MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: Thanh tra, kiểm tra trường học nói chung và kiểm tra nội bộ trường Trunghọc phổ thông THPT nói riêng đã được quy định trong Luật Giáo dục, LuậtThanh tra và các văn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI
Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
Lào Cai, tháng 4 năm 2012
Trang 2PHẦN I : MỞ ĐẦU
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, sáng kiến kinh
nghiệm gồm 3 nội dung chính:
Nội dung 1: Cơ sở lý luận công tác đổi mới kiểm tra nội bộ trường THPT
Nội dung 2: Phân tích thực trạng công tác đổi mới kiểm tra nội bộ trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
Nội dung 3: Áp dụng những biện pháp đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường THPT chuyên tỉnh Lào cai
Cách thức nghiên cứu đề tài theo: Thiết kế - quy trình - đo lường; phân tích dữ liệu
và kết quả; đánh giá, bàn luận, kết luận
2 MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Thanh tra, kiểm tra trường học nói chung và kiểm tra nội bộ trường Trunghọc phổ thông (THPT) nói riêng đã được quy định trong Luật Giáo dục, LuậtThanh tra và các văn bản hiện hành
Trong công tác thanh tra kiểm tra, công tác kiểm tra nội bộ trường học là vôcùng quan trọng Việc kiểm tra nội bộ sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt kịp thời cácthông tin từ chính đơn vị mình, từ chính những gì mình đang có, những ưu điểm,những tồn tại để từ đó có những giải pháp phát triển nhà trường phù hợp
Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra của các trường THPT tỉnhLào Cai đã được tiến hành thường xuyên góp phần vào việc duy trì kỷ cương nềnnếp trong các nhà trường Tuy nhiên nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ
Trang 3(KTNB) trường học còn bộc lộ nhiều hạn chế Công tác quản lí hoạt động KTNBtrường học của lãnh đạo nhiều nhà trường vẫn còn buông lỏng dẫn đến hiệu quảcủa việc kiểm tra nội bộ nhà trường mang tính hình thức, ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng, hiệu quả giáo dục Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêuquản lý nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng, Hiệu trưởng cần phải coitrọng công tác kiểm tra nội bộ nhà trường Việc xác định cơ sở lí luận, khảo sát vànghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT nhằm đềxuất những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường của Hiệutrưởng mỗi trường là vấn đề cần được đặc biệt chú ý
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu vấn đề: “Đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai” góp phần nâng cao kỉ cương nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục bậc
THPT của trường THPT chuyên nói riêng và các trường THPT tỉnh Lào Cai nóichung Kinh nghiệm này đã được áp dụng trong quản lý trường THPT chuyên LàoCai từ năm học 2011 – 2012
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bảnsau đây để thực hiện đề tài:
3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hoá các tài liệu lý luận về thanh tra giáo dục nói chung và kiểm tra nội bộ cáctrường THPT nói riêng
3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương
pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm,phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm
Trang 43.3 Nhóm phương pháp bổ trợ:
Các số liệu điều tra được xử lý bằng một số công thức toán học: Tính %; tính sốtrung bình; tính hệ số tương quan
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
* Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra nội
bộ trường THPT
* Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ
trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
Trang 51.2 Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khíchcái tốt, phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt
ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý tới một trình độ cao hơn
1.3 So sánh giữa kiểm tra và thanh tra
* Sự giống nhau của kiểm tra và thanh tra
Kiểm tra, thanh tra giống nhau ở tính mục đích Thông qua kiểm tra,
thanh tra để nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừa
vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lýnhà nước Từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và công dân
Thanh tra, kiểm tra đều phát hiện, phân tích đánh giá một cách chính xác,khách quan, trung thực, làm rõ đúng, sai, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, từ đó đềxuất biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm
* Sự khác nhau giữa kiểm tra và thanh tra:
- Khác nhau về nội dung
Nội dung kiểm tra thường đơn giản và dễ dàng nhận thấy, ngược lại nộidung thanh tra thường đa dạng, phức tạp hơn Tuy vậy, sự phân biệt này chỉ có ýnghĩa tương đối vì trên thực tế có những vụ, việc kiểm tra không hoàn toàn đơngiản Bởi vậy, một vấn đề thuộc về kiểm tra hay thanh tra cần căn cứ vào nội dung
vụ, việc cụ thể để xác định
- Khác nhau về chủ thể
Trang 6Chủ thể của HĐTT, trước hết là tổ chức thanh tra “chuyên nghiệp” của Nhànước Ngoài ra, khi cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết địnhthành lập đoàn thanh tra để thanh tra theo thẩm quyền quản lý được pháp luật quyđịnh mà chủ thể của thanh tra là Nhà nước
Chủ thể của kiểm tra đa dạng hơn so với chủ thể của thanh tra, vì nội dungkiểm tra đa dạng và hoạt động thường xuyên, rộng khắp nên chủ thể của kiểm tra rấtrộng và đa dạng Trong công tác quản lý, mọi cơ quan, đơn vị đều là chủ thể củakiểm tra: các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, đoàn thể, lực lượng vũtrang có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động của mình, cấp trên kiểm tra cấp dưới,mỗi người cũng tự kiểm tra hoạt động của mình hàng ngày
- Khác nhau về trình độ nghiệp vụ
HĐTT đòi hỏi TTV phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về KT-XH, có khả năngchuyên môn sâu vào lĩnh vực mà thanh tra hướng đến Có như vậy mới có thểkhám phá chiều sâu của vụ việc, thu thập được thông tin, chứng cứ, xác minh, đốichiếu, phân tích, đánh giá tình hình đi đến kết luận chính xác, khách quan Do nộidung của hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và chủ thể của kiểm tra baogồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng, phổ biến nên nói chung, trình độnghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra Sự phân biệttrình độ kiểm tra, thanh tra chỉ là tương đối; vì thực tế cho thấy, nếu có nghiệp vụthanh tra mà tiến hành kiểm tra thì càng bảo đảm chính xác và hiệu quả cao hơn
- Khác nhau về phạm vi hoạt động
Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắpnơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng Phạm vi HĐTT
Trang 7thường hạn hẹp hơn HĐTT thường có sự chọn lọc, đôi khi thông qua hoạt độngkiểm tra có thể thấy những hấu hiệu phức tạp mà nếu cứ tiến hành kiểm tra thìkhông làm rõ được, bởi vậy cần chọn ra những vấn đế để thanh tra Nhìn chung
ở từng cấp, số lượng đề tài thanh tra và địa điểm thanh tra ít hơn số lượng đề tàikiểm tra và địa điểm kiểm tra
- Khác nhau về thời gian tiến hành
Trong HĐTT, thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất côngphu, nhiều mối quan hệ đều được làm rõ cho nên phải sử dụng thời gian dài hơn sovới kiểm tra Tuy nhiên, nếu so sánh từng cuộc kiểm tra đơn lẻ, đôi khi có cuộckiểm tra kéo dài hơn thanh tra, song nhìn tổng quát thì thời gian thanh tra dài hơnthời gian kiểm tra
* Mối quan hệ giữa kiểm tra và thanh tra
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối Khi tiếnhành cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ, thao tácnghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra là để làm
rõ vụ, việc và từ đó lựa chọn nội dung thanh tra Kiểm tra và thanh tra là hai kháiniệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại, gắn bó Do vậy, khi nói đến một khái
niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi: Kiểm tra, thanh tra hay Thanh tra, kiểm tra.
1.4 Kiểm tra nội bộ trường học.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởngnhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến
và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường Đánh giá kết
Trang 8quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với các mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực,quy chế đã đề ra hay không… Qua đó kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốnnắn những mặt chưa đạt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
1.5 Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học được hiểu là những tác động có
có ý thức, có hệ thống và khoa học của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng) lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
1.6 Một số văn bản cơ bản quy định, hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học:
* Văn bản của Nhà nước:
- Luật giáo dục năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2009
- Luật thanh tra năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung năm 2010
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chínhphủ về việc ban hành mẫu văn bản trong HĐTT, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Thanh tra Chínhphủ Ban hành quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
- Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 Ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
- Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT Banhành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
- Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT Banhành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổthông có nhiều cấp học
Trang 9- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT Banhành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT
- Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủQuy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
* Văn bản của địa phương (ngành):
Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trường học củaThanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo hàng năm
PHẦN II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI
2.1 Khái quát chung về trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai được thành lập từ tháng 8 năm 2003,trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nhiệm vụ của nhà trường là phát hiện,bồi dưỡng học sinh năng khiếu cấp trung học phổ thông, tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao cho tỉnh Lào Cai và cả nước
* Quy mô học sinh
Năm học 2011 - 2012, trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai có 23 lớp với 742học sinh của 3 khối lớp 10, 11 và 12 Nhà trường đào tạo, bồi dưỡng học sinh ở 07môn chuyên, bao gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Sinh học, Tiếng Anh
và Tiếng Trung Quốc Số học sinh trường chuyên chiếm khoảng 3,5% tổng số họcsinh trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh
Trang 10* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Năm học 2011-2012, toàn trường có 84 cán bộ, giáo viên và nhân viên.Trong đó: 70 giáo viên, 04 cán bộ quản lý và 10 nhân viên 100% cán bộ quản lý
có trình độ đào tạo đại học, trong đó 03 cán bộ quản lý có trình độ đào tạo thạc sỹ.100% giáo viên có trình độ đào tạo đại học, trong đó 12 giáo viên có trình độ đàotạo thạc sỹ, chiếm 17,6%
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Tương đối đầy đủ, đáp ứng được
yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường
* Chất lượng giáo dục
Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh trong nhà trường luôn ở mức
cao Bình quân các năm vừa qua: Có trên 99% HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt
Có từ 95% HS xếp loại học lực từ khá, giỏi trở lên Trong đó trên 25% xếp loạigiỏi Giữ vững tỉ lệ 100% HS lớp 12 đỗ tốt nghiệp và trên 90% trúng tuyển vàocác trường đại học Hàng năm có trên 75 học sinh giỏi cấp tỉnh, trên 16 giải họcsinh giỏi Quốc gia, có các giải khu vực
Các hoạt động giáo dục khác: Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờlên lớp
2.2 Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai
Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia hoạt động thanh tra, KTNB ởtrường THPT chuyên Lào Cai về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt độngKTNB trường học Phần lớn đội ngũ được đào tạo cơ bản cả về chính trị và chuyên
Trang 11môn, họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc KTNB trườnghọc, biết tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách làm riêng phù hợp với đặc điểm của từngđối tượng, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục nóichung và hiệu quả hoạt động KTNB trường học nói riêng.
Tuy nhiên, nhận thức của đội ngũ nhiều cán bộ giáo viên còn hạn chế, một
bộ phận cán bộ GV chưa xem công tác thanh tra là bức thiết đối với hiệu quảQLGD Nhận thức và tâm lý của đội ngũ cán bộ giáo viên là ngại làm công tácthanh tra, kiểm tra Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thì dè dặt trong đánh giá, xếploại và kết luận, không chỉ rõ được những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại,không dám đấu tranh thẳng thắn để đi đến kết luận khách quan, đặc biệt là đối vớicác vấn đề thuộc về đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo chuẩn
Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thanh tra nhìn chungcòn yếu về trình độ kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước về giáo dục, năng lực vànghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Hệ thống thông tin, lưu trữ, thống kê của nhà trường nói chung còn yếu kém,chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thanh tra kiểm tra nói riêng và các hoạtđộng giáo dục nói chung Việc tập hợp thông tin về nhà trường chủ yếu thông quabáo cáo của các bộ phận, nội dung báo cáo theo yêu cầu của thanh tra, kiểm tra.Thường thì những báo cáo này còn thiếu những thông tin cần thiết, số liệu chưa sátthực và đôi khi còn chưa chính xác Những thông tin khác về nhà trường thu thậpqua các kênh thông tin từ bộ phận thống kê, quản lý rất hạn chế, thậm chí không
có, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động nói chung và hoạt động kiểmtra nói riêng của nhà trường
Trang 12Riêng về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, hằng năm, nhà trường chỉ đạotheo các nội dung cụ thể sau:
(1) Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.
Thực hiện về chỉ tiêu, kế hoạch về số lượng và chất lượng giáo dục ở từngkhối lớp và toàn trường: Duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, đỗ Đại học,thi học sinh giỏi các cấp
(2) Thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo
- Thực hiện nội dung chương trình dạy học và giáo dục
- Chất lượng dạy học và giáo dục, bao gồm: Chất lượng giáo dục đạo đức,lối sống; chất lượng giáo dục văn hoá, khoa học, kĩ thuật; chất lượng giáo dục laođộng kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp; chất lượng giáo dục sức khoẻ, thể dục, vệsinh và quốc phòng; chất lượng giáo dục thẩm mĩ
(3) Xây dựng đội ngũ
- Hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn: sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn:
Dự giờ thăm lớp; hội giảng; sử dụng và phân công nhà giáo; nhân viên Công tácbồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ,nhóm chuyên môn; vấn đề thực hiện chế độ chính sách, quy chế chuyên môn, cảithiện đời sống nhà giáo
- Nhà giáo: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ý thức tráchnhiệm, thực hiện quy chế chuyên môn; đảm bảo kết quả giảng dạy và giáo dục;tham gia đầy đủ các mặt công tác khác
Kết quả kiểm tra toàn diện một nhà giáo năm học 2010-2011của nhà trường
cụ thể như sau:
Trang 13T
GV hiện có TS đã
được KTTD
Kết quả xếp loại Môn SL Xuất sắc Khá Trung bình Kém
(4) Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học, bàn nghế, bảng, ánh sáng, vệ sinh
- Sử dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Đồ dùng dạyhọc, phòng thí nghiệm Dụng cụ thể thao, thư viện, vườn trường, tường rào, đường
đi, vườn hoa, cây xanh, lớp học sạch đẹp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh học đường
(5) Công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng, bao gồm: Công tác kế hoạch;
công tác tổ chức - nhân sự; công tác chỉ đạo; công tác kiểm tra Ngoài ra, Hiệutrưởng còn tự kiểm tra, đánh giá: Lề lối làm việc, phong cách tổ chức quản lí củachính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực uy tín của mình để tựđiều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lí trường học
PHẦN III NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI