III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
2. Môi trường bên ngoài
2.1. Bối cảnh kinh tế nước ta 4 tháng đầu năm 2020
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam trong tháng 4/2020, khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh nhằm giãn cách xã hội trong vòng 3 tuần lễ của tháng 4/2020. Một số ảnh hưởng chung như sau:
CPI tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước, tuy nhiên, CPI bình quân 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 4,9% - mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 2,96% so với bình quân cùng kỳ. Hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa. 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 4,3% (riêng tháng 4 giảm 26%). Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 4/2020 tăng 0,8%, mức tăng thấp nhất so giai đoạn 2016-2020. Vốn FDI thực hiện 4 tháng giảm 9,6%. Duy nhất có một điểm sáng là vốn đầu tư thực hiện 4 tháng từ NSNN tăng 12,9%.
Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%
Thủ tướng xác định 5 mũi giáp công để tái khởi động nền kinh tế trong lúc này là: Tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân; tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); tăng cường xuất
khẩu; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa.
2.2.Tình hình ngành bán lẻ điện tử, tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2020
Dịch COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Bán lẻ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, chủ yếu do tổng cầu giảm. Tuy nhiên, có điểm tích cực là thay vì đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng sử dụng thương mại điện tử do ưu điểm không phải đến nơi đông người, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi. Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, lần đầu tiên lượng đi mua sắm tại siêu thị và chợ của người dân thành thị giảm đến 50%, ngược lại lượt tham gia mua sắm trực tuyến bất ngờ tăng 25%. Số lượng giao dịch thông qua các trang thương mại điện tử tăng vọt. Các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, Lazada, Shopee ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần.
Cơ cấu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng mua sắm hàng hóa thiết yếu (thực phẩm, lương thực), dược phẩm (thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe), các dịch vụ giải trí tại nhà (truyền hình số, game online...). Về tổng thể, doanh thu bán lẻ tăng nhẹ 4,7 % (tăng 1,6 % nếu loại trừ yếu tố giá, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,3 % trong quý 1/2019 ). Chính vì vậy , cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ giảm rất mạnh (-41 % ) so với đầu năm và số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ tạm ngừng hoạt động tăng 21% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
2.3. Các đối thủ cạnh tranh
Theo iPrice, lượt truy cập các trang thương mại điển ở Việt Nam trong quý I/2020, lượt truy cập trang www.thegioididong.com.vn xếp thứ hai sau Shopee, Điện Máy Xanh xếp thứ 6 và Bách Hóa Xanh xếp thứ 11. Thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Trong thời gian dịch bùng phát, do chính sách giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc nên thương mại điện tử là mảng kinh doanh chủ yếu của MWG, cũng tại mảng này, MWG gặp phải những đối thủ mạnh như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada, nếu chỉ xét về ngành hàng điện tử, điện máy thì MWG vẫn đang chiếm ưu thế.