III. Thực trạng về động cơ áp dụng ISO 9001 của doanh nghiệp ở Đà Nẵng
1. Việc áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính Nhà nước
Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (gọi tắt là HTQLCL) trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành cũng như xử lý hồ sơ, công việc của tổ chức, công dân, ,... là một trong những giải pháp thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các cơ quan trên địa bàn Đà Nẵng.
Việc áp dụng TCVN ISO 9001:2008 đã góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo số liệu từ Sở Khoa học và Công nghệ, đến hết tháng 6-2017, trên địa bàn thành phố đã có 76 đơn vị hành chính Nhà nước hoàn thành việc xây dựng và áp dụng HTQLCL. Trong đó, 36/56 UBND cấp xã, phường đã hoàn thành việc xây dựng, áp dụng và công bố HTQLCL, 17 đơn vị đang triển khai thực hiện. Với tiến độ như hiện nay, đến cuối năm 2017 sẽ có 94% cơ quan hành chính cấp xã, phường được áp dụng TCVN ISO 9001:2008.
Đối với việc áp dụng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theoTCVN ISO 9001:2008 trong việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo tại Đại học Đà Nẵng.
Hệ thống quản lý chất lượng Nhà nước bao gồm các yếu tố khác nhau: ISO, hệ thống kiểm định lượng ( chương trình, nhà trường), các yếu tố này bổ sung hỗ trợ nhau trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng đồng bộ.
NHÓM 3 27 ISO 9001:2008 không hạn chế trong bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào và được áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Chính vì vậy đạt được tiêu chuẩn ISO trong ngành giáo dục không có nghĩa là “ chất lượng cao” mà có nghĩa ;à các trường đang “ cố gắng hoàn thiện về chất lượng” của mình thông qua việc cải tiến liên tục. Theo Deming nhận xét “ chất lượng tốt không nhất thiết là chất lượng cao mà là sự đồng đều và đáng tin cậy ở một mức giá trị thấp nhất để thị trường có thể chấp nhận được.
Quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001-2008 đã góp phần nâng cao năng lực, kĩ năng và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thể hiện thái độ đúng mực trao giao tiếp trao đổi công tác, đặc biệt là thái độ sẵn sàng tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ, sự việc thuộc thẩm quyền và đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý hành chính và hài lòng đối với khách hàng.
Các quy trình giải quyết công việc được cụ thể hóa một cách đơn giản, rõ ràng, thống nhất, công khai và đúng luật pháp, tạo điều kiện cho mọi khách hàng dễ dàng tiếp cận với các thủ tục cần thiết, đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo theo dõi và kiểm soát hệ thống công việc cấp dưới một cách nhanh chóng và chính xác.
Công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu đi vào nề nếp, tạo điều kiện trong việc tìm kiếm nhanh chóng và chính xác.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 góp phần xây dựng lề lối làm việc theo phong cách chuyên nghiệp trong đội ngũ CBB, CNV phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm và phối hợp đồng bộ để tránh bị động chung.
Những tồn tại: Còn lúng túng và chưa hình dung hết các công việc, nhiều tài liệu ban hành còn mang tính hình thức chưa sát với thực tế công việc nên chỉnh sữa, bổ sung thậm chí bãi bỏ, phải ban hành mới nhều lần
NHÓM 3 28 Một bộ phận cán bộ chủ chốt và Cán bộ, Công nhân viêncủa một số đơn vị tham gia các khóa đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng, về đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 chưa đầy đủ do đó ảnh hưởng rất lớn trong việc áp dụng và duy trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại đơn vị đó.
Một số cán bộ công chức chưa quen với hệ thống quản lý chất lượng, nhân thức chưa cao và cảm thấy gò bó khi thực hiện công việc theo các quy trình, thủ tục, quy định. Đây là quá trình thay đổi tạo văn hóa trong công việc quản lý nhà nước do vậy cần có thời gian thích nghi và phải thường xuyên đào tạo