Quản lý Nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và có sự điềuchỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo đục do các cơquan quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương
Trang 1QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
A VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC.
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1 Quản lý.
Con người là thực thể của tự nhiên, phương thức tồn tại và phát triểncủa con người là hoạt động Trong quá trình hoạt động con người luôn tácđộng lẫn nhau, chi phối lẫn nhau tạo thành các mối quan hệ Trong các hoạtđộng chung người có ưu thế hơn sẽ chi phối người khác, trở thành “thủ lĩnh,nhạc trưởng” Như vậy quản lý ra đời trong quá trình hoạt động của conngười Quản lý có thể hiểu theo những khuynh hướng sau:
- Quản lý là quá trình điều khiển của một hệ thống
- Quản lý là hoạt động tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng
hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, cácbiện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện, môi trường cho sự phát triển của đốitượng quản lý
(Quản: Trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái “ổn định”; Lý: Sắp
xếp, sửa sang, đổi mới để phát triển).
- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
Tuy cách diễn đạt khác nhau song nội dung cơ bản của quản lý là thốngnhất Quản lý là một thuộc tính nội tại, bất biến của mọi quá trình hoạt động
xã hội Lao động quản lý là tất yếu và quan trọng để làm cho xã hội loài ngườivận hành, tồn tại và phát triển
Các lĩnh vực của quản lý bao gồm: Giới vô sinh, giới sinh vật và quản
lý xã hội Quản lý xã hội là dạng quản lý cơ bản của con người đối với các
hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó, nên có thể hiểu: Quản lý
là quá trình tiến hành các hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và
Trang 2phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay hiệu quả cần thiết cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức trong môi trường luôn biến động.
2 Nhà nước.
Nhà nước là tổ chức, là công cụ quyền lực chính trị của giai cấp thốngtrị buộc các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp mình nhằm bảo vệđịa vị thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị
Chức năng của Nhà nước là: Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp
3 Quản lý Nhà nước(QLNN).
QLNN là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực Nhànước, sử dụng hệ thống pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi con ngườitrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhànước thực hiện; nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, duy trì sự ổn định vàphát triển xã hội
triển xã hội.
- Chủ thể QLHCNN là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính Nhà nước(HCNN) trong bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương (Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân)
- Chủ thể QLNN về giáo dục là các cơ quan quyền lực Nhà nước (lập pháp,hành pháp, tư pháp) từ Trung ương tới địa phương và cơ quan quản lý giáodục, là tổ chức, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giáo dục
- Khách thể QLNN về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 3- Đối tượng QLNN về giáo dục là tất cả mọi thành tố của hệ thống giáo dụcquốc dân bao gồm: Nhân sự ( cán bộ, giáo viên), chương trình giáo dục, cáchoạt động giáo dục, người học, các nguồn lực, học liệu, môi trường giáo dục,các cơ sở giáo dục, các mối quan hệ trong giáo dục…
II VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰCGIÁO DỤC
Quản lý Nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và có sự điềuchỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo đục do các cơquan quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sựnghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thoả mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân,thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước
- “Phát triển giáo dục là Quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” (Điều 9-Luật giáo dục-2005, điều 35 hiến
pháp 1992 sửa đổi).
- Giáo dục là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ vàquyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có tácđộng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của mỗi quốc gia
III NGUYÊN TẮC
Hoạt động QLNN về giáo dục là hoạt động của con người mang tínhquyền lực Nhà nước Để đạt được mục đích đã đề ra hoạt động đó nhất thiếtphải tuân theo những tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước Những tư tưởng chỉ đạo
đó phải phản ánh được quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của
Trang 42 Đảm bảo tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3 Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
IV NỘI DUNG
Mục tiêu QLNN về giáo dục là phát triển các thành tố của hệ thốnggiáo dục trên các mặt: quy mô, cơ cấu, chất lượng; bảo đảm trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài; hoàn thiện nhân cách công dân
QLNN về giáo dục quy định “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thốnggiáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trungquản lý chất lượng giáo dục, thực hiên phân công, phân cấp quản lý, tăng
cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”(Điều 14 luật
giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều 99 Luật giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định nội dung quản lý Nhà nước gồm:
1 Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy.
