP và DPA
Truyền hình vẫn tiếp tục là phương tiện truyền thông được ưa chuộngnhất ở “cựu lục địa”, bởi người dân châu Âu dành tới 12 tiếng mỗi tuần để xem
TV
Người dân châu Âu đang chứng kiến sức công phá mạnh mẽ của nhật báomiễn phí, kèm theo quảng cáo, thông báo Thậm chí nhiều báo còn lôi kéo độcgiả vào cuộc cạnh tranh bằng nhiều hình thức hấp dẫn, chẳng hạn như ở Italia,Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngày chỉ cần trả thêm một chút là độcgiả có thể nhận thêm đĩa CD, DVD, băng hoạt hình, sách, bản đồ, từ điển báchkhoa, thậm chí cả bộ sưu tập tem hay tiền cổ, hoặc các bộ cốc chén, bộ cờ Xuhướng báo miễn phí ngày càng phát triển ở Châu Âu Báo được phát không trêncác chuyến tàu điện ngầm Và công chúng có đủ thời gian để đọc hết tờ báo ấycùng với thời gian đi trên chuyến tàu điện ngầm tới nơi làm việc Công chúngkhông phải trả tiền trực tiếp cho việc mua báo, nhưng thông tin họ nhận đượcvẫn hết sức phong phú
Metro, tờ báo miễn phí đầu tiên, xuất hiện ở Stockholm và sau đó lần lượtchinh phục độc giả nhiều nước châu Âu như Pháp rồi Canada, Chilê, Hàn Quốc,Hồng Kông… và cả Mỹ Chưa đầy một tháng sau khi tờ Metro ra mắt độc giả
Trang 33Pháp, tờ báo phát không 20 Minutes của tập đoàn Nauy Schibsted cũng ra đời tạiParis
Hiện nay, 20 Minutes phát hành mỗi ngày được 750.000 bản, và Metro555.000 bản, vượt xa các nhật báo phát hành cả nước như Le Monde (337.000bản), Le Figaro (334.000 bản) và Libération (149.000 bản)
Theo nghiên cứu của Viện Bipe, trong số 4 giờ 13 phút thời gian rảnh mỗingày, bình quân người Pháp chỉ sử dụng 25 phút để đọc sách báo, so với hai giờbảy phút để xem truyền hình Nghiên cứu này được thực hiện vào cuối nhữngnăm 1990
Internet ngày càng phát triển và trở thành kênh thông tin quan trọng tạichâu Âu Nhật báo The Financial Times của Anh cho biết trung bình, người dânchâu Âu dành bốn giờ/tuần để đọc tin tức trên mạng
Bên cạnh sự đầu tư cho báo in, phát thanh truyền hình, các tập đoàntruyền thông các nước EU tích cực khai thác các loại hình báo chí internet, multimedia, viễn thông để bán tin tức, sản phẩm truyền thông và các dịch vụ thông tinkhác cho nước ngoài, chủ yếu là thị trường Đông Âu
Đơn cử như trường hợp Đức, chính phủ chủ động thông qua cơ quan chứcnăng hàng năm mời khoảng hơn 2000 nhà báo nước ngoài và các nhân sĩ có vaitrò quan trọng đối với dư luận xã hội đến Đức để họ tự tìm hiểu, khảo sát nghiêncứu đời sống chính trị kinh tế văn hóa xã hội của nước Đức Đức và EU đã đề ramột loạt các chính sách để truyền thông đại chúng Đức cũng như EU có thểtham gia tích cực vào toàn cầu hóa :
- Quan tâm nguồn lực con người: cụ thể trong lĩnh vực truyền thông sẽ cảitiến, tăng tính hấp dẫn, chất lượng các chương trình khoa học giáo dục
- Tiếp tục phổ cập internet, gắn kết thông tin với hình ảnh, âm thanh chữ,
số liệu… để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông tin với các nước và pháttriển cả dịch vụ mới mẻ tiện lợi, nhanh chóng cho nhiều loại đối tượng kháchhàng
Trang 34- Khuyến khích mọi ngành, trong đó có chính lĩnh vực truyền thông đạichúng đầu tư nghiều nguồn lực cho sản xuất tri thức (giáo dục đào tạo nghềnghiệp chuyên môn chất lượng cao, đáp ứng toàn cầu hóa, ứng dụng tri thức đểphát triển sản xuất dịch vụ có hiệu quả kinh tế và xã hội, ứng dụng tin học nhiềuhơn…
Cực thứ hai: Những “ vùng trũng” về truyền thông.
Bên cạnh các cường quốc về truyền thông, một thái cực khác là các quốcgia mà truyền thông kém phát triển Do hạn chế về điều kiện kinh tế, cơ sở hạtầng khoa học kỹ thuật công chúng chưa được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ cácgiá trị của tin tức truyền thông như một lẽ tất yếu được thụ hưởng Hầu hết cácquốc gia này đều thuộc nhóm kém phát triển về kinh tế
Hiện nay, truyền thông Châu Phi chưa phát triển Nguyên nhân thì cónhiều, song căn nguyên chủ yếu vẫn xuất phát từ khả năng kinh tế thấp kém củachâu lục này Sự yếu kém về kinh tế kéo theo hàng loạt những bất cập khác Tỷ
lệ người chết đói, tỷ lệ người mù chữ cao Những nhân tố bất lợi kéo theo việc
họ không có khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông Do những hạnchế từ bản thân người tiếp nhận cộng với cơ sở hạ tầng truyền thông thấp kém
đã làm trì trệ nền truyền thông nơi đây Công chúng ở những địa bàn nghèo khó,không có khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông văn tự, cácphương tiện truyền thông hiện đại như TV, internet Phương tiện truyền thôngphổ biến nhất ở châu Phi là radio
Nhìn chung số lượng báo chí ở châu Phi rất ít, bình quân 20 tờ/ 1000 dân.Hơn 20 nước châu Phi có 70% số dân mù chữ Các đài báo châu Phi lại sử dụngchủ yếu tin bài của các hãng thông tấn quốc tế Các hãng thông tấn lớn củaphương tây đều có trụ sở và phóng viên thường trú hoạt động khắp châu Phi vàcác nước sở tại lấy tin của họ là chủ yếu Ví dụ truyền thông Cameroon dùng tớihớn 85% tin tức của hãng AFP Pháp, Gambia, Nigieria khai thác tin của UPI,Reuter tới hơn 80% số lượng tin tức của mình
Trang 35Tại Châu Mỹ la tinh mỗi ngày có khoảng 1280 tờ báo được lưu hành vớitổng số phát hành hơn 28 triệu bản (bình quân 80 tờ/1000 dân) Số tạp chíchuyên ngành, chuyên san, tiểu thuyết bằng ảnh, truyện hài hước… góp mặt rấtnhiều vào hệ thống truyền thông đại chúng Riêng số phát hành của 80 tờ tạp chíquan trọng tại 4 nước Braxin, Mexico, Argentina, Chile đã lên tới 11 triệu bản.Quảng cáo trên báo chí khu vực này chiếm hơn 60% diện tích in và báo chí chủyếu phát hành ở thành phố thủ đô đô thị lớn, còn nhiều vùng nông thôn không
đủ khả năng mua báo lại còn cả lý do dân mù chữ cũng rất đông Hầu hết cácbáo chí có số lượng phát hành lớn đều của những tập đoàn gia đình có máu mặtliên hệ chặt chẽ với các thế lực chính trị kinh tế trong nước và nước ngoài chủyếu là Mỹ
Nhìn chung thông tin quốc tế được cung cấp kiểm soát chi phối bởi cáchãng thông tấn phương Tây như AP, UPI, AFP, EFE, Reuters, DPA… Nhiều khingười đọc có cảm tưởng báo chí châu Mỹ la tinh như một thứ hàng hóa kiểuphương tây, thông tin không phản ánh hiện thực của châu lục này nữa Đó làchưa kể sự can thiệp của một số quan chức nhà nước nhất là những nước có nềnđộc tài quân sự… Ngày nay hoạt động của các nhà báo luôn gây nguy hiểm docòn có biểu hiện của cường quyền, độc tài quân sự, Mafia…
2.1.2 Sự mất cân dối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin xét trên tiêu chí là các sản phẩm truyền thông cung cấp tới công chúng.
Sản phẩm thông tin in ấn
Dưới đây là bảng số liệu 10 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhấtthế giới năm 2005, dẫn nguồn từ bản thống kê 100 tờ nhật báo có số lượng pháthành lớn nhất
Trang 36Từ bảng số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận định căn bản sau:
- Các quốc gia có số nhật báo có lượng phát hành lớn nhất đều có nềnkinh tế phát triển Nhật Bản dẫn đầu thế giới với 3 nhật báo lần lượt đứng ở vị tríthứ nhất, thứ hai và thứ tư Nhật có 16 nhật báo trong top 100 Nếu đánh giá mộtcách khách quan, sự phát triển của nhật báo tại Nhật chứng tỏ sự phát triển vềchỉ số con người Nhật là quốc gia dân số không đông, nhưng tỷ lệ người đọcbáo cao, việc tiêu thụ báo chí tại Nhật thực sự phát triển
- Cũng lọt vào top đầu là Đức và Anh Có thể khẳng định, sự phát triển vềkinh tế, trình độ dân cư là những nhân tố căn bản giải thích cho sự phát triểnmạnh mẽ của nhật báo, đồng nghĩa với việc thụ hưởng thông tin cao của côngchúng
- Cũng theo bảng này, Trung Quốc có 20 nhật báo trong top 100 này Nếuxác định về việc thụ hưởng thông tin ở Trung Quốc cao, theo tiêu chí số pháthành nhật báo, thì tính chính xác cũng chưa thực cao, vì dân số Trung Quốc rấtlớn
- Theo dõi bảng danh sách 100 nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất,
có thể thấy rằng, những nhật báo này tập trung vào một số quốc gia nhất định.Nhật, hay Trung Quốc, Anh, Mỹ có số nhật báo có tỷ lệ phát hành cao, songcũng có những quốc gia mà số phát hành nhật báo còn nhỏ giọt
Theo một bảng thống kê khác của Hiệp hội báo chí Pháp về 25 quốc gia
có tỷ lệ người đọc báo lớn nhất, chúng ta cũng có thể đi đến những kết luận cógiá trị cho việc đánh giá thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng hiện nayđang chênh lệch đến mức nào.
Trang 37STT Quốc gia Bản/1000 dân
Bảng số liệu này cũng cho thấy khoảng cách giữa nước dẫn đầu và nước ởcuối trong bảng 25 quốc gia này là rất lớn Nếu như Nauy dẫn đầu với704bản/1000dân, thì Italia đứng thứ 25 đã là 118bản/1000 dân Nó phản ánhthực tế trong việc hưởng thụ các giá trị truyền thông, giá trị tin tức, đồng thờicũng trỏ ra một thực tế rằng, ở các nước chưa phát triển, thông tin đang “đóikhát” như thế nào
Trang 38Ở châu Phi, việc tiếp cận với báo in của một bộ phận lớn công chúng làđiều không tưởng, vì tỷ lệ người mù chữ quá đông Mù chữ, đồng nghĩa với vịêckênh thông tin văn tự không thể tiếp cận được với công chúng Điều này phầnnào lý giải tại sao phát thanh vẫn là loại hình truyền thông phát triển tại lục địađen.
Quốc gia Số lượng báo in(Tờ) (Triệu người)Số dân Tỉ lệ báo in / số dân(tờ / triệu người)
Phát thanh và Truyền hình
Trang 39Phát thanh và truyền hình là những phương tiện truyền thông rất pháttriển Nó là thành quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật Việc sử dụng radio đãtrở thành thói quen của nhiều đối tượng công chúng bởi giá thành rẻ, cáchtruyền tin thân thiện Với truyền hình, việc tiếp cận dường như khó hơn do đầu
tư ban đầu, với những người nghèo, còn khá cao Tuy vậy, ở các nước phát triển,radio và TV là những phương tiện thiết yếu trong gia đình, nó được coi là tài sản
cố định
Năm 1988, ước tính dân số Mỹ có khoảng 270 triệu 300.000 người Trungbình cứ 1 người dân Mỹ sở hữu tới 2 radio và 1 tivi Để đáp ứng nhu cầu thôngtin của số lượng máy thu khổng lồ này, nước Mỹ có 1.285 đài truyền hình vàhơn 10.000 đài phát thanh (1994) Đại bộ phận đài phát thanh và truyền hình Mỹthuộc sở hữu tư nhân Một đối thủ không thể xem thường của truyền hình làmạng lưới truyền hình cáp với 67 triệu thuê bao (1996)
Trung bình mỗi người Anh ngồi trước màn hình 3 giờ rưỡi để thu nhậnthông tin Hơn 97% hộ gia đình Anh có tivi màu, 73% có đầu máy video Nhànào cũng có radio và có tới 70% người Anh bắt sóng radio hàng ngày Đài phátthanh và truyền hình Anh (BBC) cung cấp thuê bao duy nhất với 2 kênh truyềnhình BBC1, BBC2, 5 đài phát thanh phủ sóng toàn lãnh thổ Hệ thống điện tửAnh tăng trưởng với tốc độ chóng mặt về số lượng với 3 kênh truyền hình tưnhân, 3 đài phát thanh tư nhân phát sóng toàn quốc và khoảng 200 đài khu vực
Theo số liệu thống kê 1996 cứ 1000 người dân Pháp thì có 943 radio và
596 tivi, đài phát thanh: 41 đài AM và 846 đài FM
Trung bình 1000 người Nhật có 684 tivi và 957 radio
Ở châu Phi, Radio là hình thức truyền thông phát triển nhất, có vai tròthống trị các loại hình truyền thông khác Các đài phát thanh xuất hiện dướinhiều hình thức: đài phát thanh trực thuộc nhà nước, chính quyền các vùng,miền, là tiếng nói của các cơ quan quyền lực nhà nước; đài phát thanh cộngđồng, phát thanh cá nhân, phát thanh thương mại và đài phát thanh tôn giáo
Trang 40Truyền hình nơi đây bước đầu phát triển nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu
về điện năng và phương tiện truyền tải, thu phát sóng, các phương tiện kĩ thuậtvẫn còn ở trình độ thấp, chi phí sản xuất cao…
Thông tin trên Internet.
Internet mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, một trong các tiệních phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến(chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyểnngân, các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớphọc ảo Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trênInternet
Internet đã làm thay đổi thế giới với sự ra đời của các trang thông tin,kinh doanh điện tử như eBay, Amazon và Yahoo, cùng với việc bắt đầu niêmyết cổ phiếu thị trường chứng khoán công nghệ Mỹ, Nasdaq qua mạng điện tửNetscape
Các con số thống kê cho thấy mỗi tháng trên thế giới có khoảng 2 tỉ cuộctìm kiếm trên trang Google và khoảng 345 triệu người tìm kiếm thông tin trêntrang Yahoo Hiện trên thế giới có gần 1 tỉ người truy cập Internet, chiếm 14,6%dân số thế giới
Tính năng ưu việt của mạng Internet đã được thực tiễn khẳng định Cácchuyên gia công nghệ thông tin cho rằng sự phát triển của các trang điện tử đãtrở thành một trong những thành tựu có bước phát triển nhanh nhất trong lịch sửcông nghệ thông tin Cùng với sự phát triển của lĩnh vực điện thoại di động,triển vọng của Internet trên thế giới rất rõ ràng, đặc biệt ở các nước đang pháttriển, những nước mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ
Biểu đồ tròn dưới đây là sự mô phỏng tỷ lệ % người sử dụng internet trênphạm vi toàn cầu