Luận văn tự động hóa xí nghiệp Nghiên cứu hệ thống Trang bị điện – Tự động hóa trên dây chuyền sản xuất xi măng. Ứng dụng PLC S7300 vào điều khiển hệ thống cân băng định lượng trong công đoạn nghiền liệu sống tại nhà máy xi măng La Hiên

131 1.2K 9
Luận văn tự động hóa xí nghiệp Nghiên cứu hệ thống Trang bị điện – Tự động hóa trên dây chuyền sản xuất xi măng. Ứng dụng PLC S7300 vào điều khiển hệ thống cân băng định lượng trong công đoạn nghiền liệu sống tại nhà máy xi măng La Hiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay sản phẩm công nghiệp đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là những thành tựu khoa học kỹ thuật lại đang phát triển mạnh mẽ và được áp dụng phổ biến, rộng rãi vào lĩnh vực công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này có ảnh hưởng lớn như thế nào đến vận mệnh phát triển của đất nước. Nhà nước ta đang ra sức đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khuyến khích đầu tư nhằm thúc nhanh mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mọi quốc gia nói chung và nước ta nói riêng thì những ngành đóng vai trò then chốt của nền kinh tế là: Điện, than, dầu khí và ngành công nghiệp xi măng cũng không nằm ngoài chiến lược phát triển kinh tế. Công nghiệp xi măng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm cũng như hỗ trợ cho con người những công việc phức tạp, ngành tự động hoá đã ra đời và mang lại hiệu quả rất cao đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu đó của con người. Tự động hoá là một lĩnh vực đã được hình thành và phát triển rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới, nó đem lại một phần không nhỏ cho việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng và độ phức tạp cao phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì việc ứng dụng thiết bị logic khả trình PLC để tự động hóa quá trình sản xuất, nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm đang là một vấn đề cấp thiết và có tính thời sự cao. Là sinh viên của chuyên ngành tự động hóa, sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên, chúng em đã được nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu trang bị điện – tự động hóa trên dây truyền sản xuất xi măng. Ứng dụng PLC S7 – 300 vào điều khiển hệ thống cân băng định lượng trong công đoạn nghiền liệu sống tại nhà máy xi măng La Hiên”. Đồ án với mục đích tìm hiểu công nghệ sản xuất xi măng và nghiên cứu ứng dụng của bộ điều khiển PLC trong sản xuất trong nhà máy xi măng La Hiên – Thái Nguyên, đây là một nhà máy hiện nay đã có mức tự động hóa được nâng lên rất cao SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 1 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp với việc sử dụng thiết bị điều khiển PLC S7-300 cùng với các thiết bị khác của hãng SIEMENS. Trong quá trình tiến hành làm đồ án, mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Mai Hương và bản thân chúng em cũng đã cố gắng tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế trong nhà máy nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét đánh giá quý báu của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Mai Hương, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa, nhà trường và các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Văn SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 2 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp PHẦN I CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 3 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp 1.1. Lịch sử ngành xi măng thế giới và Việt Nam: Năm mươi thế kỷ trước, người Ai Cập đã dùng rơm trộn với đất sét để tạo ra những