1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách phát triển giáo dục
1.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáodục, ban hành điều lệ nhà trường, ban hành quy định về tổ chức và hoạt độngcủa các cơ sở giáo dục khác
1.3 Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo,tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; việc biên soạn, xuất bản, in và
Trang 5phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứngchỉ.
1.4 Tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chấtlượng giáo dục
1.5 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục
2 Tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ.
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
2.2 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục
2.3 Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với
sự nghiệp giáo dục
3 Huy động, quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục.
3.1 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáodục
3.2 Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu , ứng dụng khoa học, công nghệtrong lĩnh vực giáo dục
3.3 Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục
4 Thanh tra, kiểm tra:
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáodục
Trang 6B.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
I CƠ CẤU TỔ CHỨC
bộ gd&đt
Quản lý, chỉ đạo thực hiện:
Phối hợp, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra:
II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1.1 Vị trí và chức năng:
Bộ GD&ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về
GD&ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các
lĩnh vực: Mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng GD&ĐT;
tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ QLGD; quy chế thi, cử, tuyển sinh, văn bằng,
CHÍNH PHỦ
Thống nhất QLNN về giáo dục.
Trình Quốc hội quyết định những chủ trương:
- giáo dục-đào tạo trong cả nước.
- Cải cách nội dung chương trình cấp học.
Báo cáo Quốc hội:
- Hoạt động giáo dục-đào tạo.
- Thực hiện ngân sách giáo dục.
Phối hợp với
Bộ GD&ĐT, QLNN về GD&ĐT theo thẩm quyền quy định.
BỘ GD&ĐT
Chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện QLNN về Giáo dục và Đào tạo
Trang 7chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị trường học; các dịch vụ công do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
- Các đề án, dự án theo sự phân công của Chính phủ và Thủ tướng
- Định hướng, phương hướng chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
- Phê duyệt mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng, điều lệ trường ĐH; chophép thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động trường ĐH tư thục; quy địnhthủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia tách, giải thể trường ĐH;quy định tiêu chí xây dựng trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế, trường ĐHtrọng điểm, trường ĐH nghiên cứu; quyết định thành lập, đổi tên, đình chỉhoạt động, sát nhập, chia tách, giải thể trường ĐH
- Quyết định cơ cấu đào tạo, cơ cấu đầu tư, các chính sách về đảm bảo chấtlượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ, tiên sỹ cho các Đại học, các trường ĐH, Họcviện, Viện nghiên cứu khoa học
- Ban hành tiêu chuẩn, thủ tục và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từchức, cách chức giám đốc, phó giám đốc ĐH Quốc gia, ĐH, Học viện, hiệutrưởng, phó hiệu trưởng các trường ĐH theo quy định của pháp luật
Trang 81.2.3 Thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra các quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn,quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi QLNN của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó
- Ban hành chương trình giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông; chươngtrình khung đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học; khungchương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ
- Ban hành danh mục ngành đào tạo TCCN, CĐ, ĐH, Học viện; quy trình,điều kiện, hồ sơ mở các ngành đào tạo mới, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ
- Ban hành điều lệ, quy chế các trường GDMN, GDPT(TH, THCS, THPT,GDTX); các trường TCCN, CĐ, dự bị ĐH; quy chế đào tạo TCCN, CĐ, ĐH,ThS, TS
- Chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục, đào tạo MN, PT, TCCN, CĐ, ĐH,ThS, TS
- Ban hành tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia (MN, PT); tiêu chí phát triểngiáo dục, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục
- Ban hành quy chế thi, cử, tuyển sinh, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáodục
- Quy định điều kiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chu kỳ kiểm định chấtlượng
- Quy định, tổ chức biên soạn, thẩm định, duyệt, xuất bản, in, phát hành sáchgiáo khoa, giáo trình; xây dựng giáo trình, thư viện điện tử
- Quy định điều kiện, trình tự, mẫu, in, quản lý, cấp phát, huỷ bỏ văn bằng,chứng chỉ
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành vàhướng dẫn thực hiên cơ chế thu, sử dụng học phí, chính sách học bổng theoquy định
- Xây dựng, công bố hoặc đề nghị công bố tiêu chuẩn Quốc gia về cơ sở vậtchất, thiết bị trường học, vệ sinh học đường, đồ chơi trẻ em theo quy định.Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, TP trực thuộc
Trang 9Trung ương kiểm tra việc trang bị, quản lý, sử dụng thiết bị trường học, đồchơi trẻ em.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ phát triển GD&ĐT; chính sách, cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội
- Quyết định chủ trương, biện pháp và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạtđộng của các tổ chức dịch vụ trong giáo dục
- Thực hiện quyền hạn chủ sở hữu vốn ngân sách Nhà nước trong phạm viquản lý
- Quản lý Nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trongGD&ĐT
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Hướng dẫn và kiểmtra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo Xử lý theothẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các văn bản vi phạmpháp luật Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về GD&ĐT;thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, xử lý các hành vi vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật
- Quyết định và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, ban hành quy định vềphân cấp quản lý tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin, ứng dụngcông nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về GD&ĐT
- Quản lý ngạch viên chức, thống nhất với Bộ Nội vụ ban hành định mức biênchế sự nghiệp giáo dục Chỉ đạo việc tổ chức nâng ngạch viên chức, ban hànhtiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch viên chức, quy chế đánh giá viênchức; nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức trong giáo dục sau khi có ýkiến của Bộ Nội vụ; cơ cấu ngạch viên chức, chuẩn giáo viên MN, PT; tiêuchuẩn người đứng đầu các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX, TCCN, CĐ Chỉđạo, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách; ban hành chương trình đào tạo,bồi dưỡng; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tặng thưởng danh hiệu vinh dự chonhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định
- Quản lý tài chính, tài sản được giao; quyết định việc phân bổ ngân sách đãđược giao Quản lý và triển khai các dự án đầu tư cho GD&ĐT Hướng dẫn,
Trang 10kiểm tra kinh phí chi cho việc thực hiện các chương trình, mục tiêu Quốc gia
về GD&ĐT
- Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độtiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từchức, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định
- Đàm phán, ký kết gia nhập, tổ chức thực hiện các điều ước, các chươngtrình, dự án hợp tác về giáo dục-đào tạo, các thoả thuận quốc tế theo quy định.Chủ trì, phối hợp chỉ đạo dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài;quy định quản lý, thực hiện các chính sách, cơ chế đối với các cơ sở GD&ĐTnước ngoài, có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Chủ trì tổ chức các hội nghị,hội thảo quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ khác về hợp tác quốc tế theo quyđịnh
2 Bộ, cơ quan ngang bộ:
Điều 100 luật Giáo dục 2005 bổ sung, sửa đổi năm 2009: “Bộ , cơ
quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý Nhànước về giáo dục theo thẩm quyền”
Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Quy định:
2.1 Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo,phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
- Phối hợp với Bộ GD&ĐT quy định công tác đào tạo, văn bằng về trình độ
kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp ĐH Xâydựng chương trình khung đào tạo TCCN
- Chỉ đạo, kiểm tra, đảm bảo các điều kiện thành lập trường, mở ngành đàotạo, liên kết đào tạo, hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế tuyển sinh, cấpphát văn bằng, chứng chỉ; thu, chi học phí, công khai chất lượng đào tạo, tàichính xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện đào tạo gắn với nhucầu xã hội, chính sách nhà giáo và cán bộ QLGD; thực hiện công tác thống
kê, thông tin, báo cáo về tổ chức, hoạt động, điều kiện đảm bảo chất lượngcủa các cơ sở giáo dục do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật
Trang 11- Quyết định công nhận hội đồng trường công lập, xếp hạng các cơ sở giáodục, thành lập, cho phép thành lập, sát nhập, chia, tách, giải thể trườngTCCN; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức ngườiđứng đầu, cấp phó các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước, thực hiện
xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực, đảm bảo quyền tự chủ; giảiquyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giáo dụctrực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật
2.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ GD&ĐT và các cơ quan có liênquan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, 10 năm của cả nước trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt
2.3 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Bộ liênquan, UBND cấp tỉnh lập, phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán ngân sáchNhà nước về giáo dục; xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách Nhà nước, thựchiện thanh tra, kiểm tra tài chính, ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước;hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính, cơ chế quản lý, sử dụng học phí và cáckhoản thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục
2.4 Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và giao biên chế công chức cho các Bộ êtrong
đó có Bộ GD&ĐT) và UBND cấp tỉnh (Sở, Phòng GD&ĐT) Phối hợp với
Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách đối với nhàgiáo và cán bộ QLGD; hướng dẫn quản lý công chức, viên chức giáo dục theothẩm quyền
3 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khoản 4 điều 100 luật Giáo dục 2005 bổ sung, sửa đổi năm 2009:
“Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục theo
sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về độingũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường cônglập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”
Theo điều 6 nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày24/12/2010:
Trang 12- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra, tổ chức thực hiện khi được phê duyệt về quy hoạch, kế hoạch,chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện vả kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm phápluật về giáo dục, ban hành các chính sách về phát triển giáo dục trên địa bàn
- Đảm bảo chất lượng GDMN, GDPT, GDTX, TCCN do địa phương quản lý;giám sát việc đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ,
TC khác theo quy định; chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, chống
mù chữ, xây dựng xã hội học tập
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin, báocáo theo định kỳ, hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn với
Bộ GD&ĐT
- Quản lý các cơ sở giáo dục:
+ Quản lý hành chính theo lãnh thổ các trường ĐH, CĐ trực thuộc các Bộ trênđịa bàn Quản lý các trường ĐH công lập, quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, thực hiện chính sách đối vớihiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường ĐH công lập trực thuộc tỉnh theo tiêuchuẩn quy định Quản lý các trường ĐH, CĐ tư thục, công nhận, không côngnhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng theo quy định.Quản lý quy chế tổ chức và hoạt động của các trường theo quy định của phápluật
+ Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể,chuyển đổi loại hình trường, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền QLNN củatỉnh
( TCCN, THPT, GDTX, KTTH-HN, Bán trú, QLGD, trung tâm NN, TH…)
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của SởGD&ĐT; hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT theo hướng dẫn của BộGD&ĐT và Bộ Nội vụ
Trang 13- Chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD&ĐT thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng; tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, thực hiện chính sách đốivới nhà giáo và cán bộ QLGD; đảm bảo đủ biên chế sự nghiệp cho các cơ sởgiáo dục, công chức cho cơ quan Sở GD&ĐT.
- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục theoLuật Ngân sách; phân cấp quản lý ngân sách; việc thu, chi học phí, lệ phí vàcác khoản thu hợp pháp khác đối với cơ sở GD&ĐT thuộc quyền quản lý củaUBND tỉnh; huy động các nguồn lực, xã hội hoá giáo dục để phát triển giáodục trên địa bàn tỉnh
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhànước và địa phương để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở GD&ĐT
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở GD&ĐT trong việc nghiên cứu, ứngdụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục
- Chỉ đạo và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về giáo dục
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, quyết địnhkhen thưởng các tổ chức và cá nhân có nhiều công lao trong sự nghiệp pháttriển giáo dục
- Chỉ đạo việc kiểm tra các thủ tục, điều kiện thành lập trường, tổ chức hoạtđộng giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng và các điều kiện đảmbảo chất lượng giáo dục, việc đào tạo theo nhu cầu xã hội của các cơ sở đàotạo ĐH theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiếtkiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị; xử lý các vi phạm về giáo dục theo quy định củapháp luật
- Quản lý Nhà nước các cơ sở dịch vụ tư vấn, đưa người đi du học tự túc theoquy định của pháp luật
Trang 144 Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008:
“Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GD&ĐT,bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo vàtiêu chuẩn cán bộ QLGD; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồchơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượngGD&ĐT”
Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về giáo dục:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
+ Trình UBND tỉnh dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chínhsách phát triển giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị về lĩnhvực giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh để phát triển giáo dục
+ Trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, chia,tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT và các văn bản khác
về giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
- Hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phápluật về giáo dục; quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dungkhác về giáo dục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hướng dẫn và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; phổ cập giáo dục,chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi
cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với cácPhòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định mở ngành đào tạođối với các trường TCCN, cho phép, đình chỉ hoạt động giáo dục của các cơ
sở giáo dục
trực thuộc theo quy định của Bộ GD&ĐT và Chính phủ
- Giúp UBND tỉnh QLNN đối với các tổ chức dịch vụ đưa người đi du họcnước ngoài theo quy định
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ, hàng năm về tổchức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT
Trang 15- Chủ trì hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục hàngnăm của địa phương; phân bổ biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáodục thuộc Sở sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chứcthực hiện, kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệtphái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo vàcán bộ QLGD.
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức,giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; công nhận hội đồngtrường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồngquản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sởgiáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý
- Chủ trì xây dựng để cụ thể hoá các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dụctại địa phương; lập dự toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trựcthuộc Sở và quyết định phân bổ ngân sách sau khi cấp có thẩm quyền phêduyệt; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đốingân sách Nhà nước chi cho giáo dục hàng năm ở địa phương trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sáchNhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn tỉnh
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, huy động cácnguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để đảm bảo quyền tựchủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lýtài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật
- Giúp UBND Tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật vềgiáo dục trong việc đảm bảo các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáodục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện đảm chấtlượng giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
- Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống thamnhũng, lãng phí, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cóliên quan đến giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
Trang 16- Giúp UBND Tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc: Trường CĐ, trườngTCCN, trường cán bộ QLGD, THPT, GDTX, Trung tâm NN-TH, Trung tâmKTTH-HN, Dân tộc NT và các cơ sở giáo dục trực thuộc khác thuộc thẩmquyền quản lý của UBND tỉnh.
5 Uỷ ban nhân dân huyện.
UBND huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN về giáo dụctrên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển giáo dục
MN, TH, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển giáo dục trênđịa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, tổ chứcthực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các cơ sở giáodục thuộc thẩm quyền trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về giáo dục
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Phòng GD & ĐT, các cơ sở giáo dục thuộcthẩm quyền quản lý của UBND huyện trong việc đảm bảo chất lượng giáodục trên địa bản huyện
- Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trênđịa bàn huyện
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm
về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở GD
& ĐT
- Quyết định thành lập các trường công lập, cho phép thành lập các trườngngoài công lập, sát nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể đối với các cơ sở giáodục MN, TH, THCS, Trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dụckhác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện
- Đảm bảo đủ biên chế công chức cho phòng GD&ĐT, biên chế sự nghiệpcho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triểnđội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách
Trang 17của Nhà nước, ban hành chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất,tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD thuộc thẩm quyền quản lýtrên địa bàn.
- Đảm bảo các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáodục trên địa bản; thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xãhội để phát triển giáo dục; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổchức thực hiện các quy định để đảm bảo quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu tráchnhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; quyết địnhkhen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự nghiệp pháttriển giáo dục
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiếtkiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của phápluật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục, điềukiện đảm bảo chất lượng giáo dục, tài chính của các cơ sở giáo dục thuộcthẩm quyền quản lý của UBND huyện
6 Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
+ Trình UBND huyện dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chínhsách, pháp luật, các quy định của UBND tỉnh về hoạt động giáo dục trên địabàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục,chương trình cải cách hành chính về giáo dục và các văn bản khác về giáo dụcthuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện
+ Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo thành lập, cho phép thành lập, sátnhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT và cácvăn bản khác về giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND huyện