GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 1) Khi tăng đồng thời độ lớn của 2 điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng A. tăng lên gấp đôi B. giảm đi một nửa C. giảm đi 4 lần D. không thay đổi 2) Trong trường hợp sau nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiểm điện là các điện tích điểm A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau. B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau. C. Hai quả cầu đặt xa nhau. D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. 3) Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ A. tăng lên 3 lần B. giảm đi 3 lần C. tăng lên 9 lần D. giảm đi 9 lần 4) Nhiễm điện cho 1 thanh nhựa rồi đưa nó lại gần 2 vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả 2 vật M, N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra? A. M và N nhiễm điện cùng dấu. B. M và N nhiễm điện trái dấu. C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện. D. Cả M và N đều không nhiễm điện. 5) Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm trong không khí thì: A. Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích. B. Tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích. C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích. D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích. 6) Hai quả cầu A và B có khối lượng m 1 , m 2 được treo vào 1 điểm O bằng sợi dây cách điện OA và OB(hình vẽ). Tích điện cho 2 quả cầu. Sức căng T của sợi dây OA sẽ thay đổi như thế nào? A. T tăng nếu 2 quả cầu tích điện trái dấu. B. T giảm nếu 2 quả cầu tích điện cùng dấu. C. Trong cả 2 trường hợp, T đều tăng, vì ngoài trọng lượng của 2 quả cầu còn có sức căng của dây AB. D. T không đổi. 7) Khi vật A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hòa được đặt cô lập thì vật B cũng nhiễm điện, là do: A. Điện tích trên vật B tăng lên. B. Điện tích trên vật B giảm đi. C. Điện tích trên vật B được phân bố lại. D. Điện tích trên vật A truyền sang vật B. 8) Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do? A. Nước biển. B. Nước sông. C. Nước mưa. D. Nước cất. 9) Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. D. cả 3 hiện tượng nhiễm điện nêu trên. 10) Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do: A. Điện tích dương di chuyển từ vật B sang vật A. B. Ion âm từ A di chuyển sang vật B. C. Electron di chuyển từ A sang B. D. Electron di chuyển từ B sang A. 11) Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng: A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do. B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do. C. Trong muối ăn kết tinh có electron tự do. D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và electron tự do. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên A B O GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 12) Lực tương tác giữa 2 hạt mang điện sẽ thay đổi như thế nào khi điện tích của mỗi hạt tăng lên 2 lần, khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 lần và hằng số điện môi tăng lên 2 lần: A. Lực điện giảm đi 8 lần. B. Lực điện giảm đi 4 lần. C. Lực điện không thay đổi. D. Lực điện giảm đi 2 lần. 13) Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của 1 điện tích điểm Q tại 1 điểm? A. Điện tích Q. B. Điện tích thử q. C. Khoảng cách r từ Q đến q. D. Hằng số điện môi của môi trường. 14) Cường độ điện trường tại 1 điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường A. về khả năng thực hiện công. B. về tốc độ biến thiên của điện trường. C. về mặt tác dụng lực. D. về năng lượng. 15) Cho 1 điện tích q = 10 -7 C đặt trong điện trường của 1 điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 3.10 -3 N. Cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q là: A. 2.10 4 V/m B. 3.10 4 V/m C. 4.10 4 V/m D. 2,5.10 4 V/m 16) Hai điện tích thử q 1 , q 2 (q 1 = 4q 2 ) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên q 1 là F 1 , lực tác dụng lên q 2 là F 2 (với F 1 = 3F 2 ). Cường độ điện trường tại A và B là E 1 và E 2 với: A. E 2 = 3 4 E 1 B. E 2 = 2E 1 C. E 2 = 1 2 E 1 D. E 2 = 4 3 E 1 17) Công của lực điện tác dụng lên 1 điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong 1 điện trường, thì không phụ thuộc vào A. vị trí của các điểm M, N. B. hình dạng của đường đi MN. C. độ lớn của điện tích q. D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi. 18) Khi 1 điện tích q di chuyển trong 1 điện trường từ 1 điểm A đến 1 điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là A. -2,5J B. -5J C. 5J D. 0J 19) Lực điện trường là lực thế vì công của lực điện trường A. phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển. B. phụ thuộc vào đường đi của điện tích di chuyển. C. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của điện tích. D. phụ thuộc vào cường độ điện trường. 20) Một electron di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo 1 đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong 1 điện trường đều có cường độ điện trường 1000V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây? A. -1,6.10 -16 J B. 1,6.10 -16 J C 1,6.10 -18 J D. 1,6.10 -18 J 21) Dưới tác dụng của lực điện trường, 1 điện tích q > 0 di chuyển được 1 đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E ur góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất. A. α = 0 o B. α = 45 o C. α = 69 o D. α = 90 o 22) Biết hiệu điện thế U MN = 3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng? A. V M = 3V B. V N = 3V V M – V N = 3V D. V N – V M = 3V 23) Khi 1 điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công A = -6J. Hỏi hiệu điện thế U MN có giá trị nào sau đây? A. 12V B. -12V C. 3V D. -3V 24) Chọn câu đúng. Thả 1 electron không vận tốc ban đầu trong 1 điện trường bất kỳ. Electron đó sẽ: A. chuyển động dọc theo 1 đường sức điện. B. chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp. C. chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao. D. đứng yên. 25) Biểu thức nào dưới đây biểu diễn 1 đại lượng đơn vị là Vôn? A. qEd B. qE C. Ed. D. Không có. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 26) 1 điện tích âm di chuyển trong điện trường A đến B, lực điện trường thực hiện công lên điện tích có giá trị dương, ta có: A. điện thế ở B lớn hơn điện thế ở A. B. chiều điện trường hướng từ A sang B. C. chiều điện trường hướng từ B sang A. D. cả A và C đều đúng. 27) Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa 2 bản của 1 tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. C tỉ lệ với Q. B. C tỉ lệ với U. C. C phụ thuộc vào Q và U. D. C không phụ thuộc vào Q và U. 28) Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có 1 tụ điện? Giữa 2 bản kim loại là 1 lớp A. mica. B. nhựa pôliêtilen. C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D. giấy tẩm parajin. 29) Một tụ điện có điện dung 20μF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ sẽ là bao hiêu? A. 8.10 2 C B. 8C C. 8.10 -2 C D. 8.10 -4 C 30) Tụ điện có điện dung C 1 có điện tích q 1 = 2.10 -3 C.Tụ điện có điện dung C 2 có điện tích q 2 = 10 -3 C. Chọn khẳng định đúng về điện dung của các tụ điện. A. C 1 > C 2 B. C 1 = C 2 C. C 1 < C 2 D. A, B, C đều có thể xảy ra. 31) Trên vỏ 1 tụ điện có ghi 20μF – 200V. Nối 2 bản của tụ điện với 1 hiệu điện thế 120V. Điện tích của tụ điện là: A. 2,4 . 10 3 C B. 4 . 10 -3 C C. 4 . 10 3 C D. 2,4 . 10 - 3 C 32) Chọn câu đúng. Pin điện hóa có: A. 2 cực là 2 vật dẫn cùng chất. B. 2 cực là 2 vật dẫn khác chất. C. 1 cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện. D. 2 cực đều là các vật cách điện. 33) 2 cực của pin điện hóa được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch muối. B. Dung dịch axit. C. Dung dịch bazơ. D. Một trong các dung dịch trên. 34) Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ năng lượng nào sau đây thành điện năng. A. Nhiệt năng. B. Thế năng đàn hồi. C. Hóa năng. D. Cơ năng. 35) Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi? A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô. B. Trong mạch điện kín của đèn pin. C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy. D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời. 36) Điều kiện để có dòng điện là A. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín. B. chỉ cần dung trì 1 hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn. C. chỉ cần có hiệu điện thế. D. chỉ cần có nguồn điện. 37) Hiệu điện thế 2V được đặt vào 2 đầu điện trở 10 Ω trong khoảng thời gian là 10s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này là bao nhiêu? A. 200C B. 20C C. 2C D. 0,005C 38) Suất điện động của 1 pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích 2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện. 0,75J B. 1,33J C. 3J D. 1 đáp án khác. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 39) Một điện lượng 10mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 4s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là: A. 2,5A B. 0,0025A C. 40A D 0,004A 40) Điện cực của pin điện hóa phải A. có cùng khối lượng. B. có cùng kích thước C. là 2 kim loại khác nhau về phương diện hóa học. D. có cùng bản chất. 41) Suất điện động của nguồn điện A. là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của dòng điện. B. là số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện. C. có giá trị bằng hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi mạch ngoài hở. D. cũng là điện trở trong của nguồn. 42) Chọn câu đúng. Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. Vôn kế B. Công tơ điện. C. Ampe kế. D. Tĩnh điện kế. 43) Công suất của nguồn điện xác định bằng: A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong 1 giây. B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển 1 đơn vị điện tíh dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong 1 giây. D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển 1 đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong 1 giây. 44) Công suất của nguồn điện được xác định bằng công thức: A. P = RI 2 . B. P = ξ I 2 . C. P = ξ I D. P = ξ /I 45) Biểu thức của định luật Jun-Kenxơ là: A. Q = R 2 It B. Q = RI 2 t C. Q = RIt 2 D. Q = RIt 46) Một mạch điện gồm điện trở thuần R = 10Ω, mắc giữa 2 điểm có hiệu điện thế U= 20V. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong thời gian t = 4s là: A. 20J B. 2000J C. 40J D. 400J 47) Xác định công của dòng điện thực hiện để làm dịch chuyển điện lượng qua 1 dây dẫn có điện trở 10Ω trong 20s, nếu hiệu điện thế 2 đầu dây là 12V. Chọn đáp án đúng: A. A = 288J B. A= 28,8J C. A = 828J D. A = 82,8J 48) Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài U N phụ thuộc như thế nào vào điện trở R N của mạch ngoài? A. U N tăng khi R N tăng. B. U N tăng khi R N giảm. C. U N không phụ thuộc vào R N D. U N lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi R tăng dần từ 0 đến vô cùng. 49) Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch điện ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. B. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. C. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. 50) Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi: A. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện. B. Nối 2 cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. C. Không mắc cầu chì cho 1 mạch điện kín. D. Dùng pin hay acquy để mắc thành 1 mạch điện kín. 51) Một đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát điện) khi mà A. nguồn điện đó tạo ra các điện tích dương và đẩy các điện tích này đi khỏi cực duong của nó. B. dòng điện chạy qua nó có chiều đi vào cực âm và đi ra từ cực dương. C. nguồn điện này tạo ra các điện tích âm và đẩy các điện tích này đi ra khỏi cực âm của nó. D. dòng điện chạy qua nó có chiều đi vào cực dương và đi ra từ cực âm. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 52) Chọn đáp án đúng: Một nguồn điện với suất điện động ξ, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R=r, cường độ dòng điện trong mạch là I, nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song, thì cường độ dòng điện trong mạch. A. vẫn bằng I B. bằng 1,5I C. bằng I/3 D. giảm đi 1 phần tử 53) Chọn đáp án đúng? Một nguồn điện với suất điện động ξ, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R= r, cường độ dòng điện trong mạch là I, nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp, thì cường độ dòng điện trong mạch A. I’ = 3I B. I’ = 2I C. I’ = 1,5I D I’ = 2,5I 54) Khi 2 điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào 1 nguồn điện U = const thì công suất tiêu thụ của chúng là 20W. Nếu các điện trở này được mắc song song và nối vào nguồn thì công suất tiêu thụ của chúng là: A. 5W B. 10W C. 20W D. 80W. 55) Các kim loại đều: A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi. B. dẫn điện tốt, có điển trở suất thay đôi theo nhiệt độ. C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ. D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau. 56) Hạt tải điện trong kim loại là A. các electron của nguyên tử. B. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể. C. electron ở lớp trong cùng của nguyên tử. D. các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể. 57) Nếu gọi là 0 ρ điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu t 0 thì điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức nào dưới đây. A. ρ = 0 ρ + α(t - t 0 ); với α là 1 hệ số có giá trị dương. B. ρ = 0 ρ [1 + α (t - t 0 )]; với α là 1 hệ số có giá trị âm C. ρ = 0 ρ [1 + α (t - t 0 )]; với α là 1 hệ số có giá trị dương. D. ρ = 0 ρ + α (t - t 0 ); với α là 1 hệ số có giá trị âm. 58) Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc những yếu tố nào? A. Chỉ phụ thuộc khoảng nhiệt độ. B. Chỉ phụ thuộc độ sạch (hay độ tinh khiết) của kim loại. C. Chỉ phụ thuộc chế độ gia công của kim loại. D. Phụ thuộc cả 3 yếu tố nêu trên. 59) Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng? A. Kim loại là chất dẫn điện. B. Điện trở suất của kim loại khá lớn, lớn hơn 10 7 Ω.m. C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây kim lọa tuân theo đúng định luật ôm khi nhiệt độ của dây kim loại thay đổi không đáng kể. 60) Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của A. các chất tan trong dung dịch. B. các ion dương trong dung dịch. C. các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch. D. các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch . 61) Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO 4 với điện cực bằng đồng là : A. không có thay đổi gì ở bình điện phân. B. anôt bị ăn mòn. C. đồng bám vào catôt. D. đòng chạy từ anôt sang catốt. 62) Khi nhiệt độ tăng, khả năng dẫn điện của chất điện phân A. giảm B. tăng C. không đổi. D. sẽ tăng rồi sau đó giảm Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 63) So với kim loại, khả năng dẫn điện của chất điện phân A. tốt hơn B. kém hơn D. có thể tốt hơn hoặc kém D. giống như kim loại. hơn tùy theo loại chất điện phân 64) Điều nào sau đây là không đúng khi có hiện tượng dương cực tan trong quá trình điện phân. A. Về phương diện tỏa nhiệt, bình điện phân không khác gì 1 điện trở thuần. B. Có lượng chất được giải phóng ở điện cực. C. Bình điện phân có suất phản điện là ξ. D. Có phản ứng hóa học phụ ở các điện cực. 65) Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của A. các electron mà ta đưa vào trong chất khí. B. các ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. C. các electron và ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. 66) Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do A. phân tử khí bị điện trường mạnh lam ion hóa. B. catốt bị nung nóng phát ra electron. C. quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. 67) Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí A. chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí ở giữa hai bản cực. B. tuân theo định luật Ôm. C. có đặc tuyến Vôn-ampe là đoạn thẳng. D. không cần tác nhân ion hóa. 68) Khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí thì A. cường độ điện trường giữa 2 bản cực tại các điểm khác nhau sẽ như nhau. B. mật độ hạt tải điện trong môi trường khí sẽ tăng. C. chất khí dẫn điện kém đi. D. cường độ dòng điện qua chất khí giảm 69) Cơ chế của tia lửa điện là A. sự ion hóa chất khí do tác nhân ion hóa. B. sự phóng electron từ mặt catốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao. C. tạo điện trường rất lớn trong chất khí. D. do hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí. 70) Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các A. Electron B Electron và ion âm C. Electron và ion dương sinh D. Electron, ion dương và ion âm ra do điện trường đủ mạnh 71) Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của A. các electron phát ra từ Catốt bị đốt nóng đỏ. B. các ion âm phát ra từ Catốt bị đốt nóng đỏ. C. các electron phát ra từ Anốt bị đốt nóng đỏ D. các ion khi còn dư trong chân không. 72) Điều nào sau đây là sai khi nói về cường độ dòng điện qua điôt chân không. A. Khi catốt được nung nóng ở 1 nhiệt độ xác định thì cường độ dòng điện qua điôt chân không sẽ tăng nhanh theo U AK (Hiệu điện thế giữa anốt và catốt) và đạt giá trị bão hòa. B. Nhiệt độ của catốt càng cao thì giá trị của cường độ dòng bảo hòa càng lớn. C. Khi catốt phát xạ nhiệt electron, nếu U AK = 0, thì cường độ dòng điện qua catốt vẫn bằng 0 dù mạch kín. D. Khi catốt không được đốt nóng thì cường độ dòng điện qua điôt chân không bằng 0. 73) Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Dòng điện trong điôt chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron phát xạ nhiệt từ catốt. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) B. Dòng điện chạy qua điôt chân không chỉ theo 1 chiều từ anốt sang catốt. C. Sự phát xạ nhiệt electron thường xảy ra ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ nóng chảy của kim loại làm catốt. D. Ống phóng điện tử là 1 trong những ứng dụng của dòng điện trong chân không. 74) Câu nào sau đây sai khi nói về tính chất của tia catốt. A. Trong vùng không có điện trường và từ trường thì tia catốt truyền thẳng. B. Điện trường làm tia catốt lệch theo chiều của điện trường. C. Tia catốt có mang năng lượng. D. Từ trường làm lệch catốt theo phương vuông góc với từ trường. 75) Câu nào sau đây sai khi nói về tính chất của tia Catốt. A. Tia Catốt phát ra theo phương vuông góc với bề mặt Catốt. B. Tia Catốt có thể làm kim loại phát ra tia X. C. Điện trường làm tia Catốt lệch theo phương vuông góc với phương của điện trường. D. Tia Catốt có thể làm huỳnh quang 1 số tinh thể. 76) Phát biểu nào dưới đây là chính xác? Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì: A. nó không phải là kim loại cũng không phải là điện môi. B. hạt tải điện trong đó có thể là electron và lỗ trống. C. điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất và các tác nhân ion khác. D. Cả 3 lí do trên. 77) Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A. Hạt mang điện chủ yếu trong bán dẫn loại n là lỗ trống. B. Hạt mang điện chủ yếu trong bán dẫn loại p là electron. C. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron và lỗ trống chuyển động ngược chiều điện trường. D. Hệ số nhiệt điện trở của chất bán dẫn có giá trị âm. 78) Điều nào sau đây là sai khi nói về lớp nghèo của lớp chuyển tiếp p-n. A. Điện trở các lớp nghèo khá nhỏ. B. Ở lớp nghèo, về phía bán dẫn n có ion đôno. C. Ở lớp nghèo, về phía bán dẫn p có các ion axepo D. Dòng điện qua lớp nghèo có chiều từ n sang p là chiều ngược. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) II) Phần tự luận: 1) Cho 1 sơ đồ như hình vẽ trong đó nguồn điện có suất điện động ξ = 6V và có điện trở trong r = 2Ω, các điện trở R 1 = 5 Ω, R 2 = 10 Ω, R 3 = 3 Ω. a) Tính điện trở R N của mạch ngoài. b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện thế mạch ngoài U. c) Tính hiệu điện thế U 1 giữa 2 đầu điện trở R 1 . 2) Có 8 nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động ξ = 1,5V và điện trở trong r = 1Ω. Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm 2 dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V- 6W. Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường. a) Tính cường độ dòng điện I của dòng điện thực sự chạy qua bóng đèn khi đó. b) Tính công suất điện của bóng đền khi đó. c) Tính công suất của bộ nguồn khi đó. 3) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó các acquy có suất điện động ξ 1 = 12V, ξ 2 = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R 1 = 4 Ω, R 2 = 8 Ω. a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. b) Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở. c) Tính công suất của môi acquy. 4) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có Điện động ξ = 6V và có điện trở trong là r = 2Ω, các điện trở ở mạch ngoài là R 1 = 6Ω, R 2 = 12Ω, R 3 = 4Ω. a) Tính điện trở mạch ngoài. b) Tính công suất tiêu thụ điện năng của điện trở R 3 . c) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 . 5) Hai nguồn điện cso suất điện động và điện trở trong tương ứng là ξ 1 = 3V, r 1 = 0,6Ω và ξ 2 = 1,5V, r 2 = 0,4Ω được mắc với điện trở R = 4Ω thành mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ. a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. b) Tính hiệu điện thế giữa 2 cực của mỗi nguồn. c) Tính công suất tiêu thụ của điện trở R. 6) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động ξ = 30V và điện trở r = 3Ω, các điện trở R 1 = 12 Ω,R 2 = 27Ω, R 3 = 18Ω, vôn kế V có điện trở rất lớn. a) Tính điện trở tương đương R N của mạch ngoài. b) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. c) Xác định số chỉ của vôn kế. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên - + ξ , r R 1 R 2 R 3 X _ + _ + - + R 1 R 2 - + ξ 1 ξ 2 ξ , r + - R 3 R 1 R 2 + - + - R ξ 1 ,r 2 ξ 2 ,r 2 A V + _ _ _ B C R 1 R 2 R 3 ξ , r . về lớp nghèo của lớp chuyển tiếp p-n. A. Điện trở các lớp nghèo khá nhỏ. B. Ở lớp nghèo, về phía bán dẫn n có ion đôno. C. Ở lớp nghèo, về phía bán dẫn p có các ion axepo D. Dòng điện qua lớp. không có ion và electron tự do. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên A B O GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 12) Lực tương tác giữa 2 hạt mang điện sẽ thay đổi như thế nào khi điện. Vôn? A. qEd B. qE C. Ed. D. Không có. Vì một ngày mai tươi sáng hãy cố lên GV: LÊ VĂN HOÀNG Đề cương lớp 11 HK1 (2009-2010) 26) 1 điện tích âm di chuyển trong điện trường A đến B, lực điện trường