1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn hoạt động huy động vốn tại NHNoPTNT thành phố thái nguyên

61 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

Chương 1: Huy động vốn –vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 2: Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNOPTNT Thành phố Thái Nguyên.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng bắt đầu dược quantâm thì xuất hiện hai vấn đề :” Sự căng thẳng về vốn và làm thế nào để sửdụng vốn có hiệu quả” Với bất kỳ Doanh nghiệp nào vốn là 1 trong các yếu

tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đối vớiNgân hàng thương mại(NHTM) tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiềnhuy động được, đồng thời làm các dịch vụ Ngân hàng thì vai trò của nguồnvốn đang trở nên đặc biệt quan trọng Qui mô, cơ cấu và các dịch vụ mangđặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTMbao gồm qui mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ, từ

đó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi Ngân hàng

Là mét chi nhánh của NHNo&PTNT Việt nam, NHNo&PTNT Thànhphố Thái Nguyên trải qua hơn 10 năm đã đạt mức tăng trưởng đáng kể trong

mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhưng thựctiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước Do ảnh hưởng của tìnhhình kinh tế xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô

từ nội tại của mình và cạnh tranh càng gia tăng bởi có thêm nhiều hoạt độngcủa các tổ chức tài chính phi Ngân hàng về huy dộng vốn như: Bảo hiểm,Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện huy động tiền gửi tiết kiệm, Kho bạc huyđộng trái phiếu, sự ra đời của pháp lệnh thương phiếu điều chỉnh các quan hệtín dụng thương mại … Mặt khác trần lãi suất cho vay ngày càng giảm thấp

và những đặc điểm riêng có của mình thì hoạt động huy động vốn củaNHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên cần áp dụng những giải pháp thíchứng

Sau khi ngiên cứu các vấn đề lý luận kết hợp với thực tiễn ở đơn vị thực

tập em đã mạnh dạn chọn đề tài :”Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động

Trang 2

vốn hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên “

làm chuyên đề tốt nghiệp của mình

Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Huy động vốn –vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

Chương 2: Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông ngiệp

và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNO&PTNT Thành phố Thái Nguyên.

Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đềcủa em còn có những khiếm khuyết Em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo thuộc bộ môn, Ban lãnh đạoNHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên và tất cả những ai quan tâm tớichuyên đề để em nâng cao nhận thức và hoàn thành chuyên đề một cách tốthơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2005

Sinh viên thực hiện

Đỗ thị phương Thảo

Trang 3

CHƯƠNG 1 HUY ĐỘNG VỐN- VẤN ĐỀ SỐNG CÒN ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

1.1 TỔNG QUAN VỀ NHTM

Hệ thống NHTM ra đời là kết quả của quá trình hình thành và pháttriển lâu dài của kinh tế hàng hoá , của quan hệ hàng hoá tiền tệ Tuy kháiniệm vế NHTM ở mỗi quốc gia còn có những điểm khác nhau nhưng đềuthống nhất coi NHTM là Doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cungứng những dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong số những tổ chứctài chính trung gian, các tổ chức tài chính có năng lực giống nhau là dẫnvốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn

Ở Việt nam pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính năm 1990 định nghĩa: ”NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụchiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Theo luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10) Điều 20:

”NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt độngNgân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàngvới nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tíndụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”

NHTM hoạt động kinh doanh trên cơ sở các điều kiện kinh tế và quyđịnh của luật pháp, thông qua các hoạt động đó chúng tác động đến nềnkinh tế và đời sống kinh tế xã hội Cơ sở kinh tế khách quan của chức năng

mà hệ thống NHTM đảm nhận là sự cần thiết có các trung gian tài chínhdẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn , làm trung gian thanh toán trongnền kinh tế v.v…NHTM nhận tiền gửi phát hành các công cụ nợ, sử dụng

số tiền này để cho vay với một lãi suất và kỳ hạn nhất định, người vay phảitrả cho Ngân hàng cả gốc và lãi Lãi thu được từ các khoản cho vay và các

Trang 4

khoản đầu tư vào chứng khoán tạo nên bộ phận thu nhập của Ngân hàng

Để tạo lập nguồn vốn, Ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi hoặc cáckhoản vay và chi phí khác Với mục tiêu tăng cường hoạt động kinh doanh

và tối đa hoá lợi nhuận, NHTM thường xuyên tổ chức khai thác các nguồnvốn với chi phí thấp để mở rộng cho vay và đầu tư,…Xuất phát từ xu hướngphát triển trong hoạt động của NHTM hiện đại là mở rộng các hoạt độngdịch vụ Ngân hàng truyền thống Thông qua việc đa dạng hoá hoạt động ,các Ngân hàng có thể vừa tăng thu nhập vừa có thể cạnh tranh với các địnhchế tài chính phi Ngân hàng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ

1.2 VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải

có vốn, vốn là năng lực chủ yếu nó quyết định đến khả năng, quy mô hoạtđộng của Ngân hàng Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép mởrộng các hình thức kinh doanh hay đa dạng hoá cho các hoạt động kinhdoanh giúp cho các Ngân hàng giảm thiểu rủi ro

Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán chi trả của một Ngânhàng, nếu có nguồn vốn lớn, năng lực thanh toán tốt thì sẽ gây được uy tíntrên thị truờng

Nguồn vốn của Ngân hàng còn là một nhân tố tác động đến sự thắnglợi trong cạnh tranh tạo cho Ngân hàng có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường Ngân hàng có khả năng vốn dồi dào cho phép điều chỉnh phí bìnhquân đầu vào là một lợi thế cạnh tranh

Mặt khác, Ngân hàng khi có nguồn vốn lớn sẽ có đủ khả năng tàichính để kinh doanh đa năng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinhdoanh đơn điệu, có quỹ dự trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạt độngtín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của Ngân hàng

Đại bộ phận nguồn vốn của NHTM là nguồn vốn mà Ngân hàng huyđộng được trong nền kinh tế Để có một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồnvốn phong phú, đa dạng đòi hỏi NHTM phải đa dạng hoá được các nguồn

Trang 5

vốn nghĩa là có một tỷ trọng vốn trung và dài hạn thích hợp để thực hiệnchức năng của một Ngân hàng đa năng, khi thực hiện được điều đó Ngânhàng sẽ luôn giữ được lợi thế trong cạnh tranh , uy tín của Ngân hàng khôngngừng được nâng cao.

Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

1.3 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Các NHTM với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chínhtrung gian, nhận tiền của khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hànghoặc phát hành các công cụ tài chính như các chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếuv.v…để thu hót vốn

Các tổ chức cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng đáp ứng cho nhu cầuthanh toán, thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hoá thanhtoán, Ngân hàng thu hót được lượng vốn lớn trong thanh toán Đây lànguồn vốn có chi phí thấp nên các NHTM thường xuyên cải tiến cácphương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thắng thế trong việc hấp dẫnkhách hàng gửi tiền và bán thêm các dịch vô Các doanh nghiệp , tổ chứckinh tế cá nhân thường mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một hoặc một sốNHTM nhất định, khi cần thiết yêu cầu rót ra hoặc chuyển trả tiền cho bênthụ hưởng một cách nhanh chóng vì tính chất của tài khoản này là thanhtoán theo yêu cầu Qua đó Ngân hàng vừa là thủ quỹ, vừa cung cấp dịch vụthanh toán theo yêu cầu của khách hàng

Trang 6

Ơ’ Việt nam, mét trong các yếu cầu bắt buộc khi mét Doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh phải mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại mộtNHTM, tài khoản này một mặt llà nơi thu nhận tiền từ những người muahàng hoặc dịch vụ mà Doanh nghiệp này cung ứng, một lúc nào và trongnhiều trường hợp, số dư của nó được định để bảo lãnh hay đặt cọc cho cáchợp đồng hoặc thoả ước khác.

Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán các NHTM còn nhận đượctiền gửi các tổ chức tín dụng là một loại tiền gửi giao dịch

để thu hót được tiền gửi phi giao dịch của tổ chức, cá nhân, Ngân hàng

sử dụng các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn các tổ chức kinh

tế xã hội hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu, giấychứng nhận tiền gửi

1.3.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi (tiền gửi thanh toán)

Các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tín dụng khác, cá nhân mở tàikhoản giao dịch tại các NHTM, thông qua tài khoản này, người sở hữuchúng có quyền phát hành séc hoặc lệnh chi trả cho người khác Trước đâytài khoản tiền gửi có thể phát séc không được hưởng lãi nhưng để huy độngđược nguồn vốn này ngoài việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thanhtoán, các NHTM đã thực hiện trả lãi cho loại tiền gửi này Loại tiền gửi này

là nguồn vốn Ngân hàng phải chi phí huy động thấp nhất do người gửi tiềnquan tâm nhiều hơn đến tính lỏng trong tài khoản của họ

Ở mét số nước, một số tài khoản có thể phát séc ra đời nhằm huy độngnguồn vốn ổn định hơn nhưng phải áp dụng lãi suất hấp dẫn hơn như tàikhoản ATS (Automatic trangfer from savings), tài khoản NOW (Negotiableorder of with drawal) xuất hiện ở Mỹ năm 1970 và tài khoản MMDAS(Money market deposit accounts) được sử dụng năm 1982 Các ngân hàngthường yêu cầu mức dư tối thiểu trên tài khoản trước khi người gửi đượchưởng lãi, lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao hơn lại tài khoản vay lãi, đổilại số dư của nó tương đối ổn định hơn Những quy định về loại tài khoản

Trang 7

này rất khác nhau giữa các Ngân hàng, tuy nhiên đặc điểm vốn có của tiềngửi phát hành séc là tiền gửi có thể được thanh toán khi người gửi yêu cầunên nguồn vốn này có độ ổn định thấp Một lý do khác gây nên sự mất ổnđịnh của loại tiền gửi này do chi phí của Ngân hàng cho nó thấp dẫn đến việccạnh tranh giữa các NHTM để huy động tiền gửi.

1.3.2 Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Bao gồm hai loại chính là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hoặccác giấy chứng nhận tiền gửi Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất củacác NHTM đặc tính chung của loại này là người sở hữu được hưởng lãi vàkhông được phát hành séc Mức lãi suất thường cao hơn tiền gửi giao dịch vìngười gửi tiền không được hưởng dịch vụ của Ngân hàng và họ đánh đổi tínhlỏng lấy thu thập từ tài sản của họ

Tiền gửi trên tài khoản tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch phổ biếnnhất, tiền gửi tiết kiệm có thể có hoặc không có kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn có thể gửi thêm hoặc rót ra bất kỳ lúc nào Tiềngửi có kỳ hạn về nguyên tắc không được rút trước hạn Tuy nhiên do cạnhtranh về vốn huy động, các NHTM đã cho phép khách hàng rút theo yêu cầusau khi họ phải chịu mức phạt tiền lãi Đây là nguồn vốn có thời hạn dài nênchi phí cao và khá ổn định Tiền gửi kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội

là những khoản tiền gửi có thời gian đến hạn xác định từ một vài tháng đếnvài năm Lãi suất phải trả cho loại tiền gửi này khá cao và tương quan với kỳhạn, có thể với cả quy mô tiền gửi tùy theo sự vận dụng của mỗi Ngân hàng

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiền gửi có kỳ hạnđược chia làm hai nhóm: Tiền gửi kỳ hạn có quy mô nhỏ là loại tiền có lãisuất cao hơn nhưng có tính lỏng lẻo hơn tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi kỳ hạnloại lớn có thể đem bán trên thị trường thứ cấp trước khi đến hạn Ở khíacạnh này nó giống như một trái khoán Loại chứng chỉ tiền gửi có mệnh giálớn CDS (Certificat of deposits) có thể trao đổi xuất hiện ở Mỹ lần đầu vàonăm 1961 và đã trở thành công cụ nợ quan trọng của Ngân hàng tại các nước

có nền kinh tế phát triển

Trang 8

Do đặc thù của quan hệ thanh toán mà các tổ chức tín dụng thường mởtài khoản tại các tổ chức tín dụng khác tạo thành tiền gửi của các tổ chức tín dụng.

1.3.3 Huy động vốn bằng cách đi vạy

* Vay chiết khấu hay tải cấp vốn của Ngân hàng Trung ương

Việc vay vốn từ Ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạmthời của nguồn vốn do sự giảm sút số vốn hiện có với tài sản của NHTM.Tuy nhiên nhu cầu khoản vay này phải phù hợp với mục tiêu của NHTM Ởnhiều nước khoản vay này phải ký quỹ bằng thương phiếu hoặc các giấy tờ

có giá khác như: Hối phiếu chấp nhận thanh toán… Đặc điểm nguồn vốn này

là thời hạn ngắn do đó các NHTM phải tăng cường huy động các nguồn vốnkhác để trả nợ ngay khi đến hạn Là nguồn vốn quan trọng khi gặp khó khăntrong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Chi phí vốn cho tiền vay thườngcao hơn so với các nguồn khác

* Vay các tổ chức tín dụng khác

Các NHTM có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường liên Ngân hàng trong nước hoặc Quốc tế Tiền vay có thời hạn từ mộtngày (Over night) đến một vài tháng để bù đắp thiếu hụt trong cân đối nguồnvốn và sử dụng vốn Tuy nhiên đây là nguồn vốn thường có thời hạn ngắn vàchi phí cao nên việc vay mượn có tính tạm thời, về lâu dài các NHTM tìmcách khai thác nguồn vốn tiền gửi để trả khoản nợ này

1.3.4 Huy động vốn bằng các hình thức khác

1.3.4.1 Phát hành các giấy tờ có giá

Các NHTM phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với đặc điểm là có kỳhạn và khoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt của nó Hình thức huy độngvốn này được thực hiện với mục đích sử dụng vốn rõ ràng, số lượng và thờigian phát hành nhất định khi cần thiết Đối với Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam kỳ phiếu ngân hàng thường chiếm khoảng50% nguồn vốn huy động có kỳ hạn Trường hợp khách hàng rút vốn trước

Trang 9

hạn, Ngân hàng thanh toán tiền lãi theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn xuất phát từ lý do cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Đặc điểm của khoản nợ này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiềnthường xếp sau các khoản tiền gửi Hiện nay ở Việt Nam có một số loại giấy

tờ có giá có thể được mua bán trên thị trường trong khi với các nước có thịtrường tài chính phát triển, hoạt động mua bán các công cụ nợ diễn ra kháphổ biến và sôi động

1.3.4.2 Nhận vốn ủy thác đầu tư

Đối với một số NHTM, ngoài nguồn vốn huy động, vay tái cấp vốncủa Ngân hàng Trung ương còn có thể nhận được nguồn vốn ủy thác đầu tưcủa Nhà nước và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế theo cácchương trình, dự án có mục tiêu cụ thể Để được nhận nguồn vốn này, cácNgân hàng phải lập dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợpvới đối tượng các khoản vay Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam đang nhận vốn ủy thác của các dự án: Phục hồi vàphát triển nông thôn, dự án tín dụng nông thôn…

1.3.4.3 Sử dụng các nguồn vốn khác

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM có thể sử dụngkết dư trên các tài khoản thanh toán vãng lại như chênh lệch thu hộ lớn hơnchi hộ các Ngân hàng khác trong thanh toán liên hàng Ngoài ra còn có thể

có số dư trên các tài khoản ký quỹ hoặc các khoản quản lý, giữ hộ nhưng sốvốn này không nhiều và Ngân hàng không chủ động trong việc tập trungnguồn vốn này

Như vậy, các NHTM tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằng phương thứchuy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trong thanh toán củakhách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thểvay vốn các tổ chức tín dụng hoặc dưới hình thức chiết khấu của Ngân hàngTrung ương và có thể nhận vốn ủy thác đầu tư cùng với số vốn của chủ sởhữu để có nguồn vốn với quy mô nhất định đủ tài trợ cho danh mục tài sản.Phương thức huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội giữ vai trò quan trọng nhất

Trang 10

do nã cho phép khai thác, phát huy nội lực để phát triển kinh tế đồng thờithường có chi phí thấp hơn so với các nguồn vốn khác.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 1.4.1 Môi trường kinh doanh

Hoạt động kinh doanh nói chung và huy động vốn của Ngân hàng nóiriêng luôn gắn với môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh tế vàpháp lý

Hệ thống Ngân hàng được coi là "Phong vũ biểu" của một nền kinh tế,việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc

độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của thực thể, tốc độ chu chuyểnvốn, tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát… tác động trực tiếp Ngân hàng

là Doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều chính sách, cácquy định của Chính phủ và của Ngân hàng Trung ương Thay đổi chính sáchcủa Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãisuất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hót vốn cũng như chất lượng của nguồnvốn của Ngân hàng Trung ương Sự ổn định về chính trị hay về chính sáchngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của một Ngân hàng với cácquốc gia khác trong khu vực và trên Thế giới

Phân bổ dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm năng

có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM

Môi trường văn hóa như tập quán, tâm lý, thãi quen sử dông tiền củadân cư ảnh hưởng nhiều đến quýêt định kinh tế của người có thu nhập về tiêudùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tíndụng hay quyết định chỉ số tiền nhàn rỗi của các hộ đầu tư vào bất động sản,động sản, chứng khoán

Khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trong điều kiện bắt buộc

để Ngân hàng tồn tại và phát triển trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ củacông nghệ thông tin, đã xuất hiện sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến hoạt

Trang 11

động huy động nguồn vốn của Ngân hàng như dịch vụ Ngân hàng tại nhà(Home banking), máy rút tiền tự động ATM, thư tín dụng, hệ thống thanhtoán tiền điện tử… Với những sản phẩm, dịch vụ mới tỷ lệ gửi tiền, thanhtoán qua Ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ rất cao ở các nước có nềnkinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức…

Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày có sự tham gia của nhiều loạihình Ngân hàng mới và có tổ chức tài chính phi Ngân hàng Cạnh tranh có

xu hướng gia tăng mạnh, càng giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các

tổ chức tài chính phi Ngân hàng Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tưtrực tiếp vào mua chứng khoàn của Chính phủ và Công ty Xu hướng cạnhtranh trong ngành càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tàichính tiền tệ, đổi mới tài chính của Doanh nghiệp kinh tế tiền tệ, chứngkhoán hóa và toàn cấu hóa Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng về tiền gửidiễn ra dưới nhiều hình thức Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng Ýt bị giớihạn bởi các điền khoản liên quan đến tiền gửi do vậy khách hàng có thể thỏathuận về quy mô tiền gửi, lãi suất và thời hạn Các Ngân hàng có thể áp dụngnhững điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền Vì lý do này,các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biếnnhanh chóng Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi Ngân hàng có thểhuy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳhạn (Tiến kiệm bưu điện) Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên tong khigiá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếpđến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng

1.4.2 Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy đôịng vốn

Giê đây, khách hàng có nhiều cơ hội lùa chọn, Ngân hàng ma theo họ

là thuận tiện, hơn chứ không chỉ đơn thuần là nơi cấp trừ tiền tệ và kiếm lời

từ lãi suất Do đó, các Ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàngđúng đắn trong hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng

Trước tiến, Ngân hàng cần hiểu được động cơ, thãi quen và nhữngmong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng gửi tiền

Trang 12

thông qua phân tích lợi Ých của khách hàng, mục đích gửi tiền của Doanhnghiệp thường là nhở ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanhtoán trong khi các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi Mục đíchcủa tiền gửi trên loại tài khoản khác nhau cũng rất khác nhau như tiền gửigiao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để dành tiền chotiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thời hưởng lãi.

Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra

hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và chấtlượng nguồn vốn mong muốn Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mởnhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm: Các chính sách liên quan đếnsản phẩm và dịch vụ tiền gửi của Ngân hàng Nhóm chính sách này nhằmvào việc đánh giá các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp và chất lượng củachúng như: chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch vụ liên quan đến tiềngửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thời hạn thanh toán…Những năm gần đây các Ngân hàng đã đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hoànthiện và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhucầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới

Các chính sách về giá cả, lãi suát tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phídịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ Tài chính Ngân hàng

sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huyđộng tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hót thêmnguồn vốn, Ngân hàng cần Ên định mức lãi suất cạnh tranh thực hiện những

ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa, hệthống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn Quy

mô và cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật là một tổng các nguồn lực để Ngânhàng hoạt động có hiệu quả Đó là mạng lưới chính sách, các điểm giao dịchvới đặc thù vị trí, hệ thống thông tin và thiết bị khác

Tài sản vô hình: quan trọng nhất của Ngân hàng là uy tín của nó trong

hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc Sự nổitiếng của Ngân hàng là tài sản quý giá trong huy động vốn Thuộc nhóm này

Trang 13

phải kể đến các quan hệ mà Ngân hàng đã tạo lập được với các khách hànghiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà nước.

1.4.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng cần xác định vị trí của mình trong hệ thống thấy được điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Song Ngân hàng cũng phải dự đoántrước thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

mà trong đó chiến lược phát triển quy mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn làmột bộ phận Quy mô vốn tự có: vốn tự có là nguồn vốn có thể đóng vai tròcái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo thôngtin của khách hàng đối với NH cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa củaquy mô nguồn vốn

1.4.2.2 Tính chất sở hữu của Ngân hàng

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức

và cơ chế tài chính, chiến lược kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt độnghuy động vốn và quản lý, sử dụng vốn

Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của Ngân hàng

và nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khác như phí chuyểntiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, các chính sách về tổ chức kỹ thuật: Đây làcác chính sách và biện pháp nhằm làm thuận lợi, nhanh chóng, đơn giản trong quan

hệ với khách hàng Bao gồm việc bố trí mạng lưới thu hót vốn, hoàn thiện côngnghệ Ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thống suốt hệ thống thanh toánsao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác

Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: các chính sách này được cácNHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó vớikhách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới Trong điều kiện khó có thểduy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ kháchhàng trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hót nguồn vốn Thái

Trang 14

độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điềuhết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hót thêm khách hàng.

1.4.3 Các nhân tố khác

1.4.3.1 Mạng lưới và các hình thức huy động

Mạng lưới hoạt động càng rộng và các hình thức huy độngv ốn càng

đa dạng phong phú thì kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do việcthực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ Ngân hàng…

1.4.3.2 Cơ sở vật chất của Ngân hàng dẫn đến uy tín của Ngân hàng

Cơ sở vật chất của Ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệtiên tiến mang lợi Ých thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi

và phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo lòng tin cho người gửi tiền từ đó mở rộngquy mô huy động vốn

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái

Nguyên 2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội địa phương

2.1.1.1 Mét số đặc điểm chung

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ,mới được tái lập lại năm 1997, có tổng diện tích tự nhiên là 3.541 ha, có166.534 hộ nông dân gồm 796.257 khẩu tiềm năng về đất đai và lao động làrất lớn Thái Nguyên thực hiện cơ cấu Công - Nông - Lâm nghiệp và Dịch

vụ, nhưng kinh tế của tỉnh hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất đất Nông nghiệp

- Lâm nghiệp Mặc dù vậy kinh tế Nông - Lâm nghiệp phát triển vẫn chưađồng đều, một số nơi trình độ canh tác còn lạc hậu, sản xuất Nông nghiệpcòn mang tính chất độc canh, tù cung tự cấp Bên cạnh đó các ngành nghềkhác chưa phát triển, lao động dư thừa nhât là vùng sâu, vùng xa đời sốngcủa hộ nông dân còn nghèo vì vậy phải tập trung phát triển Nông - Lâm -Ngư nghiệp Phát động sản xuất Nông nghiệp giỏi trong nông dân, động viêntinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kết hợp với phát triển gia đình bằng các

mô hình VAC, VACR… nhằm sản xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa, xóa đóigiảm nghèo và làm giàu chính đáng Đây là một chiến lược quan trọng làm

ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn

Là một tỉnh miền núi còn gặp không Ýt những khó khăn về mọi mặt,song bằng nhiều cơ chế chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước tronglĩnh vực phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cũng như được sự lãnh đạocủa Tỉnh ủy, sự quản lý điều hành có hiệu quả của chính quyền các cấp cùngvới sự cố gắng lao động cần cù, sáng tạo của người dân, vì vậy trong nhữngnăm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tế tiếp tục phát triển

Trang 16

theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đượccải thiện Cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP của cả năm đạt 92%, vượt mức

kế hoạch đặt ra là 15% Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịchkhá rõ nét, theo hướng tích cực, sản lượng lương thực có hạt đạt 360 ngàntấn, vượt kế hoạch 11,81%, tăng 2,52% so với năm trứơc Diện tích rừngtrồng mới 2000 ha đạt 100% kế hoạch, diện tích trồng mới 700 ha, đạt 100%

kế hoạch, diện tích cây ăn quả trồng mới 700 ha đạt 19,7% kế hoạch Giá trịsản xuất Công nghiệp là 4000 tỷ, đạt 91,04% so với kế hoạch, tăng 9,53% sovới năm trước Giá trị kim ngạch xuất khẩu 25,1 triệu USD, đạt 100,4% sovới kế hoạch, tăng 40% so với năm trứơc Thu ngân sách địa phương tăng15% so với năm trước Giá cả trên địa bàn tương đối ổn định theo xu hướngtăng nhẹ

Nhìn chung trong năm 2004 tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành toàn diệncác chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, chính trị,trật tự an toàn xã hội luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuấtkinh doanh trong đó có hoạt động kinh doanh Ngân hàng

2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng

a Thuận lợi

Thành phố Thái Nguyên mới được công nhận là đô thị loại II, là trungtâm chính trị văn hóa của Tỉnh, cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư ngàycàng hoàn thiện Nhiều dự án đầu tư, nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động

đã tăng thêm, năng lực sản xuất kinh doanh giữ được nhịp độ tăng trưởngkinh tế ổn định và ngày càng phát triển

Năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế đạt 11,57%, giá trị sản xuất côngnghiệp đạt 3.193 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2003 Tổng sản lượnglương thực có hạt đạt 27.757 tấn, đạt 106,7% kế hoạch Hoạt động Thươngmại Dịch vụ diễn ra sôi động, hàng hóa trên thị trường rất phong phú, đadạng thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu cho tiêu dùng

Trang 17

Tổng thu ngân sách của Thành phố đạt: 142,4% tỷ, đạt 136,2% kếhoạch tỉnh giao, giải quýêt việc làm cho 6.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèoxuống còn 1,35% đạt 100% kế hoạch.

An ninh chính trị và trận tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định Trên đây là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tốt đến hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng

b Khó khăn

Năm 2004 do biến động về giá cả của một số mặt hàng chiến lược trênthị trường Quốc tế như xăng dầu, sắt thép, dược phẩm, phân bón… đã làmcho giá vàng, đô la trên thị trường bất động sản không ổn định, ảnh hưởngđến giá hàng tiêu dùng, với tỷ lệ trượt giá cả năm lên đến 9,5% Thời tiết ảnhhưởng xấu đến sản xuất Nông nghiệp như rét đậm, rét hại kéo dài, lượngmưa thấp gây ra hạn hán Đặc biệt là dịch cóm gia cầm thiệt hại lớn đếnngành sản xuất, chăn nuôi Từ những nhân tố ảnh hưởng nêu trên đã gây rấtnhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế của Ngân hàng, đặc biệt là việc khaithác huy động vốn

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực còn ảnh hưởng sâu sắc đến nềnkinh tế nước ta làm cho nền kinh tế có chiều hướng chững lại trong năm quacác Doanh nghiệp ngoài những khó khăn nội tại còn gặp nhiều cản trở trongtiêu thụ sản phẩm do thị trường truyền thống bị thu hẹp, việc tìm kiếm cácđối tác kinh tế mới khó khăn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của các Doanh nghiệp trong tỉnh Từ đó ảnh hưởng đến quy mô,chất lượng tín dụng và khả năng hoạt động nguồn vốn của các NHTM Cạnhtranh giữa NHTM còn có thêm các tổ chức tài chính phi Ngân hàng ngàycàng gay gắt cả trên lĩnh vực nguồn và cho vay Đầu tư là những khó khănbuộc các Ngân hàng phải xác định lại chiến lược kinh doanh để trụ vững,khẳng định vị thế của mình

Trang 18

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên

2.1.2.1 Mô hình tổ chức - mạng lưới

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố TháiNguyên gồm Hội Sở và 5 Chi nhành Ngân hàng liên xã (ngân hàng cấp 3)trực thuộc các Ngân hàng huyện là đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhậnkhoán tài chính với Ngân hàng Thành phố theo quy định 946A của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Biên chế cán bộ đến ngày 31/12/2004 toàn chi nhánh có 45 người, cơcấu phân theo trình độ: trên đại học 2%, đại học và tương đương 77%, trungcấp 17,7%, sơ cấp chưa qua đào tạo 3,3% Tuổi đời trung bình: 36

Biểu 1

Cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ Ngân hàng nhà nước và Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thường xuyên được bồi dưỡng,tiếp thu kiến thức, kinh tế thị trường qua các líp đào tạo và đào tạo lại nhưđại học tại chức và chương trình tập huấn ngắn ngày

Trang 20

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên.

a Hoạt động cho vay qua các năm

Biểu 2

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2002 Thời điểm % 31/12/2003 Thời điểm % 31/12/2004 Thời điểm %

Doanh sè cho vay 128.324 147.179 173.150

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2002, 2003, 2004 -NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên

Dùa vào biểu 2 ta thấy:

- Tình hình doanh sè: Doanh sè cho vay năm 2003 tăng 18.855 triệu =14,3% so với năm 2002 Đến năm 2004 doanh sè cho vay tiếp tục tăng25.971 triệu = 17,3% so với năm 2003

- Tình hình dư nợ: Dư nợ năm 2004 của chi nhánh đạt 163.908 triệuđồng tăng 24% so với 31/12/03 vượt 1,2% so với kế hoạch

Trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn là: 82.199 triệu đồng, tăng 16.296 triệu đồng =24,7% so với 31/12/2003

Trang 21

+ Dư nợ trung và dài hạn: là 81.709 triệu đồng tăng 15.408 triệu đồng

= 23,2% so với 31/12/2003

+ Dư nợ quá hạn: là 1.122 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,68%, tăng0,32% so với năm 2003

Trước sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tăng cao về tín dụng của

cả nước cũng như của địa phương trên cơ sở phân tích kỹ thị trường và dựbáo thị trường chính xác hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã tăng trưởng

rõ rệt qua các năm Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng được sựgiúp đỡ của các cơ quan pháp luật tiến hành xử lý nợ khó đòi, nợ xâm tiêunên cuối năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn cũng như những vụ việc đã được hình sựhóa quan hệ tín dụng đã tác động đến tâm lý cán bộ tín dụng dẫn đến tìnhtrạng cán bộ tín dụng dè dặt trong khi cho vay để né tránh trách nhiệm

Một nguyên nhân khác là lãnh đạo một số ngân hàng chi nhánh chưabám sát diễn biến thị trường, nắm chặt nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặcbiệt là trong khâu tư vấn giúp khách hàng tìm được cách thức sản xuất kinhdoanh còn hạn chế, nên cho đến nay số hộ sản xuất các tiểu chủ vay vốn chỉđạt 40 - 45% số hộ trong thành phố

Cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng thương mại và cácquỹ tín dụng trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônthành phố Thái Nguyên thường xuyên đưa ra mức lãi suất thấp hơn cho vùngnông thôn 0,5%/tháng nhưng vẫn chưa thu hót nhiều khách hàng so với n1ngân hàng thương mại nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng vớitiềm năng của nó

Tình hình cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Ngân hàng thực hiện chủ trương của Đảng được nêi trong Nghị quyết06-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nôngthôn" "Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn trung và dài hạn Đáp ứng yêu cầuvốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Thời hạn cho vay phải phùhợp với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, có thời gian khấu haomáy móc nông nghiệp", đặc biệt là quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ

Trang 22

tướng Chính phủ, tỷ trọng dư nợ như hiện nay cho phép ngân hàng có sự ổnđịnh của thu nhập từ tiền lãi, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn so vớivay ngắn hạn.

Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế những năm qua phản ánh thịtrường cho vay chủ yếu, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên là kinh tế nôngnghiệp nông thôn

Biểu 3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu VND

Đối tượng vay

Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng %

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2002, 2003 và 2004 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn thành phố Thái Nguyên

Qua biểu số 3 ta thấy hoạt động cho vay chính của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên là hộ sản xuất kinhdoanh bao gồm hộ sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh - hộ đăng ký kinhdoanh theo Nghị định 66/HĐBT Tuy xuất đầu tư nhỏ song số lượng kháchhàng vay vốn lớn và ngày càng tăng lên với tỷ trọng cao đặc biệt là năm

2003 số vốn dư nợ dành cho hộ sản xuất kinh doanh là 120080 chiếm 90,8%

Trang 23

Như vậy về cơ cấu có sự dịch chuyển hướng tỷ trọng cho vay các doanhnghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh tăng nhanh.

Để tài trợ cho danh mục tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên chủ yếu là nguồn vốn

tự huy động Trên địa bàn và nguồn vốn ủy thác đầu tư theo các dự án trong

đó vốn tự huy động bao gồm:

- Tiền gửi của kho bạc nhà nước

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước

- Tiền gửi của khách hàng là những tổ chức kinh tế và cá nhân

- Phát hành giấy tờ có giá

Nguồn vốn ủy thác đầu tư gồm có các dự án:

- Tín dụng nông thôn của ngân hàng phát triển Châu Á ADB

- Dù án hợp phần phục hồi nong nghiệp IDA

- Dù án tài chính nông thôn RDF của ngân hàng Thế giới IWB

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của quỹ EU

Đánh giá quy mô, cơ cấu và diễn biến NV sẽ được phân tích kỹ trongphần "Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên" Trong đó tập trung đi sâuphân tích, đánh giá các nguồn vốn tiền gửi, tiền vay trong mối quan hệ vớidanh mục tài sản và các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vay ngân hàng cấp trên

b Kết quả kinh doanh.

Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả của ngânhàng trong năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phốThái Nguyên là chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam cho nên kết quả kinh doanh được thực hiện mét cách giántiếp ở quỹ thu nhập mà đơn vị tạo lập được (vì quỹ thu nhập được hìnhthành từ chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí theo đơn giá tiền lương nhấtđịnh) Quỹ thu nhập được hưởng xác định theo công thức sau:

Quỹ thu nhập = (Tổng thu nhập - Tổng chi phí chưa có thu nhập) xđơn giá tiền lương

Trang 24

Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập khôngphải từ lãi, Tuy nhiên, đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn thành phố Thái Nguyên nguồn thu chủ yếu là thu từ lãi trong đó lãi chovay chiếm trên 90%, thu dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ do cơcấu thu nhập phụ thuộc tất yếu vào cơ cấu tài sản của ngân hàng.

Trang 25

Biểu 4: Cơ cấu thu nhập

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọn g

Số tiền

Tỷ trọn g

So sánh 2003/

2002

Số tiền

Tỷ trọng

So sánh 2004/ 2003

1 Thu lãi cho vay 9.433 97,8

%

11.456

96% 121,4

%

16.653

2004 ngân hàng có một số khoản thu mới nhu thu lãi tiền gửi, thu kinh doanhngoại tệ, thu khác… đã làm cho tỷ trọng thu nhập thay đổi nhưng không

Trang 26

đáng kể Cũng tại năm 2004 do tích cực huy động vốn tại chỗ nên nguồn vốnđáp ứng được yêu cầu cấp tín dụng cho khách hàng Tuy nhiên có thể thấyrằng nếu năm 2004 ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng dư

nợ là 17,8% so với mục tiêu đề ra thì số vốn này không đủ đáp ứng

Tỷ trọn g

Số tiền

Tỷ trọn g

So sánh 2003/

2002

Số tiền

Tỷ trọng

So sánh 2004/ 2003

Trang 27

Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí 02, 03 và 04 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn thành phố Thái Nguyên.

Những nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh năm

2004 đạt khá hơn những năm trứơc: Ngoài các nguyên nhân như đơn vị đônđốc thu róc lãi cho vay làm tăng thu nhập từ lãi, nợ quá hạn giảm mạnh làmgiảm dự phòng rủi ro giảm chi phí Bên cạnh đó còn có những nguyên nhânkhách quan giúp đơn vị tăng thu nhập lãi ròng

Qua phân tích tài chính năm 2003 và năm 2004 ta thấy nếu không cónhững diễn biến - thuận lợi từ thị trường đơn vị sẽ không đạt được kết quả vềmặt tài chính như trên do quy mô kinh doanh hầu như không được mở rộng

Phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng về huy động vốn củangân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên như thế nào

2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên

Trong 3 năm từ 2002 đến 2004 nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên không ngừng tăng trưởng với cơ cấuphong phú Đến cuối năm 2004 nguồn vốn đạt 135 tỷ đồng tăng 232,7% sovới năm 2002 Từ kết quả thực hiện phát triền nguồn vốn mở rộng kinhdoanh đã đưa ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên

từ một đơn vị nhỏ trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động ngày cànglớn trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái

Trang 28

Nguyên nói riêng và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam nói chung.

Từ những kết quả đạt được đã giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Thái Nguyên trở thành một tổ chức tín dụng vững mạnh, uytín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp,các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình

2.2.1 Mạng lưới huy động vốn

Từ những năm 2000 trở lại đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Thái Nguyên không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt làviệc xây dựng các ngân hàng chi nhánh, ngân hàng khu vực nông thôn thaythế cho các hợp tác xã tín dụng trước đây

Đầu năm 2000, mạng lưới tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Thái Nguyên bao gồm 3 chi nhánh ngân hàng cấp 4 tại cáccụm kinh tế Đến cuối năm 2003, mạng lưới giao dịch đã mở rộng với 5 chinhánh cấp 3, 4 bán hoạt động vốn và 10 tổ công tác Nhờ có mạng lưới giaodịch rộng khắp, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TháiNguyên đã chuyển dịch hoạt động đến các địa bàn nông thôn như TânCương, Phú Bình… Các quan hệ tiền tệ, tín dụng dần được mở rộng vào cácthành phố kinh tế đặc biệt là các hộ nông dân, hộ sản xuất

Vay vốn và gửi vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônThành phố Thái nguyên Đây được xem là ưu thế mang tính trọng yếu tạolập thị trường vững chắc Giúp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Thành phố Thái nguyên tăng trưởng nhanh và nguồn vốn huy động

2.2.2 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Thái nguyên.

2.2.2.1 Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội.

Các hình thức tiền gửi mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Thành phố Thái nguyên đang thực hiện là:

- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn)

Trang 29

- Tiền gửi có kỳ hạn ngắn ( 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…)

-Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm

Do sớm khai thác lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, năng lựcthanh toán, chất lượng phục vụ và khả năng tiếp thị, nguồn vốn của ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Thái nguyên đã tăngnhanh chóng, cụ thể đến năm 2004 nguồn vốn của Ngân hàng là xấp xỉ 136

tỷ tăng 1,7 lần so với năm 2003, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn

2.2.2.2 Huy động tiền gửi tiết kiệm

Những năm gần đây cùng với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển nhanhchóng của nền kinh tế quốc dân, kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyênnói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, theo đó cũng không ngừng pháttriển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao tạo cơ sở cho gia tăngtích luỹ trong dân

Nhân dân các dân téc tỉnh Thái nguyên có lối sống cần kiệm, tin tườngtuyệt đối khi họ gửi tiền vào ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Thành phố Thái nguyên có mạng lưới hoạt động rộng lớn ởkhắp thành thị và nông thôn, có chất lượng phục vụ tốt, an toàn

Tiện lợi, phong cách phục vụ chu đáo nên đã thu hót nguồn vốn tiếtkiệm ngày càng tăng, cụ thể là: Nhìn vào biểu 6 ta thấy: lượng tiền gửi huyđộng trong dân tăng đều qua các năm từ 2002 đến năm 2003, 2004 Đến cuốinăm 2004 số tiền gửi tích kiệm huy động trong dân là 129.438 triệu đồngchiếm 93% so với tổng nguồn vốn

Hiện nay ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phốThái nguyên có các hình thức gửi tiết kiệm sau:

- Tiền gửi tiết kiệm KKH

- TKTK <12 tháng

- TKTK > 12

2.2.2.3Huy động tiền gửi, kỳ phiếu

Đây là hình thức Huy động vốn mang tính bổ xung nhằm đáp ứng nhucầu cho vay hoặc cần huy động nhanh một khối lượng vốn lớn, ngân hàng

Trang 30

nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Thái nguyên phát hàng kỳphiếu ngắn hạn với mức ưu đãi về lãi suất Tuỳ hình thức huy động có thể trảlãi trước hoặc trả lãi khi đến kỳ hạn, kỳ phiếu thường được hay động trongmột thời gian nhất định với các loại kỳ phiếu có thời hạn xác định là 1, 2, 3,

6 hoặc 9 tháng Theo quy định hiện nay của Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam loại tiền gửi 12 tháng trở lên không huy động dướihình thức kỳ phiếu

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm: 2002, 2003, 2004 của Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Thái nguyên

Nhìn vào biểu 7 ta thấy mặc dù lượng vốn huy động thông qua kỳphiếu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số nguồn vốn tuy nhiên đây làmột nguồn huy động của Ngân hàng khi có nhu cầu tức thời về vốn

2.2.2.4 Huy động tiền gửi trái phiếu

Đây là hình thức huy động vốn đặc biệt của ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn thành viên chỉ làm đại lý Nguồn vốn huy động được tậptrung trong toàn ngành thường để đáp ứng nhu cầu được kế hoạch trước

Tuy nhiên có nhiều ưu thế và đã được sử dụng từ 200 trở về trướcnhưng từ năm 200 trở về đây Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônThành phố Thái nguyên huy động vốn dưới hình thức này là không đáng kể

2.2.2.5 Vay các tổ chức tín dụng khác

Các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh Trong quá trình hoạt động khôngtránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời chưa cho vayhoặc đã cho vay trong quan hệ đơn phương hoặc thông qua thị trường liênNgân hàng Khai thác khía cạnh này trong các năm từ năm 2001 đến nayngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Thái nguyênthường xuyên vay của các tổ chức tín dụng đây là nguồn vốn bổ xung quantrọng và có số lượng lớn đến năm 2004 đạt số dư 31 tỷ đồng

2.2.2.6 Huy động tiền gửi cá nhân, cá thể

Ngày đăng: 16/07/2014, 10:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w