kinh tế ,chính trị , xã hội , văn hóa … Trong những học thuyết của chủ nghĩa tư sản đi vào Việt Nam có chủ nghĩa hiện sinh , những kẻ đi xâm lược đã gieo dắt tư tưởng hiện sinh vào trong
Trang 1Phân mở đầu
1.1.Lý do chon đề tài
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh”làm người ta khó hiểu ,dường như nó có một ý nghĩa đặc biệt một cái gì đó xa vời đối với họ Và tất cả mọi loại người đều được gọi là “những người theo thuyết hiện sinh”, từ những người dễ bị tổn thương và sùng đạo nhất đến những kẻ la cà ở các quán rượu và cà phê vỉa hè Vậy thì chủ nghĩa hiện sinh là gì? Ai là những triết gia hiện sinh hàng đầu? Loại
tư tưởng này có nguồn cội từ đâu? Tại sao nó lại có ở Việt Nam ? Đối tư tượng
mà chủ nghĩa hiện sinh đã và đang xâm nhập ở Việt Nam là đối tượng nào ?
nó còn làm cho con người mất hết niềm tin vào cuộc sống , phát triển cái “ tôi” bản ngã riêng của mỗi người bản tính ích kỷ của cá nhân , và con người tự do
“vô hạn” không có một kỷ cương nào trên đời nữa Hệ tư tưởng này thể hiện ra lối sống đó phá phách ,bạo lực hay đó là một cuộc nổi loạn
Hệ tưởng tư sản và chủ nghĩa tư sản đi theo bước chân của những kẻ đi xâm lược đã vào Việt Nam một cách tự do vào nó ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực
Trang 2kinh tế ,chính trị , xã hội , văn hóa … Trong những học thuyết của chủ nghĩa tư sản đi vào Việt Nam có chủ nghĩa hiện sinh , những kẻ đi xâm lược đã gieo dắt
tư tưởng hiện sinh vào trong đời sống nhân dân nhằm hủy hoại tư tưởng , làm cho nhân dân mất niềm tin vào cuộc sống , suy nghĩ về một cuộc sống nhàm chán , không còn hi vọng đấu tranh Và chủ nghĩa hiện sinh nó luôn xoay quanh chúng ta và và nó luôn tồn tại bên chúng ta nhưng kiến thức về chủ nghĩa hiện sinh hầu hết là không có
1.1.2 Về thực tiễn
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội , Đảng cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa , xây dựng cuộc sống mới Nhưng dù muốn hay không thì hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại rơi rớt trong xã hội Việt Nam , mà trọng tâm là
tư tưởng hiện sinh thể hiện qua lối sống của một số bộ phận thanh niên hiện nay đang là vẫn đề mà được toàn xã hội quan tâm nó, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt tương lai của đất nước Bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946” đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" Và Người căn dặn: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên"
Vì những vẫn đề về lý luận và thực tiễn như vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Chủ nghĩa hiện sinh – Những biểu hiện và giải pháp đấu tranh chống tư tưởng hiện sinh trong lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” Mong rằng có thể góp phần tìm cách giải quyết được những mặt tiêu cực trong lỗi sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu
Tiểu luận nhằm làm rõ về mặt lý luận tư tưởng chủ nghĩa hiện sinh và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, từ đó góp thêm một tiếng nói vào việc đánh giá đúng thực trạng và tìm giải pháp loại bỏ những hạn chế của tư tưởng hiện sinh trong đời sống thanh niên ở Việt Nam hiện nay
Trang 31.2.2 Nhiệm vụ
Nhằm làm rõ thêm về mặt lý thuyết và thực trạng của tư tưởng hiện sinh trong đời sống của thanh niên ở Việt Nam hiện nay , đồng thời phê phán lối sống của tư tưởng hiện sinh ở trong một số bộ phận thanh niên trong thời gian hiện nay
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
Do giới hạn của bản thân về hệ tư tưởng nên tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của hệ tư tưởng hiện sinh thể hiện qua lối sống của thanh niên ở Việt nam hiện nay
