1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHÀ THƠ TỐ HỮU

5 1,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

Tố Hữu , tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng Việt Nam. Tiểu sử Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1] Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky . qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; • Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; • Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư; • Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108. Quan điểm chính trị • Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958) với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này [1] . • Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác) [cần dẫn nguồn] . • Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn). Đóng góp văn học Các tác phẩm • Từ ấy (1946) • Việt Bắc (1954) • Gió lộng (1961) • Ra trận (1962-1971) • Máu và Hoa (1977) • Một tiếng đờn (1992) • Ta với ta (1999) • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973) • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981) Một số bài thơ tiêu biểu: • Bác ơi • Bài ca xuân 1961 • Bài ca quê hương • Bầm ơi! • Có thể nào yên? • Đi đi em! • Đời đời nhớ Ông • Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998) • Em ơi . Ba Lan • Gặp anh Hồ Giáo • Hai đứa trẻ • Hồ Chí Minh • Hãy nhớ lấy lời tôi • Hoa tím • Hoan hô chiến sĩ Điện Biên • Kính gửi cụ Nguyễn Du • Khi con tu hú • Lạ chưa • Lượm • Mẹ Suốt • Mồ côi • Một tiếng đờn • Mưa rơi • Sáng tháng Năm • Ta đi tới • Từ ấy • Tâm tư trong tù • Tương tri • Theo chân Bác • Tiếng chổi tre • Tiếng hát sông Hương • Tiếng ru • Vườn nhà • Việt Bắc (thơ, 1954) • Việt Nam máu và hoa • Xuân đang ở đâu . • Xuân đấy Giải thưởng • Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc) • Giải thưởng văn học ASEAN (1996) • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt 1, 1996) Phong cách nghệ thuật Về nội dung Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc • Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung: - Hồn thơ Tố Hữu luôn hường đến cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và của Cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. Vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn. [2] - Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, đồng bào đồng chí, [2] • Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi: - Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc → cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng. [2] - Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc: anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân, [2] • Tất cả những điều trên thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành: - Nhiều vấn đề chính trị kho khan được diễn tả bằng tình cảm của muôn đời: tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu đôi lứa → giọng điệu của tình thương mến. [2] - Đặc biệt: tác giả rung động trước đời sống cách mạng trong kháng chiến → hướng về đồng chí, đồng bào mà trò chuyện tâm tình, nhắn nhủ. Những lời tâm tình đó có cội nguồn từ chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu [2] Về nghệ thuật Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà [2] • Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, điễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau [2] • Về ngôn ngữ: ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, thô Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ [2] Sự kiện rắc rối sau khi ông mất Bài phỏng vấn Tố Hữu với tựa đề: "Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng" của Nhật Hoa Khanh được công bố sau khi ông mất đã gặp phải sự phản kháng từ gia đình ông. Vào tháng 4 năm 2004, tài liệu này bắt đầu được phổ biến trong giới văn nghệ, báo chí tại Việt Nam. Vào tháng 5 năm 2004, báo Quân Đội Nhân Dân trích đăng 3 kì từ tài liệu này với nhan đề "Tố Hữu" và "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", (kì số 3 vào ngày 7 tháng 5 năm 2004). Ngoài ra bài này cũng được đăng thành nhiều phần nhỏ trong các báo khác như Nhân Dân, Tiền Phong Chủ Nhật, Người Hà Nội . Nội dung bài phỏng vấn có nhắc tới các sự kiện văn hóa trước đây như Nhân văn-Giai phẩm và các nhà văn nạn nhân ., ông Tố Hữu có những lời ca ngợi các người này. Bài phỏng vấn được thực hiện năm 1997, nhưng đến khi phổ biến thì bị bà Vũ Thị Thanh, vợ của Tố Hữu, phủ nhận và cho đó là những tài liệu giả mạo "pha chế nhiều ý kiến riêng, mượn danh Tố Hữu, biến Tố Hữu thành người phát ngôn cho ý mình”. Bà yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra làm rõ sự giả mạo của tài liệu này, nhưng ông Nhật Hoa Khanh nói có đầy đủ băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện của ông với Tố Hữu. Thực hay giả, đúng hay sai, nhưng thực tế nó đã được các tờ báo chính thống ở Việt Nam phổ biến. Sau đó sự kiện này không được các cơ quan báo chí, văn nghệ nhắc tới nữa [3] . . chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu [2] Về nghệ thuật Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà [2] • Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những. dung Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc • Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung: - Hồn thơ Tố Hữu luôn

Ngày đăng: 26/08/2013, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w