viên gạch khô và sử dụng vữa vôi với thạch cao làm chất kết dính (cement) để xây dựng các kim tự tháp. Đến thế kỷ XII, người La Mã đã phát minh ra xi măng La Mã để xây dựng các đấu trường, các đền thờ các vị thần ở Rome mà đến nay vẫn còn làm thế giới kinh ngạc. Vào giữa thế kỷ XVIII, John Smeaton (người Anh) đã tìm ra xi măng thuỷ lực để xây dựng hải đăng Eddystone nổi tiếng và đến giữa thế kỷ XIX Joseph Aspdin (cũng là người Anh) đã phát minh ra quá trình công nghệ sản xuất xi măng Poóc lăng mà nhờ đó các công trình xây dựng ngày càng phát triển hơn, bền vững hơn. Nhờ có xi măng Poóc lăng mà ở thế kỷ XX người ta có thể tạo nên các kết cấu xây dựng lớn và vĩ đại như nhà hát Champs Elise ở Paris, đập nước lớn Hoover Dam ở bang Nevada – Mỹ, đập Itaipu ở giữa Brazil – Paraguay – Achentina, đập thuỷ điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới ở Trung Quốc và tháp đôi Petronas (cao 458 mét) ở Malaysia. Công trình xây dựng là biểu tượng cho sự phát triển công nghệ của loài người và nó gợi lại giá trị của nền văn minh nhân loại. Ở Việt Nam, công nghiệp xi măng đã hình thành và phát triển hơn 100 năm, bắt đầu từ năm 1899 bằng việc xây dựng nhà máy xi măng lò đứng đầu tiên tại Hải Phòng. Từ năm 1924 đến năm 1930 đã xây thêm 3 dây chuyền lò quay phương pháp ướt theo công nghệ của Pháp. Sau ngày hoà bình lập lại, nhà nước ta đã đầu tư tại nhà máy xi măng (XM) Hải Phòng thêm 6 dây chuyền lò quay sản xuất theo phương pháp ướt với thiết bị của F.S. Smidth (Đan Mạch) và công nghệ của Rumani cung cấp. Ở miền Nam năm 1964, nhà máy XM Hà Tiên được xây dựng với 2 lò quay phương pháp ướt do hãng Venot-pic của Pháp cung cấp. Ngay từ năm 1975 sau khi thống nhất, để đáp ứng nhu cầu xây dựng tái thiết và phát triển đất nước, chính phủ đã quyết định xây dựng thêm các nhà máy xi măng mới có công suất lớn, đầu tiên là nhà máy XM Bỉm Sơn (Thanh Hoá) có công suất 1,2 triệu tấn/năm với 2 dây chuyền thiết bị lò quay phương pháp ướt của Liên SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 4 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp Xô, sau đó là nhà máy XM Hoàng Thạch (Hải Dương) công suất 1,1 triệu tấn/năm với 1 dây chuyền lò quay phương pháp khô hiện đại, thiết bị do F.S. Smidth cung cấp. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đã tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của đất nước, nhu cầu xây dựng ngày càng tăng đòi hỏi ngành công nghiệp xi măng phải tiếp tục đầu tư và phát triển. Hàng loạt nhà máy xi măng lò quay phương pháp khô hiện đại đã được xây dựng và đi vào sản xuất như nhà máy XM Chinfon (Hải Phòng) 1,4 triệu tấn/năm, XM Bút Sơn (Hà Nam) 1,4 triệu tấn/năm, XM Nghi Sơn (Thanh Hoá) 2,15 triệu tấn/năm, XM Hoàng Mai (Nghệ An) 2 triệu tấn/năm, XM Vân Xá (Huế) 0,5 triệu tấn/năm, XM Sao Mai (Hà Tiên) 1,76 triệu tấn/năm và 55 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng ở khắp cả nước với tổng công suất hơn 3 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, các nhà máy cũ cũng được đầu tư mở rộng hoặc cải tạo nâng cấp như XM Hoàng Thạch 2 (1,4 triệu tấn/năm), XM Bỉm Sơn 2 (1,4 triệu tấn/năm). Sự phát triển của ngành xi măng đã đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều của đất nước và đập thuỷ điện Hoà Bình – “công trình thế kỷ”, cầu Thăng Long, cầu Mỹ Thuận, sân vận động quốc gia Mỹ Đình v.v đã trở thành niềm tự hào của nhân dân ta. 1.2. Xi măng và công nghệ sản xuất xi măng: 1.2.1. Khái niệm xi măng: Xi măng là một loại khoáng chất được nghiền mịn, khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. 1.2.2. Quy trình sản xuất xi măng: Nhìn chung quá trình sản xuất xi măng gồm những công đoạn cơ bản sau: SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 5 - Lớp K43 TĐH03 Khai thác nguyên liệu Gia công sơ bộ nguyên liệu Nghiền, sấy phôi liệu sống Nghiền xi măng Nung Clinker Đóng gói xi măng Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp Hình 1.1: Sơ đồ công đoạn sản xuất xi măng Khai thác nguyên liệu: Xác định nguồn nguyên nhiên liệu, thăm dò địa hình và đánh giá chất lượng, tổ chức khai thác. Gia công sơ bộ nguyên liệu: Đá vôi, đất sét, quặng sắt… được vận chuyển từ mỏ khai thác về nhà máy thường ở dạng viên tảng có kích thước lớn, nên phải được đập nhỏ trước để tiện cho việc nghiền, sấy khô, chuyển tải và tồn trữ. Vật liệu sau khi được đập nhỏ và có độ hạt đồng đều nên giảm được hiện tượng phân ly của độ hạt khác nhau trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, có lợi cho việc tạo ra thành phần liệu sống và sự phối liệu được chính xác. Nhưng trong sản xuất xi măng độ hạt của vật liệu là hạt vừa, nếu hạt quá nhỏ sẽ làm cho hệ thống đập nhỏ phức tạp thêm. Nghiền, sấy phối liệu sống: Phối liệu đã được định lượng gồm đá vôi, đất sét sẽ được nạp vào máy nghiền đứng. Tại đây phối liệu được nghiền và sấy khô bằng khí thải từ lò nung. Sau khi sấy thì lượng nước có trong nguyên liệu, chủ yếu là trong đất sét giảm xuống rất nhiều, tạo điều kiện cho các giai đoạn sau như nung clinker, tồn trữ xi măng. Nung Clinker: Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 0 C của đá vôi, đất sét và một số phụ gia điều chỉnh. Nung clinker xi măng là khâu then chốt trong sản xuất xi măng. Nhiệt độ của vật liệu từ 1300 ÷ 1450 ÷ 1300 0 C là tiến hành nung clinker. Khi nhiệt độ của vật liệu đạt mức trên thì các chất sắt nhôm 4 canxi, nhôm 3 canxi, oxit magie và các chất kiềm bắt đầu nóng chảy; oxit canxi, silic 2 canxi hoà vào trong pha lỏng. Trong pha lỏng, oxit canxi, silic 2 canxi xảy ra phản ứng tạo thành silic 3 canxi, đây là quá trình hấp thụ vôi. Khi đạt 1450 0 C vôi tự do được hấp thụ đầy đủ. Sau khi nung thành clinker phải tiến hành làm nguội. Mục đích là để tăng chất lượng clinker, nâng cao tính dễ nghiền, thu hồi nhiệt dư của clinker, giảm hao nhiệt, SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 6 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp nâng hiệu suất nhiệt của hệ thống nung, giảm nhiệt độ clinker, thuận tiện cho việc tồn trữ, vận hành và nghiền clinker. Nghiền xi măng: Sau khi làm nguội, clinker được chuyển lên silo clinker. Từ đây, clinker được nạp vào máy nghiền xi măng cùng thạch cao và các phụ gia điều chỉnh; hệ thống nghiền sơ bộ có thiết bị lọc bụi hiệu suất cao. Mục đích của việc nghiền xi măng: - Xi măng càng mịn thì càng tăng diện tích bề mặt - Tăng tính năng thuỷ phân hoá rất mạnh, nó bao bọc cát sạn trong bê tông và dính kết lại với nhau. Đóng gói xi măng: Sau khi nghiền, xi măng chưa thể xuất xưởng ngay mà phải qua tồn trữ trung gian. Tồn trữ xi măng có tác dụng như sau: - Khống chế nghiêm ngặt chất lượng xi măng - Cải thiện chất lượng xi măng. Xi măng xuất xưởng có 2 kiểu: xi măng bao và xi măng rời. Xi măng bao là dùng máy đóng bao đổ xi măng vào túi giấy. Máy đóng bao có 2 loại chính: máy đóng bao quay tròn và máy đóng bao cố định. Việc đóng xi măng rời và vận tải xi măng rời phải sử dụng máy đóng và xe chuyên dụng. 1.3. Các phương pháp sản xuất xi măng hiện nay: Để sản xuất xi măng, tuỳ theo trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư của mỗi nước, mỗi địa phương người ta sản xuất theo các phương án công nghệ khác nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã và đang sản xuất theo một số công nghệ sau: - Lò đứng thủ công - Lò đứng cơ giới hoá - Lò quay bán khô - Lò quay phương pháp ướt - Lò quay theo phương pháp khô. SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 7 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp Ở mỗi phương án trên đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên các phương án mang tính hiện đại bao giờ cũng có kết quả tốt (về chất lượng, năng suất). Các công nghệ được trình bày ở bảng dưới: Chỉ tiêu Công nghệ Công nghệ lò đứng Công nghệ lò quay ướt Công nghệ lò quay khô 1. Nguyên lí làm việc - Làm việc gián đoạn - Phối liệu được cấp vào theo từng mẻ, đi từ trên xuống - Quá trình tạo khoáng diễn ra theo chiều cao của lò và trong từng viên phối liệu. - Làm việc liên tục - Phối liệu được nạp từ đầu cao của lò, đảo trộn đều theo vòng quay của lò - Quá trình tạo khoáng được diễn ra theo chiều dài lò -Công suất lớn( có thể đạt 3000-5800 tấn clinke/ngày. - Làm việc liên tục - Tương tự lò quay ướt - Tương tự lò quay ướt - Tương tự lò quay ướt. 2. Phối liệu - Đá vôi, đất sét, phụ gia , xỉ pirit -Thêm phụ gia khoáng hóa photphorit-ở dạng viên, độ ẩm 14%, trộn lẫn vào nhau. - Tương tự công nghệ lò đứng - Phối liệu dạng bùn, độ ẩm 40%, phối liệu không trộn lẫn than. - Tương tự công nghệ lò đứng - Phối liệu đưa vào dạng bột mịn, độ ẩm 1- 2%, và không trộn lẫn với nhau. 3. Nhiên liệu - Chỉ dung nhiên liệu rắn (than) -Tiêu tốn nhiều nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm lớn. - Có thể dùng than hoặc dầu, khí -Tiêu tốn nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm là lớn nhất. -Tương tự lò quay ướt -Tiêu tốn nhiên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất. 4. Quá trình nung - Sử dụng lò đứng - Phải trải qua giai đoạn sấy giảm độ ẩm từ 40% xuống 2%. - Sử dụng lò quay - Tương tự lò đứng. - Sử dụng lò quay - Lò quay khô có hệ thống trao đổi nhiệt, tháp xyclon. SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 8 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp 5. Nhiệt độ và chất lượng - Nhiệt độ lò rất khó đạt tới 1450ºC - Chất lượng không tốt và ổn định. - Nhiệt độ nung 1450ºC - Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định. - Tương tự lò quay ướt - Chất lượng tốt và ổn định. 6. Mức độ gây ô nhiễm - Lượng khí thải gây ô nhiễm lớn - Đặc biêt công nghệ này thải ra 1 lượng HF- chất khí rất độc hại, cần công nghệ xử lí hiện đại và chi phí cao. - Lượng khí thải gây ô nhiễm là lớn nhất do sử dụng rất nhiều nhiên liệu. - Lượng khí thải gây ô nhiễm la nhỏ nhất. Kết luận: Công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô cho chất lượng xi măng rất tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng ngày càng cao hiện nay. Đồng thời đây cũng là phương pháp tiết kiệm năng lượng và ít ảnh hưởng đến môi trường nhất. SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 9 - Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp PHẦN II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 10 - Lớp K43 TĐH03 [...]... nghiệp Khoa điện – Bộ môn TĐH PHẦN III TRANG BỊ ĐIỆN-TỰ ĐỘNG HÓA CHO HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU SỐNG SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 22 Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ môn TĐH  Đồ án tốt nghiệp A- HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN 3.1 Vai trò và tầm quan trọng của hệ thống cân băng định lượng: 3.1.1 Vai trò: Vai trò của băng tải trong các nhà máy công nghiệp là vô... nghệ, kỹ thuật và thiết bị sản xuất xi măng trên thế giới Nhà máy xi măng La Hiên Thái Nguyên được xây dựng ở nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên, nguyên liệu bằng đường bộ Nhà máy xi măng La Hiên được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 Ban đầu nhà máy có một dây chuyền sản xuất lò ứng với công suất 60 nghìn tấn sản phẩm/năm Năm 1996 nhà máy đưa thêm 01 dây chuyền. .. có: Định lượng liên tục và định lượng gián đoạn - Theo phương pháp định lượng người ta chia thành: Định lượng theo thể tích (đong) hoặc theo định lượng (cân) hoặc ở dạng hỗn hợp (cân đong) - Theo phương pháp điều khiển định lượng: Thiết bị định lượng thủ công, thiết bị định lượng từ xa, thiết bị định lượng tự động (theo chương trình đặt sẵn) Trong số các thiết bị định lượng hiện đang dùng thì cân băng. .. ta sử dụng hệ thống cân băng định lượng cho công đoạn phối liệu và nghiền xi măng Để điều chỉnh được tỷ lệ pha trộn nguyên liệu chính xác và thay đổi năng suất dễ dàng, ta sử dụng biến tần nguồn áp để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc truyền động cho băng tải Trong công nghệ sản xuất xi măng các thiết bị định lượng chuyên dùng có nhiều kiểu, có thể phân loại các thiết bị định lượng. .. độ bền vật lý đối với các thiết bị 3.4.2 Yêu cầu đối với thiết kế hệ thống: Hệ thống cân băng định lượng là hệ thống điều khiển tự động với sự tham gia điều khiển của bộ điều khiển (máy tính, vi điều khiển ) Do vậy có những đặc điểm cấu trúc như sơ đồ khối sau: Bộ điều khiển D/A Thiết bị Chấp hành D/A Đo lường ĐTĐK Hình 3.3: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển - Bộ điều khiển: Thực hiện chức năng xử lý... các số liệu vẫn được tự động cập nhật cho từng ngày Đặc biệt hệ thống tự động theo dõi tất cả các tham số điều khiển (tỉ lệ % phối liệu, năng suất, các hệ điều khiển ) và quá trình chạy gián đoạn trong ngày (thời gian chạy, thời gian dừng, tổng thời gian làm việc…) 3.3 Hệ thống cân băng định lượng 3.3.1 Nguyên lý cân băng định lượng: Cân bằng gồm có băng tải và cơ cấu đo kiểm, có thể xác định lưu lượng. .. trình sản xuất Vấn đề đặt ra là trong quá trình sản xuất đòi hỏi tính liên tục, pha trộn nguyên liệu có độ chính xác, phải thấy và cân được khối lượng nguyên vật liệu đã được vận chuyển theo yêu cầu của thành phẩm Để giải quyết vấn đề trên ta sử dụng cân băng định lượng Hệ thống cân băng định lượng là một trong những khâu quan trọng giúp cho nhà máy hoạt động một cách liên tục Cân băng định lượng là... sản xuất phải nắm bắt và kiểm soát được các thông số kỹ thuật, các tỷ lệ pha trộn được cài đặt chính xác Việc hiệu chỉnh các thông số đầu vào cũng như đầu ra phải dễ thực hiện và thuận lợi cho người sản xuất và người điều khiển trung tâm Đặc biệt trong công nghệ sản xuất xi măng công đoạn phối liệu để nghiền liệu và định lượng nghiền xi măng là rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của xi măng. . . khối lượng băng tải và tốc độ động cơ kéo băng tải Để đo khối lượng băng tải sử dụng cảm biến trọng lượng loadcell và đo tốc độ động cơ bằng căm biến tốc độ encoder 3.4.3 Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển tự động: 3.4.3.1 Sơ đồ khối: Hình 3.4: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển tự động a) PLC: Bộ điều khiển Logic lập trình SVTH: Nguyễn Tiến Văn - 31 Lớp K43 TĐH03 Khoa điện – Bộ... cân băng định lượng theo bản vẽ lắp đặt 3.3.3 Nguyên lý hoạt động: Từ silô cấp, liệu rơi xuống băng tải cân, qua cửa điều chỉnh chiều cao dòng liệu, băng tải cân chuyển động theo phương ngang vận chuyển liệu từ đáy silô chứa liệu và đổ vào băng tải chính Hai bên băng tải cân có tấm chắn liệu (1) ngăn không cho liệu rơi ra ngoài Trong quá trình vận chuyển thực hiện cân đoạn băng trên chiều dài xác định

Ngày đăng: 16/07/2014, 13:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan