skkn kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường

23 6K 30
skkn kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sở giáo dục và đào tạo hng yên Trờng THPT Lê Quý Đôn ***** Sáng kiến Kinh nghiệm Ngăn chặn bạo lực học đờng Tác giả: Nguyễn Văn Luân Hiệu trởng Trờng THPT Lê Quý Đôn Ân Thi, ngày 12 tháng 3 năm 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I : Lý lịch . - Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Luân - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn - Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG PHẦN II : Nội dung Sáng kiến Kinh nghiệm A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong nhiều năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học đường có sử dụng vũ khí. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bạo lực học đường trở thành mối lo của phụ huynh học sinh, của ngành giáo dục - đào tạo và toàn xã hội. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở thành thị, mà còn diễn ra ở nông thôn và kể cả vùng sâu, vùng xa. Nó không chỉ có nam sinh tham gia, mà còn có cả nữ sinh tham gia. Bạo lực học đường không chi gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy, cô giáo với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy, cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học đường hầu như đã xảy ra ở các cấp học, bậc học, nhưng nhiều nhất ở cấp THCS và THPT. Là một cán bộ quản lý tại một trường THPT ngoài công lập, tôi nêu ra một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, giáo dục học sinh để ngăn chặn, không để bạo lực học đường xảy ra tại đơn vị tôi hiện nay. B. NỘI DUNG: 1. Lý do chọn đề tài: Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực học đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm, thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Ở đây tôi chọn đề tài Kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường của học sinh trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, nhằm giải quyết và ngăn chặn tình trạng bạo lực trong nhà trường mà tôi quản lý nói riêng và góp tiếng nói trong việc ngăn chặn bạo lực học đường trong các nhà trường nói chung. 2. Mục tiêu của đề tài: Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp để giải quyết và ngăn chặn những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lý, hòa giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này, sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đó gây ra, nhằm Ngăn chặn bạo lực học đường 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài: - Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, huyện Ân Thi, nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực trong nhà trường. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông. 4. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài: - Khái niệm về bạo lực học đường : Theo Từ điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Vậy bạo lực học đường là gì? Trong nhiều bài viết của các tác giả về bạo lực học đường đăng trên các báo, và tạp chí gần đây, khi bàn về khái niệm bạo lực học đường đều đề cập đến có các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, môi trường học đường, môi trường giáo dục, …là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường, bao gồm: + Theo nghĩa hẹp: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh trong cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa rộng: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên, hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: là những hành vi xâm hại mà chủ thể gây ra là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. Đây là cách tiếp cận được nhiều người quan tâm vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục. Mỗi cách tiếp cận sẽ có cách nhận diện và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp ngăn ngừa tương đối khác nhau về bạo lực học đường. Các cách tiếp cận như trên cũng giúp chúng ta phân biệt đâu là bạo lực học đường, đâu không phải là bạo lực học đường . Cần phân biệt bạo lực học đường với bạo lực xã hội, đạo đức xã hội. - Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực. + Phân loại hành vi bạo lực học đường: Hành vi bạo lực học đường thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ, chuẩn mực (nội quy, quy tắc). đây là hành vi không đáng ngại. 2 Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà cá nhân biết rõ chuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là hành vi đáng ngại, nguy hiểm. + Nhận diện hành vi bạo lực học đường: Hành vi bạo lực học đường sử dụng cơ bắp hoặc hung khí ở các mức độ khác nhau là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng bức, trấn lột người bị hại. làm tổn thương tinh thần, sức khoẻ, tính mạng người bị hại. Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại; nói xấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, mất danh dự người bị hại. Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện, hoặc tổ chức thành băng nhóm để thực hiện. - Dấu hiệu bạo lực học đường: Bạo lực học đường thường trải qua 3 giai đoạn là trước, trong và sau hành vi bạo lực, đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ nhận biết được gồm: + Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực: Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lổng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gổ, hăm doạ, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người. + Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại. Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố ý với người bị hại. + Dấu hiệu hậu bạo lực: Chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau sau khi bị xử lý , đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thoả mãn của người gây hại. Đối với công tác giáo dục cần xem các dấu hiệu trong một vụ bạo lực học đường, nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo để nhà trường tiến hành định hướng cách giải quyết thoả đáng, can thiệp, ngăn chặn bạo lực học đường xảy ra hiệu quả, kịp thời.Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để giáo dục, cảm hoá người gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiều những thông tin bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có những lý do: - Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những học sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì 3 trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng. - Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng, về lý thuyết, không được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc. Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi trong lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được coi là cá biệt có thể như sau: + Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn đến đánh nhau. + Không quan tâm, hứng thú với trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học. + Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác. + Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường. + Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, vô lễ, ăn cắp, nói dối… + Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi. + Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội khác… Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh. Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn. - Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi: Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. +. Nguyên nhân do yếu tố sinh học: Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do tình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng… 4 + Nguyên nhân do yếu tố tâm lý – xã hội: Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ở trường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em. Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó mọi người lại đối xử khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em thấy cô đơn, dẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống. Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trở thành học sinh cá biệt. Có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đó kết luận rằng “tất cả những học sinh “hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”. Khi chán nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những học sinh mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân. - Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh: Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau: + Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. +. Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh… “Mình 5 chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. + Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để tránh học sinh có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ …Cần rất thận trọng trong ứng xử với các em, sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này. + Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này, học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp. - Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm. Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen. Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy. - Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực. - Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đó đạt được là không đáng kể. - Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng. - Phóng đại hoặc đánh giá thấp: Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng. - Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc. - Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia. - Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”. - Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. - Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép Tôi đề xuất nội dung cốt lõi cần giáo dục các em bao gồm: * Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: 6 Để học sinh có những ứng xử phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người. * Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân. * Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên. * Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy. Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại? Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì giáo viên cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo viên và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ. * Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động: Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác. * Giáo dục kỉ luật tích cực: Thông thường đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, giáo viên thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt 7 giáo viên cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh. - Cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh: + Cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi. + Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu… có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu sau này giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời là “không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực. - Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường Tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Cách ứng xử đối với những hành vi không mong đợi của học sinh * Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên: Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ động chú ý học sinh vào lúc khác. Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì. Hướng học sinh vào hành vi có ích hơn. Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giới hạn. Dùng hệ quả lôgic. Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên: 8 Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinh nguôi dần. Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học sinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai). Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học sinh mong muốn có “quyền lực” hơn. Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì. Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên: Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những hình thức trừng phạt học sinh. Duy trì tâm lý bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần. Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh. Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn. Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôn trọng. Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên: Không phê phán, chê bai học sinh. Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập. Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công ban đầu. Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh. Không thể hiện thương hại, không đầu hàng. Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh. - Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi theo quan điểm tích cực: Một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận cá nhân. Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích 9 [...]... ngăn chặn bạo lực học đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng việc ngăn chặn bạo lực học đường tại trường, tôi xin trao đổi kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường với các trường THPT 20 ngoài công lập nói riêng, các nhà trường nói chung Mong được đóng góp ý kiến để công việc ngăn chặn. .. gần khu vực trường học - Cần ban hành chỉ thị nhằm huy động các lực lượng xã hội cùng quan tâm và phối hợp với ngành GD-ĐT để bảo đảm an ninh trật tự trường học, ngăn chặn bạo lực học đường - Các nhà trường nên thành lập đội chuyên trách ứng phó với bạo lực học đường bao gồm đại diện ban giám hiệu, giám thị, bảo vệ, chuyên viên tư vấn tâm lý học đường (nếu có), giáo viên giàu kinh nghiệm, bí thư Đoàn... vi bạo lực học đường; trong thời 16 gian qua bản thân tôi đã áp dụng các bước để giải quyết những hành vi bạo lực học đường tại trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn như sau: 6 Các biện pháp đã tiến hành để ngăn chặn bạo lực học đường Ở đầu năm học các em mới vào trường có nhiều cảnh vật mới, con người mới, bạn bè mới nên em nào cũng muốn thể hiện mình Ở đây chúng tôi không đổ lỗi cho cấp trung học. .. tượng học sinh của trường THPT ngoài công lập thì càng lo ngại hơn vì đối tượng này không chỉ học lực yếu hơn học sinh THPT của các trường công lập, mà đạo đức cũng có những vấn đề rất hạn chế Đây cũng là một thực tế và là một dấu hiệu dễ dẫn đến bạo lực học đường Quản lý một trường THPT ngoài công lập, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lực học đường Tôi đã xem việc ngăn. .. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường: Qua nhiều năm làm công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là từ nhiều phía có những mâu thuẫn ở địa phương, những mâu thuẫn do cá tính hay cách ăn nói của các em, do quan hệ nam, nữ,… Nhưng nguyên nhân chủ yếu của những hành vi bạo lực học đường là do lứa tuổi học sinh phổ thông dễ... năm liền đã cho tôi những kinh nghiệm và việc làm để ngăn chặn bạo lực học đường trong nhà trường mà tôi quản lý đã có hiệu quả thông qua những biện pháp sau: - Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học như giáo dục thực hiện pháp luật, trách nhiệm công dân của học sinh, thực hiện nội quy nhà trường, thực hiện nếp sống văn minh, tổ chức cho học sinh học tập quy chế đánh giá xếp... thị trấn, chính quyền địa phương để ngăn chặn và xử lý triệt để những vụ việc đã xảy ra Xử lý nghiêm minh những học sinh vi phạm để làm gương cho những học sinh khác - Mở hội nghị chuyên đề để hội thảo về công tác ngăn chặn bao lực học đường, tuyên truyền, khen thưởng kịp thời các đơn vị tập thể, các cá nhân có thành tích trong công tác này Khi có hành vi bạo lực học đường xảy ra, nhà trường tổ chức giải... chức Đoàn thanh niên trong việc hình thành nhân cách của học sinh Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài Thời gian gần đây, thực trạng hiện tượng bạo lực học đường trở thành vấn đề nóng của xã hội Tuy nhiên, đánh giá... xử lý kịp thời Các hành vi bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là giữa các thành viên trong lớp chủ nhiệm, giữa lớp này với lớp kia trong trường, mà còn diễn ra phức tạp hơn khi có sự tham gia của các thanh niên ngoài trường học và cả thân nhân của học sinh với nhau… Phần lớn giáo viên chủ nhiệm còn trẻ chưa có kinh nghiệm xử lí triệt để khi có các hành vi bạo lực học đường diễn ra, giáo viên chỉ... giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học 15 đường, như bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớn, học sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó khăn, bất hạnh (lam lũ, đói nghèo, ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hung bạo ) thiếu sự quan tâm đến con em hoặc giáo dục không đúng cách Gần đây chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không . bạo lực học đường với bạo lực xã hội, đạo đức xã hội. - Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực. + Phân loại hành vi bạo lực học. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG PHẦN II : Nội dung Sáng kiến Kinh nghiệm A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong nhiều năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn. niệm về bạo lực học đường : Theo Từ điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Vậy bạo lực học đường là gì? Trong nhiều bài viết của các tác giả về bạo lực học đường đăng

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan