Tiểu luận xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay

15 4.3K 19
Tiểu luận   xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viên : Trần Quốc Duy Tiểu luận : Xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay I.BỐI CẢNH HIỆN NAY Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông mới, sự chuyển đổi sâu rộng trong xu hướng tiếp nhận thông tin đã đẩy ngành công nghiệp báo chí truyền thống trên toàn cầu vào tình cảnh vô cùng khó khăn, đặc biệt tại Châu Mỹ và Châu Âu Sự phát triển của báo chí Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên Với tỷ lệ phổ cập Internet cao, thực tế, ở Việt Nam, việc đọc báo trên mạng đã bắt đầu ảnh hưởng đến thói quen xem tin tức hàng ngày của nhiều người dân Việc tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng có nhiều thay đổi so với trước đây Câu hỏi đặt ra là: “thời hoàng kim” của báo chí truyền thống châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ tồn tại được đến khi nào? Nếu 55% người Mỹ dự đoán rằng phương tiện truyền thông truyền thống sẽ chỉ tồn tại chừng 10 năm nữa thì tỷ lệ tương ứng của người Việt Nam là bao nhiêu; liệu đến thời điểm nào, báo in, truyền hình, phát thanh trở nên lạc hậu trước nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân? Ai là công chúng chính của từng loại hình báo chí Việt Nam hiện nay? Làm thế nào để các loại hình báo chí truyền thống vẫn luôn thu hút được công chúng? Những vấn đề trên cho thấy việc tìm hiểu Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu, khả năng tiếp nhận báo chí ngày càng cao của công chúng hiện nay Chúng ta cần phân tích vấn đề là là vấn đề nghiên cứu Xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng Việt Nam Để dự báo được xu hướng, cần làm rõ thực trạng qua biến số trung gian Thực trạng tiếp nhận thông tin của công chúng Việt Nam Biến số Độc lập được xác định là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến phụ thuộc, ở đây gồm hai yếu tố là Đặc điểm của công chúng và Hoạt động của các cơ quan báo chí Việt Nam Sự tương tác giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cùng nằm trong sự tác động và ảnh hưởng của 2 nhóm Biến can thiệp là Chủ trương của Đảng và Nhà nước về Báo chí và Sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ Trên thực tế đang có sự vận động nhanh về ảnh hưởng của các loại hình báo chí đối với công chúng Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, những xu hướng mới của báo chí thế giới, đặc điểm tiếp nhận có cả xu thế chung và những nét riêng biệt của người Việt Nam sẽ tạo ra sự chuyển biến nhanh, sâu, rộng trong nhu cầu, điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí trong tương lai Những thay đổi trên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thế hệ cao – trung – trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên – lớp công chúng trẻ sẽ quyết định đặc trưng tiếp nhận báo chí trong tương lai như thế nào Các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình bị ảnh hưởng mạnh, dẫn đến sụt giảm về công chúng và thậm chí có thể diệt vong trước tốc độ phát triển mạnh của báo mạng cũng như các phương tiện truyền thông mới, với các thiết bị điện tử cá nhân, nhất là thông qua điện thoại di động, máy tính bảng II.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Nghiên cứu công chúng truyền thông đại chúng: Nghiên cứu sự tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của các nhóm công chúng là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản về truyền thông trên thế giới, kể cả phạm quốc tế cũng như mỗi quốc gia 1.1.2 Nghiên cứu xu hướng báo chí thế giới Hiệp hội báo chí các nước hàng năm có các nghiên cứu, thống kê, báo cáo về thực trạng phát triển cũng như xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng trên nhiều phạm vi khác nhau, đặc biệt là các nước có nền báo chí phát triển mạnh như Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Áo… Các tổ chức truyền thông nổi tiếng như Nielsen, TNS, Kantar Media… cũng cung cấp nhiều dữ liệu, phân tích, đánh giá về công chúng báo chí của thế giới, các châu lục, quốc gia Có thể kể ra một số xu hướng: báo chí đa phương tiện, báo chí “công dân”, toàn cầu hóa báo chí, địa phương hóa báo chí, báo chí tiêu dùng, báo chí di động… Các khuynh hướng đó đã phản ánh khách quan các đòi hỏi của thị trường báo chí, thị hiếu của công chúng trên toàn thế giới, giữa các châu lục, các khu vực, quốc gia khác nhau 1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 1.2.1 Nghiên cứu công chúng Trong những năm qua, TTĐC ở Việt Nam phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ Đặc biệt, những nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhu cầu nghe – nhìn – đọc, thái độ tiếp nhận, hành vi tiếp cận và sử dụng các PTTTĐC của các nhóm công chúng xuất hiện nhiều trong lĩnh vực báo chí học, xã hội học báo chí hay tâm lý học báo chí 1.2.2 Nghiên cứu xu hướng tiếp nhận báo chí Tại Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu cũng rất lớn, với nhiều quan điểm, phương pháp, góc độ khác nhau Các xu hướng chính được đưa ra: Truyền hình vẫn giữ vị trí thu hút được nhiều công chúng nhất so với các loại hình còn lại; Báo mạng phát triển mạnh mẽ và sẽ là loại hình truyền thông mạnh nhất trong tương lai; Báo in tuy không rơi vào khủng hoảng trầm trọng như thế giới nhưng cũng dần mất đi thế mạnh và độc giả; Phát thanh càng ngày càng có ít công chúng tiếp nhận; Xu hướng các loại hình truyền thông mới đã dần đi vào đời sống công chúng Việt như đọc báo trên các thiết bị di động; Xu hướng tích hợp đa phương tiện Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu chỉ đi sâu nghiên cứu một mối quan hệ cụ thể, hay sự tiếp cận cụ thể của công chúng đối với một trong bốn loại hình báo chí phổ thông là báo in, báo truyền hình, báo phát thanh hay báo mạng điện tử Điều này dẫn đến hiện trạng, những thông tin mang tính khái quát dự báo về xu hướng tiếp nhận các loại hình TTĐC ở Việt Nam thiếu hụt Đặc biệt, nghiên cứu về các loại hình truyền thông mới trong xu hướng phát triển của các loại hình báo chí ít xuất hiện trong các công trình nghiên cứu như sách, luận án, luận văn tại Việt Nam, mà chỉ có nhiều trên các bài báo hay nghiên cứu của các công ty truyền thông III.THỰC TIỄN VỀ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG 2.1 Các khái niệm cơ bản Xu hướng tiếp nhận: là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, của công chúng, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài, tác động đến hệ thống báo chí của một quốc gia, khu vực và thế giới Sự tiếp nhận này có thể là bị động hay chủ động Nó mang tính tương tác rất cao giữa sản phẩm báo chí – cơ quan báo chí – công chúng trong nền báo chí hiện đại 2.2 Các lý thuyết tiếp cận vấn đề Lý thuyết truyền thông: Các lý thuyết TTĐC được chúng tôi vận dụng ở hầu hết các cách đưa ra chỉ báo, đánh giá, nhận định về hoạt động, quá trình, hiệu quả tiếp nhận của công chúng với từng loại hình báo chí, các phương thức cũng như nội dung, hình thức tiếp nhận Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng: Tính chất dự báo là điểm quan trọng nhất khi vận dụng các lý thuyết xã hội học TTĐC ở trên vào Luận án của chúng tôi để tìm ra các xu hướng tiếp nhận báo chí của công chúng, căn cứ trên các chỉ báo về thực trạng, từ các quy luật tiếp nhận, từ xu thế vận động của chiều quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai Lý thuyết tâm lý học báo chí – truyền thông: luận án sẽ khảo sát các vấn đề quan trọng trong lý thuyết này, thông qua đó, thấy được sự phân khúc về nhu cầu, tâm lý, điều kiện, khả năng, phương thức tiếp nhận của công chúng Lý thuyết sử dụng và hài lòng Thuyết Sử dụng và Hài lòng cung cấp một khung kiến thức về việc khi nào và như thế nào cá nhân người sử dụng truyền thông trở nên chủ động hơn hoặc ít chủ động và các hệ quả liên quan tăng lên hoặc giảm xuống Lý thuyết cung cấp cơ sở lý luận quan trọng trong phân tích của luận án, đặc biệt là phạm trù công chúng chủ động trong mối quan hệ với báo chí 2.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2.3.1 Đặc trưng nền báo chí Việt Nam hiện nay - Thực trạng phát triển báo chí hiện nay với báo in, phát thanh - truyền hình, báo mạng, hãng thông tấn - Thành công và hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu công chúng của báo chí Việt Nam hiện nay IV.THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Thực trạng tiếp nhận các loại hình chứa thông tin 4.1.1 Công chúng tiếp nhận thông tin truyền hình lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm dần: tỷ lệ công chúng xem truyền hình với tần suất đều đặn hàng ngày chiếm tới 72.3%, cao hơn hẳn các loại hình khác Tuy nhiên, xét trong khoảng từ 2006 trở lại đây, tỷ lệ người theo dõi truyền hình trên phạm vi cả nước đã có sự sụt giảm khá rõ rệt qua khảo sát của các công ty truyền thông Có thể thấy rằng sự suy giảm này là một xu thế chuyển dịch khá thú vị: công chúng suy giảm về số lượng tổng cũng như mức độ xem hàng ngày, tuy nhiên công chúng của các kênh, các chương trình, đặc biệt các chương trình hấp dẫn sẽ gia tăng do sự bùng nổ, cạnh tranh mạnh mẽ của các kênh, các Đài trung ương cũng như địa phương 4.1.2 Công chúng tiếp nhận thông tin báo mạng tăng lên mạnh mẽ: Từ 2008 – 2010, báo mạng và các trang thông tin điện tử đã bắt đầu có sự dịch chuyển, soán ngôi phát thanh lên vị trí thứ 3 Và đến năm 2011, báo mạng nhanh chóng soán ngôi báo in, vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau truyền hình Khảo sát của tác giả cho thấy, mặc dù vẫn còn 17% công chúng không sử dụng báo mạng do chưa biết tới Internet, số người sử dụng với tần suất “hàng ngày” hiện nay lên đến 67% 4.1.3 Công chúng tiếp nhận thông tin báo in giảm dần và chững lại với lượng độc giả thấp: Có 30,5% số người được hỏi khẳng định sử dụng báo in với mức độ “hàng ngày” 21,5% trả lời thỉnh thoảng đọc ở tần suất “vài lần/tuần”; 9,3% là “vài lần/tháng”; “vài lần/năm” là 3,3% So sánh với những năm trước đây, sự suy giảm công chúng báo in là điều dễ hiểu Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ công chúng nhất định trung thành với loại hình này bởi chất lượng thông tin và những ưu thế tiện lợi khi tiếp nhận như vận chuyển dễ dàng, đọc báo miễn phí… Đặc biệt là công chúng đọc tạp chí vẫn tỉ lệ thuận với số lượng tạp chí gia tăng 4.1.4 Công chúng tiếp nhận thông tin phát thanh suy giảm nhưng có dấu hiệu hồi phục: Từ 2008 đến nay, công chúng phát thanh luôn có số lượng ít nhất so với các loại hình còn lại Tỷ lệ người nghe đài hàng ngày chúng tôi khảo sát được thấp nhất với 23%, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ người xem truyền hình Tuy vậy, xét theo tương quan phát triển so với truyền hình hay báo in, phát thanh lại có dấu hiệu khả quan hơn Công chúng phát thanh vẫn giữ được một lượng nhất định với công chúng ở vùng nông thôn và gia tăng trên các phương tiện giao thông tại thành thị 4.2 Thực trạng phương thức tiếp nhận thông tin của công chúng 4.2.1 Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao 3.2.1.1 Mức độ thường xuyên tiếp nhận báo chí ngày càng tăng: Mức độ tiếp nhận của công chúng ngày càng gia tăng về tổng thể cả 4 loại hình Mặc dù tỷ lệ truyền hình, báo in giảm nhưng tỷ lệ đọc báo mạng tăng nhanh chóng đã giữ được chiều hướng gia tăng này Nếu tính ra số giờ trung bình công chúng xem từng loại hình báo chí trong ngày, kết quả khảo sát cho thấy công chúng sử dụng các phương tiện TTĐC đạt tỷ lệ khá cao: đọc báo mạng 137,25 phút, truyền hình 132,88 phút, đọc báo in 45,06 phút, nghe đài 42,6 phút Thời điểm tiếp nhận của công chúng có các đặc điểm sau: * Báo in – “món khai vị” buổi sáng: công chúng tiếp cận báo in theo xu hướng giảm dần từ sáng đến đêm Độc giả đọc báo nhiều nhất khung giờ 7h30- 9h với 22.7% * Truyền hình – “bữa cơm chính” buổi tối: Ngược lại với báo in, truyền hình lại thu hút lượng công chúng mạnh mẽ vào buổi tối, trùng với thời điểm bữa cơm tối của hầu hết các gia đình Khung giờ có số người theo dõi cao nhất là 19h 20h, chiếm 61.5% Khung giờ cao điểm thứ hai là từ 20h-21h chiếm 41.3% * Phát thanh và báo mạng điện tử - “ly café nhấm nháp” cả ngày: Cả hai đều tăng lượng độc giả, thính giả cao nhất vào buổi tối Công chúng nghe đài phát thanh nhiều nhất là khung giờ gần đêm, 21h-22h, chiếm 17.8%; tiếp đó là khung giờ từ 22h- 24h chiếm 14.9% Khung giờ công chúng đọc báo mạng nhiều nhất cũng vào buổi tối là 20h-21h và 21h-22h Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là nhóm công chúng của báo mạng có thói quen sử dụng trong khung giờ hành chính buổi sáng cao hơn nhóm công chúng của phát thanh 4.2.3 Công chúng “công nghệ” cao 4.2.3.1 Nhu cầu tích hợp đa phương tiện: Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy nhu cầu sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thiết bị có tính năng đa phương tiện đã tăng vọt Cụ thể có thể thấy qua loại truyền hình internet (18,3%) hoặc xem qua máy vi tính có kết nối internet (26,6%) mà công chúng hiện đang sử dụng Điều đó cũng thể hiện được loại truyền hình mà các nhà cung cấp đưa ra thị trường có được công chúng tiếp nhận phổ biến hay không 4.3.2 Nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông mới: Tỷ lệ công chúng sử dụng các thiết bị di động để truy cập internet đo được qua khảo sát của chúng tôi với điện thoại di động là 20,3%, máy tính bảng 3,7% phần nào cho thấy một bộ phận công chúng không nhỏ đang ngày càng chiếm lĩnh phương thức tích hợp công nghệ hiện đại Công chúng chủ động 4.2.4.1 Chủ động lựa chọn loại hình, phương tiện, kênh, thời điểm thông tin: Với rất nhiều số liệu và phân tích trong chương 2 cũng như các phần 3.1, 3.2, một tất yếu cho thấy trong thời đại bùng nổ các PTTTĐC, các kênh truyền hình và phát thanh, các tờ báo in và báo mạng, công chúng có nhiều lựa chọn để chủ động trong việc đọc/xem trực tiếp/gián tiếp, tại nhiều thời điểm, không gian 4.2.4.2 Nhu cầu tương tác với báo chí: Khả năng tương tác với công chúng của truyền hình là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo mạng với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8% Việc công chúng không tương tác với báo chí cũng có nhiều lý do, và lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là “vì không biết cách” chiếm 24%, ngay sau đó là lý do “vì ngại, lười” chiếm 21% kém lý do cao nhất 3% Còn với đối tượng công chúng đánh giá được sự tương tác, mục đích chính họ tương tác với báo chí là bởi mong muốn được “chia sẻ, đồng cảm” chiếm 33.3% và muốn “lên án, phê phán hiện tượng tiêu cực” là 27.4% Bên cạnh đó, việc “thể hiện quan điểm cá nhân” tới độc giả cũng chiếm tới 16.9% cho sự tương tác 4.2.4.3 Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác: Tỷ lệ không