GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WTO
Trang 1Hội nhập WTO – cơ hội và thách thức
Nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn toàn cầu hoá sâu rộng, sự ra đời và phát triển của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 nước thành viên tác động sâu sắc đến nhiều quốc gia, các quốc gia có hội nhập mới khai thác, phát huy được lợi thế so sánh của mình Việt Nam có xuất phát điểm muộn trong tiến trình gia nhập WTO, đến nay Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức này Nhưng để có thể cạnh tranh được trên thị trường rộng lớn này, chúng ta cần rất nhiều sự cố gắng thực sự!
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WTO:
WTO (World Trade Organization) là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã
và đang được các nước đàm phán và ký kết
Mục tiêu:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo về môi trường
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng
Chức năng:
Trang 2- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, đảm bảo thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách
và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu
II WTO – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể Cơ hội và thách thức cũng luôn vận động, biến đổi Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội Vì vậy mà vai trò
“chủ thể” của doanh nghiệp, của nhà nước là rất quyết định Doanh nghiệp là người “xung trận”, tức là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh Nhưng Nhà nước phải là người mở đường
2.1 Cơ hội:
- Hàng hoá Việt Nam sẽ được bình đẳng như hàng hoá của các nước thành viên khác và được đối xử bình đẳng như hàng hoá ở nước sở tại Việt Nam
Trang 3được hưởng thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO mang lợi ích nhiều nhất cho hai ngành chủ lực của Việt Nam là nông nghiệp và may mặc
- Việt Nam có quyền thương lượng và khiếu lại với các cường quốc thương mại một cách công bằng hơn khi có tranh chấp Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO là cơ quan trọng tài duy nhất và giải quyết các mâu thuẫn thương mại mang tính xây dựng Khi có tranh chấp, DSB khuyến khích và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hoà giải Nếu thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập để phân xử
và nhờ một cơ quan kháng án đưa quyết định cuối cùng Các phán quyết cuối cùng này phải được các bên có liên quan chấp thuận Nếu kết quả giải quyết tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể
áp dụng những biện pháp trả đũa Việc thiết lập toà án quốc tế này đã nâng cao hiệu quả của hệ thống thương mại đa biên, bằng việc đưa những luật lệ chung vào thế giới thương mại
- Hoạt động của WTO hoàn toàn dựa trên những nguyên tắc chung chứ không phải là sức mạnh, cho nên đã thật sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp cho các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn, và đồng thời cũng giải thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại với vô số đối tác thương mại của họ Hơn nữa, các nước nhỏ có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu họ tận dụng những cơ hội để thành lập các liên minh và góp chung các nguồn lực Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam có được tiếng nói bình đẳng hơn và giảm bớt nhiều những chi phí nguồn lực cho việc đàm phán song phương với các đối tác
- Việc gia nhập WTO sẽ giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao Người tiêu dung có được nhiều sự lựa chọn hang hoá hơn, tiết kiệm được nhiều nguồn lực và chi phí Chất lượng của hang sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính
sự cạnh tranh từ hang nhập khẩu Hơn nữa, hàng nhập khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước dẫ tới mở rộng phạm vi của các thành phần và dịch vụ do các nhà sản xuất trong nước làm
Trang 4- Việc gia nhập WTO sẽ buộc Chính phủ hoạt động có hiệu quả và thận trọng hơn khi ra các quyết sách về kinh tế Việt Nam phải cam kết áp dụng và giám sát hệ thống luật của mình theo các nguyên tắc quốc tế: minh bạch, hợp
lý, công bằng và đồng bộ Gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng cường thực hiện các cải cách kinh tế vĩ mô để sao cho vừa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình dự do hoá thương mại, vừa có thể tranh thủ được tối đa những lợi ích mà nó mang lại Đồng thời, Việt Nam phải cho phép và thực sự khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhằm tạo ra những lực lượng kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế … Đối với các nhà doanh nghiệp và đầu tư, cơ hội này được đồng nghĩa với sự ổn định cao hơn và rõ ràng hơn về các điều kiện thương mại, các chính sách của Nhà nước
- Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và cải cách thể chế, trước hết thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của nước ta, tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh
và phát triển bền vững
- Gia nhập WTO thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ, các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương của nước ta với các nước trên thế giới
Thông qua việc mở các thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng thị trường do được tiếp cận với nhiều thị trường và bạn hàng mới để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Việt Nam có điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như may mặc, giầy da, thuỷ sản, gạo, đồ thủ công mỹ nghệ, những mặt hàng mới như xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu lao động, phát triển
du lịch …đặc biệt các mặt hàng nông sản, thuỷ sản sẽ có vị thế lớn trên thị trường thế giới Điều này tạo thuận lợi trong giải quyết làm tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân
Trang 5- Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI và các hình thức đầu tư gián tiếp) thông qua mở rộng diện các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam Đồng thời với những cải cách trong nước về thủ tục hành chính, về cơ chế chính sách, giảm chi phí đầu vào, mở rộng lĩnh vực và phạm vi đầu tư theo lộ trình hội nhập sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước ta so với các nước trong khu vực, khuyến khích nàn song đầu tư mới vào Việt Nam
- WTO có những nguyên tắc ưu đãi riêng đối với nước đang phát triển, Việt Nam là nước có thu nhập thấp Do đó sẽ nhận được những đối xử đặc biệt, miễn trừ khỏi sự ngăn cấm, hỗ trợ xuất khẩu (nếu hàng hoà là loại cạnh tranh cao, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong vòng 8 năm)
- Gia nhập WTO tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, thích nghi với những tiêu chuẩn và tập quán mới, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Thách thức
- Việc thực thi Hiệp định Quyền Sở hữu trí tuệ và xây dựng luật Sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất và khả năng đổi mới nhanh chóng của các doanh nghiệp, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự xác lập thương hiệu, thiết kế kiểu dáng riêng và mua quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình
- Một thách thức nữa đối với Việt Nam là phải cắt giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan Doanh nghiệp trong nước sẽ phải tham gia cạnh tranh thực
sự với các doanh nghiệp nước ngoài ngay chính tại tị trường nội địa Nhưng thực tế cho thấy, khả năng của các doanh nghiệp trong nước lại thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài là thành viên của WTO, điều đó bất lợi trong việc phát triển nền kinh tế ổn định và tự chủ Việc Chính phủ Việt Nam muốn duy trì sự bảo hộ nhất định đối với các ngành công nghiệp non trẻ
để xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý, và trước mắt là đảm bảo nguồn thu ngân sách, sẽ khó thực hiện được
Trang 6- Việc phân phối không đồng đều giữa các Quốc gia phát triển, giữa các
bộ phận dân cư trong Quốc gia phát triển nên nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp làm cho thất nghiệp gia tăng, phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh
mẽ hơn và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh
- Sự phụ thuộc vào các Quốc gia phát triển dẫn đến sự biến động thị trường của các nước tác động mạnh mẽ đến thị trường trong nước
- Ngoài ra còn có những thách thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc…
III TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP:
3.1 Tác động tổng thể tới ngành công nghiệp:
- Lợi thế cạnh tranh có xu hướng giảm dần:
Khả năng cạnh tranh tổng thể cuả ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu
so với một số nước trong khu vực Những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý … đều còn yếu kém Một số mặt hàng
có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới những còn chiếm tỷ trọng nhỏ Một số mặt hàng định hướng xuất khẩu cso khả năng cạnh tranh như may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ lại có mức bảo hộ cao ở thị trường nội địa Một số nhóm hàng có khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa thì lại thường là do cso lợi thế về địa lý kinh tế như các loại kết cấu thép siêu cường, siêu trọng, các loại vật liệu xây dựng cấp thấp Lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng những lợi thế này đang có xu hướng giảm nhanh Ngoài một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh tương đối tốt như hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản nhiệt đới, dầu thô, than đá và một số loại khoáng sản thì ngành có khả năng cạnh tranh yếu như sắt, thép, thiết bị điện - điện tử, giấy, hoá chất – phân bón, sợi -
Trang 7dệt và một số sản phẩm cơ khí … sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt, nhất là từ phía hàng nhập khẩu Trong thời gian dài, lợi thế của các nhóm sản phẩm chảu yếu của Việt Nam sẽ ngày càng giảm, ngành công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không phát triển, nâng cao được năng lực cạnh tranh
Cụ thể trong ngành dệt may - một trong những mặt hang chủ lực của Việt Nam, và cũng là mặt hang Việt Nam có được những lợi thế so sánh do tính chất sử dụng nhiều lao động Việc gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường cho ngành, nhưng không phải là phép tính cộng đơn giản của việc mở rộng thị phần Tại thị trường thế giới, khi Hiệp định dệt may (ATC) kết thúc, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt do các đối thủ của Việt Nam không chỉ là một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Inđônêxia
mà là những đại gia trong ngành may mặc thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ
Do vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO với mức thuế bị đòi hỏi cắt giảm khá lớn thì thị phần hàng may mặc Trung Quốc tại Việt Nam sẽ có thể gia tăng đáng
kể Ngoài ra, tại cả hai khu vực hàng may mặc cao cấp và hàng may mặc bình dân, có thể thấy, hàng may mặc cao cấp với đặc trưng về chất lượng và tính thời trang của EU, Mỹ, Hàn Quốc sẽ thuyết phục được khách hang thuộc tầng lớp người giàu đang phát triển khá nhanh tại Việt Nam Hàng bình dân sẽ chịu tác động rất lớn từ Trung Quốc Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, lực lượng khá yếu so với các doanh nghiệp nhà nước, lại đang chiếm lĩnh thị trường nội địa, sẽ không thể cạnh tranh nổi với những nhà máy Trung Quốc khổng lồ với thế mạnh tự cung ứng được nguyên liệu
- Bảo hộ của Nhà nước bị thu hẹp:
Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, WTO chỉ cho phép bảo
hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan với mức thuế bình quân ngày càng giảm sau các vòng đàm phán chung về thương mại và chỉ trong những bối cảnh nhất định mới cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế với những điều kiện
cụ thể Từ khi WTO được thành lập năm 1995 đến tháng 01/2000, thuế suất đối
Trang 8với hàng hoá công nghiệp đã giảm từ mức bình quân 15,9% xuống còn 12,3% (giảm 20% trong vòng 5 năm) Kinh nghiệm của các nước mới gia nhập WTO cho thấy, họ phải cam kết mức thuế trung bình thấp đối với 100% số dòng thuế công nghiệp và không được áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu Đồng thời, các nước thành viên còn tham gia Sáng kiến cắt giảm thuế quan theo ngành, Hiệp định sản phẩm công nghiệp thông tin, Hiệp định hài hòa thuế quan đối với sản phẩm hóa chất… Ngoài ra, các nước gia nhập sau thường phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các nước gia nhập trước Như vậy, khả năng Nhà nước bảo hộ cho ngành công nghiệp đủ sức đối phó hiệu quả với sức
ép cạnh tranh sẽ ngày càng hạn chế và bị thu hẹp Nói cách khác, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức và phải
nỗ lực tối đa để không bị biến thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của các quốc gia khác, mà ngược lại phải cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá, dịch vụ của mình cho thế giới
Hơn thế, như các nước thành viên khác, ngoài việc cam kết giảm đáng
kể các mức thuế áp dụng, Việt Nam cũng sẽ phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp…) trong một thời hạn nhất định Hiện nay, thuế suất nhập khẩu bình quân đơn giản của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu khoảng 16%, trong đó hàng công nghiệp khoảng 15% và vẫn còn áp dụng phụ thu nhập khẩu đối với trên 10 nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh thấp Như vậy, sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn do không còn sự bảo hộ của Nhà nước như hiện nay
3.2 Tác động tới một số ngành cụ thể
Trước hết, bàn về TRIMs, khi thực hiện các nghĩa vụ và quy định của Hiệp định TRIMs, các ngành như sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; chế biến các sản phẩm sữa, đường mía, dầu thực vật và gỗ là những ngành sẽ phải chịu tác động mạnh nhất, không chỉ ở khả năng duy trì các mục tiêu phát triển của ngành mà còn ở khả năng thu hút vốn ĐTNN vào từng ngành cụ thể Tuy
Trang 9nhiên, phạm vi và mức độ tác động của TRIMs đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của từng ngành cũng như việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam Cụ thể là, với cùng một chủ trương, chương trình phát triển ngành nhưng Hiệp định TRIMs, cùng với những cam kết khác khi gia nhập, sẽ có những tác động khác nhau lên những ngành khác nhau Ngoài ra, phần này cũng sẽ phân tích tác động của TRIPs cũng như của các cam kết khác lên ngành dược phẩm – ngành có những đặc điểm đặc thù liên quan đến các quy định trong TRIPs
Ngành công nghiệp ôtô:
Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Việt Nam chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng đi từ lắp ráp đơn giản đến nội địa hoá sản xuất phụ tùng Đồng thời, để phát triển ngành công nghiệp ô tô, trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng một loạt biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành công nghiệp quan trọng này Với chính sách bảo hộ phù hợp (chủ yếu bằng các biện pháp phi thuế quan) và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới
Tuy nhiên, việc thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs cũng như các cam kết quốc tế có liên quan khác đã đặt ngành công nghiệp này trước những thách thức đáng kể Với cam kết xóa bỏ yêu cầu nội địa hóa vào năm
2006 hoặc vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (tùy thuộc thời điểm nào diễn ra trước), Việt Nam hầu như không còn cơ hội để tiếp tục triển khai chương trình nội địa hóa đối với ngành công nghiệp này Bên cạnh đó, quy mô thị trường tiêu thụ của ngành ôtô Việt Nam còn quá nhỏ bé, chỉ khoảng 45.000 chiếc/năm, bằng 10% lượng xe tiêu thụ tại Malaixia và 5% lượng xe tiêu thụ của Thái Lan Số lượng các nhà sản xuất phụ tùng ôtô trong nước cũng rất hạn chế và mới chỉ dừng lại ở chỗ sản xuất các phụ tùng, chi tiết đơn giản (Đây là
lý do giải thích tại sao tỷ lệ nội địa hoá thực tế tại Việt Nam thấp hơn nhiều so
Trang 10với mức đã cam kết trong Giấy phép đầu tư) Do vậy, khả năng thu hút vốn đầu
tư mới vào những ngành này sẽ hạn chế ngay cả khi các rào cản đối với đầu tư
đã được xoá bỏ theo quy định của Hiệp định TRIMS
Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy:
Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy cũng là một trong những ngành được ưu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm tạo động lực cho ngành cơ khí, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam; trong đó mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và thực hiện chương trình nội địa hoá đạt tỷ lệ sản xuất trong nước từ 40 - 80% vào năm
2010 là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe máy trong thời gian vừa qua có
sự đóng góp quan trọng của các công ty xe máy từ Nhật Bản và Đài Loan Số lượng xe do các doanh nghiệp ĐTNN sản xuất và tiêu thụ tăng dần qua các năm, và đến năm 2002 đã chiếm 43,2% tổng số xe sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ trong cả nước Các doanh nghiệp ĐTNN cũng đã thực hiện tốt cam kết về tỷ lệ nội địa hoá (dao động từ trên 40% tới trên 60%) Tốc độ nội địa hoá của ngành này tại Việt Nam cũng tăng khá nhanh so với Thái Lan (10 - 15% trong vòng 2
- 3 năm so với 3%/năm trong vòng 25 - 30 năm tại Thái Lan)
Do vậy, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs vào năm 2006 hoặc vào thời điểm gia nhập WTO về cơ bản không tác động đáng
kể đến sự phát triển của ngành này Việc xóa bỏ ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ
lệ nội địa hóa đối với ngành này từ năm 2003 theo cam kết trong khuôn khổ BTA đã cho thấy, dù không được hưởng chính sách ưu đãi nói trên, các doanh nghiệp vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của mình và do đó, tiếp tục thực hiện chương trình nội địa hóa đã cam kết
Ngành công nghiệp chế biến sữa:
Chế biến sữa là ngành sử dụng nguyên liệu thô của ngành chăn nuôi bò sữa Quy định hiện hành của Việt Nam cũng yêu cầu việc đầu tư phải gắn với phát triển đàn bò sữa như một trong các điều kiện để cấp Giấy phép ĐTNN