Quy trình xây dựng.

Một phần của tài liệu QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước về GIÁO dục (Trang 27 - 33)

C. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤ

3. Quy trình xây dựng.

Bước 1: Xác định vấn đề.

3.1.1 Phân tích hiện trạng.

- Bối cảnh chung: Đặc trưng chung nhất là phân bố địa lý gồm: phân bố dân số, dân tộc, thu nhập, văn hoá…

- Bối cảnh chính trị. - Bối cảnh kinh tế.

- Hiện trạng giáo dục: Nhu cầu học tập, khả năng đáp ứng, cơ cấu vùng, cơ cấu giới tính, cấu trúc của hệ thống giáo dục, tổ chức và quản lý giáo dục, hiệu quả trong, hiệu quả ngoài…

3.1.2 Tìm hiểu vấn đề.

- Nguồn thông tin quản lý: Thông tin phải được thu thập thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học; thông tin phải được chỉnh lý và hệ thống hoá. Phân tích thông tin bằng nghiệp vụ và phương pháp khoa học, phải tìm ra được bản chất, các mối liên hệ, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Xử lý thông tin là tìm ra các giải pháp để giải quyết tình huống hiện tại, dự đoán tình huống tương lai và đề ra các giải pháp thích hợp.

- Phân tích thành phần dân cư: Các chỉ số về sự thay đổi học sinh đến trường, người tìm kiếm việc làm, chỉ số về trẻ em, cha mẹ học sinh… có vai trò quan trọng trong việc dự báo cung cấp các dịch vụ cho giáo dục.

- Chỉ số xã hội và số liệu xã hội có thể tìm ra xu thế, khiếm khuyết của công tác quản lý.

- Phân tích tài liệu là chắt lọc các thông tin phù hợp đã có.

- Đánh giá đúng đắn các chính sách hiện hành sẽ tìm ra chính xác ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân hiện trạng trên cơ sở đó có những thay đổi để củng cố chính sách đã có.

3.1.3 Quy trình lựa chọn vấn đề.

Các tiêu chuẩn để lựa chọn vấn đề là: Bối cảnh của vấn đề (thời gian, vị trí, môi trường); đặc tính, bản chất, cơ sở lựa chọn của vấn đề (vai trò, tầm quan trọng, mức độ nhất trí, phức tạp, đơn giản…); hậu quả của vấn đề (tác động đến đâu, đến mức nào, mức độ ảnh hưởng tới những vấn đề khác…); chi phí cho quá trình phân tích ( thời gian, nguồn lực, lợi ích ?).

Sau khi đã xác định các tiêu chuẩn cần thiết phải phân tích, đánh giá, so sánh các chỉ số của những vấn đề khác nhau để lựa chọn những vấn đề quan trọng và cấp bách.

3.1.4 Cách tiếp cận để xác định vấn đề.

Vấn đề được xác định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể căn cứ vào các yếu tố sau:

- Đối tượng nêu vấn đề và tại sao?

- Thực chất, tính cơ bản của vấn đề (quan trọng, cấp bách…). - Tính pháp lý, khả năng can thiệp của cấp trên.

- Sự thống nhất, số lượng, độ tin cậy của các cơ quan tham gia, triển vọng giải quyết vấn đề.

- Thời điểm đưa ra vấn đề (phù hợp, chưa phù hợp?).

- Khung chính sách vấn đề đưa ra (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…).

- Khung phương án chính sách của vấn đề đưa ra ( mục tiêu cụ thể trong khung chính sách).

- Vấn đề dưa ra phải cụ thể về tính chất gay cấn, những cơ hội và xu thế của vấn đề.

- Cơ cấu nguyên nhân của vấn đề (tại sao, vì cái gì, cái gì là cơ bản).

- Mức độ cụ thể hoá, lượng hoá của vấn đề (càng lượng hoá càng có sức thuyết phục).

- Thời gian, cách thức xem xét lại vấn đề (có những vấn đề chưa thể xác định đầy đủ ngay, tạm thời chấp nhận, có sự thay đổi theo thời gian).

Bước 2: Xác định mục tiêu chính sách.

- Mục tiêu của chính sách có liên quan tới việc tìm kiếm, lựa chọn, dự báo của vấn đề đưa ra. Để xác định mục tiêu của chính sách cần thiết phải nghiên cứu kỹ những nội dung sau:

+ Ta đang ở đâu, muốn đi tới đâu?

+ Điều gì ngăn cản, những khó khăn cản trở bên trong, bên ngoài là gì? + Cần gì ở các cơ quan bên ngoài (tổ chức, đối tác, Nhà nước…).

+ Hoạt động nào cần làm, ai làm, làm đến đâu, cấp độ và trách nhiệm của từng bộ phận?

+ Mục tiêu nào là chính thức, không chính thức, mục tiêu cuối cùng là gì? + Kết quả đạt được là gì, mức độ tối thiểu chấp nhận được là thế nào?

+ Những điều kiện cần thiết để đạt được kết quả (quan hệ nhân quả: có x y).

- Những khó khăn, thất bại, phương án thay thế? - Sắp xếp mục tiêu ưu tiên.

Tiêu chuẩn để xác định mục tiêu ưu tiên gồm:

+ Tiêu chuẩn nội tại: Là xác định khả năng của tổ chức trong việc thực hiện chính sách để đạt được mục tiêu đề ra.

+ Mức độ yêu cầu: Là mức độ người sử dụng (khách hàng) chi trả cho dịch vụ nào đó.

+ Mức độ nhu cầu (thường là các dịch vụ xã hội) cao hay thấp (thường căn cứ vào: tính phổ biến, tính nghiêm trọng, đối tượng chịu ảnh hưởng, mức độ quan tâm của công chúng)?

+ Lợi ích xã hội và kinh tế (quan hệ chi phí lợi ích).

Bước 3: Phân tích và phương án lựa chọn.

- Đề xuất phương án chính sách.

- Xác định nội dung của phương án chính sách:

+ Tính liên tục (có mối liên hệ về tính liên tục giữa quyết định và đầu ra của chính sách), tính gián đoạn (mối liên hệ không rõ).

+ Tính lựa chọn chính trị là những chính sách thiên về mục đích phục vụ chính trị.

- Đánh giá và so sánh các phương án chính sách.

Để lựa chọn phương án chính sách có thể sử dụng các hình thức: Biểu quyết, trưng cầu ý kiến, tham khảo ý kiến của các chuyên gia…, đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, ưu điểm, nhược điểm của các phương án đưa ra; các hình thức để lựa chọn đã phát huy hiệu quả chưa?

- Tính khả thi của các phương án chính sách:

Tính khả thi của phương án có thể đơn thuần về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội. Cần xác định rõ lợi ích của phương án chính sách là gì, ai là người được hưởng, ai bị thiệt hại, chỉ số thời gian là thế nào? Để xác định tính khả thi của phương án cần thiết phải phân tích:

+ Những người có liên đới (đa số hay thiểu số người chịu ảnh hưởng của chính sách đưa ra, người có quyền quyết định việc thực hiện chính sách, vai trò và khả năng huy động nguồn lực của những người có liên đới).

+ Cơ chế tổ chức; số lượng, cơ chế phân bổ nguồn lực; cơ chế pháp lý; cơ chế cần thiết để khuyến khích, hạn chế các hành vi cho việc thực hiện chính sách (tự nguyện hoặc cưỡng chế).

+ Dự báo kết quả:

Cần thiết phải dự báo 3 vấn đề:

Tác động mong muốn và không mong muốn, hiệu quả tác động qua lại với chủ trương và chính sách khác, hướng đi của hệ thống quản lý nếu không thực hiện chính sách.

Để có quyết định về một phương án chính sách cần trình bày 2 vấn đề cơ bản là quá trình tiến hành, chi phí và lợi ích nhận được. Lôi kéo người có trách nhiệm quyết định chính sách cùng tham gia quá trình chuẩn bị, có thể đưa ra nhiều phương án một cách ngắn gọn nhưng sẽ trình bày thật kỹ lưỡng phương án có tính khả thi cao mà ta mong muốn.

Bước 4: Ra quyết định chính sách.

Thông thường không thể lựa chọn được các chính sách tối ưu mà không có hạn chế. Để chuẩn bị đối phó với những hạn chế cần thiết phải kiểm tra lại những vấn đề sau:

- Chính sách được đưa ra thế nào? Các giai đoạn chuẩn bị các phương án chính sách có đúng theo quy định không? Yếu tố nào có ảnh hưởng nhất? có yếu tố nào bỏ qua không?

- Có sự khác biệt cơ bản nào giữa chính sách đưa ra với chính sách hiện tại? - Chính sách đưa ra phù hợp thế nào với các chính sách thuộc lĩnh vực khác? - Cách trình bày của chính sách thế nào? Có thể đo được sự thành công không?

- Chính sách có mang tính hành động không và việc thực hiện đó có đáng tin cậy không?

Khi soạn thảo một quyết định chính sách nào đó cần phải đưa ra thảo luận để lấy ý kiến của tập thể, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm (chính quyền, đoàn thể, chuyên môn). Ý kiến có thể là bắt buộc (có chữ ký xác nhận) hoặc tham khảo.

Các chính sách có nội dung liên quan tới những vấn đề quan trọng (chính trị, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) cần thiết phải có ý kiến của các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về những lĩnh vực đó. Cần phải thực sự dân chủ, tránh chủ quan, bảo thủ, độc đoán nhưng cũng tránh kiểu dân chủ tràn lan, dễ dãi, thoả hiệp…

Các chính sách lấy ý kiến qua các phương tiện thông tin đại chúng chú ý không làm lộ bí mật Quốc gia.

Quyết định chính sách đưa ra phải được thông qua theo đúng thủ tục quy định.

- Chế độ tập thể theo đa số:

+ Quyết định chính sách được thông qua với quá ½ tổng số phiếu, từ 2/3 tổng số phiếu trở lên, …

+ Cần phải thực hiên đúng quy chế quy định khi tổ chức thông qua quyết định chính sách (tài liệu, quá trình chuẩn bị, căn cứ, lý lẽ, nội dung chính, các ý kiến có liên quan, các phụ lục, các thống kê…một số dự thảo).

+ Các tài liệu cần thiết liên quan tới việc thông qua quyết định chính sách phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng thủ tục và được gửi cho những người có trách nhiệm, đến dự nghiên cứu trước.

+ Khi tổ chức thông qua quyết định chính sách không được dùng chức quyền và uy tín cá nhân để áp đặt sẽ hạn chế quyền dân chủ và những sáng kiến của những người khác, đồng thời cũng tránh thảo luận tràn lan ngoài lề, không đúng nội dung, thời gian …theo quy định. Những ý kiến đóng góp phải được sơ kết để hoàn chỉnh văn bản, văn bản chính thức phải được biểu quyết.

+ Các quyết định chính sách được thông qua chỉ có giá trị khi được 2/3 trở lên; các thành viên có đủ tư cách, thẩm quyền, đúng thành phần, được chuẩn bị đầy đủ và có trách nhiệm thông qua.

- Chế độ một thủ trưởng:

Khi thông qua quyết định chính sách người thủ trưởng có thể tham khảo ý kiến và toàn quyền quyết định, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có 4 sai lầm thường mắc là:

+ Không nắm vững yêu cầu thực tế, chung chung không cụ thể và hiện thực, không chính xác, rõ ràng dẫn tới việc hiểu và làm khác nhau, tuỳ tiện.

+ Quá tin tưởng vào tham mưu nên không biết hết các ý kiến của những người tham gia, định kiến sẵn, quá tin tưởng vào sự hiểu biết, năng lực và phẩm chất của bản thân dẫn tới phiến diện, chủ quan, độc đoán.

+ Nể nang, thoả hiệp, dựa dẫm, thụ động, không có tính sáng tạo, không giám tự chịu trách nhiệm.

+ Ra Quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp lý, chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn, triệt tiêu hiệu lực với những văn bản khác.

Bước 6: Ra văn bản.

Văn bản về quyết định chính sách được ban hành phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục, quy chế theo quy định.

Một phần của tài liệu QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước về GIÁO dục (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w