Trong đề tài này chúng tôi quan tâm đặc biệt đến 3 chất điều hòa sinh trưởng AuxinNAA, cytokininBAP, gibberelineGA3 và ứng dụng chúng vào việc sản xuất PHÂN BÓN LÁ đặc hiệu cho cây chè n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- 0 0 0
-ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐỂ TẠO CHỒI CÂY CHÈ Ở
GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH
Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học
Mã số ngành: 111
GVHD : Th.S Trịnh Thị Lan Anh SVTH : Nguyễn Thái Sơn
MSSV : 105111055
Trang 21 Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
“Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè
ở giai đoạn sau thu hoạch”.
2 Nhiệm vụ: Thế kỉ 20 là thế kỉ của “ công nghệ sinh học” bởi ngay từ những thập niên đầu tiên của thế kỉ này nhân loại đã được chứng kiến những khám phá mang tính đột biến của chúng Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp với cuộc cách mạng xanh đã mang lại cho con người một lượng lương thực khổng lồ Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dần dần được định dạng và sản xuất trên quy
mô công nghiệp Nhờ có chất điều hòa sinh trưởng mà con người đã chủ động hơn trong sản xuất, con người có thể can thiệp vào đời sống sinh lí của thực vật bắt chúng phải phục vụ các nhu cầu đa dạng của con người
Trong đề tài này chúng tôi quan tâm đặc biệt đến 3 chất điều hòa sinh trưởng Auxin(NAA), cytokinin(BAP), gibbereline(GA3) và ứng dụng chúng vào việc sản xuất PHÂN BÓN LÁ đặc hiệu cho cây chè nhằm mục đích tăng số lượng búp thu hoạch được đồng thời rút ngăn thời gian phát sinh chồi.Bước đầu đã thu được những kết quả khả quan:
+ Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong quá trình phát sinh chồi là: NAA: 1mg/l, BAP: 10mg/l, GA3: 2mg/l
+ Tỉ lệ phối hợp tối ưu của auxin/cytokinin trong quá trình tạo chồi là : 1/10 + Năng xuất thu hoạch mỗi vụ tăng trung bình 20-30%, mỗi năm có thể tăng thêm một lứa thu hoặch
3 Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: ngày 5 tháng 4 năm 2010
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28 tháng 6 năm 2010
5 Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn Th.S Trịnh Thị Lan Anh toàn bộ Đồ án
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn
Ngày 5 tháng 7 năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thị Lan Anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KTCN TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
-00 0
-KHOA: MT & CNSH BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THÁI SƠN MSSV: 105111055 NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC LỚP: 05DSH PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ Bộ):………
Đơn vị:………
Ngày bảo vệ:………
Điểm tổng kết:………
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Hiệu trườngĐại Học Kĩ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh cùng các Quý Thầy Cô KhoaMôi Trường & Công Nghệ Sinh Học đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt quãng thờigian theo học tại trường
Em xin chân thành cảm ơn cô – Th.S Trịnh Thị Lan Anh đã tân tìnhhướng dẫn bảo ban em trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp
Xin trân thành cảm ơn công lao to lớn của bố mẹ đã không quản gian nanvất vả nuôi dưỡng con nên người
Xin gửi lời cảm ơn tha thiết nhất đến tập thể lớp 05 DSH, những ngườibạn tốt, những người đồng hành cùng tôi trong 4 năm qua
Và cuối cùng tôi xin có lời cám ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc cùng toànthể các nhân viên của Công Ty TNHH SX – TM Long Phú đã ủng hộ giúp đỡ tôirất nhiều trong suốt quá trình thực tập và thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
Vì đây cũng là lần đầu tiên em tham gia nghiên cứu khoa học, một lĩnhvực đòi hỏi tính chuyên môn cao cùng với tính kiên nhẫn tỉ mỉ do đó không thểtránh khỏi những sai xót nhầm lẫn mong Quý Thầy Cô trong hội đồng chấm bảo
vệ Đồ án cùng bạn đọc tham gia góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn và có khảnăng ứng dụng rộng rãi hơn
TP HCM, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thái Sơn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Giới hạn của đề tài 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ 3
2.1.1 Giá trị của cây chè trong nền kinh tế quốc dân 3
2.1.2 Thị trường chè 4
2.1.3 Tình hình sản xuất chè trên thế giới 6
2.1.4 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 7
2.1.5 Đặc điểm hình thái của cây chè 8
2.1.5.1 Nguồn gốc 8
2.1.5.2 Phân loại 9
2.1.6 Đặc điểm hình thái học và sinh vật học của cây chè 13
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng sinh sản của cây chè 19
2.1.8 Khái niệm về phát dục các thể của cây chè 21
2.1.8.1 Tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây 21
2.1.8.2 Chu kỳ phát dục hàng năm 22
2.1.9 Đặc tính sinh hóa của chè 22
2.1.10 Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 27
2.1.11 Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè 30
2.2 TỔNGQUAN VỀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG 30
2.2.1 Auxin 31
2.2.1.1 Lịch sử phát hiện ra auxin 32
2.2.1 2 Phân loại và cấu tạo 33
Trang 52.2.1.3 Tính chất sinh lý của auxin 35
2.2.1.4 Cơ chế tác dụng của auxin lên sự sinh trưởng của cây 39
2.2.1.5 Quá trình tổng hợp và phân giải Auxin trong cây trồng 40
2.2.2 Cytokinin 41
2.2.2.1 Lịch sử hình thành 41
2.2.2.2 Phân loại 42
2.2.2.3 Tính chất sinh lý 43
2.2.2.4 Quá trình tổng hợp và phân hủy cytokinin trong cây trồng 45
2.2.3 Gibberelin 46
2.2.3.1 Lịch sử 46
2.2.3.2 Về mặt hóa học 47
2.2.3.3 Phân loại 47
2.2.3.4 Chức năng 48
2.2.3.5 Gibberellin trong cây trồng 50
2.2.4 Các chất ức chế tăng trưởng 50
2.2.4.1 Các chất có nguồn gốc phenol 50
4.2 Acid abscisic 51
2.2.5 Ethylene 52
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 53
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 53
3.2 Vật liệu 53
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 53
3.2.2 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ và hóa chất 53
3.2.3 Bố trí thí nghiệm 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60
4.1 Thí nghiệm 1 Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch 60 4.2.Thí nghiệm 2 Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp vớiNAA,
GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu
Trang 64.3 So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK
lên thời gian hình thành chồi và số lượng chồi chè thu hoạch 82
4.4 Kết luận 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7- ATP: Adenosine triphosphate
- BAP: 6-benzyl-aminopurine
- GA3: gibberellin A3
- MAP: mononamonium photphat
- NAA: α-Naphthalene acetic acid
- OPEC: Organization of Petroleum Exporting Countries
- SA: sunphatamon
- USD: United States dollar
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sự thay đổi hàm lượng cafein dưới tác dụng của việc bón phân 25 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng
độ cố định của NAA và GA3 lên sự tạo chồi chè 56
Bảng 3.2 Khối lượng các chất trong quá trình pha trộn các nghiệm thức 57 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ auxin/cytokinin lên quá trình tạo chồi chè 57 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng
độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè 61
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng
độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày 66
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và
chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè 72
Bảng 4.4 Số lượng búp chè thu hoạch ở các ngiệm thức thí nghiệm sau
35 ngày tiến hành thí nghiệm (ở giai đoạn thu hoạch) 77
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp
lên cây chè đến thời gian hình thành chồi 82
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn
chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến thời gian hình
thành chồi 83
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp
lên cây chè đến thời gian hình thành chồi 86
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn
chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến số lượng
chồi thu hoạch 86
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây chè trung quốc lá nhỏ 10
Hình 2.2 Cây chè shan 11
Hình 2.3 Cây chè Ấn Độ 12
Hình 2.4 Thân và cành cây chè 13
Hình 2.5 Mầm đỉnh của cây chè 15
Hình 2.6 Mầm nách của cây chè 15
Hình 2.6 Mầm nách của cây chè 17
Hình 2.7 Lá của cây chè 31
Hình 2.8 Auxin 32
Hình 2.9 Bao lá mầm của cây nhạy cảm với ánh sáng 32
Hình 2.10 Sự hình thành và phân bố chất Auxin ở đỉnh mầm 33
Hình 2.11 Cấu trúc IBA 33
Hình 2.12 Cấu trúc IAA 33
Hình 2.13 Cấu trúc không gian của IAA 33
Hình 2.14 Cấu trúc của 4-CI-IAA 34
Hình 2.15 Cấu trúc của PAA 34
Hình 2.16 Cấu trúc IBA 34
Hình 2.17 Cấu trúc 2,4-D 35
Hình 2.18 Cấu trúc α-NAA 35
Hình 2.19 Cấu trúc 2-Methoxy-3,6-dichlorobenzoic acid (dicamba) 35
Hình 2.20 Cấu trúc 2,4,5-T 36
Hình 2.21 Quá trình giãn nở của tế bào dưới tác động của auxin 37
Hình 2.22 Tính hướng địa của cây 37
Hình 2.23.Tính hướng ánh sáng của cây 38
Hình 2.24 Khi cắt bỏ chồi ngọn hoặc rễ chính thì chồi bên, rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng 39
Hình 2.25 Auxin tác động tạo quả không hạt 40
Trang 10Hình 2 27 Sơ đồ quá trình thủy phân auxin 41
Hình 2.28 Sơ đồ quá trình trao đổi chất của auxin trong cây 42
Hình 2.29 Cấu trúc 6 furfuryl-aminopurine 42
Hình 2.30 Cấu trúc 6-benzyl-aminopurine 43
Hình 2.31 Cấu trúc của một số cytokinin thường gặp 43
Hình 2 32 Phát triển do có cytokinin (a); Đột biến thiếu cytokinin
(do thừa cytokinin oxydase) (b) 44
Hình 2.33 Cơ chế tác động của cytokinin 44
Hình 2.34 Tác dụng kìm hãm quá trình thoái hóa của cytokinin (a) Có cytokinin; (b) Không có cytokinin 45
Hình 2.35 Tác dụng đối kháng tính ưu thế chồi non của cytokinin 45
Hình 2.36 Quá trình chuyển hóa qua lại của các cytokinin 46
Hình 2.37 Quá trình phân giải cytokinin trong cây trồng 47
Hình 2.38 Kauren (hợp chất trung gian của GA ) 48
Hình 2.39 Cấu trúc của môt số gibbereline 48
Hình 2.40 Tác dụng kì diệu của gibberelin 49
Hình 2.41 Tác dụng của gibberelin lên sự ra hoa 49
Hình 2.42 Tác dụng của gibbereline tạo quả không hạt 50
Hình 2.43 Tác dụng gibberelin trong việc thức tỉnh chồi non 53
Hình 3.1 Bãi chè thực hiện thí nghiệm trước khi thu hái 58
Hình 3.2 Cây chè sau khi thu hoạch dùng để tiến hành thí nghiệm 62
Hình 4.1 Các chồi non hình thành ở nghiệm thức A3 64
Hình 4.2 Chồi non biến dị hình thành ở nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10 68
Hình 4.3 Cây chè ở giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức A3 76
Hình 4.4 Cây chè đến giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức B3 79
Hình 4.5 Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch của nghiệm thức B10 80
Hình 4.6 Rau cháy lá do chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở nồng độ cao 89
Hình 4.7 Cây chè sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ cao vẫn bình thường 89
Trang 11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang 12
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với
nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè 61
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng
độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày 67
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3
và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày 72Biểu đồ 4.4 Thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày phun thí
nghiệm chế phẩm phối trộn chất điều hòa sinh trưởng thực vật với
chất nền NPK 73
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và
chất nền NPK cố định lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày tiến
hành thí nghiệm 77
Biểu đồ 4.6 So sánh thời gian hình thành chồi ở thí nghiệm phun chất
điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun
chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK 83
Biểu đồ 4.7 So sánh số lượng chồi thu hoạch ở thí nghiệm phun chất
điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun
chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK 87
CHƯƠNG
Trang 131: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được trồng ở ViệtNam từ rất lâu đời Bộ phận sử dụng của chè là lá chè và đặc biệt là lá ở các búpnon Trong thành phần của lá chè có chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏeđặc biệt là các tanin, ankaloit, cafein giúp người uống có cảm giác sảng khoáitỉnh táo hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi Thói quen uống trà đã ngày càngphổ biến hơn không chỉ ở những người lớn tuổi mà ngay cả ở lớp trẻ, không chỉ ởcác nước Châu Á mà ngay cả ở các nước Châu Âu (các nước phát triể )
Ngày nay người ta quan tâm rất nhiều đến thức uống có lợi cho sức khỏe.Các loại nước uống đơn thuần chỉ để giải khát như cocacola hay pepsi đã dần dầnđược thay thế bằng các loại nước uống có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc từ tràxanh như “trà xanh 0o” hay “ C2 ” Do đó nhu cầu về chè là vô cùng lớn Mặc dù
có đủ điều kiện cần thiết để phát triển cây chè nhưng trên thực tế tổng kết chothấy sản lượng chè chúng ta sản xuất ra rất khiêm tốn chỉ đủ để tiêu dùng trongnước và xuất khẩu một ít ra nước ngoài Nguyên nhân đơn giản vì chúng ta chưatâm huyết với cây chè, nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới loại cây rất kinh tếnày Chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công tự phát và chủyếu vẫn đang sản xuất theo kiểu kinh tế gia đình nhỏ lẻ không tập trung, chưaứng dụng phát triển của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất
Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học, đặc biệt lànhững tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu đã vàsản xuất ra các loại phân bón tốt, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã đượctinh sạch hơn và bước đầu được áp dụng trên cây chè
Tuy có rất nhiều các lợi thế để phát triển cây chè nhưng Việt Nam vẫnchưa được xếp vào các nước xuất khẩu chè trên thế giới như Trung Quốc, ẤnĐộ… Vì vậy việc ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực
Trang 14sự tạo chồi ở cây chè ngoài đồng ruộng nhằm tăng số lượng búp chè thu hoạch,chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch”.
