MỤC LỤC
Những chiếc điện thoại thông minh và người sử dụng không chỉ dùng để gọi, nghe, mà còn có thể nghe nhạc, chơi game, xem video, rồi chiếc máy tính cũng được nâng đời để có thêm chức năng truyền tin như máy quay, truyền hình trực tiếp, truyền hình ảnh trực tiếp (Webcam) hay các bản tin tự gửi (newsletter) ngoài ra những phương tiện đa năng kết hợp với TV, đài, điện thoại đang tạo ra những giá trị gia tăng vô cùng to lớn và cũng rất tiện ích cho người sử dụng. Giáo dục là một phức hợp tác động, có ba hình thái chính gồm: Giáo dục từ phái gia đình (Giáo dục học đã thừa nhận nề nếp, gia phong, truyền thống gia đình như một yếu tố giáo dục cực kỳ quan trọng không thể coi nhẹ); Giáo dục từ phía nhà trường (Giáo dục hiện đại, dựa trên nền tảng của các thành tựu khoa học giáo dục, chính là con đường thuận lợi nhất, hiệu quả nhất để hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của nhân cách phù hợp với những tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại); Giáo dục từ xã hội (giữ vai trò then chốt và được thực hiện chủ yếu thông qua các quan hệ ứng xử xã hội).
Những khoảng cách truyền thống giữa khán giả và các cơ quan truyền thông đã bị vượt qua khi người dân tiếp cận những diễn đàn mà từ đó họ có thể bày tỏ những ý tưởng và quan điểm của mình, không cần phải qua các tập đoàn truyền thông và. Ở đây nhấn mạnh tới việc phân phối tin tức, và tiếp nhận thông tin không đồng đều, trong thái cực chênh lệch gần như tuyệt đối giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển, đang chìm ngập trong sự nghèo đói.
Nếu như báo in chỉ cung cấp đơn thuần tin tức sự kiện nóng hổi thông qua các con chữ và báo chí phát thanh thì thông qua lời nói (thuận lợi cho công chúng tiếp nhận thông tin khi bận rộn hoặc không có thời gian đọc báo) thì truyền hình đáp ứng cả hai yếu tố nghe và nhìn. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singpore là những quốc gia đang phát triển, họ có số lượng máy thu hình trên 1000 người là tương đối cao (Nhật Bản gần như ~ 2người đã có 1 máy thu hình) điều này cho thấy hệ thống cung cấp thông tin qua tivi rất phổ biến và được ưa chuộng.
Thống kê số người dùng Internet và dân số Châu Á
Trong tương lai không xa người ta sẽ không còn xa lạ với việc xem ảnh động trên báo in, vừa nghe radio vừa đọc được chữ, hay xem báo giấy điện tử (Thay vì phải mua mỗi ngày một bản giấy mới, thông tin cập nhật sẽ được truyền tải lên một tấm vật liệu điện tử siêu mỏng, mua một lần và đọc lâu dài)…. Ngày nay việc mua sách bị giảm xuống vì lý do kinh tế, thậm chí đối với nhóm đọc sách, tại thời điểm này khả năng tiếp cận với sách thông qua hệ thống công cộng cũng bị hạn chế do tình trạng tồi tàn của các thư viện trên cả nước, rất nhiều các thư viện đã bị hủy hoại trong thời kì khủng hoảng năm 1997.
Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra thăm dò tỉ lệ người sử dụng internet của Châu Âu , các châu lục khác và tỷ lệ trung bình của thế giới.
- Tại 9 trên 17 quốc gia, có hơn 60% dân số sống ở nông thôn với sự thiếu thốn trong việc tiếp cận với hầu hết các phương tiện truyền thông, nguyên nhân chính là do sự thiếu thốn các phương tiện truyền tải và điện năng, (ví dụ như ở Kenya chỉ có 8% dân sô nông thôn có điện). - Ngôn ngữ sử dụng phổ thông của các nước Châu Phi chủ yếu là các ngôn ngữ du nhập từ các nước thực dân phương Tây như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan… ngôn ngữ bản địa chỉ được sử dụng theo từng nhóm dân cư, đặc biệt vẫn còn tồn tại những tộc người, bộ lạc sống biệt lập, có ngôn ngữ riêng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ - quốc gia có hệ thống truyền thông phát triển nhất hiện nay có khoảng 1690 nhật báo, 8000 tuần báo, 11000 tạp chí, các tập đoàn phát thanh, truyền hình lớn của Mỹ cũng như của thế giới, tiêu biểu là các báo như: The Wall Street Journal, USA Today, The New York Time, Los Angeles Time… các hãng truyền hình CNN, ABC, NBC, CBS… Các hãng thông tấn lớn như AP – Hãng thông tấn cung cấp 70% thông tin trên toàn cầu… tại mỗi gia. Người dân Mỹ được tiếp cận với một hệ thống các kênh truyền hình đa dạng, những kênh truyền hình chuyên biệt phục vụ theo sở thích và nhu cầu của công chúng như kênh phim truyện, kênh thể thao, kênh thời trang, kênh giải trí, kênh quảng cáo, kênh phim hoạt hình….Các tập đoàn truyền hình lớn của Mỹ luôn là những người đi tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ mới của ngành truyền hình nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Tạp chí: Có trên 1500 tạp chí được xuất bản về các vấn đề: mối quan tâm của phụ nữ, mối quan tâm của cộng đồng, về truyền hình, nhà cửa, vườn tược, giải trí và các vấn đề hôm nay. - Phản hồi: mục này các khán giả có thể gọi điện đến cho chương trình để đưa ý kiến về chương trình đã phát, về một người phát thanh viên hay thậm chí là một chuyên gia được mời.
Nếu thông tin cập nhật về kỹ thuật được phát ra không đồng đều, chỗ nhiều, chỗ ít, sẽ gây ra những khoảng cách về công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sẽ có những nơi, công nghệ, kỹ thuật phát triển với tốc độc không ngừng, còn có những nơi lại không cập nhật được hết các kỹ thuật tiên tiến, do thiếu thông tin, gây ra những khoảng cách về kinh tế, về cơ sở hạ tầng…. Thế mất cõn bằng thể hiện rất rừ khi cỏc nước phỏt triển, cú điều kiện chi phối thông tin và việc hưởng thụ thông tin, thì lại xuất hiện tình trạng nhũng nhiễu thông tin ở các nước kém phát triển, thông tin thiếu thốn, không đủ để vực dạy nền kinh tế, để cải tổ chính trị và để phòng tránh, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…Vậy là đã nghèo về kinh tế, lại còn nghèo cả về thông tin, tình trạng bất bình đẳng này cứ tiếp tục chỉ càng làm gia tăng cách biệt về kinh tế, xã hội, chính trị cũng như hiểu biết sai lệch, nhận thức thiếu đầy đủ của người dân về các vấn đề trong xã hội.
Nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Sean MacBride (Nguyên Ngoại trưởng Ai len và đã từng được giả Nobel hòa bình và giải thưởng Lê Nin) đã hoàn thành nhiệm vụ trong hội nghị ở Belgrade tháng 11 năm 1980, với bản báo cáo “Many Voices, One World” chỉ ra những nguyên tắc chủ yếu trong tự do báo chí, song cũng khuyến khích có một sự điều chỉnh mới cân bằng lại dòng chảy truyền thông và đề nghị UNESCO ưu tiên giải quyết các vấn đề này lên hàng đầu. Họ cũng đồng ý với bản báo cáo của Sean MacBride, và kêu gọi bản báo cáo này nên được phổ biến rộng rãi để nghiên cứu và tìm hướng đi, song, cần phải có những hành động cụ thể, Mỹ đã nhận ra mục tiêu chính, việc cho thành lập chương trình quốc tế về phát triển truyền thông của UNESCO phần nào hỗ trợ các nước ở thế giới thứ 3 phát triển truyền thông như: nghiên cứu và tổ chức hội thảo về vấn đề bảo vệc sự an tòan của các nhà.
So với thời kì trước năm 1986, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình, tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng chất lượng in ấn, phát sóng; tăng số lượng nhà báo, đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí. Việc phân phối thông tin không đều không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, ảnh hưởng và kìm hãm phát triển kinh tế mà còn tăng khoảng cách những đối cực trong xã hội : giàu – nghèo, nông thôn – thành thị, tây – ta, hiện đại – lạc hậu….
Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước ngày càng giảm, nhưng ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo còn cao: Lai Châu hơn 55%, Điện Biên trên 40%.. Ở nhiều khu vực thiếu thông tin, kiến thức về kinh tế sẽ ít có cơ hội phát triển hơn các nơi khác. Các dự án, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế không đến được với người dân, mà thậm chí, người dân còn bị lợi dụng. Chênh lệch về thông tin khiến các thành phần kinh tế không có sự liên kết để tạo sức mạnh phát triển. Về văn hóa. Khu vực này không có sự am hiểu về văn hóa của khu vực kia gây cản trở trong bối cảnh hòa nhập. Hơn nữa, sự chông chênh về thông tin văn hóa là điểm yếu để các luồng thông tin xấu, không lành mạnh len lỏi vào tư tưởng công chúng. Các hủ tục truyền thống lạc hậu sẽ không bị xóa bỏ, ngược lại bó hẹp sự phát triển của người dân ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Không chỉ văn hóa trong nước, mà việc thừa – thiếu thông tin làm cho sự du nhập, tiếp thu văn hóa nước ngoài cũng bị hạn chế. Ngược lại, sự tiếp thu tích cực quá của một vài bộ phận lại là nguy cơ biến đổi văn hóa, minh chứng là sự du nhập thái quá của các luồng văn hóa trong giới trẻ như : văn hóa hàn quốc, sống thử…. Thiếu thông tin nhiều khi là nguyên nhân chính khiến công chúng không nhận thức sâu sắc hết các giá trị văn hóa nước mình, không biết cách bảo tồn và phát huy, mà vô tình làm mất đi bản sắc vốn có. Các giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối về hưởng thụ thông tin. Một số giải pháp trong “Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2010”. Chiến lược phát triển thông tin quốc gia tới năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 09/09/2005 là Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đang có hiệu lực. Chiến lược này phân tích thực tế thông tin truyền thông của Việt Nam giai đoạn hiện nay, đề ra các giải pháp nhằm phát triển truyền thông trong giai đoạn tới. Mục tiêu chung. a) Phát triển thông tin theo cơ cấu, quy mô hợp lý, đáp ứng quyền được thông tin của nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển thông tin của các nước trong khu vực và quốc tế. Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng về thông tin; sắp xếp, củng cố hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm trật tự, hiệu quả, từng bước xây dựng hệ thống thông tin nước ta hiện đại, có chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ cao. Cần tổ chức để nhân dân tham gia diễn đàn thông tin, đóng góp ý kiến xây dựng đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b) Phát triển đồng bộ và hiện đại các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ tích cực, có hiệu quả hơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm cho toàn bộ dân cư, đặc biệt là dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo được tiếp nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình mọi mặt trong nước và quốc tế qua các phương tiện, loại hình thông tin phù hợp, với chất lượng tốt, hấp dẫn, kịp thời. c) Thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; trang bị cho cán bộ và nhân dân bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết, phẩm chất đạo đức để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh thông tin đối ngoại và thông tin cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng; biểu dương người tốt, việc tốt và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tệ nạn xã hội; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch. d) Có biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng thông tin thiếu cân đối, đảm bảo sự đồng đều về phân bố, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền. Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu thông tin của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; đảm bảo tốt hơn nữa quyền và nhu cầu được thông tin của người dân. đ) Từng bước thực hiện xã hội hoá một số khâu và công đoạn thuộc các lĩnh vực và hình thức thông tin, trước mắt là các khâu chế bản, in ấn, phát hành của báo in, quảng cáo thương mại của phát thanh, truyền hình, báo in, điện ảnh, Internet và sản xuất các chương trình nghe - nhìn thời sự của truyền hình; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để cơ quan thông tin có điều kiện tự chủ về tài chính. e) Nghiên cứu để sớm có các chính sách cụ thể về hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài trên lĩnh vực thông tin nhằm thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng, kỹ xảo và công nghệ hiện đại của nước ngoài, nhất là trong các khâu quảng bá, phát hành ra nước ngoài và thông tin đối ngoại. - Phim truyện và điện ảnh: Nâng cao số lượng và chất lượng phim Việt Nam trên tất cả các loại hình: phim truyện nhựa, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim truyền hình, phim video gia đình; chú trọng việc sản xuất các phim tài liệu - khoa học nhằm cung cấp kiến thức, thông tin cho các tầng lớp nhân dân, giới thiệu các hình ảnh về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam ra thế giới.