1.3.2 Phạm vi.
Tiểu luận không tham vọng rằng có thể đưa ra những giải pháp có thể loại
bỏ hoàn toàn nhưng góp một phần nào đó những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa hiện sinh Và phê phán tư tưởng hiện sinh trong đời sống thanh niên ở Việt Nam hiên nay
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết về đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: logic; phân tích ; tổng hợp ; bình luận ; và sử dụng các kiến thức của chính trị học-quản lý văn hóa tư tưởng ; phương pháp quan sát xã hội , phương pháp lịch sử
1.5 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được viết dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin ; tư tưởng Hồ Chí Minh , những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam , chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
1.6 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm có bốn phần cụ thể như sau :
- Phần một phần mở đầu
- Phần hai nội dung
- Phần ba kết luận
- Phần bốn phu lục
Trang 4Phần nội dung
2.1 Chủ nghĩa hiện sinh là gì ?
Chủ nghĩa hiện sinh (hay triết học tồn tại ) là một trong những trào lưu tư tưởng triết học phương tây hiện đại xem con người như là một bản thể độc đáo ,
có một không hai , có khả năng tự quyết định số phận của mình Chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài cho đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX Chủ nghĩa hiện sinh ra đời góp phần vào sự phát triển của triết học phương tây hiện đại và
hệ tưởng của chủ nghĩa tư sản Tư tưởng hiện sinh không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tinh thần ở châu Âu nơi nó ra đời mà nó còn có tầm ảnh hưởng trên cả thế giới , không chỉ lúc nó ra đời mà còn tận tới ngày nay
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, châu Âu bước vào tình trạng khủng hoảng về tất cả các mặt từ chính trị , xã hội , tư tưởng … Khoảng năm 1870, nước Đức thống nhất trở thành một quốc gia hùng mạnh ở châu Âu Tình trạng bất an ngày càng gia tăng với nguy cơ trả thù Đặc biệt là chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra làm hàng triệu người trở thành nạn nhân của “ trò chơi chiến tranh” của các tài phệt chủ nghĩa để quốc
Tinh thần của con người lúc này rơi vào tình trạng hoang mang đến tột độ Giờ đây nhân tính được thay bằng thú tính , cơ cấu xã hội bị đảo lộn lung lay đến tận gốc rễ , pháp luật chính trị trở thành trò chơi “ ảo thuật trong tay những người cầm quyền” , mọi luân lý bị xem thường , bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm xảy ra Con người trong giai đoạn này dường như mất hết niềm tin vào cuộc sống , nghi ngờ mọi giá trị , con người trở nên buồn chán , vô nghĩa phi
lý , và nhân cách bị tha hóa theo hoàn cảnh sống
Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh xảy ra liên miên nhưng khoa học kỷ thuật vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần vào việc tăng năng suất tạo ra nhiều của vật chất hơn Nhưng từ đó cũng là nguyên nhân làm cho con người thêm phần nghi ngờ tại sao khoa học kỷ thuật pháp triển làm ra nhiều của cải hơn vậy sao lại vẫn có chiến tranh, sao không mang
Trang 5lại cho nhân loại cuộc sống ấm no hạnh phúc Trong bối cảnh ngự trị của tư duy duy lý cực đoan đó con người chỉ như những đồ vật , những cái linh kiện máy móc của các thiết bị trong các nhà máy công xưởng của các ông chủ tư bản mà thôi
2.1.2 Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh.
2.1.2.1 Nguồn gốc kinh tế và xã hội , chính trị.
Chủ nghĩa hiện sinh phản ánh bước tranh hiện thực về sự khủng hoảng tột
độ của chủ nghĩa tư bản chuyển vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Là sự phản ứng tiêu cực của giới trí thức tư sản và tiểu tư sản đối với sự tha hóa xã hội và mặt trái của khoa học kỷ thuật
a Kinh tế-xã hội
Đây là giai đoạn mà kinh tế tư bản phát triển đến giai đoạn phồn thịnh nhất, nền sản xuất tư bản được áp dụng những thành tựu của khoa học kỷ thuật nên tạo ra năng suất cao hơn như C.Mác nói “phương thức sản xuất tư bản đã tạo ra lượng của cải nhiều gấp mấy làn các phương thức sản xuất trước đã tạo ra” Nhưng lượng của cải này không phải là lượng của cải của toàn xã hội mà tập trung trong tay cảu giai cấp tư sản giai cấp thống trị xã hội Giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính là những người tạo ra nguồn của cải khổng lồ của chủ nghĩa tư bản nhưng chính họ lại là những người suống dưới mức nghèo khổ chiếm phần lớn của xã hội còn giai cấp tư sản chỉ chiếm một số lượng rất í nhưng lại chiếm phần lớn của cải xã hội , không những thế giai cấp công nhân vào những người lao động họ không biết sẽ bị đẩy ra ngoài đường lúc nào không biết , nguy cơ thất nghiệp là rất lớn
Mọi người trong xã hội đặt ra câu hỏi răng khoa học kỷ thuật phát triển tạo
ra một lượng cuẩ cải khổng lồ những nền kinh tế tư bản lại không mang lại cho mọi người cuộc sống ấm no , mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn sống cuộc sống nghèo khổ sống trong những khu nhà ổ chuột Họ đang sống trong nền kinh tế tư bản đầy bất công sự giàu có thì có thừa nhưng sao họ không được hưởng thụ và đó cũng là những công sức mà họ làm ra
Trang 6Kinh tế phát triển nhưng kế quả của sự phát triển đó là chiến tranh xảy ra liên miên chỉ chưa đầy 1/4 thế kỷ mà đã có hai cuộc chiến tranh xảy ra trên phạm vi thế giới Chiến tranh đẩy nhân dân vào vòng lầm than , khổ ải Những cuộc chiến nãy xảy ra không một chút chính nghĩa nào chỉ là để chứng tỏ “xem
ai là kẻ đi ăn cướp được nhiều nhất” kẻ nào thể hiện được bản chất ăn cướp của mình nhất Vì chiến tranh mà đã làm cho tất cả mọi thứ ở trên đời này không con dù chỉ là một chút nghĩa lý nào cả , tất cả đều vô nghĩa , con người mất đi niềm tin vào cuộc sống Đây chính là một chủ đề mà được các tác phẩm văn chương hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề cập đến Qua các tác phẩm này mỗi mỗi tác gia đều trở thành những nhà hiện sinh , họ đều muốn tìm vào một nơi nào đó để chia sẻ sự chán chường về cuộc sống thực tại đầy đau khổ , không lối thoát , mọi thứ trên đời trở nên phi lý buồn bã , sự đảo lộn của
xã hội , nhân sinh quan về cuộc sống của con người trong giai đoạn này , và những tác phẩm đó họ muốn lối thoát , họ muốn chứng minh sự tồn tại của họ với xã hội
b Chính trị
Trong xã hội tư bản quyền lực chính trị tập trung trong tay của giai cấp tư sản , những tài phiệt tư bản đã biến quyền lực chính trị trong tay mình như những trò hề , là con rối Các nhà tư sản có tiền thì đồng nghĩa với việc có quyền lực ,và các đảng phái tư sản thay nhau cầm quyền thống trị giai cấp công nhân và nhân dân lao động Giai cấp tư sản thực hiện các quyền lực chính trị chỉ
để nhằm mục đích có lợi cho giai cấp tư sản chữ không quan tâm đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội
2.1.2.2 Nguồn gốc tư tưởng
Chủ nghĩa hiện sinh có 3 nguồn tư tưởng chủ yếu và trực tiếp : 1 triết học của Kierkegaard(Kiếc-cơ-gát)2.triết học đời sống của A.Schopenhuaer (soopenhuơ) ,F.Nietzsche(Nítsơ)3.Hiện tượng luận E.husserl(hutxeclo) Ngoài
ra chủ nghĩa hiện sinh còn chịu ảnh hưởng của A.Augustin, B.Pascal,F.M.Dostoievski, đạo tin lành , đạo do thái , I.Kant, chủ nghĩa lãng mạng Đức đầu thế kỷ XIX, F,Kafka.v.v…
Trang 7Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn ở Kierkegaard khái niệm “hiện sinh” ; quan niệm về “tư duy hiện sinh” và sự đối lập của nó với tư duy khoa học Theo quan niệm này , không phải tư duy khoa học mà chỉ có tư duy hiện sinh mới có thể nhận thức được và thâm nhập được và thế giới nội tâm của con người và tồn tại con người với tư cách là hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn một số yếu tố trong triết học đời sống , chẳng hạn mượn ở Dilthey phương pháp chú giải học như một phương pháp đặc biệt khác với các phương pháp khoa học, các phương pháp logic để nhận thức được cái tinh thần hay “mượn” ở Nitzsche thái độ hạ thấp coi thường khoa học
và tư duy khoa học trong việc nhận thức đời sống bất tận với tư cách là một hiện thực đặc biệt , hay “mượn ở Bergson với thuyết trực giác , bằng tình cảm ,
so với nhận thức bằng trí tuệ , lý tính và khoa học Chủ nghĩa hiện sinh còn đi
xa hơn triết học đời sống Nếu triết học đời sống coi tư duy khoa học là thô thiển , nhưng vẫn là phương tiện để thích nghi với cuộc sống , thì trái lại chủ nghĩa hiện sinh khẳng định sự bất lực của nó trong việc giải quyết vẫn đề tồn tại của con người
Chủ nghĩa hiện sinh đã sử dụng phương pháp hiện tượng học của Husserl, phương pháp hướng vào việc nhìn thấu một cách trực tiếp bản chất của sự vật trong quá trình trải nghiệm sự vật đó sau các giai đoạn quy giảm hiện tượng học
và quy giảm tiên nghiệm trên cơ sở phân tích ý hướng tính Chủ nghĩa hiện sinh đã bản thể luận hóa hiện tượng học của husserl hay hiện tượng học hóa bản thể luận của kierkegaard , cố gắng qua đó tìm ra được cấu trúc tiên nghiệm của tồn tại con người
Kierkegaard xem xét tồn tại con người , hiện sinh như một đối tượng triết học , ông xác định cấu trúc hiện sinh với khái niệm “sợ hãi”, “sự tuyệt vọng” và
“tính cương quyết” Theo Kierkegaard , chỉ có tư duy hiện sinh , chữ không phải là lý tính , tư duy khoa học có khả năng tiếp cận nhận thức thế giới nội tâm của con người và thâm nhập được vào tồn tại con người với tư cách hiện sinh, bởi vì tư duy khoa học chỉ xuất phát từ sự quan tâm thuần túy , trừu tượng và vô tình , còn tư duy hiện sinh liên quan đến những tình cảm khởi thủy nhất của con
Trang 8người và đời sống nội tâm của con người Chủ nghĩa hiện sinh sau này đã tiếp nhận ở kierkegaard luận điểm này Do vậy kierkegaard đã thực sự trở thành cha
đẻ của chủ nghĩa hiện sinh nói chung
Triết học đời sống là một xu hướng triết học phi lý ở Đức và Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , cố gắng làm sáng tỏ các vẫn đề về ý nghĩa , mục tiêu và giá trị của cuộc sống Triết học đời sống, xem xét mọi tồn tại như
là biểu hiện của cuộc sống , biểu hiện của một khởi nguyên nào đó không đồng nhất với cả vật chất lẫn tinh thần và hiện thực đó có thể là nhận thức được nhờ trực giác
Gắn liền với sự phát triển của sinh vật học , tâm lý học , triết học đời sống
là sự phản ứng của bức tranh cơ giới thế giới , đối với chủ nghĩa duy vật máy móc Triết học đời sống có thể xem là một cố gắng khắc phục những hạn chế của duy vật máy móc đó từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm , từ quan điểm của chủ nghĩa phi duy lý , chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa bài khoa học Như vậy , triết học đời sống bênh vực tình cảm , bản năng chống lại lý trí , trí tuệ , bênh vực trực giác chống lại khái niệm , bênh vực cái sáng tạo chống lại cái máy móc
Có hai nhóm chủ yếu trong triết học đời sống : Nhóm thứ nhất gồm có các đại diện tiêu biểu chủ yếu như A.Schopenhauer (1788-1860) , F.Nitzsche(1844-1900).W.Dilthey(1833-1911) Nhóm này xem cuộc sống như là ý chí , cảm tính bên trong , như là trò chơi phi lý của các thế lực tinh thần Nhóm này chống lại việc xem xét các hiện tượng tinh thần , ý thức từ quan điểm của khoa học tự nhiên Nhóm thứ hai với đại diện là Bergson (1859-1941) xem xét cuộc sống dưới góc độ sinh học cho toàn bộ hiện thực Đưa ra thuyết trực tính , khoa học Chủ nghĩa hiện sinh đã tiếp nhận ít nhiều các yếu tố này ở các đại biểu khác nhau của triết học đời sống
2.1.2.3 Nguồn gốc nhận thức
Về mặt nhận thức , chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý với các hình thái khác nhau của nó như tư tưởng khai sáng châu Âu và tư tưởng triết học cổ điển Đức Theo các nhà tư tưởng hiện sinh , đặc trưng cơ bản
Trang 9của tư duy duy lý là ở chõ nó xuất phát giữa chủ thể và khách thể , chia thế giới thành hai lĩnh vực là khách quan và chủ quan Kết quả là , đối với nhà duy lý , toàn bộ thế giới hiện thực , kể cả con người chỉ được xem như một đối tương hay bản chất nào đó của nền khoa học và triết học khách quan Sự tồn tại đặc thù của con người như một nhân cách tư do đã không hề được chú ý đến Nguồn nhận thức của tư tưởng hiện sinh chính là sự khủng hoảng của nền khoa học , sự bất lực của nó đối với về ý nghĩa của con người
Cho đến thế kỷ XIX , ngự trị một xu hướng cho rằng khoa học vai trò vạn năng của khoa học , khoa học có thể giải quyết tất cả các vẫn đề về nhân sinh , rằng vũ trụ không có gì là huyền nhiệm , với sự phát triển của khoa học kỷ thuật thì nhất định con người có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về tinh thần và vật chất Tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỷ thuật không đồng nhất với sự phát triển của xã hội Lý trí khoa học đã không cải thiện được nhân sinh Khoa học bị rơi vào cuộc khủng hoảng nền tảng sâu sắc Cuộc khủng hoảng này gắn liền với cuộc khủng hoảng trong vật lý và sự ra đời của thuyết tương đối của Anxtanh Khoa học còn tỏ ra bất lực trước vẫn đề tồn tại của con người , trước cảm giác sợ hãi , chán chường và bế tắc, bất lực của con người Đặc biệt khoa học và lý tính bị tố cáo là sai lầm , vì đã xem con người là một hiện tương vật lý thuần túy , không thấy được vị trí đặc biệt của con người
Yếu tố này đã đặt cơ sở cho tư tưởng hiện sinh- chủ nghĩa hiện sinh ra đời , xu hướng nghiên cứu tồn tại đặc biệt của con người , vẫn đề tự do , vẫn đề
ý nghĩa sự tồn tại của con người , giải đáp các vẫn đề ý nghĩa tồn tại của con người , giải đáp các vẫn đề khủng hoảng xã hội v.v…
Vì vậy , sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh đã có sưc hấp dẫn kỳ lạ đối với các tầng lớp trí thức trẻ , nhất là giới sinh viên , vì nó đánh trúng tâm tư nguyện vọng của họ muốn lý giải và thay đổi số phận của mình , không muốn tiếp tục tha hóa khỏi bản chất của mình trong một thế giới buồn chán và phi lý , phá bỏ mọi quy tác trật tự của xã hội tư bản chủ nghĩa , để đặt được tự do tuyệt đối cho cá nhân , đặt được bản săc cá nhân độc đáo của mình
2.1.3 Những đặc điểm chính của chủ nghĩa hiện sinh
Trang 10a Xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện sinh là hiện sinh với tư cách là hạt nhân của cái tôi , của tồn tại con người Để tiếp cận đến được tính độc đáo , tính không lặp lại bản sắc riêng của hiện sinh , của đời sống , của đời sống nội tâm của cái tôi cá nhân theo chủ nghĩa hiện sinh , không thể dựa vào khoa học , vào sự phân tích lý tính Việc nhận thức bản thân mình với tư cách là hiện sinh
ở con người chỉ có thể trong những tình huống đặc biệt nhất của cuộc đời , tình huống giới hạn , chẳng hạn như thời điểm con người bị hấp hối phương pháp thâm nhập vào thế giới của hiện sinh chính là trực giác hay linh cảm , là thông hiểu Ở chủ nghĩa hiện sinh có thể nhận thấy sự kế thừa phương pháp hiện tượng học cảu husserl được lý giải theo hướng phi duy lý
b Chống lại phương pháp tư duy duy lý , chủ nghĩa hiện sinh đưa ra phương pháp và hình thức thể hiện độc đáo Các nhà tư tưởng hiện sinh thường
có xu hướng trình bày các tư tưởng của mình chủ yếu thông qua các phương pháp , các loại hình nghệ thuật , thơ , kịch , nhật ký v.v , chứ không phải không phải ở dang lý thuyết hệ thống thế nên các nhà nghiên cứu hiện sinh cho rằng có bao nhiêu nhà hiện sinh thì có bấy nhiêu nhà chủ nghĩa hiện sinh Nhờ
đó , mà tư tưởng hiện sinh dễ đi vào lòng người , đễ phổ cập trong lòng xã hội ,
và sức lan tỏa rộng lớn Vì thế mà mặc dù cũng là các luân điểm triết học nhưng chủ nghĩa hiện không khô khan như các tư tương triết học khác
c Chống lại quan điểm coi con người chỉ là những đồ vật hay phương tiện nào đó , chủ nghĩa hiện sinh cho rằng với tính cách là một phương thức sống hay thái độ sống độc đáo ở con người là cái có trước bản chất , hơn nữa , còn sinh ra bản chất , có thể tạo cho mình bản chất nào đó Theo các nhà hiện sinh , khác biệt căn bản của con người với các sự vật các sinh vật khác được xác định trước là ở điểm này : nếu só phận và bản chất trong quá trình tồn tại của mình Nói khác đi , nếu ở các sự vật hay sinh vật , bản chất có trước tồn tại , thì
ở con người sáng tao ra bản thân ,bản chất của mình một cách tự do , chẳng hạn người ta tự do tạo cho mình một bản chất là một kẻ hèn nhát hay bản chất một người anh hùng Theo tư tưởng hiện sinh , chính mỗi cong người chữ không phải do hoàn cảnh lịch sử xã hội quyết định bản chất của mình Số phận con
Trang 11người nằm trong tay mình và do chính mình quyết định bản chất của mình thông qua các dự án của cá nhân , các thiết kế , các chương trình hành động cho cuộc đời mình Để nâng cao tính chủ quan tuyệt đối và bản sắc độc đáo của con người cá nhân , tư tưởng hiện sinh lên tiếng chống lại kiểu con người đại chúng , con người không có bản sắc riêng , con người bị tha hóa khỏi cuộc sống đích thực của mình
d Trong tư tưởng hiện sinh , vấn đề tự do có vị trí đặc biệt Với tính cách
là sự lựa chọn một trong vô số các khả năng , tự do năng lực đặc biệt chỉ có ở con người , một đặc trưng phân biệt con người với các đồ vật và sinh vật khác Nhấn mạnh tính siêu việt của con người , đòi hỏi luôn vượt lên chinh mình để đạt được tự do của bản thân , tư tưởng hiện sinh đòi hỏi tự do tuyệt đối cho mỗi cá nhân , thoát khỏi mọi sự ràng buộc của quy tắc và trật tự xã hội Tự
do tuyệt đối là cái cao nhất của con người Tư do gắn liền với hiện sinh , với trách nhiệm về những gì mà bản thân đã chọn và thực hiện Con người không thể biện minh cho sai lầm của mình bằng hoàn cảnh Tự do không thể giải thích bằng lý trí
e Tư tưởng hiện sinh dương như xuất phát từ cái nhìn bi quan về thân phận của co người Con người được xem là con vật bị bỏ rơi , bị ruồng rẫy, bị ném vào trong thế giới một cách bơ vơ, cô đơn với nỗi kinh hoàng khủng khiếp , để rồi lặng lẽ đi vào cái chết hay sống tuyệt vong , vì không lý giải được
về sự tồn tại của mình trong cuộc sống này được coi là vô nghĩa và phải tự lo liêu về số phận của minh, sự khủng hoảng về cuộc sống Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ những bài hát của Trịnh Công Sơn đầy rẫy những tâm lý tuyệt vọng về cuộc sống một cuộc sống lặng lẽ rồi “cát bụi trở về với cát bụi”
f Tư tưởng hiện sinh không thừa nhận sự tách rời giữa chủ thể và khách thể Con người không tách biệt với thế giới , mà gắn liền với thế giới riêng của mình Đó là quan hệ lưỡng hợp của chủ thể và khách thể , trong đó đối tượng bị quy định bởi tình ý hướng của chủ thể , của ý thức và ý thức bao giờ cũng là ý thức về đối tượng
Trang 12
2.1.4 Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh
E.Huserl (1859-1938) là người sáng lập hiện tượng học , nhờ đó chủ nghĩa hiện sinh mới có cơ sở lý luận để trở thành một triết học Lý luận của ông về ý thức và tính ý hướng của nó , về sự tương hỗ năng tri và sở trí tạo thành thục tại
đã có vai trò lớn để xây dựng luận đề cở bản của chủ nghĩa hiện sinh là hiện sinh có trước bản chất
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh chúng ta không thể không nói tới Kierkegaard ( 1812 – 1855) sinh ra tại Đan Mạch ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh Ông là triết gia đầu tiên đã đem đời mình, đời cha mình ra
để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người Với ông, con người không phải
là con người trừu tượng, con người phổ quát, con người được đem ra làm vật thể để lý luận như trong triết học duy lý của Heghen, con người mà ông khảo sát ở đây là chính bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời Đó là lý
do khiến ông trở thành ông tổ đích thực (authentique) của triết học Hiện Sinh Người ta nói rằng “ hiện tượng học Đức + kierkegaard = chủ nghĩa hiện sinh” Ông tiến hành phê phán chủ nghĩa duy lý của A.Comte, đặc biệt là của heeghen,
có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã rút ra những chủ đề củ mình từ sự phê phán Heghen Sau này, Sartre, Camus, Simone de Beauvoir và những tác giả có khuynh hướng hiện sinh khác, như các nhà văn trong phong trào tiểu thuyết mới v.v hầu như tất cả đều viết về mình, đều tra khảo chính mình để tìm hiểu sự thật dưới các dạng thức khác nhau Triết học của Kierkergaard là triết học nghiệm sinh trên cá nhân tác giả
M.Heidegger (1889-1976), J.P.Sartre(1905-1980), G.Marcel (1883-1969)
là những người đưa chủ nghĩa hiện sinh đạt tới đỉnh cao vào những năm giữa thế kỷ XX
2.2 Qúa trình du nhập của chủ nghĩa hiện sinh vào Việt Nam.
2.2.1 Thời kỳ trước năm 1945.
Vào thời kỳ này ở châu Âu mà đặc biệt là ở Tây Âu chủ nghĩa hiên sinh đặt tới mức độ toàn thịnh với điều kiện thuân lợi của sự phát triển của giới