1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa

24 1,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 234,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường đại học Sư phạm Hà Nội II ************** PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP QUA MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS (BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC) Giáo viên hướng dẫn: VŨ THỊ CHIÊN Giáo sinh thực hiện: TRẦN VĂN NỘI Lớp: Đại học hóa K6 Khoa: Hóa học Thực hiện tại trường: THCS Phượng Mao - Quế Võ - Bắc Ninh Bắc Ninh, tháng 10 năm 2009 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Hứng thú là một vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nhưng vẫn luôn có sức hấp dẫn người nghiên cứu ,vì nó là một trong những động lực quan trọng của hoạt động học tập của con người . - Thật vậy ,hứng thú có vai trò to lớn đối với hoạt động nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng .Vậy để dẫn đến kết quả của bất kì trong việc gì , chỉ có ý chí và nghò lực không chưa đủ mà cần có cả sự hứng thú.Hứng thú là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động của con người ,thôi thúc con người tìm mọi cách khắc phục trở ngại để đạt được mục đích đã đònh . - Một người dù có đầu óc thông minh đến đâu ,dù có nghò lực phi thường đến mấy nếu không có sự say mê hứng thú đối với công việc của mình thì không thể tìm thấy được niềm vui trong hoạt động ấy và dó nhiên họ sẽ không đạt kết quả cao. Cũng giống như học sinh khi học môn Hoá Học mà không có sự hứng thú thì tất nhiên kết quả đạt được sẽ không cao.  Vậy khi có hứng thú học tập người học sẽ hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào đối tượng nhận thức ,từ đó làm cho người học trở nên nhạy bén và chính xác hơn ,có thái độ tích cực ,ý tưởng tượng phong phú … và người học trở nên tích cực sáng tạo trong hoạt động học tập của mình .Đồng thời nhân cách người học trở nên phát triển hoàn thiện hơn .  Đặc biệt trong nhà trường hiện nay đa số các em còn mang tâm lý nặng nề mỗi khi đến lớp ,mỗi một tiết học trôi qua như là sự bắt buộc chú hầu như các em chưa có sự hứng thú thực sự .Hiện nay đất nước ngày càng phát triển và môn Hoá Học là một môn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và được áp dụng rộng rãi vậy để giúp học sinh hiểu được vấn đề đó thì người giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp thích hợp để truyền đạt vấn đề. Xong để làm được vấn đề đó thì người học sinh phải học mà việc học không phải là sự bắt buộc áp đặt … mà cần có niềm say mê và cả sự hứng thú ,điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả đào tạo của nhà trường và ảnh hưởng cả chất lượng giáo dục.  Vì vậy xuất phát từ những lí do trên Tôi quyết đònh chọn đề tài “Phương pháp tạo hứng thú học tập qua môn Hoá Học ở trường THCS” .Với mong muốn giúp học sinh nhận thức được học môn Hoá Học không phải là sự bắt buộc ,mà phải có một nhận thức khác là học tập không phải là nỗi buồn mà nó là một “Niềm vui”. Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 2 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Giúp học sinh có nhận thức đúng về môn Hoá Học. -Và có niềm say mê học tập môn Hoá Học. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : - Tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với môn Hoá Học ở trường THCS - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh ,làm cho học sinh yêu mến môn Hoá Học hơn để môn Hoá Học không còn là một môn học khó mà là một môn học luôn được các em yêu quý. 4. ĐỐI TƯNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hứng thú học tập môn Hoá Học của học sinh khối 9 ở trường THCS Phượng Mao . 4.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THCS . 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Vì thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân nên phạm vi nghiên cứu chỉ là học sinh khối 9 ở trường THCS Phượng Mao gồm có tất cả 4 lớp . - Do điều kiện thực tế không cho phép và là trường nằm ở vùng sâu,vùng xa đa số các em là con của nông dân. - Trang thiết bò và cỏ sở vật chất còn hạn chế nên nên việc học tập còn gặp nhiều khó khăn và học sinh chưa thật sự có hứng thú đối với môn học còn mang tâm lí nặng nề khi học. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : - Phần lớn học sinh lớp 9 chưa thực sự có hứng thú tích cực đối với môn Hoá Học . - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó mà trong đó việc giảng dạy của giáo viên đóng vai trò đáng kể đối với hứng thú học tập bộ môn Hoá Học của học sinh khối 9 ở trường THCS . - Nếu giáo viên đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy thì sẽ khắc phục được thực trạng đó và làm cho học sinh yêu mến và hứng thú đối với môn Hoá Học hơn . 7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Vì thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân. Nên phạm vi nghiên cứu chỉ là học sinh lớp 9 ở trường THCS Minh Hoà gồm có tất cả 4 lớp . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 3 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập - Vì điều kiện thực tế không cho phép và thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát hiện ra một vài biểu hiện của hứng thú đối với môn Hoá Học . 8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : * Để tạo được sự hứng thú học tập của học sinh đối với môn hoá họccó rất nhiều phương pháp sau đây là một số phương pháp cụ thể như: 8.1Phương pháp sử dụng chữ thần. 8.2 Phương pháp đọc sách và tài liệu có liên quan đến môn hoá học. 8.3 Phương pháp trao đổi trò chuyện với các bạn bè đồng nghiệp để rút kinh nghiệm . 8.4 Phương pháp kể chuyện vui hoá học . 8.5 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan khi dạy mỗi bài có liên quan đến bài học: Như làm thí nghiệm.  CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lòch sử vấn đề: 1.2Cơ sở lí luận 1.2.1 Khái niệm hứng thú . - Thuật ngữ hứng thú được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống thực tiễn cũng như trong các ngành khoa học . Hứng thú là biểu tượng tâm lý khá phức tạp , cho nên khi nói về hứng thú làm nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau . Do đứng trên quan điểm khác nhau mà người ta nhìn nhận và đánh giá về hiện tượng tâm lý rất khác nhau . Vì vậy khó mà đưa ra một khái niệm chung nhất . 1.2.2 Một số quan điểm của các nhà tâm lý học về hứng thú . - Theo I.ph.Shec-Bac thì hứng thú là một thuộc tính bẩm sinh của con người .Hứng thú có nguồn gốc sinh vật ( N.Giêm xơ.S.Klaparet… ). - Còn Buhles đã coi hứng thú là nguồn gốc tinh thần của tính tích cực đổi mới tài liệu , hứng thú trình bày tài liệu khác nhau.  Tóm lại theo các nhà tâm lý thì hứng thú là thuộc tính có sẵn của con người , nó mang tính bẩm sinh , quá trình lớn lên của cá nhân cũng đồng thời là quá trình bộc lộ dần thiên hướng của họ . Quan điểm như vậy đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của giáo dục và hoạt động có ý thức của con người đối với sự phát triển hứng thú . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 4 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập  Bất kỳ một hứng thú nào cũng bao hàm khía cạnh nhận thức , bao hàm thái độ hứng thú cá nhân đối với một đối tượng ở một mức độ nào đấy và khi ta thích thú một sự vật nào đấy thì ta cần muốn hiểu biết nó kó hơn , sâu sắc hơn .Tuy nhiên không thể quy hứng thú về thái độ nhận thức được bởi vì ngoài hứng thú trực tiếp con người còn có hứng thú gián tiếp . Vậy nhờ có hứng thú mà mỗi cá nhân có thể vượt qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động để đạt được mục đích đề ra . 1.2.3 Các loại hứng thú . - Cũng như hoạt động muôn màu muôn vẻ của con người . Hứng thú cũng rất đa dạng và phong phú , dựa trên những căn cứ khác nhau người ta chia ra hứng thú thành nhiều loại tương ứng . 1.2.3.1 Căn cứ vào nội dung đối tượng của hứng thú và nội dung hoạt động của hứng thú ta có thể chia hứng thú thành các loại như sau : - Hứng thú vật chất : là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng muốn có ăn , có mặc , thích ……. - Hứng thú nhận thức : là loại hứng thú ta có thể hiểu dưới hình thức hứng thú học tập , hứng thú khoa học và có tính chất chuyên môn . + Hứng thú môn Toán + Hứng thú môn Lý + Hứng thú môn Hoá - Hứng thú lao động - nghề nghiệp là loại hứng thú đối với một ngành cụ thể. + Hứng thú sư phạm . + Hứng thú đối với công việc hành chánh ………. - Hứng thú xã hội – chính trò : là loại hứng thú với những tính chất nhất đònh của công tác xã hội , hứng thú đối với hoạt động chính trò , hứng thú đối với tin tức thời sự …… - Hứng thú nghệ thuật : là hứng thú đối với những cái đẹp .  Trong đó hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được hoặc một số lónh vực khoa học trong nhà trường và trong từng môn học đặc biệt là môn Hoá Học thì hứng thú có ý nghóa quan trọng giúp người học nhận thức về môn Hoá Học và từ đó càng yêu mến môn Hoá Học và vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày . 1.2.3.2 Đặc điểm của hứng thú nhận thức . - Hứng thú nhận thức là một dạng đặc biệt của hứng thú nói chung nên có đầy đủ đặc điểm của hứng thú . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 5 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập - Trong nhà trường đối tượng của hứng thú nhận thức của người học trò là nội dung của môn học mà việc tiếp thu những nội dung đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của học tập . Từ đó có thể suy ra rằng , không chỉ có những kiến thức mà người học tiếp thu thuộc phạm vi hứng thú nhận thức mà còn cả quá trình học tập nói chung . Quá trình này cho phép tiếp thu được những phương pháp nhận thức cần thiết đồng thời nó cũng làm cho người học tiến bộ không ngừng . - Một đặc điểm nữa của hứng thú là nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực tìm tòi sáng tạo mà không đòi hỏi sự đònh hướng vào cái mới , cái bất ngờ vào trung tâm của hứng thú . * Như vậy hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng có ý nghóa quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người . Đặc biệt là sự phát triển nhân cách của người học sinh và hứng thú sẽ làm tăng thêm sức lực làm việc của con người , mang lại niềm vui , sự say mê hoạt động và làm tăng hiệu quả của hoạt động . Hứng thú phát triển một cách sâu sắc đến mức biến thành nhu cầu gay gắt khi đó cá nhân thấy phải hành động để thoả mãn nhu cầu đó , từ đó cá nhân sẽ tự giác bắt tay vào hành động.  Vậy hứng thú và nhận thức có liên quan mật thiết với nhau mỗi loại hứng thú bao hàm nhận thức ở một mức độ nào đó của cá nhân đối với đối tượng nếu có sự hứng thú tích cực thì sẽ đem lại hiệu quả cao.  CHƯƠNG II : NHỮNG NGUYÊN NHÂN TẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS 2.1 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của học sinh . - Hứng thú nhận thức thể hiện ở mức độ tư cách và năng lực của học sinh trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú nhận thức có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú của cá nhân . Nhưng ở đây sẽ phân tích các yếu tố đó thành 2 nhóm cơ bản sau : 2.1.1 Những nguyên nhân chủ quan (Bên trong ) -Trình độ phát triển của học sinh . + Mức độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú nhận thức. Đồng thời là một điều kiện quan trọng để bồi dưỡng hứng thú nhận thức . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 6 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập - Thái độ đúng đắn đối với đối tượng của hứng thú là điều kiện và là tiền đề quan trọng của sự hình thành hứng thú nhận thức , nó sẽ giúp cho sự duy trì và phát triển hứng thú nhận thức . - Các yếu tố chủ quan khác nhau : nhu cầu , tính ham hiểu biết , niềm vui nhận thức , sự nỗ lực ý chí , sự thành công trong học tập và năng lực của chủ thể …. 2.1.2 Những yếu tố bên ngoài chủ thể tác động vào chủ thể bằng nhiều con đường khác nhau : - Đặc điểm môn học : đó là nội dung tính chất cơ cấu môn học , sự sắp xếp chương trình môn học - Điều kiện vật chất cần thiết : Tài liệu , sách vở phục vụ cho môn học đồ dùng phương tiện …. - Hoàn cảnh môi trường học tập , môi trường gia đình . Thái độ của gia đình đối với môn học của con cái …. Môi trường xã hội , thái độ tình cảm bạn bè của tập thể đối với môn học , vò trí môn học trong xã hội , giá trò sâp5dụng môn học trong xã hội . - Bản thân thầy giáo : Trình độ chuyên môn , năng lực sư phạm nhiệt tình nghề nghiệp , hứng thú của người thầy đối với bộ môn .Lối truyền đạt kiến thức bộ môn …. * Tóm lại: hứng thú nhận thức nảy sinh và phát triển dưới sự ảnh hưởng qua lại của tổ hợp những yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, do vậy muốn hình thành sự phát triển hứng thú với môn Hoá Học cho học sinh thì phải chú ý đến cả yếu tố bên trong và bên ngoài như đã trình bày ở trên .  CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC 3.1 Phương pháp sử dụng chữ thần: - Nếu một bài giảng trên lớp đơn thuần chỉ được người giáo viên truyền đạt cho học sinh bằng những ngôn ngữ khoa học thì rất khô khan làm cho học sinh khó tiếp thu và khó nhớ . Do vậy giáo viên có thể cô đọng , mã hoá kiến thức bằng những câu văn ngắn từ đó sẽ tạo sự chú ý , hấp dẫn gây hứng thú học tập cho học sinh . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 7 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập - Việc sử dụng chữ thần có tác dụng : giúp hệ thống hoá kiến thức , ghi nhớ những vấn đề quan trọng ,tăng sự hấp dẫn của bài học . Đồng thời nó góp phần tạo nên sự thành công của giáo viên. - Khi bắt đầu học học Hoá Học 8 thì phần cơ bản mà ta cần phải nhớ đó là kí hiệu Hoá Học , hoá trò của các nguyên tố , dãy hoạt động hoá học của kim loại …. - Để thuộc hoá trò của các nguyên tố đây là một vấn đề không dễ nhất là đối với các em mới được làm quen với môn Hoá Học . Vì vậy để giúp học sinh nhớ hoá trò của các nguyên tố dễ dàng hơn . Giáo viên có thể giúp học sinh ghi nhớ bằng những câu văn dí dỏm , hài hước , sẽ tạo hứng thú cho các em khi học bài như : BÀI CA HOÁ TRỊ Kali , Iốt , Hi-đrô Natri với Bạc, Clo một loài Là hoá trò một em ơi Nhớ ghi cho kó khỏi hoài phân vân Magiê , kẽm với Thuỷ ngân Oxi , đồng , thiếc thêm phần bari Cuối cùng thêm chú can xi Hoá trò (II) đó có gì khó khăn Bác nhôm hoá trò (III ) lần Khắc sâu vào trí khi cần có ngay Sắt kia lắm lúc hay phiền ? II , III lên xuống nhớ liền nhau thôi. Ni tơ rắc rối nhất đời I , II , III, IV , khi thời lên V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm . Xuống II , lên VI khi nằm thứ IV Phốt pho nói đến không dư Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V Em ơi cố gắng học chăm Sao cho hoá trò cuối năm thuộc lòng - Đối với học sinh lớp 9 khi học tính chất hoá học của kim loại , các em khi viết phương trình phản ứng thể hiện tính chất thường lấy những kim loại mà có Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 8 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập thể không xảy ra phản ứng . Do đó khi học thuộc dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp các em cho ví dụ những kim loại sẽ làm cho phản ứng xảy ra . Giáo viên có thể đưa ra một câu thơ dí dỏm trong dãy hoạt động hoá học của kim loại để giúp học sinh thuộc một cách dễ dàng hơn . DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI . K ,Na , Mg , Al , Zn , Fe , Pb , H , Cu , Ag , Au . ( Khi ,nào, may, áo ,giáp, sắt , phải ,hỏi ,cửa , a,ù âu ) 3.2 Phương pháp đọc sách và tài liệu có liên quan đến đề tài: * Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến hứng thú , vai trò của hứng thú nhận thức , các giai đoạn hình thành và phát triển cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức học sinh được thể hiện qua các giáo trình , các báo cáo và qua các tạp chí . 3.3 Phương pháp dự giờ và trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp để học tập rút kinh nghiệm làm cho bài dạy đạt kết quả cao . 3.3.1 Phương pháp dự giờ đối với tiết dạy - Mục đích giúp bổ sung thêm một số dữ kiện nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài một cách tốt hơn trên cơ sở đó quan sát việc giảng dạy của giáo viên và quan hệ giữa giáo viên và học sinh thể hiện trong giờ học cũng như thái độ học tập của học sinh đối với mỗi tiết học . - Thực hiện : Dự một số giờ cùa các giáo viên khác để tìm hiểu khả năng học tập của học sinh . + Nếu các em có hứng thú với môn học sẽ biểu hiện : đi học đúng giờ , khi học chú ý nghe giảng , học bài , tích cực phát biểu ý kiến để xây dựng bài , từ đó làm cho tiết học tăng thêm phần sinh động . Làm cho các em có hứng thú đối với môn học . + Nếu các em không hứng thú đối với môn học sẽ biểu hiện : bỏ học , đến lớp không thuộc bài , trong giờ học hay nói chuyện , hoặc làm việc riêng , không chép bài đầy đủ , không chú ý nghe giảng … * Từ đó giáo viên sẽ tìm hiểu biện pháp tốt hơn để giúp học sinh có thái độ học tập và sẽ gây được hứng thú đối với bài học hơn . 3.3.2 Phương pháp trò chuyện bạn bè và học sinh - Mục đích : nhằm hiểu thêm về thực trạng hứng thú của học sinh đối với môn Hoá Học . Thông qua đó nhằm giúp việc nâng cao hứng thú đối với môn học cho học sinh . - Đối tượng trò chuyện : học sinh và giáo viên giảng dạy . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 9 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập - Yêu cầu : Khi trò chuyện thật tế nhò , gây được tình cảm với người trò chuyện phải nắm bắt được những biểu hiện thái độ của đối tượng đối với môn học thông qua nội dung câu trả lời , qua thái độ , diễn biến tâm lý qua quá trình trò chuyện . - Nội dung trò chuyện được thể hiện như sau : 1/ Theo các em học môn Hoá Học để làm gì ? A . Cung cấp kiến thức cho bản thân . B . Học để mà học . C . Giúp ích cho xã hội . 2/ Nguyên nhân nào gây cho các em hứng thú học tập môn Hoá Học A . Thích môn Hoá Học . B . Cha mẹ học sinh dạy Hoá Học C . Bộ môn Hoá dễ học . D . Có nhiều ứng dụng trong cuộc sống . 3/ Em cảm thấy khó khăn thuận lợi gì khi học môn Hoá Học ? - Khi trò chuyện cần nhanh chóng nắm bắt ghi lại những biểu hiện khác nhau của đối tượng . * Đối với học sinh đa số các em đều thừa nhận là đều có hứng thú đối với môn Hoá Học . * Đối với giáo viên : trò chuyện với từng giáo viên đang giảng dạy từ đó sẽ giúp tìm ra được những biện pháp tốt để tạo được hứng thú học tập của học sinh. 3.4 Phương pháp kể chuyện vui Hoá Học . * Kể chuyện vui là một nghệ thuật , kể chuyện sẽ đem lại niềm vui và cả sự hứng thú cho người nghe . Mỗi con người chúng ta không ít thì nhiều cũng đã từng được nghe những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn không thể quên được . - Như vậy trong giờ học giáo viên có thể cho học sinh những phút thư giãn sau những giờ học căng thẳng bằng cách là kể những câu chuyện về những nhà Hoá Học , hay những tin tức , những sự kiện mới lạ , hay là những ứng dụng Hoá Học trong đời sống hàng ngày mà ta có thể nhìn thấy . - Câu chuyện phải liên quan đến môn Hoá Học , có những ứng dụng trong cuộc sống , nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức . Bên cạnh đó lời kể của giáo viên cũng không kém phần quan trọng , câu chuyện có hấp dẫn hay không phần lớn phụ thuộc vào phần dẫn dắt của giáo viên từ đó mới gây được cảm xúc cho học sinh và kích thích sự hứng thú học tập của học sinh . Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 10 [...]... học của axit sunfuric GV : Làm thí nghiệm như sau : - Lấy 2 ống nghiệm cho vào một ít lá đồng nhỏ - Rót vào ống nghiệm 1 : 1ml H2SO4 đặc - Rót vào ống nghiệm 2 : 1ml H2SO4 loãng Sau đó đun nóng cả 2 ống nghòêm và gọi học sinh nhận xét hiện tượng xảy ra HS : Ống nghiệm 1 : + Có khí không màu mùi hắc thoát ra + Đồng bò tan tạo thành dung dòch màu xanh lam - ống nghiệm 2 : không có hiện tượng gì... Cacù nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp sản xuất 2.Chuẩn bò : -Hóa chất : dd H2SO4, H2SO4 dặc, quỳ tím, kẽm, dd Cu(OH)2, dd NaOH, CuO, -Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ 3.Tiến trình bài giảng : 3.1 n đònh 3.2 KTBC - Nêu tính chất hóa học chung của axit Viết PTPƯ thể hiện tính chất hóa học của axit Lấy H2SO4 viết PTPƯ 3.3 Bài mới : Nội dung Phương pháp I Tính chất... hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác , đã nung một hỗn hợp bột vôi với than trong một chén đậy kín , nhưng lần nào cũng thu được có tro , một khối màu xam xám Tin rằng hy vọng của mình không thực hiện được , Vô lơ ngừng thí nghiệm và ra lệnh vứt bỏ tro đã tập trung lại trong chậu Đêm trước đó trời mưa rất to , ngoài sân phòng thí nghiệm còn đọng lại những vũng nước Người phụ tá phòng thí nghiệm. .. thần 10 3.2 Phương pháp đọc sách và tài liệu có liên quan đến đề tài 3.3 Phương pháp dự giờ trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp 3.4 Phương pháp kể chuyện vui hoá học - 13 3.5 Phương pháp biểu diễn thí nghiệm - 18 Chương 4 : Soạn giáo án qua một bài học cụ thể -20 Kết luận 21 Tài liệu tham khảo ... nước bay hơi mù mòt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt nước đang sôi - Ngoài những bài thí nghiệm có thể tiến hành làm tại lớp ,để minh hoạ cho bài họcgiáo viên có thể tiến hành làm nghiệm những bài thí nghiệm vui Để nhằm làm tăng thêm sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó học sinh sẽ thêm yêu môn hoá học hơn đó là điều mà giáo viên cần phải thực hiện khi muốn tạo sự hứng thú học tập của học... dậy niềm sáng tạo của học sinh , kích thích tính tò mò của học sinh và tạo được sự “hứng thú “ học tập của học sinh thì đómới là một người thật sự  Người thực hiện : Trần Văn Nội Trang 23 Trường THCS Phượng Mao Phương Pháp tạo hứng thú học tập MỤC LỤC Mở đầu -2 Chương 1:Cở sở lí luận và thực tiển của đề tài nghiên cứu 5 1.1 Lòch sử vấn đề ... viên phải có khả năng sáng tạo,ngoài những thí nghiệm đã được thực hiện trong chương trình học để minh hoạ cho bài học trong chương trình ,người giáo viên muốn tạo sự hứng thú học tập của học sinh thì người giáo viên có thể sử dụng các thí nghiệm vui để nhằm kích thích óc tò mò, khả năng quan sát, đánh giá ở các em từ đó làm cho các em có niềm vui trong học tập,và thêm yêu mến môn học hơn Thực tế hiện... phương pháp biểu diễn thí nghiệm, vì do một phần điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa đủ nên việc sử dụng thí nghiệm còn hạn chế Mặt khác vì sợ không đủ thời gian sẽ làm cháy giáo án  Chính vì những lí do đó, mà tiết học trở nên khô khan và nhàm chán, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh tiếp thu bài kém và dễ chán nản  Vì vậy vấn đề quan trọng cần đặt ra... vấn đề quan trọng cần đặt ra là giáo viên phải sắp xếp bài giảng một cách hợp lí, phối hợp bài giảng với việc biểu diễn thí nghiệm, cần lựa chọn những thí nghiệm đơn giản, dễ làm ít gây nguy hiểm, độc hại và nhất là nên tiết kiệm được thời gian, gắn với bài học và mang tính chất sáng tạo, tạo điều kiện cho các em quan sát, giải thích và khám phá được sự diệu kí của hoá học, giúp học sinh ghi nhớ lâu... tác dụng rất lớn trong hoạt động học tập của học sinh ,làm cho việc học trở nên hấp dẫn lí thú kích thích tính tò mò và tư duy sáng tạo của học sinh * Có rất nhiều con đường để tạo hứng thú nhận thức cho học sinh nhưng trong đó người giáo viên với những kiến thức về chuyên môn, và thực tiễn phong phú của bản thân , với những kó năng sư phạm khéo léo , phẩm chất đạo đức tốt là một tấm gương để học sinh . trường và trong từng môn học đặc biệt là môn Hoá Học thì hứng thú có ý nghóa quan trọng giúp người học nhận thức về môn Hoá Học và từ đó càng yêu mến môn Hoá Học và vận dụng những kiến thức đó vào. thực trạng đó và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh ,làm cho học sinh yêu mến môn Hoá Học hơn để môn Hoá Học không còn là một môn học khó mà là một môn học luôn. Giúp học sinh có nhận thức đúng về môn Hoá Học. -Và có niềm say mê học tập môn Hoá Học. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : - Tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với môn Hoá Học ở trường THCS - Tìm

Ngày đăng: 13/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w