chịu ảnh hưởng chiếm đa số, hơn hẳn số lượng công chúng bị ảnh hưởng trên tất cả các đối tượng tác động Trong số những người chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, tỷ lệ được khuyến khích, tức là ảnh hưởng tích cực chiếm đa số Những người chịu ảnh hưởng tiêu cực với tác động Gây mất tập trung vào nội dung đang theo dõi chiếm cao nhất là 10,1% Các yếu tố tiêu cực khác chiếm rất ít ***Thực trạng tiếp nhận nội dung sản phẩm báo chí của công chúng Mục đích tiếp nhận của công chúng chủ yếu nắm bắt tin tức thời sự: Báo mạng chiếm ưu thế so với các loại hình truyền thông đại chúng khác trên phương diện “phục vụ học tập nghiên cứu, học hỏi, tìm kiếm thông tin, tăng cường kiến thức” chiếm 61,1% Trong khi đó các loại hình khác như nghe đài chiếm 10,1%, đọc báo in chiếm 21,5% và truyền hình chỉ chiếm có 9,8% Kết quả trên cho thấy người dân đã coi Internet là công cụ tìm kiếm thông tin đặc biệt, nói cách khác là một phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu, bên cạnh các loại hình truyền thống như ta đã phân tích ở trên Tuy nhiên, bù lại, ưu thế của các loại hình truyền thông còn lại so với báo mạng điện tử lại nằm ở việc “nắm bắt tin tức thời sự”, khi xem truyền hình chiếm 52,7%, nghe đài chiếm 40,9% và đọc báo chiếm tới 60,2%, thì tỉ lệ này của báo mạng chỉ khiêm tốn ở con số 13% Các tờ báo/kênh chính thống, chủ đề chính trị thời sự được công chúng ưa thích nhất: Với báo in, độc giả dành sự quan tâm nhất và ưa thích nhất với các chủ đề An ninh - pháp luật (38%) và văn hóa- xã hội (28.8%), tiếp đó mới là các thông tin về thời sự, chính trị (21.1%) Bên cạnh các thông tin thời sự, công chúng phát thanh còn có một nhu cầu lớn khác là giải trí với các chương trình ca nhạc trẻ Một điểm nhấn nữa trong thị hiếu tiếp nhận của công chúng chính là nhu cầu khá lớn đón nhận các thông tin giao thông trên sóng VOV Ba kênh truyền hình công chúng thích xem nhất là VTV1 (37,2%), VTV3 (18,7%) và VTV2 (7,9%) Các kênh truyền hình tổng hợp của các đài truyền hình khu vực phía Nam như HTV7, HTV9 của Đài Truyền hình TPHCM hay kênh của Đài Truyền hình Vĩnh Long thu hút người xem cao hơn một số kênh sóng của các đài trung ương như VCTV1, VTC1, TTXVN… Một bộ phận lớn công chúng truyền hình rất thích theo dõi các kênh phim truyện trong và ngoài nước Tỷ lệ này cao hơn hẳn số người thích theo dõi các kênh chuyên về thể thao, âm nhạc, vốn cũng mang tính giải trí Các trang báo mạng và thông tin điện tử công chúng lựa chọn nhiều nhất để truy cập lần lượt là vnexpress, dantri.com.vn và 24h.com.vn 4.3.3 Truyền hình được đánh giá cao nhất về độ tin cậy và chất lượng nội dung sản phẩm báo chí Tỷ lệ thuận với việc được công chúng lựa chọn sử dụng nhiều nhất, truyền hình cũng được đánh giá có chất lượng nội dung và độ tin cậy của thông tin cao nhất và vượt trội so với các loài hình báo chí còn lại Lý do chủ yếu là bởi nội dung đăng tải trên truyền hình được kiểm duyệt chặt chẽ, ê kíp làm việc chuyên nghiệp, hình ảnh được quay và chụp tại hiện trường Về truyền hình, công chúng đánh giá cao về nội dung các chương trình bởi “vấn đề phản ánh mang tính thời sự”chiếm gần 70% công chúng lựa chọn Mức độ “cập nhật” tin tức nhanh chóng tới 34.5% khiến công chúng tương đối hài lòng về các chương trình Bên cạnh đó tính “khách quan và độ tin cậy cao” chiếm 33.1% cũng là lý do khiến công chúng đánh giá cao chất lượng nội dung các chương trình hiện nay Với báo phát thanh, với lý do vì báo phát thanh đã đưa ra được “vấn đề thính giả đang quan tâm” thì số lượng công chúng đánh giá nội dung tốt chiếm tỷ lệ 40.5% Với báo in, công chúng vẫn đánh giá cao chất lượng tin bài của báo in do báo đề cập được “Vấn đề độc giả đang quan tâm” là 48.8% “Chủ đề phong phú, đa dạng” chiếm 39.3% được công chúng lựa chọn thứ hai, kém 9.8% so với lý do thứ nhất đã nêu Với báo mạng, công chúng đánh giá cao nhất về yếu tố “chủ đề phong phú, đa dạng” với 48.5% và “tin bài cập nhật” với 35.3% Ngoài ra, nội dung thông tin được “cơ quan báo chí có uy tín quản lý” cũng chiếm 23.7% 4.3.4 Tiếp nhận thông tin báo chí nước ngoài chủ yếu trên báo mạng và truyền hình Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 6% công chúng trong nước theo dõi các kênh phát thanh nước ngoài Khoảng 30% công chúng có sự quan tâm đối với các kênh tin tức truyền hình nước ngoài như BBC/CNN, trong đó khoảng 10% theo dõi khá thường xuyên Thậm chí, mức độ theo dõi các trang thông tin điện tử tiếng Việt có nguồn gốc từ nước ngoài lên đến 60%, với khoảng 20% theo dõi thường xuyên Tiêu biểu nhất là trang BBC tiếng Việt, có đến gần 50% công chúng đã từng tiếp nhận Những trang thông tin khác như VOA, SaiGonbao cũng đạt một tỷ lệ công chúng theo dõi gần 20% Các lý do công chúng tiếp cận các trang tin điện tử nước ngoài đều nghiêng về sự kiểm chứng thông tin và nhu cầu nắm bắt thông tin có chiều sâu về tình hình chính trị trong nước 4.4 Thực trạng tiếp nhận hình thức thông tin của công chúng Truyền hình được đánh giá cao về ngôn ngữ hình ảnh “Ngôn ngữ, hình ảnh hợp lý, dễ nghe” là yếu tố được công chúng đánh giá cao nhất, chiếm 52.3% Hình ảnh, âm thanh kèm nhạc hiệu mà truyền hình truyền tải đã gây được sự thích thú và thú vị cho công chúng Tiếp đó là yếu tố “chất lượng sóng tốt” (50,9%), “sắp xếp chương trình hợp lý” (38,4%) “Quảng cáo vừa phải” chiếm 10% trong sự đánh giá hình thức truyền tải tốt đồng nghĩa với việc trong sự đánh giá hình thức truyền tải không tốt Phát thanh được đánh giá cao về ngôn ngữ giọng điệu Công chúng đánh giá hình thức truyền tải tốt nhất là do “Ngôn ngữ, giọng điệu hợp lý, dễ nghe” chiếm tới 42.8% Tiếp đó là “chất lượng phủ sóng tốt” 31.8% khiến người nghe không bị ngắt quãng khi nghe một chương trình nào đó; “sắp xếp chương trình hợp lý” để không gây sự nhàm chán cho người nghe là yếu tố chiếm tỷ lệ thứ ba 24.3% Đặc biệt trên phát thanh, lượng “quảng cáo vừa phải”18.8% khiến thính giả không phải chờ đợi lâu khi theo dõi chương trình Báo in được đánh giá cao về hình thức trình bày Việc “trình bày hợp lý, dễ theo dõi” chiếm 46% được độc giả lựa chọn nhiều nhất trong việc đánh giá hình thức tốt của báo in hiện nay “Ấn tượng, thu hút người xem”được độc giả lựa chọn nhiều thứ hai chiếm 34.2% khi các đầu báo hay các trang bìa ngày nay được thiết kế khá độc đáo và thu hút sự chú ý “Cỡ chữ vừa phải” và “chất lượng in tốt” là hai lý do khá hợp lý khi công chúng cầm một tờ báo để đọc lần lượt chiếm 22.6% và 22.1% Báo mạng được đánh giá cao về tốc độ truy cập Tốc độ truy cập nhanh của báo mạng được lựa chọn với 41,9% Yếu tố âm thanh, hình ảnh hấp dẫn và dễ đọc, dễ nghe dễ nhìn chiếm 37,1% Tuy nhiên, 2/3 độc giả với 65,9% số người trả lời cho rằng việc quảng cáo nhiều ảnh hưởng không tốt tới tâm lý Đặc biệt, cảm giác giảm sự quan tâm đến loại báo chí chiếm tới 32,9% V.KẾT LUẬN -truyền hình vẫn được công chúng quan tâm nhiều nhất nhưng lại đang có xu hướng giảm Tuy nhiên, một điều cần đặc biệt chú ý là sự suy giảm này có thể chỉ là sự thay đổi về hình thức phương tiện truyền hình -báo in đang dần chuyển đổi sang hình thức số hóa, tức là hình thức báo in được trình bày trên các thiết bị công nghệ số Một điểm lưu ý là ngược lại với sự sụt giảm của nhật báo, các tạp chí chuyên đề ở Việt Nam lại có xu hướng gia tăng -sau một thời gian thoái trào mạnh, tốc độ suy giảm gần như đã đạt đến mức bão hòa, phát thanh bắt đầu có dấu hiệu hồi phục -báo mạng sẽ có tốc độ phát triển số lượng người xem mạnh nhất và sẽ sớm vươn lên vị trí thứ nhất về tỷ lệ công chúng trong khoảng 2 năm nữa Đây là dự báo có sự đồng thuận từ công chúng cũng như nhà báo, cùng với chủ trương của Nhà nước đưa báo mạng trở thành loại hình báo chí chủ lực trong tương lai -công chúng của các phương tiện truyền thông mới phát triển nhanh chóng với việc gia tăng các thiết bị điện tử cá nhân, nhất là thông qua điện thoại di động và máy tính bảng -về những biến đổi trong phương thức tiếp nhận của công chúng, có nhiều biến đổi lớn đã được hình thành trong thời gian qua Công chúng ngày càng tăng cao về mức độ tiếp nhận thông tin, nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, tăng tính chủ động tiếp nhận báo chí và cá thể hóa báo chí Nhu cầu công chúng sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thiết bị có tính năng đa phương tiện đã tăng vọt Thời đại “báo chí công dân” được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết Khả năng tương tác với công chúng của các loại hình báo chí hiện nay là rất tốt, so với thời gian trước đây -Khi xếp theo thứ tự ưu tiên nhất về loại nội dung thông tin mà công chúng muốn tiếp nhận từ báo chí, những thông tin về tình hình chính trị, xã hội được ưa thích nhất, kể cả là tin trong nước hay quốc tế Dạng tin của địa phương lại không được săn lùng - Sự khác biệt giữa các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm báo chí của công chúng Nhóm các yếu tố tác động mạnh gồm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và địa bàn cư trú Nhóm các yếu tố tác động nhẹ gồm: tình trạng hôn nhân, học vấn, điều kiện kinh tế -Các dự báo đưa ra bao gồm các khía cạnh về các yếu tố ảnh hưởng, các loại hình báo chí, phương thức và nội dung tiếp nhận của công chúng Trong đó, điểm tổng quát nhất là các loại hình báo chí cũng như công chúng có sự nối kết, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong xu hướng phát triển trong tương lai Từ các kết luận trên, có thể thấy các giả thuyết đặt ra của Đề tài là có cơ sở với một số điểm chính xác Điểm quan trọng nhất có thể khẳng định có sự khác biệt giữa giả thuyết với thực tế khảo sát và dự báo là báo in sẽ không bao giờ “chết”, phát thanh không những không suy giảm mà có thể hồi phục lại sau một thời gian dài Các dự báo trên mang tính tương đối dựa trên thực trạng tiếp nhận của công chúng, so sánh với nhiều nghiên cứu khác, dự báo của công chúng - nhà báo – chuyên gia và không tránh khỏi những đánh giá cảm quan của chính tác giả So với những nghiên cứu và quan điểm khác, có những điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược Việc đưa ra các xu hướng của chúng tôi với mong muốn có thể cung cấp những dữ liệu và dự báo trên căn cứ khoa học Trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và làm rõ hơn các luận điểm trên ... nhu cầu công chúng báo chí Việt Nam IV.THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Thực trạng tiếp nhận loại hình chứa thông tin 4.1.1 Công chúng tiếp nhận thông tin truyền... chúng phát giữ lượng định với công chúng vùng nông thôn gia tăng phương tiện giao thông thành thị 4.2 Thực trạng phương thức tiếp nhận thông tin công chúng 4.2.1 Nhu cầu tiếp nhận thông tin công. .. chúng tiếp nhận Những trang thông tin khác VOA, SaiGonbao đạt tỷ lệ công chúng theo dõi gần 20% Các lý công chúng tiếp cận trang tin điện tử nước nghiêng kiểm chứng thông tin nhu cầu nắm bắt thông

Ngày đăng: 23/08/2015, 00:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV.THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 4.2.1. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan