phương pháp giảng dạy ca dao, tục ngữ học sinh lớp 7

16 3.4K 13
phương pháp  giảng dạy ca dao, tục ngữ  học sinh lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm a - Đặt vấn đề I - Lời mở đầu Nh chúng ta đã biết, năm học 2006 2007 đã là năm thứ 5 triển khai dạy học thử nghiệm chơng trình và sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 bậc THCS. Thế nhng tất cả giáo viên chúng ta mới bớc đầu làm quen, thử nghiệm trên lớp cha nhiều, có lẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, vớng mắc mà không phải ngay một lúc có thể giải quyết đợc. Bản thân tôi cũng rất trăn trở với câu hỏi làm thế nào để tiếp cận với dung lợng kiến thức mới, tìm ra một con đờng ngắn nhất đa học sinh đến với tri thức khoa học nhanh nhất. Với phơng pháp tích cực và tích hợp. Hiện tại chơng trình ngữ văn 7 tiếp nối phần văn học dân gian ở lớp 6, phần ca dao, tục ngữ, chèo đợc đa vào học. Đây là một điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp cận dòng văn học truyền miệng, giúp các em có tâm hồn trong sáng hơn, có tình yêu hơn đối với nền văn học dân tộc Để làm đợc điều đó, với mong muốn bản thân mình cũng nh các thầy giáo, cô giáo dạy ngữ văn, tìm cho mình một hớng đi thích hợp. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Dạy ca dao tục ngữ nh thế nào cho tốt ?. Đây chỉ là một vài suy nghĩ nhỏ mà bản thân đã trải nghiệm qua những tiết dạy trên lớp tất nhiên không thể tránh khỏi điều sai sót, cha hoàn chỉnh. Song tôi cũng xin đợc mạnh dạn trình bày, để xin ý kiến chỉ đạo của chuyên môn cũng nh các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. II - Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1/. Thực trạng. Có thể nói rằng: Ca dao tục ngữ chiếm vị trí khá quan trọng trong chơng trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7. Số bài (câu) học và đọc thêm khá nhiều, tạm đủ cho học sinh có thể hình dung đợc 2 thể loại này. Bên cạnh đó, chủ đề của ca dao, tục ngữ khá phong phú, có khả năng giáo dục t tởng tình cảm và khiếu thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời nó có khả năng tích hợp với hai phân môn : Tiếng việt và tập làm văn. Ca dao tục ngữ nói chung là dễ hiểu, nhng chính vì dễ hiểu nên càng khó dạy. Nhiều bài ca dao tục ngữ đọc lên hiểu ngay. Giáo viên không biết phải giảng giải cái gì trong đó, học sinh không biết mình phải học cái gì? Nhiều giáo viên đành phải diễn thành văn xuôi bài ca dao và giải thích nghĩa thuần túy câu tục ngữ nên đã đánh mất vẻ đẹp vốn có của những áng văn chơng dân gian này. Do vậy, nội dung, t tởng, tình cảm của tác phẩm cũng đến với học sinh nửa vời, hời hợt. Hiện nay các em học sinh ở lớp 7 còn rất lúng túng trong việc tiếp nhận thể loại này. Đặc biệt việc phân tích nghệ thuật còn yếu. Giải nghĩa đen và nghĩa bóng còn hạn chế dẫn đến việc rút ra ý nghĩa bài học mà các câu tục ngữ ca dao hớng tới còn rất chung chung thậm chí hiểu sai ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ đó. Qua các giờ học, học sinh nắm cha hoặc không nắm đợc một số nét nghệ thuật đặc trng, tiêu biểu của ca dao (Cách lặp lại những hình ảnh truyền thống, các mô tuýp mở đầu, cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời thờng, biểu tợng của ngôn Giáo viên : Bùi Thị Hằng 1 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm ngữ dân gian) của tục ngữ (lời nói nghệ thuật, ngắn gọn, cô đúc, hàm xúc có hình ảnh, có vần điệu, phép đối) Từ đó, việc các em có thể vận dụng ca dao - tục ngữ trong học tập ngữ văn, cũng nh sử dụng nó trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày cha hiệu quả và cha phù hợp. 2/. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Hiện nay tại trờng chúng tôi, tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp 7A, trên cơ sở bài tập trắc nghiệm và tự luận với mục đích là xem HS nắm bắt nội dung và nghệ thuật về ca dao, tục ngữ nh thế nào. Bài 1 : Hãy nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ sau : An c lạc nghiệp, Đục n- ớc béo cò, Có công mài sắt có ngày nên kim, Chó cắn áo rách. Bài 2 : Bài ca dao số 4 (Tiết 10 - Những câu hát về tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời - Ngữ văn 7 Tập 1) là lời của ai? Ngời ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý với cách hiẻu đó không? Vì sao? Sau khi đa bài tập để HS làm tôi đã thu đợc kết quả nh sau : Số HS nắm đợc nghệ thuật của bài ca dao chiếm một tỷ lệ rất thấp( 20%). Đặc biệt HS hiểu nội dung mà tác giả dân gian muốn nói qua bài ca dao còn rất hời hợt, nông cạn, hầu nh chỉ hiểu đợc nghĩa bề mặt (tức nghĩa đen) mà cha có đợc cảm nhận sâu sắc và hiểu hết ý nghĩa sâu xa của các câu ca dao đã đa ra. Tơng tự, HS giải thích các câu tục ngữ chỉ dừng lại ở nghĩa đen (70%), HS giải thích sai (10%). Ngoài ra các em vẫn cha nêu đợc đặc sắc về nghệ thuật của các câu tục ngữ. Từ thực trạng trên, để việc dạy học ca dao, tục ngữ trong nhà trờng có hiệu quả, đặc biệt muốn cho HS hiểu sâu sắc hơn nội dung mà tác giả dân gian gửi gắm trong ca dao, tục ngữ, đồng thời giúp các các có thể vận dụng ca dao, tục ngữ trong giao tiếp , tôi đã mạnh dạn đa ra cách tiếp cận văn bản ca dao, tục ngữ theo hớng có lợi và thiết thực cho cả ngời dạy và ngời học. B - Giải quyết vấn đề I - Các giải pháp thực hiện 1/. Mục tiêu : Giúp cho giáo viên thấy đợc tính cấp thiết của hệ thống lý thuyết và phơng pháp của việc giảng dạy ca dao, tục ngữ cho đối tợng là HS lớp 7, từ đó đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của chơng trình. 2/. Nhiệm vụ : - Xác định các bớc đi cụ thể trong việc dạy một bài ca dao, tục ngữ. - Thiết kế một giáo án dạy thực nghiệm một bài ca dao trong chơng trình Ngữ văn 7 - Tập 1. 3/. Đối tợng nghiên cứu: - Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy môm Ngữ văn 7. - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 7. Giáo viên : Bùi Thị Hằng 2 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm - Nghiên cứu các tài liệu: Phơng pháp dạy - học văn (Nguyễn Văn Bồng), Thiết kế Ngữ văn 7, Vờ bài tập Ngữ văn 7. - Đối tợng tham gia : học sinh lớp 7A. 4/. Phơng pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận. - Thực nghiệm s phạm (dạy thực nghiệm, khảo sát chất lợng) - Dự giờ, trao đổi. II - Các giải pháp cụ thể 1/. Giáo viên phải hiểu đợc đặc điểm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ từ đó định hớng cách khai thác theo thi pháp thể loại. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức nêu lên những nhận xét, những phán đoán bằng những câu nói hoàn chỉnh, gọn chắc, xuôi tai. Đó là một phán đoán đã đợc đúc kế từ trong cuộc sống hàng này và đã đợc vận dụng trong hàng ngày trong lời ăn tiếng nói cũng nh trong thực hành sinh hoạt xã hội của quần chúng nhân dân. Do chức năng và nhiệm vụ của nó mà tục ngữ phải dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền, tiện lợi cho việc ứng dụng trong giao tiếp và sinh hoạt. Vì vậy ngời ta khai thác và vận dụng triệt để những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc. Dạy tục ngữ là dạy trí khôn dân gian, khi dạy cần khai thác khía cạnh về mặt trí tuệ, kinh nghiệm đợc đúc kết qua lời nói nghệ thuật của dân gian. Đó là cách nói ngắn gọn, có vần điệu, giàu hình ảnh, các vế đối nhau nên dễ nhớ, dễ thuộc. Khi tiếp cận ca dao theo thi pháp trớc hết cần phải nói ngay rằng không thể tiếp cận ca dao theo thi pháp của thơ mà phải tiếp cận theo thi pháp của ca dao. Tiếp cận ca dao là tiếp cận một tiếng nói thơ dân gian mang tính cộng đồng chứ không phải tiếp cận một tiếng nói thơ bác học mang tính cá thể. Hai tiếng nói khác nhau này tạo nên hai thi pháp khác nhau: Thi pháp ca dao và thi pháp thơ. Các yếu tố nghệ thuật tạo thành hai loại thi pháp này có thể giống nhau về khái niệm nhng lạikhác nhau về bản chất: Ngôn ngữ trong ca dao không thể là ngôn ngữ thơ, kết cấu của ca dao cũng không giống kết cấu của thơ và ngay cả thể thơ thì ca dao và thơ cũng khác nhau. Các yếu tố khác nh không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biểu tợng cũng vậy. Ngoài ra các yếu tố nghệ thuật mang tính đặc thù của thi pháp ca dao lại không thể xuất hiện trong thơ nh: Môi trờng diễn xớng, ngời diễn xớng, sự chuyển nghĩa do lu truyền trong dân gian, các dị bản. Tóm lại đó là những yếu tố nằm ngoài văn bản nhng về bản chất nó vẫn đợc xem nh là những thành tố của bài ca dao, góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Vậy tiếp cận ca dao theo thi pháp ca dao nh thế nào? Là sáng tác dân gian, ca dao đợc tạo nên do những yếu tố nghệ thuật mang tính dân gian rất rõ. Tiếp cận ca dao chính là tiếp cận cái tính dân gian của những yếu tố nghệ thuật đó. Bởi vì tính dân gian là cái nét khu biệt giữa ca dao với thơ, là điều làm nên vẻ đẹp đặc sắc của ca dao mà thơ không có. Vẻ đẹp của thơ in rõ dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sỹ, còn vẻ đẹp của ca dao thì hòa tan trong cộng đồng: Nó là vẻ đẹp của cộng đồng. Giáo viên : Bùi Thị Hằng 3 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm Với mỗi bài ca dao trong mỗi hoàn cảnh ta có thể có những cách hiểu khác nhau. Với học sinh Trung học cơ sở ta nên hiểu theo cách nào? Đó là điều giáo viên cần phỉa suy nghĩ. Bài Trong đầm gì đẹp bằng sen nhằm ca ngợi đầm sen, bông sen hay là một lời thanh minh, một lời phân bua kín đáo nh có nhà thơ đã phân tích rất sâu sắc, thuyết phục? ở THCS có lẽ chỉ nên dừng lại ở cách hiểu thứ nhất. Bài Trâu ơi ta bảo trâu này có ngời cho rằng đối tợng trữ tình là trâu, có ngời lại cho rằng đối tợng trữ tình là ngời ở. Cũng nh bài trên ở cấp THCS ta nên dừng ở cách hiểu thứ nhất. Tuy nhiên phải để học sinh cảm nhận lý giải theo năng lực và rung cảm riêng. Và khi đã xác định đợc hớng hiểu thì ta cũng có thể xác định đợc hớng khai thác. Ca dao, tục ngữ bắt nguồn từ đời sống tâm hồn của quần chúng lao động nên giáo viên phải giúp học sinh khai thác đợc khía cạnh tình cảm, cảm xúc của những ngời bình dân cũng nh những kinh nghiệm mà họ gửi gắm qua lời thơ dân gian với đặc trng nghệ thuật riêng. 2./ Nội dung của ca dao, tục ngữ - cách hiểu, cảm nhận của giáo viên và học sinh. Tục ngữ thiên về trí tuệ, nó đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất, về con ngời và xã hội. Ngời ta ví: Tục ngữ là trí khôn dân gian. Trí khôn đó rất phong phú và thâm thúy. Chiếm lĩnh cho đợc cái trí khôn ấy thật không dễ dàng. Mặt khác dù đúc kết kinh nghiệm, tục ngữ vẫn là văn học chứ không phải là khoa học. Dạy tục ngữ là dạy văn học với phơng pháp phù hợp với đặc trng của phân môn văn học. Tiết dạy văn bản, tục ngữ vốn khô khăn so với các tiết dạy văn bản biểu cảm, tự sự hay miêu tả, mỗi câu tục ngữ là một văn bản nghị luận ở dạng cô đọng và ngắn gọn nhất. Giáo viên phải làm thế nào để học sinh hiểu cái kinh nghiệm đợc đúc kết trong tục ngữ (nhất là đối với các em học sinh ở thành phố còn rất xa lạ với những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất). Vì vậy, cần phải giải thích nhng giải thích trên bình diện chung để học sinh hiểu đợc kinh nghiệm đó ở mức độ phổ thông là đủ, không cần phải đi quá sâu vào các kiến thức của khoa học tự nhiên ảnh hởng đến đặc trng của giờ dạy văn học. Dĩ nhiên cơ sở khoa học của những kinh nghiệm về con ngời và xã hội cần đợc giải thích kỹ hơn và sâu hơn vì đây là những vấn đề của xã hội. Cũng vậy, ca dao thờng xoay quanh những đề tài truyền thống và các cách xây dựng hình ảnh, yếu tố ngôn ngữ cố định cho nên tìm hiểu bài ca dao phải đặt nó trong hệ thống: Hệ thống chủ đề, hệ thống các yếu tố hình thức, yếu tố ngôn ngữ cố định. ở cấp THCS các bài ca dao đã đợc xếp theo hệ thống chủ đề. Muốn hiểu, phải đặt nó trong hệ thống hình thức nghệ thuật. - Anh em nào phải ngời xa - Anh em nh chân với tay. Hoặc: - Ngời chung một nớc phải thơng nhau cùng - Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Đặt bài ca dao trong hệ thống ta sẽ xác định hớng tiếp cận, cách hiểu nó sẽ gợi mở cho ta điều mà tác giả dân gian gửi gắm, từ đó mà chọn mộtt hớng khai thác. Trong từng Giáo viên : Bùi Thị Hằng 4 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm nhóm bài ca dao cùng nghĩa ta nên đặt chung vào mà khai thác. Trong bài ca dao về tình cảm, câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 cùng trong một hệ thống tập trung vào chủ đề công cha nghĩa mẹ. - Công cha nh núi Thái Sơn Nghĩa mẹ nh nớc trong nguồn chảy ra - ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cu mang Và về nghệ thuật xây dựng chúng cũng cùng trong một hệ thống nên hớng khai thác cũng đã rõ và không nên tách nó riêng ra từng câu để giảng. Do tính hàm xúc tự nhiên của ca dao, chúng ta cần suy nghĩ sâu hơn, tìm ra nét đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao để qua các yếu tố kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ mà làm sáng rõ ý tình đợc gửi gắm trong đó. Bài ca dao Cày đồng đang buổi ban tra tập trung nói về sự vất vả khó nhọc của công việc đồng áng, cày cấy và nhắc nhở ngời ta phải biết chú ý đến giá trị của những sản phẩm lao động, biết quý trọng thành quả lao động nhng không phải là cách nói của: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng. 3./ Cách su tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ Tục ngữ là giao điểm thú vị của t duy trừu tợng và t duy nghệ thuật; vừa là những phán đoán làm cơ sở cho lập luận lại vừa là bài thơ ngắn nhất; vừa là phát ngôn phong phú về nội dung, vừa là văn bản nhỏ nhất về kết cấu. Trong cái mênh mông xô bồ của lời nói, tục ngữ đọng lại nh những kết tinh sáng chói, ví nh kim cơng trong sa mạc. Vận dụng tục ngữ là điều không khó, nhng gây đợc ấn tợng đẹp cũng không thật dễ dàng. Nhiều khi dùng đợc một câu xác đáng, ngời nói cảm thấy nh một phát hiện và ngời nghe có khoái cảm nh đợc nghe một bài thơ hay. Vì vậy để tìm hiểu giá trị của sự vận dụng tục ngữ, tiêu biểu ở 2 phong cách ngôn ngữ khác nhau của 2 nhà thơ và nhà văn hóa lớn: Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Một sự gặp gỡ rất tình cờ nhng cũng có lý do của nó:Nếu Nguyễn Du đa tục ngữ vào thơ rất thành công thì Hồ Chí Minh vận dụng tục ngữ vào văn chính luận rất linh hoạt khiến cho lý lẽ vừa sắc bén vừa nhuần nhị lại vừa đại chúng, dễ hiểu đối với mọi ngời. Về lứa tuổi dùng tục ngữ, lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên hầu nh cha dùng tục ngữ nhng a thích cách nói vần vè và đã có những sáng tạo theo kiểu nói đó. Ví dụ:- Thua là vua chia bài - Mách lẻo dẻo môi, lôi lên đình, trình ông lý, ký vào sổ, tống cổ vào nhà giam. Lứa tuổi thanh niên, nhiều nhất là học sinh, sinh viên: ăn truyền thống, sống tinh thần; Nớc giọt gianh, canh s phạm. Lứa tuổi trung niên trở lên vận dụng tục ngữ tùy môi trờng, tùy hoàn cảnh và sự a thích, thói quen nói năng. ở ngời già giàu kinh nghiệm thờng là nói ít nhng đã nói là chắc nh đinh đóng cột, hay dùng tục ngữ vào việc răn dạy con cháu, khuyên bảo mọi ngời. Giáo viên : Bùi Thị Hằng 5 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm Tóm lại, sự vận dụng tục ngữ không phải đồng đều ở mọi lứa tuổi nhng ai cũng thích nghe những câu dùng hay, dùng đắt, gây đợc ấn tợng tốt đẹp. Khi dạy học tục ngữ, giáo viên cần lu ý học sinh khi sử dụng tục ngữ trong các trờng hợp sau: Trớc hết, không đợc lạm dụng, tức là cậy mình dùng quen, dùng nhiều quá lợng cần thiết gây cho ngời nghe cảm giác khó chịu. Có trờng hợp dùng quá mức cần thiết về chất, đặc biệt là lúc đánh giá ngời đối thoại, chẳng hạn nói ngời đối thoại một lần thất hứa mà là mời voi không đợc một bát nớc xáo, Đánh trống bỏ dùi hoặc một tấc đến giời thì bị phản ứng lại. Ngời nghe bị xúc phạm nặng nề và có phản ứng kịch liệt. Cuối cùng, là việc hiểu sai hàm ý của tục ngữ, ví dụ chó cắn áo rách câu tục ngữ này thờng nói cảnh khốn khổ của con ngời, đã cùng thì lại cực thêm, chứ không lên án kẻ gây ra tai họa (chó) hoặc ngời. Vì vậy, dùng câu đó để nói cảnh ngộ khốn khổ của nhân vật thì hợp lý hơn để lên án những hành vi khốn nạn, gây tai họa cho ngời khốn khổ. Từ đó giáo viên định hớng học sinh về điều kiện sử dụng tục ngữ. + Dùng tục ngữ chính là một phơng thức tu từ, phơng thức minh họa bằng một đơn vị khác thông dụng. Bản thân câu tục ngữ đã đợc mã hóa lại và phần lớn là khác với các phát ngôn thông thờng, nh là vần, nhịp. + Sự minh họa phải chính xác với mức độ yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp do đó sự sử dụng không đợc vi phạm một lần thứ hai vì nếu vi phạm lần nữa thì sự giao tiếp sẽ rất rắc rối và phản lại nguyên lý cộng tác hội thoại. Nói tóm lại sự vận dụng tục ngữ trong lời nói hàng ngày phải tùy đối tợng và hoàn cảnh giao tiếp, bảo đảm các chức năng của tục ngữ, không vi phạm những phơng châm hội thoại. Đó cũng là những điều kiện để cho sự vận dụng có hiệu quả. Còn đối với ca dao, vì ca dao là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của loại trữ tình dân gian. Đó là bộ phận lời trong các làn điệu dân ca. Cách khơi làn điệu dân ca thì ca dao là thơ trữ tình dân gian. ở trong sách giáo khoa cũng nh tục ngữ, mỗi bài học về ca dao là một nhóm câu cùng chủ đề. Trong ca dao có nhiều môtíp đã trở thành quen thuộc với chúng ta nh: cây đa, bến nớc, con thuyền, mái đình, mận, đào, trúc, mai. Có những môtíp xuất hiện trong một số lợng lớn lời ca dao nh môtíp con thuyền, môtíp chiều chiều. Đó là một hiện tợng đặc thù của ca dao, không thể không chú ý, và việc tiếp cận ca dao trong hệ thống môtíp là điều không thể thiếu trong việc tìm hiểu bình giá tác phẩm. Phải đặt môtíp của tác phẩm cần tiếp cận trong hệ thống môtíp đó thì mới thấy hết giá trị mỹ học và hàm lợng ngữ nghĩa của nó, từ đó mà hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm. Nếu tách nó ra khỏi hệ thống, thì cách hiểu sẽ phiến diện, thậm chí có khi còn sai lệch. Khi hớng dẫn học sinh su tầm, vận dụng ca dao, giáo viên cần mở rộng những kiến thức đó cho học sinh. Có thể bằng hình thức nh tìm những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ: thơng thay , chiều chiều , thân em nh , su tầm những câu tục ngữ áp dụng vào hai phân môn Tiếng việt và Tập làm văn (Rút gọn câu, từ láy, văn biểu cảm) để cuối Giáo viên : Bùi Thị Hằng 6 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm cùng học sinh có thể vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói, biết vận dụng ca dao, tục ngữ vào đời sống. III - Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1/. Tiến trình dạy - học của tác phẩm ca dao tục ngữ theo thi pháp, thể loại. a/. Bớc 1 : Học sinh đọc tác phẩm, giáo viên nhận xét, uốn nắn cách đọc cho học sinh. Khác với đọc ca dao là khi đọc tục ngữ phải đọc rõ ràng, ngắt nghỉ theo nhịp kèm theo những biểu hiện về thái độ, cử chỉ, giọng điệu sao cho truyền đợc những nhận xét, đúc kết. Khi đọc cần chú ý đến ngữ điệu từng câu, chú ý đến nghệ thuật hòa đối của tục ngữ. Còn khi đọc ca dao, cần lu ý giọng điệu của các nhân vật trữ tình để thể hiện cảm xúc và thái độ tình cảm đối với tác giả và đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm, truyền đ- ợc cảm xúc và thái độ tình cảm của mình và của tác giả dân gian đến ngời nghe. b/. Bớc 2 : Giáo viên hớng dẫn học sinh phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng của tác phẩm (tức là phát hiện các yếu tố thi pháp thể loại có trong tác phẩm). Tục ngữ là cách nói ví von, đầy hình tợng dù chỉ là hình tợng ngôn ngữ, hình tợng của t duy lý trí. Nhng đợc tạo ra bằng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau nh ẩn dụ, so sánh, nhân cách hóa. Nhờ thế mà tục ngữ lời ít ý nhiều, tục ngữ mang tính đa nghĩa và trong giao tiếp, vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói sẽ làm tăng hiệu quả giao tiếp, sẽ làm tăng tính hàm súc của lời văn . Dạy tục ngữ trớc hết phải giải thích từ ngữ, tìm nghĩa đen của câu tục ngữ rồi mới đi vào phân tích, bình luận. Tìm hiểu tục ngữ phải đi từ việc tìm hiểu khái niệm qua các từ ngữ, hình ảnh. Ví dụ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, bầu là quả bầu, quả bầu thờng có hình khối tròn và xa kia thờng đợc khoét rỗng ruột, phơi khô làm dụng cụ để đựng nớc, đựng ngô, đựng đậu ống là ống tre, ống nứa đợc ca ra một đầu để nguyên mắt, cũng dùng để đựng nớc hoặc các loại hạt. Khi đã làm rõ đợc khái niệm dùng trong tục ngữ, ta đi vào tìm hiểu tính chất, mối quan hệ đợc thể hiện ở hình thức kết cấu cụ thể của câu tục ngữ và hiểu các từ biểu thị quan hệ lôgíc giữa các vế và từ đó suy ra hàm nghĩa của phán đoán. Đặc trng của ca dao (chủ yếu là ca dao trữ tình về đề tài gia đình và xã hội) thờng sử dụng các biện pháp nghệ thuật nh so sánh ví von, hình tợng hóa, nhân cách hóa, trùng điệp, phóng đại, ngoa dụ để thể hiện chủ đề tình nghĩa và triết lí sống cao đẹp của ngời bình dân xa kia. Dạy ca dao không thể không chú ý đến tính diễn xớng. Đó là những câu hát có nhiều hình thức phong phú. Tách khỏi lời diễn xớng, không còn là câu hát, chỉ còn là lời thơ. ở phơng thức diễn xớng có hiện tợng lời thơ dùng chung nhng khi phân tích ta cần đi sâu vào từng mảng đề tài. Ca dao lao động sản xuất thiên về biểu hiện những cảm nghĩ của ngời lao động về công việc làm ăn, về thân phận cuộc đời mình. Ca dao về tình cảm quê hơng, đất nớc, gia đình, anh em, bạn bè lại thiên về biểu hiện tình cảm Mỗi đề tài lại có cách thể hiện riêng nên ta phải dựa vào cách biểu hiện ấy mà khai thác. c/. Bớc 3 : Giáo viên gợi ý, dẫn dắt học sinh phân tích các yếu tố nghệ thuật ấy để bật ra nội dung, ý nghĩa tác phẩm (chứa đựng t tởng, tình cảm của ngời dân lao động), Giáo viên : Bùi Thị Hằng 7 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm Cũng câu tục ngữ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sau khi phân tích các yếu tố nghệ thuật, giáo viên hớng dẫn HS bình luận về giá trị của câu tục ngữ, giá trị về nội dung, chỉ rõ sự ảnh hởng quyết định của môi trờng và giá trị về nghệ thuật đúc kết từ cách dùng hình ảnh, cách so sánh, cách nói năng đăng đối đã cụ thể hóa một phán đoán một suy luận và đã tạo nên sức mạnh ghi sâu vào trí nhớ của con ngời, của các em học sinh. Với tính cách dân ca trữ tình, ca dao mang một đặc điểm nổi bật, đó là lối nói trữ tình trò chuyện. Dù ở dạng nào thì nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đang giãi bày tâm sự, bộc lộ nỗi niềm với một ngời nào đó hoặc giả đó là lời tự tình thì cũng nhằm giãi bày với ngời khác. Bởi vậy việc tìm hiểu xác định nhân vật trữ tình cùng với việc xác định đối tợng trữ tình là việc làm cần thiết đầu tiên khi tìm hiểu, phân tích một bài ca dao. Đây là lời nói của ai với ai? Ai là ngời đợc nhân vật trữ tình trong bài ca dao giãi bày tâm sự? Lời nói đó là lời nói gì? Nói nh thế nào? Đó là những câu hỏi rất cần thiết khi dạy một bài ca dao. d/. Bớc 4 : Giáo viên hớng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá tác phẩm về nội dung và nghệ thuật. Cuối cùng, giáo viên hớng dẫn HS đặt các câu ca dao, tục ngữ trong một chỉnh thể của cả bài học để đánh giá đợc hai mặt trên. Đặt bài ca dao, tục ngữ vào hệ thống ta sẽ xác định hớng tiếp cận, nó sẽ gợi mở cho ta điều mà tác giả dân gian gửi gắm, từ đó mà rút ra ý nghĩa của toàn bài. Ví dụ 1 : Khi dạy bài : Những câu hát than thân (Ngữ văn 7 tập 1, trang 48) tôi đã tiến hành dạy trên lớp nh sau: a/. Đọc : Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc với giọng thông cảm xót xa: Thơng thay thân phận con tằm Kiếm ăn đợc mấy phải nằm nhả tơ Thơng thay lũ kiến tí ti Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi Thơng thay hạt cánh đờng mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thơng thay con cuốc giữa trời Dẫu kêu ra máu có ngời nào nghe b/. Phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng. - Lặp lại cụm từ thơng thay. - Dùng ẩn dụ : lấy từ cuộc sống gần gũi quen thuộc, các hình ảnh miêu tả bổ sung cho ẩn dụ. c/. Phân tích các yếu tố nghệ thuật. Để làm nổi bật nội dung than thân đầy thơng cảm của bài ca dao : Cả một chuỗi than thân cơ cực, khổ nhục, oan khuất của ngời nông dân trong chế độ phong kiến xa kia đợc thể hiện rõ ràng thấm thía qua hệ thống hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm. d/. Tổng kết, đánh giá bài ca dao. Giáo viên : Bùi Thị Hằng 8 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm Nhấn mạnh, đánh giá ý nghĩa nội dung và nghệ thuật. Ví dụ 2 : Khi dạy tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (câu 5) - sách Ngữ văn lớp 7 - Tập 2 trang 3) tôi tiến hành nh sau : a/. Đọc : Chú ý nhấn mạnh hai vế: Tấc đất / tấc vàng. b/. Phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng. Câu tục ngữ có hai vế ở dạng so sánh, nhng không có từ so sánh, mỗi vế chỉ có hai tiếng và đều là danh từ - chỉ đơn vị đo lờng (tấc) và chỉ chất liệu (Vàng-đất), hai vế đối nhau. Cách nói ngắn gọn, cô đúc, khắc sâu ấn tợng giá trị của đất. c/. Phân tích làm rõ nội dung ý nghĩa. Tấc đất là tấc vàng. Tất đất bằng tấc vàng. Điều đó có nghĩa là tấc đất quý nh vàng. Ông cha ta lấy cái rất bé (tấc đất) so với cái rất lớn (tấc vàng) để nói lên giá trị của đất. Câu tục ngữ đề cao, khẳng định cái quý giá của đất đai, nói lên cái nhìn đúng đắn và thái độ quý nhất của ngời nông dân lao động. Nó chứa đựng một nội dung. d/.Tổng kết đánh giá câu tục ngữ. Về nội dung ý nghĩa và cách nói nghệ thuật. Ví dụ 3 : ở bài ca dao : Những câu hát về tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời khi dạy bài số 2 tôi cũng dẫn dắt học sinh đi theo quy trình trên. a/. Đọc : Một học sinh đọc lại bài ca dao thứ 2 với giọng mời gọi. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút cha tròn Hỏi ai gây dựng nên non nớc này. b/. Phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng - Mô tuýp quen thuộc Rủ nhau. - Đảo trật tự, rút gọn tên Hồ Hoàn Kiếm để phù hợp với vần, luật thơ lục bát. c/. Phân tích các yếu tố nghệ thuật đó để bật ý nghĩa nội dung. Rủ nhau : Lời mời, gợi tình yêu tự hào về thủ đô, đất nớc. Hỏi ai : Câu hỏi tu từ khẳng định công lao của cha ông, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng truyền thống dân tộc. d/. Tổng kết đánh giá bài ca dao về 2 mặt. Nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật. 2/. Thiết kế thể nghiệm một giờ dạy cụ thể. Ngữ văn 7 : Tiết 9 - Ca dao, dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình. Mục đích yêu cầu : Giúp HS : Giáo viên : Bùi Thị Hằng 9 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm - Hiểu đợc khái niệm ca dao, dân ca với những đặc điểm nghệ thuật đặc trng của thể loại này. - Hiểu đợc nội dung nghệ thuật, ý nghĩa tiêu biểu của bài ca dao có chủ đề về tình cảm gia đình. - Thông qua đó bồi dỡng t tởng tình cảm gia đình tha thiết, trong sáng cho học sinh. Tiến trình lên lớp. Hoạt động 1 : a/. ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ. - Hình thức : Vấn đáp. - Nội dung : Hãy kể tên các loại truyện cổ dân gian mà em đã học (Giáo viên giới thiệu bài mới. b/. Dạy bài mới. Hoạt động 2 : a/. Tìm hiểu chung văn bản : a.1/. Khái niệm ca dao dân ca (CDDC) Học sinh trình bày hiểu biết của mình về ca dao. Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa chính ghi bảng học sinh ghi vào vở. CDDC là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống tâm hồn của con ngời. CDDC thờng dùng một số biện pháp tu từ nghệ thuật nh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, phép lặp, điệp từ và các mô tuýp quen thuộc. CDDC thờng gắn và làm theo thể thơ lục bát (có tới 90% CDDC làm theo thể thơ lục bát và lục bát biến thể). a.2/. Tìm hiểu chú thích. Giáo viên kiểm tra một số chú thích giải thích kỹ các chú thích sau: - Cù lao chín chữ : Sinh, cúc, phúc, súc, trởng, dục, cố, phục, phúc. - Cùng thâm : Ruột thịt. a.3/. Đọc văn bản. - Giáo viên hớng dẫn. - 5 học sinh đọc, lớp nhận xét giáo viên bổ sung nhấn mạnh, đọc mẫu trớc khi phân tích. Hoạt động 3 : b/. Phân tích. Giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích từng bài. Cuối cùng tổng kết chung cả 4 bài, giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát về nội dung, chủ đề của bài ca dao. Công việc của giáo viên Công việc của học sinh Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh đọc và nêu câu hỏi. 1/. Đọc : - Tìm hiểu nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài ca dao 1. * Học sinh đọc lại bài. Giáo viên : Bùi Thị Hằng 10 [...]... tế giảng dạy trên lớp, với học sinh lớp 7, là năm học thứ 5 thử nghiệm chơng trình thay sách với môn Ngữ văn, thể hiện phơng pháp đổi mới theo hớng tích hợp, tôi đợc phân công dạy lớp 7 Thực tế, mặc dù còn rất lúng túng, song tôi cũng mạnh dạn thử nghiệm cách dạy theo hớng này trên lớp về ca dao, tục ngữ tại lớp 7A Bài tập 1: (Bài 4 Ngữ văn 7 Tập 1) Câu tục ngữ nào sau đây có nội dung nh bài ca dao... câu tục ngữ, từng câu ca dao và cuối cùng có phần tổng kết chung để rút ra những nhận xét cần thiết Nh vậy, theo ý kiến của riêng tôi bài dạy - học tục ngữ (ca dao) gồm hai phần : - Phân tích từng câu tục ngữ (ca dao) - Tổng kết chung Phần phân tích từng nhóm câu tục ngữ (ca dao) là phần chủ yếu của tiết dạy, từng nhóm câu tục ngữ sẽ đợc phân tích theo ba nội dung gắn bó với nhau: nghĩa của câu tục ngữ. .. dẫn học bài ở nhà - Học thuộc khái niệm ca dao dân ca - Học thuộc 4 bài ca dao - Su tầm những câu ca dao viết về tình cảm gia