1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyen de Dao duc lop2

15 673 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHUYÊN ĐỀ: ĐẠO ĐỨC Giáo viên thực hiện: PHAN THỊ LỆ CƠ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY–HỌC ĐẠO ĐỨC LỚP 2 I- Mục tiêu, nội dung môn Đạo Đức lớp 2 1. Mục tiêu: 1.1- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mục hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình,nhà trường, cộng đồng,môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. 1.2 - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. 1.3 - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu… 2- Nội dung : * Gồm 14 bài + 3 tiết dành cho địa phương + ôn, kiểm tra = 35 tiết. * Gồm 14 chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất, thiết thực nhất với lứa tuổi lớp 2, được trình bày theo 5 mối quan hệ: - Quan hệ với bản thân. - Quan hệ với gia đình. - Quan hệ với nhà trường. - Quan hệ với cộng đồng, xã hội. - Quan hệ với môi trường, tự nhiên. II- Những điểm mới về nội dung: 1. Giáo dục quyền trẻ em đi đôi với giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh. 2. Giáo dục cân đối, hài hòa giữa mối quan hệ với bản thân và các mối quan hệ với gia đình, nhà trường, cộng đồng- xã hội, môi trường tự nhiên; trong đó chú ý giáo dục trách nhiệm với bản thân: Tự trọng, tự chăm sóc, tự chịu trách nhiệm, tự làm cho mình có giá trị… 3.Quan hệ đến cả 3 mặt: * Trang bị kiến thức * Bồi dưỡng tình cảm, thái độ * Hình thành kĩ năng, hành vi đạo đức 4. Một số kĩ năng sống cơ bản được chú ý hình thành thông qua toàn bộ chương trình giảng dạy, giáo dục đạo đức: * Kỹ năng giao tiếp * Kỹ năng tự nhận thức ( đúng / sai…) * Kỹ năng xác định giá trị ( tốt / xấu…) * Kỹ năng ra quyết định ( làm / tránh…) * Kỹ năng giải quyết vấn đề * Kỹ năng tự quản, hợp tác, làm việc theo nhóm 5. Nội dung giáo dục sát với cuộc sống thực của HS: Các truyện, tình huống, tấm gương, thông tin, sự kiện… đưa ra sao cho HS có thể nhận thức, tỏ thái độ, giải quyết được, đem lại lợi ích cho bản thân trẻ. III- Biện pháp dạy môn Đạo Đức 1/ Không gian tổ chức họat động học, có thể: * Ở trong lớp * Ở ngoài lớp: sân chơi, vườn trường… 2/ về cách làm việc, có thể: * GV làm việc chung với cả lớp, mỗi HS cùng làm * Làm việc cặp đôi * Làm việc theo nhóm nhỏ: nhóm cố định/ nhóm ngẫu nhiên… Các nhóm cùng một nhiệm vụ/ nhiệm vụ khác nhau. * Bàn ghế HS có thể di động tùy theo tổ chức hình thức dạy học. 3. Tiến hành bài dạy: * Trước thường chỉ theo một cánh: Kể chuyện Đàm thoại Rút ra bài học đạo đức. * Nay rất linh động, bắt đầu bằng rất nhiều hình thức: Tình huống, kể chuyện, sự kiện, thông tin, tranh ảnh, trò chơi, động não… 4. Lưu ý rằng mỗi hình thức, phương pháp dạy học đều có mặt ưu điểm và mặt hạn chế. Cần sử dụng phối hợp, linh hoạt tất cả các hình thức, phương pháp, cốt sao đạt hiệu quả tốt. IV- Phương pháp dạy môn Đạo Đức: 1/ Quan triệt quan điểm ( nguyên tắc): 1.1- Tiếp cận từ quyền đến bổn phận là xuất phát từ nhu cầu lợi ích của HS, phát huy được tính chủ động, tích cực. Tránh áp đặt “ Em phải, phải…” 1.2- Quán triệt nguyên tắc: Thầy tổ chức, hướng dẫn- Trò hoạt động để tự trải nghiệm, lĩnh hội những giá trị đạo đức… 1.2- Tôn trọng nhân cách HS, tính hồn nhiên, tự nhiên của trẻ.

Ngày đăng: 14/07/2014, 09:01

Xem thêm: Chuyen de Dao duc lop2

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w