1.2 Mục đích của đề tài
Quá trình phát triển của cây chè trải qua rất nhiều giai đoạn, để tạo rađược một lứa chè ngon năng xuất cần đầu tư nhiều công đoạn chăm sóc Sảnphẩm thu hoạch của chè là lá đặc biệt là các búp non, do vậy để có được năngxuất cao cần phải tăng số lượng chồi non hình thành và rút ngắn thời gian tạochồi Do vậy, chúng tôi đã sử dụng 3 loại chất điều hòa sinh trưởng là auxin(NAA), cytokinin (BAP), gibbereline (GA3) áp dụng trên đối tượng là cây chènhằm tăng số lượng chồi, cụ thể:
- Tìm được nồng độ tối ưu của các chất như auxin, cytokinin và gibberelinetrong sự tạo chồi mới ở cây chè sau giai đoạn thu hoạch và rút ngắn thời gian thuhoạch của một lứa chè nhằm tăng số lần thu hoạch chè trong một năm
- Tìm ra được tỉ lệ phối hợp auxin và cytokinin tối ưu trong sự tạo chồi
1.3 Yêu cầu của đề tài
– Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phải được mua ở nơi đáng tin cậy, có độtinh khiết cao ít chứa tạp chất
– Quá trình pha chế, phối hợp phải đảm bảo độ chính xác đúng kĩ thuật để đảmbảo độ tin cậy của thí nghiệm
– Các thao tác thực hiện phải đúng yêu cầu kĩ thuật, quá trình thu nhận kết quảphải tỉ mỉ cận thận đảm bảo tính khách quan, khoa học
1.4 Giới hạn của đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng nên
đề tài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên cây chè Thái Nguyên, giống chècành 777 (một giống chè ngon đặc sản có giá trị cao)
Thời gian nghi nhận số liệu sau khoảng 10 ngày kể từ khi phun các chấtđiều hòa
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện nay chè là thức uống phổ biến không chỉ là uống chè đơn thuần mà
là chế biến ra các dạng thực phẩm, nước uống từ chè Nhu cầu tiêu thụ chè tỉ lệthuận với tốc độ phát triển công nghiệp vì thế chè ngày càng được sử dụng vớinhu cầu lớn, điển hình như khả năng tiêu thụ ở một số nước G8 và OPEC
Trang 16Chè là cây trồng dễ áp dụng rộng rãi vào các loại hình kinh tế, đặc biệt làkinh tế trang trại Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở các vùng cao, gópphần phủ xanh đất trống, đồi trọc tạo sự ổn định cân bằng sinh thái vùng.
Ở nước ta, chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quantrọng Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999 khoảng 50 triệu USD Những thángđầu năm 2010 tình hình xuất khẩu chè đã tăng đột biến Như vậy, hai quý đầunăm, toàn ngành xuất khẩu được 60 nghìn tấn, kim ngạch 80 triệu USD, tăng25% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm trước Theo Vitas, kimngạch xuất khẩu chè tăng là do thời gian qua, giá chè xuất khẩu của nước ta tănglên 1.340 USD/tấn, cao nhất từ trước tới nay
2.1.2 Thị trường chè
2.1.2.1 Thị trường thế giới (xuất khẩu)
Khu vực trung Cận Đông là vùng sử dụng chè nhiều nhất vì khu vực đạoHồi cấm các thức uống có cồn, ít uống café Với Iraq chúng ta đã xuất khẩu nămcao nhất là 6.600 tấn, với Iran chỉ nhập các loại chè đen cao cấp 3000-3500tấn/năm, với mức giá 1400-1550 USD/tấn Với LiBi và Giocdani chúng ta đã vàđang xuất khẩu các loại chè tốt với bao bì thành phẩm 100-500g/hộp các tông giá
từ 1800-1900 USD/tấn
Khu vực Châu Âu, chủ yếu là Đông Âu đã nhập chè của nước ta gần 40năm nay với các loại chè đen, có năm đến 12.000 tấn giá 1200-1450 USD/tấn,chè xanh từ 2000-3000 tấn, giá khoảng 1800-1900 USD/tấn Tây Âu, nhất lànước Anh có năm nhập 2000 tấn
Thị trường Mỹ tiêu thụ các loại chè xanh cao cấp với bao bì đẹp, giá từ3000-6000 USD/tấn, chè đen từ 1150-1550 USD/tấn
Thị trường Châu Á như Pakistan, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan nhậpchè xanh năm cao nhất 4000 tấn, giá từ 800-4500 USD/tấn
Năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu 35.000-37.000 tấn vượt so với chỉ tiêu5.000-7.000 tấn Năm 1999 là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu chè Việt Nam tăngmạnh, chỉ trong vòng 2 năm đã từ hơn 3 vạn tấn lên gần 4 vạn tấn, nâng thị phầnchè Việt Nam từ 1,7 % những năm 1995 lên 3,2-3,4 % các năm 1997-1998 và
Trang 17hiện nay là 4 % Cả nước hiện nay có 102 đầu mối xuất khẩu chè trong đó tổngcông ty chè Việt Nam chiếm 46.5 % về giá trị tổng kim ngạch 50 triệu USD.
Tỉ trọng các thị trường trên tổng số 42.145 tấn chè xuất khẩu được chia ranhư sau:
+ Châu Á và trung Cận Đông 36.226 tấn = 85,35% (20 nước) trong đó:
+ Các nước Châu Phi và các nước khu vực khác 42 tấn
Thời gian gần đây chúng ta có nhiều nước là thị trường mới như Áo, Bỉ, LúcXăm Bua, Séc, Tây Ban Nha, Panama, Paragoay…
2.1.2.2 Thị trường trong nước (nội tiêu)
Chè tiêu thụ trong nước khoảng 20.000tấn/năm, chè xanh, chè hươngđược chế biến theo phương pháp thủ công và bán cơ giới do tư thương kinhdoanh là chủ yếu Giá chè nội tiêu không ổn định và thường cao hơn giá chè xuấtkhẩu Giá chè nội tiêu thường tăng đột biến vào các dịp lễ, tết
Thị trường trong nước hiện nay với hơn 80 triệu dân theo dự toán tươnglai sẽ có khoảng 100 triệu dân Bình quân các nước uống chè nhiều như Anh,
Trang 180,5kg/người/năm thì nhu cầu sẽ là 40.000-50.000 tấn/năm Xu hướng sử dụngchè nội tiêu hiện nay đòi hỏi chè chất lượng cao, thể hiện ở các thành phố, thịtrấn, thị xã và khu công nghiệp vì thế vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất chè nộitiêu là chú ý đến công nghệ chế biến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
2.1.3 Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở hơn 30 nước trên thếgiới và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới Năm 1995 diện tích trồngchè toàn cầu là 2.500.000 ha, sản lượng 2.590.000 tấn khô, năng xuất bình quân5,5 tấn tươi/ha Trong 30 năm qua sản xuất chè trên thế giới phát triển nhanh,diện tích tăng 1.200.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 40.000 ha, sản lượng tăng1.580.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng 52.000 tấn khô
Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước chủ yếu sau:
+ Trung Quốc:
Nghề trồng chè ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, cây chè được phân bố ởphạm vi địa lý rất rộng từ 18- 35 độ vĩ Bắc và 99-122 độ kinh Đông Điều kiện tựnhiên khí hậu Trung Quốc rất thích hợp cho việc trồng chè Chế độ nhiệt hàngnăm ở các vùng trồng chè khoảng 15-18oC, lượng mưa hàng năm trên 1000 mm.Diện tích trồng chè Trung Quốc hiện nay khoảng 1,2 triệu ha với sản lượngkhoảng 680.400 tấn
+ Ấn Độ:
Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng năm 1834-1840, do điều kiện thíchhợp và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, cơ giới hóa ngành chè vì vậy Ấn Độ đangđứng đầu trên thế giới về xuất khẩu chè Sản lượng chè Ấn Độ năm 1999 đạt805.612 tấn Chè ở Ấn Độ tập trung ở hai vùng rõ rệt, vùng phía bắc chè tậptrung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars và Darjiling Atxam và Darjiling là haikhu vực chè nổi tiếng trên thế giới Vùng chè ở phía nam tập trung ở hai bangKerala và Madras
+ Srilanca:
Srilanca bắt đầu trồng chè vào khoảng năm 1837-1840 nhưng thực sự pháttriển mạnh từ năm 1867-1873 Chè Srilanca tập trung ở các tỉnh miền trung, miền
Trang 19tây và tây bắc Chế độ nhiệt trung bình 18-19oC lượng mưa dưới 1860 mm Sảnlượng chè năm 1999 đạt khoảng 283.716 tấn.
+ Nhật Bản:
Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm 805-814),chè trồng tập trung ở giữa 35-38 vĩ độ Bắc Một số ít diện tích trồng ở 40 vĩ độBắc Chè Nhật Bản trồng chủ yếu ở nơi đất bằng, độ cao so với mặt biển khôngquá 80-100m, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa tương đối lớn
2150 mm/năm Sản phẩm chè chủ yếu là chè xanh, giống trồng chủ yếuYabukita, Merỵaku, Youkon và Gurikha
+ Indonesia:
Bắt đầu trồng chè từ thể kỉ 19 Chè được trồng tập trung ở miền tây đảoJava nơi có độ cao so với mặt nước biển 2300m, ở miền đông bắc và namXumatra có độ cao so với mặt biển 900m Cả 2 đảo này nằm trong vùng nhiệtđới, lượng mưa hàng năm 2500-4000mm, phân bố đồng đều, vì vậy chè được thuhoạch quanh năm, năng xuất cao, bình quân lớn hơn 9 tấn/ha Sản phẩm chế biếnchủ yếu là chè đen
2.1.4 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chè có từ lâu đời, uống chè trở thành nhu câu thiết yếuhàng ngày của nhân dân ta Với đất đai khí hậu thích hợp cho sự phát triển củacây chè, Việt Nam là một trong 7 vùng chè cổ xưa của thế giới Chất lượng chèbúp tươi ở một số vùng trong nước không thua kém các nước sản xuất và xuấtkhẩu nhiều như Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanca…
Đến hết năm 1999 dự tính chè cả nước có 82.000 ha, trồng mới được 4900
ha, năng xuất chè búp tươi đạt 4,32 tấn/ha Tổng sản lượng chè các loại đạt60.000 tấn, trong đó tiêu dùng trong nước đạt 18.000 tấn, xuất khẩu 42.000 tấn
Sự phát triển của nghành chè rất quan trọng đảm bảo cung cấp chè đủuống cho nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt 50 triệu USD (năm 1999) và giảiquyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái ở nhiều địa phương
Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du phía bắc và tây nguyên.Người trồng chè chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Việc phát triển cây chè
Trang 20quyết việc làm cho hơn 20 vạn lao động, ổn định đời sống cho hơn 10 vạn hộ giađình, tạo ra trung tâm công nghiệp dịch vụ gắn với nông nghiệp góp phần cảithiện đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các tỉnh trung du miền núi và tâynguyên.
2.1.5 Đặc điểm hình thái của cây chè
Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam(Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn
Độ chứ không phải là ở Trung Quốc Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu nhưkhông thấy có sự nhất quán về nơi xuất xứ của cây chè Chúng ta biết rằng muốnxác định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào những điều kiệntổng hợp, trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà điều chủ yếu cần xét đếntập quán sử dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình sản xuất cóquan hệ tới cây trồng đó
Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phứccatechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chấtcatechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luậnđiểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốccây chè Đjêmukhatze kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa,tổng hợp chủ là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat, ở chúng phát triểnchậm khả năng tổng hợp (-) epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành (+)galocatechin Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổnghợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat (chiếm 70% tổng số cácloại catechin) Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện
Trang 21khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh tháibằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-)epigalocatechin và các galat của nó Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đâyhướng về phía tăng cường quá trình hydroxyl hóa và galin hóa Từ những biếnđổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọtchăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ởViệt Nam".
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rấtkhác nhau từ 30 độ vĩ Nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ Bắc (Gruzia - LiênXô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản Chè đượctrồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 -
1840, Ấn Độ 1834 -1840 và Tasmania (Châu đại dương) năm 1840
Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một sốnước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điềukiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thếgiới
- Chi : chè Camellia (Thea)
- Loài : Camellia sinensis (Thea sinensis).
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là:
Camellia sinensis (L) O Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
Trang 22học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận Từ trước cho tới nay có 20 cáchđặt tên khoa học cho cây chè Diễn biến chủ yếu như sau:
+ Năm 1807 f Sims Thea sinensis Sims.
+ 1822 H.F Link Camellia sinensis Link.
+ 1854 W Griffim Camellia theifera Griff.
+ 1874 D Brandis Camellia thea Brandis.
+ 1874 W T T Dyer Camellia theifera Dyer.
+ 1908 G Watt Camellia thea (Link) Brandis.
+ 1919 C P Cohen Stuart Camellia thiefera (Griff) Dyer.
+ 1933 C R Harler Thea sinensis (L) Sims.
+ 1956 C R Harler Camellia sinensis (L) O Kuntze.
- Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng
và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá
- Cơ quan sinh sản: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh củađầu nhị cái
- Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin Mỗi giống chè đều có hàmlượng tanin biến động trong phạm vi nhất định
Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919) Cách phân loại này được
nhiều người chấp nhận Tác giả chia Camellia sinensis L làm 4 thứ (varietas):
2.1.5.2.1 Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var Bohea)
Hình 2.1 Cây chè trung quốc lá nhỏ
Trang 23Đặc điểm:
- Cây bụi thấp phân cành nhiều
- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5cm
- Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều
- Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường
- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC
- Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một sốvùng khác
2.1.5.2.2 Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var macrophylla)
Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên
- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt,bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn
- Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ
- Năng suất cao Phẩm chất tốt
- Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
2.1.5.2.3 Chè Shan (Camellia sinensis var Shan)
Hình 2.2 Cây chè shan Đặc điểm:
- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10m
- Lá to và dài 15 - 18cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày
- Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là
Trang 24- Có khoảng 10 đôi gân lá.
- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suấtcao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất
- Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và ViệtNam
2.1.5.2.4 Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var atxamica)
Hình 2.3 Cây chè Ấn Độ Đặc điểm:
- Thân gỗ cao tới 17m phân cành thưa
- Lá dài tới 20 - 30cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hìnhbầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài
- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng
phổ biến nhất là hai thứ C sinensis var macrophylla và C sinensis var Shan.
- Camellia sinensis var macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du
với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh,Trung du lá vàng, v.v Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền bắc đạt tới70% Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5
Trang 25Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọcánh tơ , ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá Chè Trung du thường để chế biếnchè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt
- Camellisa sinensis var Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở
miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) Ở mỗi địa phương có các giống khác nhaunhư: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh Năng suất búp thườngđạt 6 - 7 tấn/ha Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè đen đều chophẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh hơn
2.1.6 Đặc điểm hình thái học và sinh vật học của cây chè
2.1.6.1 Thân và cành
Hình 2.4 Thân và cành cây chè
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ cómột thân chính, trên đó phân ra các cấp cành Do đặc điểm sinh trưởng và dohình dạng phân cành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ,thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi
Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có thân chính tương đối rõ rệt,
vị trí phân cành thường cao khoảng 20 - 30cm ở phía trên cổ rễ
Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộngthấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay gần cổ rễ Trong sản xuấtthường gặp loại chè thân bụi Vì sự phân cành của thân bụi khác nhau nên tạo
Trang 26Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiềuđốt Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều (từ 1 - 10cm) do giống và do điều kiệnsinh trưởng Đốt chè dài là một trong những biểu hiện giống chè có năng suấtcao Từ thân chính, cành chè được phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau Theo lý luậnphát dục giai đoạn thì những mầm chè nằm càng sát phía gốc của cây càng cógiai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh Còn những cành chè càng ở phíatrên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già, sức sinh trưởng yếu, khảnăng ra hoa kết quả mạnh Những cành chè ở giữa tán hoặc trên mặt tán, hoạtđộng sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán và ở phía dưới tán.
Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè Với số lượng càng thíchhợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lượng cao Vượt quá giới hạn đó, sảnlượng không tăng và phẩm chất giảm xuống do búp mù nhiều Tương quan giữamật độ cành và sản lượng búp là một tương quan không chặt Theo Bakhơtatje,
hệ số tương quan giữa mật độ cành với sản lượng là r = 0,071
Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụngcác biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra trên tán chè nhiều búp,đặt cơ sở cho việc tăng sản lượng
2.1.6.2 Mầm chè
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh sản Mầmdinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh sản phát triển thành nụ hoa vàquả
Trang 27Mầm đỉnh:
Hình 2.5 Mầm đỉnh của cây chè
Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trụcchính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tácdụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế ngọn) Trong mộtnăm, mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởngmùa xuân của cây Búp được hình thành từ các mầm đỉnh là các búp đợt 1, có thể
là búp bình thường hoặc búp mù
Mầm nách:
Hình 2.6 Mầm nách của cây chè
Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do
sự ức chế của mầm đỉnh Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búpmới Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp và chấtlượng búp ở các nách lá rất khác nhau Những mầm ở nách lá phía trên thườnghoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp có chất lượng tốt hơn các mầm ở
Trang 28nách lá phía dưới Những búp được hình thành từ mầm nách của các lá năm trướcgọi là búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.
Mầm ngủ: là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một
năm hoặc già hơn Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầmtrên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn Kỹthuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nênnhững cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh Búp đượchình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù
Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè
thường ở sát cổ rễ Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻlại Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên Búp được hìnhthành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp bình thường và búp mù
Mầm sinh sản: mầm sinh sản nằm ở nách lá Bình thường mỗi nách lá có
hai mầm sinh sản nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh sản nhiều hơn và khi
đó ở nách lá có một chùm hoa Các mầm sinh sản cùng với mầm dinh dưỡng phátsinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh sản ở hai bên, vì vậy,quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản thường có những mâuthuẫn nhất định Khi mầm sinh sản phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trìnhsinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡngcho việc hình thành nụ hoa và quả Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biệnpháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh sản
2.1.6.3 Búp chè
Búp chè là đoạn non của một cành chè Búp được hình thành từ các mầmdinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và haihoặc ba lá non Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiềuyếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó Kích thước của búp thay đổi tùytheo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác khác nhưđốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt
Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè, vì vậy nó có mối quan
hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè Nghiên cứu của Bakhơtatje
Trang 29(1947) cho thấy tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năngsuất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956.
Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường và búp mù Búp bình thường(gồm có tôm + 2, 3 lá non), có trọng lượng bình quân 1 búp từ 1g đến 1,2g đốivới giống chè Shan, từ 0,5 đến 0,6g đối với giống chè Trung du, búp càng nonphẩm chất càng tốt Hệ số tương quan giữa tỷ lệ phần trăm búp bình thường vớihàm lượng tanin và cafein trong lá chè là r = 0,67 và r = 0,48 Búp mù là búpphát triển không bình thường, trọng lượng bình quân của một búp mù thườngbằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất thì thua kém rõ rệt.Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp Một mặt do đặc điểm sinh vật họccủa cây trồng, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các điều kiện bên ngoài hoặc dobiện pháp kỹ thuật không thích hợp
Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thànhnên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian Thời gian của mỗi đợt sinh trưởngphụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu
2.1.6.4 Lá chè
Hình 2.7 Lá của cây chè
Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá Lá thường có nhiều thayđổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện ngoạicảnh khác nhau Lá chè có gân rất rõ Những gân chính của lá chè thường khôngphát triển ra đến tận rìa lá Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưatrên lá chè khác nhau tùy theo giống Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu đểphân biệt các giống chè
Trang 30- Lá vảy ốc: là những lá vảy rất nhỏ, có màu nâu, cứng Lá vảy ốc là bộ
phận bảo vệ đỉnh sinh trưởng của mầm khi nó ở trạng thái ngủ Số lượng
lá vảy ốc thường là 2 - 4 lá ở mầm mùa đông, và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè
- Lá cá: về hình dạng bên ngoài thì lá cá là một lá thật thứ nhất nhưng phát
triển không hoàn toàn thường dị hình hoặc có dạng hơi tròn, không cóhoặc có rất ít răng cưa quanh rìa lá, diện tích lá nhỏ Cấu tạo giải phẫu lá
cá có số lớp mô dậu và mô khuyết ít hơn lá thật Số lượng lục lạp ít hơn vàcấu trúc của nó rất nhỏ Lá cá tồn tại như một lá bình thường trên cànhchè Nó có khả năng tích lũy glucid như lá bình thường còn hàm lượngtanin thì thấp hơn từ 1 - 2%
- Lá thật: cấu tạo giải phẫu của lá thật gồm có:
+ Lớp biểu bì: gồm những tế bào nhỏ, dày và cứng xếp thành một lớp: có
chức năng bảo vệ lá
+ Lớp mô dậu: gồm từ 1 - 3 lớp tế bào sắp xếp đều nhau, chứa nhiều diệp
lục
+ Lớp tế bào mô khuyết: chiếm phần chính của lá các tế bào sắp xếp không
đều nhau Ở trong có nhiều thạch tế bào và tinh thể oxalat canxi
Tỷ lệ mô dậu/ mô khuyết càng lớn, biểu hiện tính chống chịu điều kiện ngoạicảnh càng cao
Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau, tức là góc giữa lá và cànhchè lớn nhỏ khác nhau Trong sản xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá
úp, nghiêng, ngang và rủ Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năngsuất cao
Tuổi thọ trung bình của lá chè là một năm
Trang 31- Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh Vào khoảng 3 - 5 thángsau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển mạnh
- Thời kỳ cây chè còn nhỏ, rễ trụ luôn luôn phát triển dài hơn phần thân trênmặt đất Đến năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân trênđất và phần rễ mới cân bằng Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất pháttriển, tốc độ lớn lên và phân cấp của chúng cũng rất nhanh Đặc điểm này
có quan hệ rất lớn đến chế độ làm đất ban đầu khi trồng chè mới
Sự phát triển của rễ chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi thân láphát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại Theo kết quả nghiên cứucủa Trung Quốc, trong điều kiện của Chiết Giang, một năm có 3, 4 lần phát triểnxen kẽ nhau giữa thân, lá và rễ Đặc điểm sinh trưởng đó thay đổi tùy theo điềukiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi
- Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1m, ở những nơi đất xốp,thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3m Rễ hấp thu được phân bố tập trung
ở lớp đất từ 10 - 40cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa hai hàngchè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần
Sự phân bố của rễ chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điềukiện đất đai và chế độ canh tác Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớnđến sự phát triển của bộ rễ, nhất là lượng đạm
Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có phản ứng chua Canxi cần cho câychè, nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như chóp rễ, ngọn cây, làthành phần của màng tế bào Hàm lượng canxi trong lá chè khoảng 0,55% Nếunhiều canxi quá rễ chè không phát triển được Chè yêu cầu đất có phản ứng chua
là do cây chè yêu cầu một số nguyên tố hiếm và nguyên tố vi lượng mà phần lớnnhững nguyên tố này bị kết tủa trong môi trường kiềm Vì vậy, chè trồng ởnhững nơi đất có phản ứng kiềm thường không sinh trưởng được Mặt khác căn
cứ vào những nghiên cứu về sinh lý, thấy rằng năng lực hoãn xung trong dịch tếbào rễ chè tốt nhất ở môi trường pH = 5 và yếu dần khi độ pH tăng lên Khi pH =5,7 thì khả năng hoãn xung của dịch tế bào rễ chè đã giảm xuống rất nhỏ
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng sinh sản của cây chè
Trang 32Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè cho hoa quả lần thứ nhất Từ 3đến 5 năm cây chè hoàn chỉnh về đặc tính phát dục.
Trên mỗi nách lá chè thường có một mầm dinh dưỡng ở giữa và 2 hoặcnhiều mầm sinh sản ở hai bên Hoa chè được hình thành từ các mầm sinh sản.Hoa chè lưỡng tính, đài hoa có 5 - 7 cánh Trong một hoa có rất nhiều nhị đực, từ
200 - 400 Noãn sào thường có 3 - 4 ô Trong điều kiện tự nhiên ở Vĩnh Phú,mầm hoa chè được hình thành và phân hóa sau tháng 6 Hoa nở rộ vào tháng 11 -
12 Phương thức thụ phấn chủ yếu là giao phấn, tự thụ phấn chỉ 2 - 3% Trongmột ngày, hoa thường nở từ 5 - 9 giờ sáng Nhị đực thường chín trước nhị cái 2ngày Hạt phấn hoa chè sống khá lâu: sau 5 ngày kể từ khi hoa nở rộ, hạt phấnvẫn còn khả năng nảy mầm tới 70% Khả năng thụ tinh tốt nhất của hạt phấn làsau khi hoa nở 2 ngày Khả năng ra nụ, ra hoa của chè rất lớn nhưng tỷ lệ kết quảthường thấp hơn 12%
Sau khi thụ tinh quả chè được hình thành, thời gian phát dục của quảkhoảng 9 đến 10 tháng Quả chè thuộc loại quả nang Mỗi quả thường có 2 - 3hạt Hình dạng bên ngoài của quả phụ thuộc vào số lượng hạt trong quả Quả có 3hạt thì có hình 3 góc, quả có 4 hạt thì có hình 4 góc Trọng lượng hạt, tỷ lệhạt/quả thay đổi tùy theo giống
Theo kết quả nghiên cứu của Bakhơtatze thì trọng lượng 1000 hạt chè thay đổinhư sau:
+ Giống chè Nhật Bản: 1.100g
+ Giống chè Trung Quốc: 1.250g
+ Giống lai Trung An: 1.400g
+ Giống chè Ấn Độ (Manipua): 1.700g
+ Trọng lượng 1.000 hạt chè Trung du Việt Nam thường vào khoảng 2.000g
Hạt chè không có nội nhũ Lá mầm của hạt chè rất phát triển chiếm 3,4trọng lượng của hạt Phần lớn các chất dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho hạt nảymầm đều dự trữ trong lá mầm Thành phần hóa học của hạt chè, theo phân tíchcủa Khupera và Bakhơtatze (1948) như sau: dầu 22,9%, anbumin 8,5%, saponin9,1%, tinh bột 32,5%, glucid khác 19,9%, cellulose 3,8%, muối khoáng 3,3%
Trang 33Hàm lượng dầu thay đổi tùy theo giống, ví dụ giống Ấn Độ: 43 - 45%, TrungQuốc: 30 - 35%, Nhật Bản: 24 - 26%, Gruzia: 36%.
Sau khi hạt nảy mầm, lá mầm của hạt chè có khả năng hình thành diệp lục
tố và tiến hành quang hợp Theo V.V.Kutubitje (1974) thì hạt chè có hiện tượng
đa phôi Hiện tượng này xuất hiện với tỷ lệ thấp ở chè, chiếm 0,19% số lượnghạt Trong tương lai, hiện tượng đó có thể được ứng dụng vào công tác chọngiống và nghiên cứu tế bào học
2.1.8 Khái niệm về phát dục các thể của cây chè
Phát dục cá thể của cây chè là quá trình từ lúc thụ tinh cho đến khi cây giàcỗi tự chết, đó cũng là chu kỳ sinh sống cá thể của cây Chè là cây lâu năm cóchu kỳ sinh sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn Tổng chu kỳ phát dục
là từ khi thụ tinh hình thành quả cho đến khi tự chết Hàng năm từ lúc mầm đỉnhbắt đầu sinh trưởng, hình thành búp lá rồi ra hoa kết quả cho đến năm sau trướclúc mầm đỉnh lại bắt đầu sinh trưởng gọi là chu kỳ phát dục hàng năm Nhiều chu
kỳ phát dục hàng năm tạo thành tổng chu kỳ phát dục của cây Sự bắt đầu chu kỳphát dục cá thể của cây không chỉ dựa vào hạt mà còn dựa vào những mầm dinhdưỡng của cây ở bất kỳ tuổi nào để nhân giống đời sau, thực hiện tổng chu kỳphát dục cá thể
2.1.8.1 Tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây
Theo các tài liệu của Trung Quốc, tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây chè chialàm 5 giai đoạn:
a) Giai đoạn phôi thai: là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi của các mầm dinh
dưỡng Giai đoạn phôi hạt là quá trình hình thành hạt: từ lúc cây ra hoathụ phấn cho đến lúc quả chín, quá trình này đòi hỏi một năm Giai đoạnphôi của các mầm dinh dưỡng là từ lúc phôi mầm phát dục phân hóa chođến khi hình thành một búp (cành) mới, nếu tách rời cây mẹ thì nó có khảnăng mọc rễ để hình thành một cá thể mới Quá trình này cần 60 - 80ngày
b) Giai đoạn cây con: từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa kết quả lần
đầu tiên, cần trên dưới 2 năm Trong điều kiện của Việt Nam thường là
Trang 34tán cây vươn theo chiều cao mạnh hơn phân cành, đặc điểm sinh trưởng là
ưu thế đỉnh ở hai đầu
c) Giai đoạn cây non: từ lúc cây ra hoa kết quả lần đầu tiên cho đến lúc cây
được định hình (cây có một bộ khung tán rõ), khoảng 2 - 3 năm Trongđiều kiện của Việt Nam: từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 Thời kỳ này sinhtrưởng dinh dưỡng vẫn chiếm ưu thế, thân chè đã có một số cành nách, bộ
rễ cũng đã phát triển, có nhiều rễ bên
d) Giai đoạn cây chè lớn: sự phát dục của các cá thể cây trồng đạt mức cao
nhất Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản mạnh nhất, biểuhiện những đặc trưng tốt xấu của một giống Thời kỳ này khoảng 20 - 30năm, dài ngắn tùy theo điều kiện giống, đất đai, trình độ quản lý, chăm sóc
và khai thác
e) Giai đoạn cây chè già: cá thể cây trồng đã bắt đầu già yếu, khả năng sinh
lý giảm, khả năng ra hoa tết quả ở thời kỳ đầu nhiều, sinh trưởng dinhdưỡng kém Bộ phận tán cây có hiện tượng chết dần Khả năng sinh sản ởthời kỳ cuối cũng giảm thấp Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt, lóngdài, da đỏ, dấu hiệu của sự thay đổi bộ khung cũ: nếu đốn trẻ lại thì cây cókhả năng phục hồi sinh trưởng
2.1.8.2 Chu kỳ phát dục hàng năm
Chu kỳ này bao gồm hai giai đoạn: sinh trưởng và tạm ngừng sinh trưởng Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ phát triển hìnhthành búp, lá non và những đợt búp chè mới; hệ rễ tiếp tục phát triển hình thànhcác rễ bên và rễ hấp thụ Các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa và quả Sinhtrưởng dinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh sản phụ thuộc vào giống, tuổi củacây, điều kiện ngoại cảnh, trình độ quản lý chăm sóc Giai đoạn sinh trưởng dàihay ngắn chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của mỗi vùng
2.1.9 Đặc tính sinh hóa của chè
Phẩm chất của chè thành phẩm được quyết định do những thành phần hóahọc của nguyên liệu và kỹ thuật chế biến Thành phần sinh hóa của chè biến độngrất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹthuật canh tác và mùa thu hoạch Trên cơ sở nắm được những đặc điểm chủ yếu
Trang 35về mặt sinh hóa của nguyên liệu sẽ đặt cơ sở cho một số biện pháp kỹ thuật đểnâng cao sản lượng đồng thời giữ vững và nâng cao chất lượng của chè.
Những thành phần chủ yếu trong búp chè gồm có:
2.1.9.1 Nước
Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè, nước có liên quan đến quátrình biến đổi sinh hóa trong búp chè và đến hoạt động của các enzyem, rất quantrọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây Hàm lượng nước trongbúp chè thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, đất đai, kỹ thuật canh tác, thời gian hái
và tiêu chuẩn hái Trong búp chè (tôm + 3 lá) hàm lượng nước thường từ 75 82% Để tránh khỏi sự hao hụt những vật chất trong búp chè qua quá trình bảoquản và vận chuyển, cần tránh sự giảm bớt nước trong búp chè sau khi hái
- Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320 - 360 (đvc)
- Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420 - 450 (đvc)
- Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để xử
lý, mới có thể hòa tan trong dung dịch)
Thành phần hóa học của tanin trong búp chè Gruzia, theo phân tích củaCuaxanop và Djaprometop (1952) như sau:
+ Quá trình hình thành các hợp chất polyphenol trong cây chè là quá trình phứctạp và có nhiều giả thuyết Theo MM Đjapromêtôp thì các đường có chứa 6carbon (glucose, fructose ) trong quá trình chuyển hóa thông qua dạng sản phẩmtrung gian mà hình thành nên các chất polyphenol
Sự biến động của hàm lượng tanin nói chung và catechin nói riêng trongchè rất lớn Nó phụ thuộc vào giống, tiêu chuẩn hái, mùa hái, điều kiện độ vĩ, địahình, kỹ thuật canh tác, Trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, các giống chè
Trang 36Shan thường cho hàm lượng tanin cao hơn các giống chè khác hiện đang trồng.Hàm lượng tanin biến động rất lớn tùy theo vị trí lá trên búp.
Tanin giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cây, nó tham gia vào quátrình oxy hóa khử trong cây:
Tanin được dùng trong y học để làm thuốc cầm máu, nó có khả năng tăngcường sức đề kháng của thành huyết quản trong cơ thể động vật, tăng cường sựtích lũy và đồng hóa sinh tố C
2.1.9.3 Ankaloit
Trong chè có nhiều loại ankaloit nhưng nhiều nhất là cafein Hàm lượngcafein ở trong chè có từ 3 - 5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá cà phê từ 2 - 3lần Nó không có khả năng phân ly ion H+ tức là không có tính acid mà chỉ cótính kiềm yếu Cafein chỉ hòa tan trong nước với tỷ lệ 1/46, rất dễ hòa tan trongdung môi chloroform Cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương,kích thích hoạt động của tim và có tác dụng lợi tiểu Cafein rất bền vững trongchế biến Nó có khả năng kết hợp với tanin để tạo thành hợp chất tanat cafein cóhương vị dễ chịu Theo tài liệu của Roberto (08/2009), hợp chất tanat cafein đượctạo thành chủ yếu từ cafein, teaflavin, tearubigin và teaflavingalat Ngoài ra còn
có sự tham gia của ECG và EGCG
Sự thay đổi hàm lượng cafein trong chè nguyên liệu phụ thuộc vào giống,
Trang 37Bón 100 kg N/ha
Bón 210 kg N/ha
(trích nguồn Vôrônxôp)
2.1.9.4 Protein và acid amin
Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp chứa N, phân bố không đều ở cácphần của búp chè và thay đổi tùy theo giống, thời vụ, điều kiện canh tác và cácyếu tố khác Protein có thể trực tiếp kết hợp với tanin, polyphenol tạo ra nhữnghợp chất không tan làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất chè đen Do đặc điểm củaviệc chế biến chè xanh là bất hoạt enzyme ngay từ đầu, nên hàm lượng tanintrong chè ít bị thay đổi và còn khá cao làm cho chè có vị đắng Protein kết hợpvới một phần tanin làm cho vị chát và đắng của chè giảm đi Vì thế trong mộtchừng mực nào đó, protein có lợi cho phẩm chất chè xanh
Ngày nay người ta đã tìm thấy trong chè có 17 acid amin, các acid aminnày kết hợp với đường và tanin tạo thành andehyde có mùi thơm của chè đen vàlàm cho chè xanh có dư vị tốt
Trang 38Pectin thuộc về nhóm glucid và nó là hỗn hợp của các polysaccharidekhác nhau và những chất tương tự chúng Ở trong chè, pectin thường ở dạng hòatan trong nước, tan trong acid oxalic và tan trong amoni oxalate Pectin tham giavào việc tạo thành hương vị chè, làm cho chè có mùi táo chín trong quá trình làmhéo ở mức độ vừa phải, pectin làm cho chè dễ xoăn lại khi chế biến nhưng nó cóảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản chè thành phẩm vì pectin dễ hút ẩm.
Theo số liệu của Gôghia, hàm lượng pectin trong lá chè như sau: mầm và lá thứnhất: 3,08%, lá thứ hai: 2,63%, lá thứ ba: 2,21%
Các loại vitamin có trong chè rất nhiều Chính vì vậy giá trị dược liệucũng như giá trị dinh dưỡng của chè rất cao Theo các tài liệu của Trung Quốc,hàm lượng một số vitamin trong chè tính theo mg/1.000g chất khô như sau:vitamin A: 54,6; B1: 0,70; B2: 12,20; PP: 47,0; C: 27,0
Đáng chú ý nhất là hàm lượng vitamin C ở trong chè, nhiều hơn trong camchanh từ 3 đến 4 lần Quá trình chế biến chè đen làm cho vitamin C giảm đinhiều vì nó bị oxy hóa, còn trong chè xanh thì giảm đi không đáng kể
2.1.9.9 Enzyme
Trang 39Enzyme là nhân tố quan trọng của sự sống Nó quyết định chiều hướng củamọi phản ứng hóa sinh xảy ra trong cơ thể sinh vật.
Trong búp chè non có hầu hết các loại enzyme, nhưng chủ yếu gồm hai nhómchính:
- Nhóm enzyme thủy phân: enzyme amylase, glucosidase, protease và một sốenzyme khác
- Nhóm enzyme oxy hóa khử: chủ yếu là hai loại enzyme là peroxydase vàpolyphenol oxydase
2.1.9.10 Chất tro
Các nguyên tố tro giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể sống,chúng là những nhân tố của sự thay đổi trạng thái các chất keo và ảnh hưởng trựctiếp đến sự trao đổi chất của tế bào Hàm lượng tro trong chè tươi từ 4-5% vàtrong chè khô từ 5-6% Trong chè, tro chia thành hai nhóm: hòa tan trong nước
và không hòa tan trong nước Chè thành phẩm loại tốt, hàm lượng tro ít hơn sovới loại chè xấu nhưng tỷ lệ chất tro hòa tan lại nhiều hơn
2.1.9.11 Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhấtđịnh với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè
- Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, acid
nucleic và protein Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăngnăng suất chè
Thiếu đạm: cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh
nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp
- Lân (P): là thành phần của acid nucleic và protein… quan trọng trong quá trình
trao đổi năng lượng và protein Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kíchthích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất vàlượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát
triển, khả năng hấp thu đạm kém Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năngsuất và chất lượng đều thấp
Trang 40- Kali (K): hoạt hóa enzyme liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratecarbon,
protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng Giúp cây cứng chắc, tăng khả năngchống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất vàtăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp
Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau
khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh Búp thưa, vỏ cây
có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượnggiảm
- Lưu huỳnh (S): là thành phần của các acid amin chứa S và vitamin, biotin,
thiamine và coenzyme A Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất,chất lượng chè
Thiếu lưu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn
phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chấtlượng đều thấp Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non
- Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzyme chuyển hóa hydratecarbon và acid
nucleic Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứngchắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô
Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già
dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khôgiảm
- Canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt
hóa enzyme, giải độc acid hữu cơ Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịusâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy của lá, độ lớncủa búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô
- Đồng (Cu): là thành phần của enzyme cytochrome oxydase, acid ascorbic,
phenolase và lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chốngchịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè
Thiếu đồng: cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công Chè thiếu
đồng khi hàm lượng đồng trong lá nhỏ hơn 12ppm
- Kẽm (Zn): là thành phần của enzyme metallo-enzyme-carbonic, anhydrase,
alcohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp acid indol acetic, acid nucleic