đình - Chuẩn bị cho bài: Những câu hát về tình yêu quê hơng đất nớc, con ngời Tóm lại, về phơng pháp cụ thể, trong một tiết phải dạy từ tám đến mời câu tục ngữ (hoặc ca dao) là hơi nhiều Theo hớng dẫn học bài của sách giáo khoa thì học sinh phải giải nghĩa các câu tục ngữ theo... bài ca dao, tục ngữ có cùng chủ đề II/ Đề xuất Nh vậy để góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn và giúp HS hiểu đợc nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao, tục ngữ trong chơng trình cũng nh có kỹ năng phân tích một bài ca dao, tục ngữ theo đặc trng thể loại, đặc biệt khơi dậy ở các em tinh thần yêu quê hơng, đất nớc, con ngời, tôi nghĩ rằng ngời giáo viên cần phải có vốn ca dao, tục ngữ. .. số học sinh su tầm đợc trên 5 câu (với thời gian là 7 phút) chiếm tỷ lệ khá cao (64%) Đó là điều đáng mừng đối với những ngời đã và đang trực tiếp giảng dạy ca dao, tục ngữ trong nhà trờng Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là so với kết quả khảo sát ban đầu, thì việc vận dụng phơng pháp mới này đã có hiệu quả rõ rệt, HS đã nắm đợc nội dung cũng nh nghệ thuật của các bài ca dao, tục ngữ ngay trên lớp. .. học, ứng dụng), phân tích t tởng chứa đựng trong các câu tục ngữ và nhận xét về cách diễn đạt (nghệ thuật) của tục ngữ, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một bài ca dao Nếu thiết kế bài dạy cũng theo ba phần nh vậy sẽ không đủ thời gian và nhận thức của học sinh về từng câu tục ngữ, ca dao cũng bị tách ra làm ba phần, ảnh hởng đến tính chỉnh thể của một tác phẩm văn học (dù chỉ một câu, tục ngữ ca. .. Chép ra những câu ca dao dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng ngữ: Thân em Câu nào làm em xúc động nhất Giải thích vì sao? Bài tập 3 : Em hãy nêu những đặc điểm chung của ba bài (Tiết 13 - Những câu hát than thân - Ngữ văn 7 tập 1) ca dao về nội dung và nghệ thuật Sau khi đa bài tập, học sinh rất hứng thú làm bài Kết quả cho thấy : Trong một lớp có 80% học sinh làm từ điểm 6 trở lên, 15% học sinh đạt từ 3 đến... điểm, 4% học sinh chỉ làm đợc bài tập trắc nghiệm Các em đã nắm đợc những đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao, tục ngữ đã học Tôi cho rằng số HS đạt trên 5 điểm là số HS đã hiểu bài Giáo viên : Bùi Thị Hằng 14 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm Và một điều tôi nhận thấy nữa là các em rất thích su tầm những câu ca dao, chứng tỏ các em biết rất nhiều về ca dao, dân ca Việt... tởng chứa đựng trong câu tục ngữ và nghệ thuật diễn đạt của dân gian trong câu tục ngữ Tơng tự nh vậy từng nhóm câu ca dao (tơng đơng một nhóm bài ca dao) cũng cần đi theo một trình tự: từ việc tìm hiểu nghệ thuật để làm rõ nội dung, cuối cùng rút ra ý nghĩa của bài ca dao ấy Phần tổng kết chung có nhiệm vụ rút ra và chốt lại những điểm cơ bản nhất về loại tục ngữ (ca dao) vừa học ở hai mặt nội dung... tác phẩm văn học hoàn chỉnh) Có lẽ, hệ Giáo viên : Bùi Thị Hằng 13 Trờng THCS Vĩnh Phúc Sáng kiến kinh nghiệm thống câu hỏi trong sách giáo khoa là để học sinh theo đó mà soạn bài, còn khi dạy giáo viên không nhất thiết phải theo đúng nh vậy Để bài dạy đợc tinh chắc, gọn nhẹ và nhất là để học sinh tiếp thu tục ngữ, ca dao nh là những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh chúng ta nên thiết kế bài dạy theo đơn . kết kinh nghiệm, tục ngữ vẫn là văn học chứ không phải là khoa học. Dạy tục ngữ là dạy văn học với phơng pháp phù hợp với đặc trng của phân môn văn học. Tiết dạy văn bản, tục ngữ vốn khô khăn. vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói, biết vận dụng ca dao, tục ngữ vào đời sống. III - Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1/. Tiến trình dạy - học của tác phẩm ca dao tục ngữ theo thi pháp, thể. thực tế giảng dạy trên lớp, với học sinh lớp 7, là năm học thứ 5 thử nghiệm ch- ơng trình thay sách với môn Ngữ văn, thể hiện phơng pháp đổi mới theo hớng tích hợp, tôi đợc phân công dạy lớp 7. Thực

Ngày đăng: 14/07/2014, 15:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I - Lời mở đầu

    • B - Giải quyết vấn đề

      • C - Kết luận

        • Mục lục

        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan