Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu Viết về lãnh tụ là một điều không dễ và để viết cho hay bằng một ngôn ngữ thơ ca thì lại càng khó hơn. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Hồ Chí Minh như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông… và có thể nói đấy là những tiếng nói mới mẻ và gây nhiều xúc động. Trong số ấy, nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu, ông viết về Bác Hồ thành công hơn cả, tiếng nói thơ ca cách mạng mang nặng dấu ấn về Người. Ông viết về Hồ Chí Minh dung dị, mộc mạc, hiền hậu nhưng to lớn, vĩ đại như chính cuộc đời Người vậy. Từ bài thơ "Sáng tháng Năm", nhà thơ đã nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung, thanh thản trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bĩ đậm đà Bác Hồ gẫn gũi như một người cha, người anh: Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng Dường như khoảng cách của một vị lãnh tụ đối với một người dân đã không còn nữa, mà đấy là tình cảm ân tình của cha- con, cũng vì thế mà hình tượng của Người càng vĩ đại: Bác Hồ đó, lớn mênh mông Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non Bác Hồ cha của chúng con Hồn của muôn hồn Tố Hữu như thấu hiểu từng nghĩ suy, hành động của Người: Con nghe Bác tưởng như lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau Phải là người có tình cảm thành kính và sâu sắc thì Tố Hữu mới nói những lời gan ruột như thế, cách xưng hô rất ân cần, quen thân, gần gũi: Cho con được ôm hôn má Bác Cho con hôn mái đầu tóc bạc Hôn chòm râu mát rượi hòa bình Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ dung dị như thế: Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.. … Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn Thong dong chiếc gậy gác bên bàn Còn đôi dép cũ, mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Theo chân Bác) Có lẽ trong thơ ca cách mạng Việt Nam, chưa có ai như Tố Hữu đã phát hiện một nét độc đáo của dân tộc ta, đó là đức hy sinh Việt Nam, tình thương Việt Nam, tình nghĩa Việt Nam mà Bác là hình ảnh tuyệt vời. Tình thường của Người bao la như trời biển: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già… … Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa.. Ngôn từ trong những bài thơ viết về Người cứ tự nó tuôn chảy từ mạch nguồn của trái tim thành kính và biết ơn, nó không cầu kì, hoa mỹ và rất đỗi mộc mạc, thanh cao: Ô vẫn còn đây của các em Chồng thư mới mở Bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm (Thăm cõi Bác xưa) Một lần, nhà thơ Tố Hữu trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ, ông nói: "Tôi thấy hình như thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước tất cả cái gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất". Vâng, tiếng nói của tâm hồn ấy đã cho chúng ta hình dung một cách khá trọn vẹn về hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. (Lời bình của Vân Khánh, báo TTHuế 3/9/2002)
Trang 1Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu
Viết về lãnh tụ là một điều không dễ và để viết cho hay bằng một ngôn ngữ thơ ca thì lại càng khó hơn Đã có rất nhiều nhà thơ viết về Hồ Chí Minh như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông… và có thể nói đấy là những tiếng nói mới mẻ và gây nhiều xúc động
Trong số ấy, nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu, ông viết về Bác Hồ thành công hơn cả, tiếng nói thơ ca cách mạng mang nặng dấu ấn về Người Ông viết về Hồ Chí Minh dung dị, mộc mạc, hiền hậu nhưng to lớn, vĩ đại như chính cuộc đời Người vậy Từ bài thơ "Sáng tháng Năm", nhà thơ đã nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung, thanh thản trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bĩ đậm đà
Bác Hồ gẫn gũi như một người cha, người anh:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Dường như khoảng cách của một vị lãnh tụ đối với một người dân đã không còn nữa, mà đấy là tình cảm ân tình của cha- con, cũng vì thế mà hình tượng của Người càng vĩ đại:
Bác Hồ đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Tố Hữu như thấu hiểu từng nghĩ suy, hành động của Người:
Con nghe Bác tưởng như lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau
Phải là người có tình cảm thành kính và sâu sắc thì Tố Hữu mới nói những lời gan ruột như thế, cách xưng hô rất ân cần, quen thân, gần gũi:
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình
Không phải ngẫu nhiên mà nếp sống đời thường giản dị của Người lại đi vào trong thơ dung dị như thế:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
… Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Trang 2Bác vẫn thường đi giữa thế gian
(Theo chân Bác)
Có lẽ trong thơ ca cách mạng Việt Nam, chưa có ai như Tố Hữu đã phát hiện một nét độc đáo của dân tộc ta, đó là đức hy sinh Việt Nam, tình thương Việt Nam, tình nghĩa Việt Nam mà Bác là hình ảnh tuyệt vời Tình thường của Người bao la như trời biển:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già…
… Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa
Ngôn từ trong những bài thơ viết về Người cứ tự nó tuôn chảy từ mạch nguồn của trái tim thành kính
và biết ơn, nó không cầu kì, hoa mỹ và rất đỗi mộc mạc, thanh cao:
Ô vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm
(Thăm cõi Bác xưa)
Một lần, nhà thơ Tố Hữu trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ, ông nói: "Tôi thấy hình như thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước tất cả cái gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất"
Vâng, tiếng nói của tâm hồn ấy đã cho chúng ta hình dung một cách khá trọn vẹn về hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
(Lời bình của Vân Khánh, báo TTHuế 3/9/2002)