Đóng góp mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên phân tích một cách có hệ thống về sự đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn sọ địa phương cũng như mốiquan hệ di truyền trong loài khoai
Trang 1ĐẶNG THỊ THANH MAI
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CẢI TIẾN NGUỒN GEN KHOAI MÔN SỌ BẢN ĐỊA BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ĐỘT BIẾN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 62 42 70.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hà Nội, 2014
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Viết
Phản biện 1:
GS.TSKH Trần Duy Quý Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2:
GS.TS Nguyễn Quang Thạch Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 3:
PGS.TS Lê Huy Hàm Viện Di truyền Nông nghiệp
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi … giờ ngày tháng … năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) là cây trồng lấy
củ thuộc họ Ráy (Araceae) được thuần hóa từ rất sớm và hiện nay nóvẫn là cây trồng có vai trò quan trọng Cây khoai môn sọ là một trong
số ít ỏi các cây trồng có khả năng phát triển tốt trên đất đầm lầy hoặcđất trống đồi trọc, do đó sẽ rất có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo.Tuy nhiên, loài cây trồng này cũng đang đối mặt với sự xói mòn ditruyền do những thay đổi về cơ cấu cây trồng, sự thu hẹp diện tích đấttrồng nông nghiệp do đô thị hóa
Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen hiện có cần được quantâm kịp thời để có kế hoạch bảo tồn, khai thác loài cây trồng này Đặcbiệt, các kỹ thuật phân tử đã được ứng dụng thành công trong nghiêncứu đánh giá nguồn gen khoai môn sọ ở nhiều nước trên thế giới ỞViệt Nam, các nghiên cứu đánh giá đa dạng nguồn gen khoai môn sọ
đã được bắt đầu khá lâu nhưng chủ yếu ở mức hình thái, nông học hoặcmức sinh hóa và tế bào, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật ADN mới ởbước đầu
Trên thế giới, nghiên cứu cải tiến giống và tạo giống mới bằngứng dụng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm đã được báo cáo
ở loài cây khoai môn sọ (Seetohul, 2007; Sukamto, 2003) Tuy nhiên, ởViệt vẫn chưa có công trình về nghiên cứu ứng dụng đột biến thựcnghiệm trong chọn giống ở loài cây trồng này Thử nghiệm ứng dụngcông nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm trong cải tiến giống vàchọn tạo giống mới sẽ góp phần định hướng khai thác có hiệu quảnguồn gen khoai môn sọ của Việt Nam
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng di truyền và cải tiến nguồn gen khoai môn sọ bản địa bằng công nghệ sinh học và đột biến thực nghiệm”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm: (1) Xác định được mức độ đa dạng
di truyền nguồn gen khoai môn sọ bản địa ở các tỉnh miền Bắc và Bắc
Trang 4Trung Bộ bằng phân tích hình thái – nông học, chỉ thị RAPD và chỉ thị
SSR; (2) Xác định được quan hệ di truyền tiến hóa trong loài C esculenta và với một số loài có quan hệ gần; (3) Xây dựng được quy trình nhân nhanh in vitro một số giống khoai môn sọ địa phương cho
sản xuất; (4) Xác định được mức độ mẫn cảm với phóng xạ tia gammacủa một số giống khoai môn sọ địa phương và chọn lọc được một sốdòng khoai môn sọ đột biến có triển vọng phục vụ cho nghiên cứu cảitiến giống
4 Đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên phân tích một cách có hệ thống về sự
đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn sọ địa phương cũng như mốiquan hệ di truyền trong loài khoai môn sọ và với các loài có quan hệgần gũi với loài cây này dựa trên bộ số liệu phong phú về hình thái vàphân tử ADN
Mức độ đa dạng di truyền cao trong các mẫu giống khoai môn
sọ nghiên cứu và các chỉ thị phân tử đặc trưng mẫu giống và đặc trưngvùng sinh thái là những phát hiện mới có ý nghĩa tư liệu hóa nguồngen
Lần đầu tiên một bộ sưu tập hạt nhân (gồm 12 giống khoai mônsọ) đã được đề xuất dựa trên số liệu phong phú về đa dạng di truyền ở
cả mức hình thái, phân tử ADN và một số thành phần dinh dưỡng của
củ từ 40 mẫu giống khoai môn sọ nghiên cứu
Phát hiện sự gần gũi về mặt di truyền của 2 loài môn hoang dại
(C lihengeae và C menglaensis) với các loài ráy thuộc chi Alocasia
đã cung cấp cơ sở phân tử có thể giúp giải quyết khó khăn trong việcxác định vị trí chủng loại phát sinh của 2 loài khoai môn hoang dại do
chúng mang những đặc điểm hình thái giống cả Colocasia và cả Alocasia.
Liều chiếu xạ vào giai đoạn chồi in vitro khoai môn sọ có hiệu
quả chọn giống nằm trong khoảng 10 – 50 Gy; 3 dòng đột biến có triểnvọng về năng suất và chống chịu hạn, là những tư liệu đầu tiên ở ViệtNam về ứng dụng đột biến thực nghiệm trong cải tiến giống ở loài câytrồng lâu đời nhất này
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY KHOAI MÔN SỌ
1.1.1 Nguồn gốc của cây khoai môn sọ
Khoai môn sọ là loài thực vật thuộc họ Ráy, có tên khoa học là
Colocasia esculenta (L.) Schott Nguồn gốc của khoai môn sọ hiện nay
vẫn chưa có ý kiến thống nhất giữa các nhà khoa học chuyên nghiêncứu về loài cây này Có 2 ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây khoaimôn sọ Quan điểm thứ nhất cho rằng cây khoai môn sọ có chung mộtnguồn gốc tiến hóa đó là vùng Indo-Malaysia có lẽ ở Tây Ấn Độ vàBangladesh Một quan điểm khác dựa trên dữ liệu isozyme và phân tửADN lại cho rằng đã có sự tiến hóa song song của hai vốn gen khoaimôn sọ, xuất phát từ hai trung tâm tiến hóa khác nhau (ở vùng ĐôngNam châu Á và vùng Tây Nam Thái Bình Dương)
1.1.2 Phân loại cây khoai môn sọ
Trong hệ thống phân loại thực vật, loài khoai môn sọ có vị tríphân loại như sau: Giới: Thực vật (Plantae); Ngành: Thực vật hạt kín(Angiospermatophyta); Lớp: Một lá mầm (Monocotyledonae); Phânlớp: Cau (Arecidae); Bộ: Ráy (Arales); Họ: Ráy (Araceace); Chi:
Khoai môn (Colocasia); Loài: Colocasia esculenta (L.) Schott.
1.1.3 Giá trị kinh tế và sử dụng của cây khoai môn sọ
Khoai môn sọ là loài cây trồng quan trọng nhất của chi
Colocasia (họ Ráy) cung cấp nguồn thức ăn, dinh dưỡng và đưa lại
nguồn thu nhập cho người nghèo Các bộ phận của cây là củ cái, củ con,dọc lá và dải bò đều có thể chế biến thành các món ăn Khoảng 400 triệungười sử dụng khoai môn sọ trong các bữa ăn thường ngày Khoaimôn sọ là loại rau được tiêu thụ đứng hàng thứ 14 và là loài cây có củđược tiêu thụ nhiều thứ 5 trên thế giới
Trang 61.2 PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở CÂY KHOAI MÔN SỌ
1.2.1 Phân tích đa dạng di truyền khoai môn sọ sử dụng chỉ thị hình thái và hóa sinh
Ở Việt Nam, 201 mẫu trong tổng số 478 giống đang lưu giữ tạiTrung tâm Tài nguyên Thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp ViệtNam đã được nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền sử dụng chỉ thịhình thái hoặc kết hợp chỉ thị hình thái và chỉ thị hóa sinh, tế bào(Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2000, 2003, 2004), Nguyễn Xuân Viết
và cs (2002, 2006, 2007) Trên thế giới, chỉ thị hình thái được sử dụngkết hợp với chỉ thị sinh hóa và các chỉ thị khác đã thành công trongviệc đánh giá đa dạng di truyền khoai môn sọ, phân loại khoai môn sọtrồng… và đặc biệt trong xây dựng bộ mẫu hạt nhân khoai môn sọ địaphương, quốc gia và khu vực cho mục đích bảo tồn và sử dụng hiệuquả nguồn gen
1.2.2 Phân tích đa dạng di truyền khoai môn sọ sử dụng chỉ thị phân tử ADN
Chỉ thị RAPD được Irwin và cs sử dụng đầu tiên trên đối tượngkhoai môn sọ vào năm 1998 (Irwin, 1998), sau đó là các nghiên cứucủa Ochiai và cs (2001), Lakhanpaul và cs (2003) Các kết quả nghiêncứu chỉ thị RAPD không chỉ hữu ích trong nghiên cứu đa dạng trongloài khoai môn sọ mà còn là một chỉ thị hữu ích cho nhận dạng cácgiống khoai môn sọ, nhận dạng phân tử các loài có quan hệ gần vớikhoai môn sọ; phân biệt các dạng khoai môn sọ lưỡng bội và tambội… từ các kiểu băng điện di nhân bản đặc trưng
Những ứng dụng của kỹ thuật AFLP trên khoai môn sọ đã đượcbáo cáo trong nhiều nghiên cứu Lebot và cs (2004) đã sử dụng dữ liệuAFLP kết hợp các dữ liệu về hình thái để thiết lập và quản lý bộ mẫuhạt nhân của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương Cũng trong
Trang 7nghiên cứu này, hai vốn gen khoai môn sọ khác biệt đã được phát hiện
ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Nghiên cứu đầu tiên đánh giá đa dạng di truyền khoai môn sọbằng chỉ thị SSR đã được Mace và cs Công bố năm 2002 Theo hướngnày, đã có các báo cáo của Singh & cs (2008), Hu và cs (2009),Sardos và cs (2012) Các báo cáo đều cho thấy, chỉ thị SSR rất hữu íchtrong đánh giá đa dạng di truyền khoai môn sọ và trong nghiên cứubảo tồn và tiến hóa của loài này
1.3 THU THẬP, BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN KHOAI MÔN SỌ ĐỊA PHƯƠNG
1.3.1 Thu thập và bảo tồn nguồn gen khoai môn sọ
Từ năm 1998, hai mạng lưới châu Á – Thái Bình Dương nghiêncứu về khoai môn sọ được thiết lập: Dự án Tài nguyên di truyền khoaimôn sọ - TaroGen (The Taro Genetic Resources: Conservation andUtilisation network) và TANSAO (Taro Network for Southeast Asiaand Oceania) được thành lập nhằm mục đích nâng cao vị thế cạnhtranh của khoai môn sọ trong hệ thống mùa vụ và thị trường thươngmại
Nghiên cứu bảo tồn khoai môn sọ của Việt Nam được thực hiệntheo hai hình thức: bảo tồn ngoại vi và bảo tồn nội vi Tính đến năm
2012, Trung tâm tài nguyên Thực vật đã thu thập, đánh giá và lưu giữđược 478 giống khoai môn sọ từ mọi miền đất nước, trong số đó, 152
giống khoai môn sọ được bảo tồn trong ngân hàng gen in vitro và 195
giống khoai môn sọ được bảo tồn nội vi
1.3.2 Tình hình nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn gen khoai môn sọ
* Nghiên cứu chọn lọc và phục tráng nguồn gen khoai môn sọ địa phương
Ở Việt Nam, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học đã phối
hợp với các sở Khoa học Công nghệ các tỉnh áp dụng nuôi cấy mô in
Trang 8vitro trong phục tráng và nhân nhanh đáp ứng nguồn cung cấp giống
một số giống khoai môn sọ quí như khoai Bắc Kạn, khoai sọ NhoQuan (Ninh Bình)
* Lựa chọn bộ mẫu hạt nhân từ nguồn gen khoai môn sọ địa phương
Lựa chọn bộ sưu tập mẫu hạt nhân từ bộ mẫu khoai môn sọ ởvùng, quốc gia, khu vực được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau vớiqui mô mẫu cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa phương, quốcgia, vùng và số lượng mẫu ban đầu TANSAO dựa trên các đặc điểmhình thái và isozyme đã thiết lập bộ mẫu hạt nhân cho khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương, trong đó, Việt Nam đóng góp 16 mẫu giốngkhoai môn sọ vào bộ sưu tập hạt nhân khu vực (Lebot, 2004)
* Nghiên cứu cải tiến nguồn gen khoai môn sọ địa phương
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cải tiến nguồn gen khoaimôn sọ thành công Các nghiên cứu được tiến hành theo các hướng:nhập nội các giống khoai môn sọ ngoại lai, lai tạo, xử lí đột biến vàchuyển gen Nghiên cứu chọn tạo giống khoai môn sọ đột biến đã thuđược những thành công nhất định Các nhà khoa học đã áp dụng
phương pháp nuôi cấy mô in vitro kết hợp chiếu xạ chồi in vitro nhằm
tạo nguồn vật liệu khởi đầu phong phú cho chọn lọc Các thành côngban đầu chủ yếu theo hướng chọn lọc các dòng kháng bệnh bạc lá, rútngắn thời gian sinh trưởng và duy trì vị ngon của củ như các nghiêncứu của Seetohul S và Puchooa D (2007), Sukamto (1998 - 2003)
Ở Việt Nam, các nghiên cứu khai thác nguồn gen khoai môn sọmới chủ mới chỉ ở mức tuyển chọn hoặc phục tráng một số giốngkhoai quý địa phương, các nghiên cứu cải tiến nguồn gen loài cây nàychưa được tiến hành
Trang 9CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MẪU GIỐNG
Nghiên cứu sử dụng 40 mẫu giống khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) và 11 mẫu giống thuộc 3 chi họ Ráy (chi Colocasia, chi Alocasia và chi Xanthosoma).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai môn sọ trên đồng ruộng đượctiến hành theo kỹ thuật thâm canh khoai môn sọ của Nguyễn Thị NgọcHuệ và Đinh Thế Lộc (2005)
Các đặc điểm hình thái – nông học được mô tả, đánh giá theoIPGRI và phương pháp của Singh (2008)
Phân tích thành phần dinh dưỡng, độ ngon của củ khoai môn sọđược tiến hành theo phương pháp đề xuất trên khoai môn sọ củaAregheore (2003)
ADN tổng số được tách chiết từ các lá non của cây sinh trưởng
và phát triển tốt, không bị bệnh của 51 mẫu giống theo phương phápCTAB của Obara-Okeyo & Kako (1998)
Phản ứng PCR - RAPD được tiến hành theo phương pháp củaWilliams & cs (1990) Phản ứng PCR - SSR được thực hiện được thựchiện theo phương pháp của Singh và cs (2008)
Nuôi cấy mô in vitro các giống khoai môn sọ nghiên cứu được
thực hiện theo phương pháp tái sinh trực tiếp từ chồi đỉnh theophương pháp của Chand và cs (1999) và Taylor và cs (1999) Cảm
ứng tạo củ khoai môn sọ in vitro được thực hiện theo phương pháp
Trang 10CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN KHOAI MÔN SỌ
3.1.1 Đa dạng về các đặc điểm hình thái và nông học các giống khoai môn sọ và một số loài gần
Các mẫu giống nghiên cứu được đánh giá về 20 đặc điểm hìnhthái – nông học Dựa vào các đặc điểm hình thái – nông học có thểđịnh loại các mẫu giống nghiên cứu thuộc 3 chi (genus) trong họ Ráy
(Araceae): Chi Khoai môn (Colocasia) gồm 43 mẫu giống chia làm 4 loài C esculenta (40), C gigantea (01), C lihengeae (01) và C menglaensis (01); (2) Chi Khoai mùng (Xathosoma) gồm 6 mẫu giống thuộc 2 loài X violacium (01) và X sagittifolium (01); (3) Chi Ráy (Alocasia) gồm 2 mẫu giống thuộc 2 loài A odora (01) và A macrorrhiza (01)
Trong phân loại dưới loài, 40 mẫu giống khoai môn sọ (C esculenta (L.) Schott) thể hiện sự đa dạng rất cao về các đặc điểm hình
thái – nông học 40 mẫu giống khoai môn sọ được phân tích đa dạnghình thái – nông theo một số các đặc điểm hình thái – nông học miêu
tả sử dụng phần mềm NTSYSpc version 2.11x (Hình 3.1) Kết quả
cho thấy: Sự đa dạng cao trong các mẫu giống khoai môn sọ nghiêncứu Với khoảng 75% tương đồng về các đặc điểm hình thái – nônghọc nghiên cứu, 40 mẫu giống khoai môn sọ được xếp vào 6 nhóm.Các mẫu giống có xu hướng tập hợp nhóm theo kiểu củ (Eddoe hayDasheen) và chất lượng củ Vùng Đông Bắc – Bắc Bộ là vùng tậptrung nhiều giống khoai môn sọ quý, là vùng có đa dạng hình thái –nông học khoai môn sọ cao nhất Một số giống khoai môn sọ quý, đặcbiệt có thể được nhận dạng nhờ sử dụng các đặc điểm hình thái - nônghọc nổi bật
Trang 11
3.1.2 Kết quả phân tích đa dạng di truyền khoai môn sọ và một số loài gần sử dụng chỉ thị phân tử ADN
3.1.2.1 Kết quả tách chiết ADN tổng số
ADN tổng số sau khi tách chiết được điện di trên gel agarose0,8% Kết quả điện di được trình bày ở hình 3.2
Hình 3.2 ADN tổng số tách chiết từ mô lá
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các mẫu giống khoai môn sọ dựa trên
20 đặc điểm hình thái – nông học.
I
II
III IV
V VI
Ce1 Ce2 Ce3 Ce4 Ce5 Ce8 Ce13 Ce9 Ce21 Ce28 A2 Ce34 Ce6 Xa1 Cg Cm A1
Trang 123.1.2.2 Kết quả phân tích đa hình PCR-RAPD
Phản ứng PCR-RAPD với 28 mồi ngẫu nhiên đã được nhânthành công 14 mồi cho đa hình đã được sử dụng cho phân tích và ướclượng quan hệ di truyền Kích thước các băng ghi được từ 200 đến
4000 bp Tổng số 5635 băng điện di được ghi cho 14 mồi Trong số 14mồi phân tích, có 8 mồi cho thấy 100% đa hình
Số liệu đa hình RAPD được sử dụng để phân nhóm quan hệ ditruyền giữa các mẫu giống thuộc các loài sử dụng phần mềmNTSYSpc version 2.11x Ở mức tương đồng di truyền 75%, 51 mẫugiống nghiên cứu đã được phân trong 3 nhóm Tất cả 40 mẫu giống
khoai môn sọ trồng (C esculenta) và 1 mẫu dọc mùng (C gigantea) hình thành nhóm lớn I, nhưng 2 loài môn hoang dại (C lihengeae và
C menglaensis) lại được ghép trong nhóm III cùng các mẫu Ráy (Alocasia) 6 mẫu khoai Mùng (Xanthosoma) được xếp trong cùng nhóm (nhóm II) gồm 2 nhóm phụ tương ứng với 2 loài: X violacium
có thân và thịt củ màu tím sẫm (Xa1 - khoai Mán Lạng Sơn) và X Sagittifolium có bẹ lá và cuống lá xanh, thịt củ trắng hay tím nhạt (5
mẫu giống còn lại)
Có tổng số 48 băng ADN được nhân thành công từ 14 mồiRAPD đặc trưng phân tử các loài, chi nghiên cứu thuộc họ Ráy Các
vị trí băng đặc trưng này có thể rất hữu ích trong việc nhận dạng cácmẫu loài nghiên cứu
Với mức tương đồng di truyền 77%, 40 mẫu giống khoai môn
sọ được phân trong 3 nhóm (I, II và III) (Hình 3.5) Kết quả phân tích
sự phân nhóm khoai môn sọ dựa trên số liệu RAPD cho thấy: (1)Những giống khoai môn sọ có hình dạng củ kiểu khoai sọ và chấtlượng củ trung bình được xếp trong cùng 1 nhóm (nhóm I) cũng đượcphát hiện trong nhóm I dựa trên đặc điểm hình thái – nông học Hầuhết các mẫu giống được phân trong nhóm phụ II.2 là những mẫu giống
Trang 13có chất lượng củ cao Các mẫu giống này cũng được phát hiện trong
nhóm II, IV và nhóm V dựa trên đặc điểm hình thái - nông học (2)
Một số giống khoai môn sọ có đặc điểm hình thái giống nhau thì cũng
có hệ số tương đồng di truyền cao Ví dụ các nhóm mẫu giống: Ce4,
Ce11 và Ce12 có mức tương đồng di truyền 92%; Ce3 và Ce6, với
mức tương đồng di truyền 96%
Có đến 30 kiểu băng (các vị trí băng 850 bp ở mồi UBC 706 chỉ
xuất hiện ở giống Ce15 – khoai sọ đồi (Yên Bái); 430 bp ở mồi OPN7
chỉ xuất hiện ở giống Ce32 – Sáp vàng (Thanh Hóa) ) đặc trưng đối
với một số mẫu giống khoai môn sọ Các băng ADN này có thể có ý
nghĩa nhận dạng giống, đặc biệt ở những giống có hình thái tương tự
nhau
Thống kê so sánh các băng ADN được nhân bản của các mẫu ở
các vùng sinh thái khác nhau đã phát hiện tổng số 33 băng ADN đặc
trưng riêng cho vùng sinh thái Các mẫu giống vùng Đông Bắc – Bắc
Hình 3.5 Quan hệ di truyền giữa 40 mẫu giống khoai môn sọ
dựa trên số liệu đa hình RAPD
Colocasia
Alocasia và 2 loài C lihengeae và C menglaensis
Trang 14Bộ có số băng ADN được nhân lên từ 14 mồi ngẫu nhiên nhiều nhất(208 băng) và số băng ADN đặc trưng vùng cũng lớn nhất (15 băng),tiếp theo là các mẫu từ vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Các mẫugiống từ vùng Đồng bằng sông Hồng không biểu hiện băng ADN đặctrưng riêng cho vùng thu mẫu Kết quả này cho thấy tính đa hình vàtính đặc trưng vùng cao của các mẫu giống vùng miền núi và trung duBắc Bộ Vùng đồng bằng sông Hồng có thể chỉ là nơi “hội tụ”, nơiphát triển của các giống khoai môn sọ quí từ các địa phương miền núi
và trung du Bắc Bộ
3.1.2.3 Kết quả phân tích đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn
sọ sử dụng chỉ thị SSR
Mười hai cặp mồi SSR đã được dùng để phân tích SSR của 29
mẫu giống (24 mẫu giống C esculenta, 01 mẫu giống C gigantea, 01 mẫu giống C lihengeae, 01 mẫu giống C menglaensis, 01 mẫu giống Alocasia odora và 01 mẫu giống Alocasia macrorrhiza) Các mẫu
giống khoai môn sọ được lựa chọn để phân tích SSR dựa trên tính đạidiện nhóm trong phân nhóm dựa trên số liệu hình thái và chỉ thịRAPD; tính đặc trưng vùng sinh thái và có chú ý đến đặc tính về chấtlượng tốt của củ ở một số giống
Sản phẩm PCR-SSR với 12 cặp mồi đã được nhân thành công 9cặp mồi thể hiện sự đa hình cao được sử dụng cho phân tích phân tích
đa dạng di truyền các mẫu giống nghiên cứu Tổng số 97 alen tại 9locus được nhân bản từ 29 mẫu nghiên cứu Số alen tại mỗi locus daođộng từ 3 (ở locus HK31) đến 19 (ở locus HK22) Giá trị PIC (hàmlượng thông tin đa hình) của các chỉ thị dao động trong khoảng từ 0,33đến 0,93, giá trị trung bình 0,75
Sơ đồ hình cây nhận được từ phân tích UPGMA dựa trên hệ sốtương đồng di truyền giữa 29 mẫu giống nghiên cứu cho thấy: ở mứctương đồng di truyền 72%, 29 mẫu giống nghiên cứu đã được phân