19
Điểm mạnh
- Là một thương hiệu lâu đời, có được sư tin tưởng của người dùng - Chiếm thị phần cao nhất ở ngành
hàng bán lẻ điện thoại (45%) và điện máy (35%)
- Có chuỗi hệ thống siêu thị, cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc, các website bán hàng trực tiếp uy tín, chuyên nghiệp
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng luôn được đánh giá cao
- Giá cả phải chăng
- Hệ thống bảo hành chuyên nghiệp cho những sản phẩm mà hãng bán - Khả năng truyền thông, marketing
hiệu quả hơn so với các đối thủ - Sở hữu các chuỗi hệ thống cửa hàng
đã nổi tiếng và có tiềm năng gồm:
Điểm yếu
- Chuỗi Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động phải tạm đóng hơn 600 cửa hàng trong nửa đầu tháng 4 và duy trì việc đóng hơn 300 cửa hàng từ ngày 16 đến 25-4 để phối hợp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
- Thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh mạnh mẽ
- Bách Hóa Xanh, mới chỉ vừa hết lỗ hòa vốn vào quý IV.2018. Còn phải trực tiếp đấu cùng các ông lớn lâu năm cùng ngành như SatraFood, CoopFood, Vinmart+,….
- Áp lực từ mặt bằng, nguồn nhân lực ở các cửa hàng tạm đóng cửa vì dịch.
Thế Giới Di Động, Bách Hóa Xanh, Điện Máy Xanh
- Các Website của Thế Giới Di Động đang chiếm ưu thế về số lượt truy cập
thu thuần hợp nhất của MWG đạt 37.187 tỉ đồng (tăng 9%), lợi nhuận sau thuế đạt 1.341 tỉ đồng (giảm 6%) so với cùng kỳ năm 2019.
Cơ hội
- Thị trường bán lẻ được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại sau dịch. - Tập trung vào chuỗi Bách Hóa
Xanh vì thực phẩm, tiêu dùng là mặt hàng thiết yếu của cuộc sống.
- Phát triển Bách Hóa Xanh dưới hình thức mua sắm trực tuyến
Thách thức
- Gặp phải những đối thủ mạnh ở mảng thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada
- Mua sắm trực tuyến mặt hàng thực phẩm tiêu dùng đã được Co.op Mart, BigC áp dụng từ lâu và có được sự tn tưởng từ khách hàng
IV. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG DỊCH COVID-19
Do ảnh hưởng dịch bệnh, tổng lượng cầu của xã hội sụt giảm, thị trường tiêu dùng bán lẻ có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang hướng thương mại điện tử. Sau khi phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức được tóm tắt qua ma trận SWOT, Thế Giới Di Động đã lên kịch bản ứng phó dịch Covid-19 với mục tiêu chiến lược là đảm bảo tổng doanh thu bằng việc tăng cường đẩy mạnh các kênh mua sắm trực tuyến, kiểm soát chặt chẽ chi phí và triển khai các chương trình đẩy mạnh bán hàng sau khi hết dịch với mục tiêu 50% thị phần điện thoại và 45% thị phần điện máy cuối 2020.
1.Chiến lược kinh doanh của Thế Giới Di Động
Với cấp độ 1, tức Nhà nước không yêu cầu đóng cửa hàng, MWG sẽ thực hiện
theo yêu cầu của chính quyền địa phương và giới hạn số khách, yêu cầu mang khẩu trang khi vào cửa hàng.
Công ty cũng triển khai hình thức bán hàng mới (take-away/home delivery), đồng thời công bố số điện thoại quản lý siêu thị để giao hàng đến tận nhà hoặc phục vụ khách hàng bên ngoài cửa hàng. Công ty cũng điều chỉnh giờ công nhân viên siêu thị Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) theo doanh thu thực tế.
Với cấp độ 2, tức Nhà nước yêu cầu đóng cửa nhưng cho phép người dân di
chuyển, công ty sẽ cập nhật các cửa hàng đang mở trên website. Với các cửa hàng đóng cửa, hoạt động bán hàng vẫn diễn ra dưới hình thức tổng đài call- center và website cho kênh online; hoặc gọi trực tiếp cho quản lý cửa hàng để được phục vụ ngay.
Trong trường hợp này, MWG sẽ giảm nhân viên tại cửa hàng và luân chuyển tạm thời sang chuỗi Bách Hóa Xanh hoặc các trung tâm phân phối. Ngoài kênh Bách Hóa Xanh Online, công ty sẽ triển khai thêm dịch vụ “đi chợ thay khách hàng”, bao gồm cả thực phẩm tươi sống.
Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài nói rằng Đi chợ thay là một ứng dụng nhận giao hàng nội bộ cho phép nhân viên Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh nhận đơn đặt hàng Bách Hóa Xanh, đến cửa hàng lấy sản phẩm và đi giao tận nhà cho khách hàng. Mô hình này có thời gian giao hàng nhanh hơn và hàng hóa sẽ được lấy từ các cửa hàng gần nhất thay vì lấy ở trung tâm phân phối như mô hình Bách Hóa Xanh Online. Các nhân viên này sẽ nhận được phí dịch vụ 30.000 đồng/đơn hàng.
Với cấp độ 3, tức Nhà nước yêu cầu đóng cửa hàng và hạn chế người dân di
chuyển, công ty cho biết vẫn phục vụ khách hàng qua tổng đài và website – giao hàng ngay khi Nhà Nước cho phép di chuyển.
Trường hợp này buộc công ty điều chuyển nhân viên siêu thị Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh chuyển sang làm việc cho Bách Hóa Xanh hoặc nghỉ chờ việc theo chính sách công ty. Các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh
cũng có thể tận dụng tạm thời làm trung tâm phân phối/cửa hàng để lưu trữ hàng cho Bách Hóa Xanh. Triển khai thêm các lựa chọn, mặt hàng cho ứng dụng đi chợ thay…
2.Về tài chính, nhân sự
Trong diễn biến khó lương của Covid-19, lãnh đạo MWG đã tạm hoãn các kế hoạch mở mới chuỗi, còn chuỗi Bách Hóa Xanh được mở lặng lẽ hơn. Thay vì mở rộng, MWG có kế hoạch kiểm soát chi phí chặt hơn trong giai đoạn tới:
Quyết định đàm phán với các chủ nhà để giảm giá thuê 50% hoặc miễn phí thuê trong thời gian phải đóng cửa theo yêu cầu của Nhà nước. Với các đối tác quá cứng nhắc, công ty xem xét khả năng chuyển sang địa điểm gần đó với chi phí hợp lý hơn.
Về nhân sự, công ty sẽ linh hoạt luân chuyển nguồn lực giữa các chuỗi, giữa các bộ phận; hạn chế tuyển dụng mới; xin giãn các khoản phí liên quan đến người lao động; điều chỉnh giờ nhân viên tại cửa hàng… Công ty cũng tiết chế các hoạt động marketing, các chi phí tiện ích tại cửa hàng và văn phòng.
Ông Nguyễn Đức Tài thừa nhận rằng thu nhập nhân viên trong giai đoạn này nhìn chung có sự sụt giảm, nhưng công ty không có chủ trương cho nhân viên nghỉ việc. Ông khẳng định đây là nguồn nhân lực quý giá vì đã tiêu tốn nhiều công sức để sàn lọc và đào tạo về văn hóa, đây cũng là nguồn lực rất quan trọng cho công ty để phát triển mạnh sau mùa dịch.