Năm 12 tuổi, Lê Anh Xuân đi theo kháng chiến, vừa học văn hóa, vừa tập việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng, thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.. Năm 1954, Lê Anh Xuân theo gia đình tập
Trang 1Nhà Thơ Lê Anh Xuân
Nguồn: Phan Thanh Việt
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại thị xã Bến Tre Quê nội anh là Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Thân sinh là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học có uy tín Lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước có truyền thống văn học, Lê Anh Xuân sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ Năm 12 tuổi, Lê Anh Xuân đi theo kháng chiến, vừa học văn hóa, vừa tập việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng, thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu
Năm 1954, Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Những năm tháng học tập ở miền Bắc, tâm hồn và kiến thức của anh ngày càng được bồi đắp
phong phú thêm Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân, viết
trong dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình độc giả và được giải
nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn Nghệ.
Tốt nghiệp Đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng anh đã từ chối, chọn lựa con đường trở về quê hương chiến đấu Cuối năm 1964, cùng với bạn bè đồng chí, Lê Anh Xuân đã vượt Trường Sơn về Nam, khi cuộc chiến đấu đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất Anh công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn TƯCMN, sau đó công tác ở Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Trong suốt thời gian này, Lê Anh Xuân đã sống và làm việc như một người chiến sĩ – nghệ sĩ chân chính Anh tham gia viết ký về các anh hùng trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ I, tình nguyện đi đến những nơi ác liệt nhất Khi về công tác ở Bến Tre, anh tham gia tất cả những công việc gian khó như một cán bộ ở địa phương: làm công tác tuyên truyền, phá đường, sáng tác thơ, cùng bộ đội, du kích chống càn ở Mỏ Cày v.v…
Từ cuộc sống gian khổ mà hào hùng ấy, anh đã gởi đến bạn đọc nhiều bài thơ mới với bút
danh Lê Anh Xuân: Không đâu như ở miền Nam, Dừa ơi, Về Bến Tre, Trở về quê nội…
Trang 2Bên cạnh lòng yêu văn chương, Lê Anh Xuân còn làm việc với một ý thức công dân tích cực Ngoài việc làm thơ, viết trường ca, anh còn viết cả văn xuôi Truyện ký về anh hùng Nguyễn Văn
Tư của anh đã được đăng trên báo Văn Nghệ năm 1965 với cái tên Giữ đất Trường ca Nguyễn
Văn Trỗi gần 1.500 câu thơ lục bát là một đóng góp kịp thời của anh.
Tiếng gà gáy, tập thơ đầu tay, tập hợp những bài viết của Lê Anh Xuân trong 10 năm sống ở
miền Bắc, ra đời năm 1965, khẳng định vị trí của anh Lê Anh Xuân trong đội ngũ sáng tác trẻ thời
chống Mỹ Hoa dừa là tập thơ thứ hai của anh gồm những bài thơ sáng tác trong những năm ở
chiến trường miền Nam cho đến khi hy sinh Năm 1966, anh được vinh dự đứng vào hàng ngũ ĐCSVN
Những chiến thắng và khí thế tiến công của chiến dịch xuân Mậu Thân (1968) đã dội vào thơ
anh những âm hưởng hùng tráng: Mùa xuân Sài Gòn, mùa xuân chiến thắng Dựng lại hình ảnh
của những anh hùng, Lê Anh Xuân thường có ý thức phát hiện và khái quát những phẩm chất
cao đẹp của dân tộc Bài thơ Dáng đứng Việt Nam được viết trong cảm hứng ấy và cũng là tác
phẩm cuối cùng mà anh đã để lại cho chúng ta
Lê Anh Xuân tham gia đợt 2 Tổng công kích Mậu Thân cùng một số văn nghệ sĩ khác Trên đường tiến vào Sài Gòn, ngày 21-5-1968, đến ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, anh hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ
Từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa, từ truyện ký Giữ đất đến Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, cảm hứng
chủ đạo của Lê Anh Xuân vẫn là tình yêu quê hương đất nước quyện chặt với tình yêu nhân dân
và lý tưởng cách mạng Đặc biệt, hình ảnh quê hương Bến Tre đã chiếm một vị trí quan trọng trong thơ anh và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc