Chuyên đề: Hidrocacbon

4 599 0
Chuyên đề: Hidrocacbon

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com CHUYÊN ĐỀ: HIDROCACBON PHẦN: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG I – PHẢN ỨNG CHÁY Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4 và C 2 H 6 thu được 6,72 lit CO 2 (đktc) và 9 gam H 2 O. m có giá trị là: A. 2,3 B. 4,6 C. 6,4 D . 3,2 Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn x mol 1 hidrocacbon A thu được 17,6g CO 2 và 9g H 2 O. A là? A. C 2 H 6 B. C 3 H 8 C. C 4 H 10 D. C 5 H 12 Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được (m+14) gam H 2 O và (m+40) gam CO 2 . Giá trị của m là: A. 9 B. 21 C. 6 D. 4 Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,05mol một hiđrocacbon M bằng 6,72 lit khí O 2 (đktc) chỉ tạo thành khí CO 2 và H 2 O có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của M là: A. C 2 H 4 . B. C 3 H 6 C. C 4 H 8 D. C 5 H 10 . Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,15mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H 2 O. Nếu cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 37,5g B. 52,5g C. 15g D. 42,5g Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hidrocacbon liên tiếp trong cùng một dãy đồng đẳng thu được 11,2 lit (đktc) CO 2 và 12,6g H 2 O. a) Công thức phân tử hai hidrocacbon là: A. C 2 H 4 và C 2 H 6 B. C 2 H 2 và C 3 H 4 C. C 2 H 6 và C 3 H 8 D. C 3 H 8 và C 4 H 10 b) Thành phần phần trăm theo thể tích mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp là: A. 50% và 50% B. 25% và 75% C. 40% và 60% D. 30% và 70% Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P 2 O 5 dư và bình 2 đựng KOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14g, bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là: A. 0,06mol B. 0,09mol C. 0,03mol D. 0,045mol Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH 4 và một hidrocacbon Y thu được 2,24 lit CO 2 (đktc) và 2,7g nước. Thể tích O 2 (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 2,80 lit B. 3,92 lit C. 4,48 lit D. 5,60 lit Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn V lit (đktc) một ankin, cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình đựng dung dịch tăng 25,2g và có 45g kết tủa. Công thức phân tử hai ankin là: A. C 2 H 2 B. C 3 H 4 C. C 4 H 6 D. C 5 H 8 Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol 1 ankin thu được 0,2mol H 2 O. Nếu hidro hóa hoàn toàn 0,1mol ankin này rồi đốt cháy hoàn toàn thì số mol H 2 O thu được là: A. 0,3 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,6 Bài 11. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H 2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X, tổng khối lượng CO 2 và H 2 O thu được là: A. 18,60g B. 18,96g C. 20,40g D. 16,80g Bài 12. Một hidrocacbon có tỉ khối so với không khí là 2,69. Khi đốt cháy X tạo CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là 2:1. X có công thức phân tử là: A. C 2 H 2 B. C 4 H 4 C. C 6 H 6 D. C 7 H 8 Bài 13. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit hỗn hợp X (chỉ chứa hidrocacbon ở thể khí). Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H 2 SO 4 đặc, bình (2) đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình (1) tăng 3,15g và bình (2) xuất hiện 51,25g kết tủa. Trong X chắc chắn có hidrocacbon nào sau đây? A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 4 H 6 Bài 14. Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hyđrocacbon K, L, N ta thu được lượng CO 2 như nhau và tỉ lệ mol của H 2 O và CO 2 tương ứng với K, L, N bằng 0,5; 1,0; 1,5. K, L, N lần lượt là: A. C 3 H 8 , C 3 H 4 , C 2 H 4 . B. C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 6 . C. C 3 H 4 , C 3 H 6 , C 3 H 8 . D. C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 3 H 4 . Bài 15. Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1anken. Đốt cháy hỗn hợp A thì được a mol H 2 O và b mol CO 2 . Hỏi tỉ số T = a/b có giá trị nào A. 1 < T < 2 B. 1 £ T £ 2 C. 1 £ T £ 2,5 D. 1,5 < T < 2 Bài 16. Hỗn hợp khí A gồm 2 olefin, đốt cháy 7 thể tích A cần 31 thể tích O 2 (cùng điều kiện). Biết rằng olephin chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40-50% thể tích của A. Vậy công thức phân tử 2 olephin là: A. C 2 H 4 và C 3 H 6 B. C 3 H 6 và C 4 H 8 C. C 2 H 4 và C 4 H 8 D. C 2 H 4 và C 4 H 10 Bài 17. Hỗn hợp gồm hidrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch H 2 SO 4 đặc, thu được hỗn hợp Z có tỉ khối đối với H 2 bằng 19. Công thức phân tử của X là: A. C 3 H 4 B. C 3 H 6 C. C 3 H 8 D. C 4 H 8 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/chuyen-de-hidrocacbon-0-14052096103675/nos1382766294.doc Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com Bài 18. Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó phân tử khối của Z gấp đôi phân tử khối của X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được số gam kết tủa là: A. 20 B. 30 C. 10 D. 40 Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 10cm 3 một hidrocacbon X bằng 80 cm 3 . Sản phẩm thu được sau khi cho ngưng tụ hơi nước còn 65cm 3 khí trong đó có 25cm 3 là oxi. (Các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của hidrocacbon là: A. C 4 H 6 B. C 4 H 8 C. C 4 H 10 D. C 3 H 4 Bài 20. Đốt cháy hoàn toàn 24,64 lit (27,3 0 C; 1atm) hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp, thu sản phẩm cho hấp thụ hết vào một bình nước vôi trong dư thì khối lượng toàn bình tăng 149,4g và khi lọc thu được 270g kết tủa trắng. a) Công thức chung của ba hidrocacbon là: A. C n H 2n B. C n H 2n-2 C. C n H 2n+2 D. C n H 2n-6 b) Công thức phân tử ba hidrocacbon là: A. C 2 H 4 , C 3 H 6 và C 4 H 8 B. C 6 H 6 , C 7 H 8 và C 8 H 10 C. C 2 H 6 , C 3 H 8 và C 4 H 10 D. C 2 H 2 , C 3 H 4 và C 4 H 6 II – PHẢN ỨNG CỘNG Bài 21. 1,4g anken M vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 4g Br 2 . Biết rằng khi hidrat hoá anken trên thì thu được 1 ancol duy nhất. M có công thức cấu tạo là A. CH 2 =CH-CH 3 B. CH 2 =CH-CH 2 -CH 3 C. CH 3 -CH=CH-CH 3 D. CH 2 =C(CH 3 ) 2 Bài 22. Hỗn hợp M gồm 2 anken khí là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 4,48lit (đktc) hỗn hợp M qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối lượng bình tăng 7g. Công thức phân tử 2 anken: A. C 2 H 4 & C 4 H 8 B. C 2 H 4 & C 3 H 6 C. C 3 H 6 & C 4 H 8 D. B, C đều đúng Bài 23. Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon M và H 2 với xúc tác Ni (thể tích không đáng kể). Nung nóng bình một thời gian thu được 1 khí Y duy nhất. Đốt cháy Y thu được 8,8g CO 2 và 5,4g H 2 O. Biết V X = 3V Y . Công thức phân tử của M là: A. C 3 H 4 B. C 2 H 4 C. C 3 H 6 D. C 2 H 2 Bài 24. Cho 4,48lit (đktc) hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4lit dung dịch Br 2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br 2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7g. CTPT hai hidrocacbon là: A. C 2 H 2 và C 4 H 6 B. C 2 H 2 và C 4 H 8 C. C 3 H 4 và C 4 H 8 D. C 2 H 2 và C 3 H 8 Bài 25. Một hidrocacbon X cộng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo thành sản phẩm có thành phần khối lượng Clo là 45,233%. CTPT của X là: A. C 3 H 6 B. C 3 H 4 C. C 2 H 4 D. C 4 H 8 Bài 26. Dẫn V lit (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và H 2 đi qua ống sứ đựng bột Ni đun nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 12g kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16g Br 2 và còn lại khí Z. Đốt cháy khí Z thu được 2,24lit khí CO 2 (đktc) và 4,5g H 2 O. Giá trị của V là: A. 11,20 B. 13,44 C. 5,60 D. 8,96 Bài 27. Cho một lượng anken X tác dụng với H 2 O (có xúc tác H 2 SO 4 ) thu được chất hữu cơ Y và thấy khối lượng bình đựng nước tăng 4,2g. Nếu cho một lượng X như trên tác dụng hết với HBr thu được chất Z, khối lượng Z thu được và khối lượng Y thu được ở trên chênh lệch nhau 9,45g. CTPT của X là: A. C 2 H 4 B. C 3 H 6 C. C 4 H 8 D. C 5 H 10 Bài 28. Cho isopren (2-metylbuta-1,3-đien) phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ 1:1 về số mol. Hỏi có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm có cùng công thức phân tử C 5 H 8 Br 2 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 29. Dẫn 8,1 gam hỗn hợp khí X gồm: CH 3 CH 2 C º CH và CH 3 C º CCH 3 lội qua bình đựng dung dịch Br 2 dư thấy có m gam phản ứng. Giá trị của m là : A. 16 g B. 32 g C. 48 g D. Kết quả khác Bài 30. Dẫn 1,68lit hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4g brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lit khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit X thì sinh ra 2,8 lit CO 2 . Công thức phân tử hai hidrocacbon là: A. CH 4 & C 2 H 4 B. CH 4 & C 3 H 6 C. CH 4 & C 3 H 4 D. C 2 H 6 & C 3 H 6 Bài 31. Một hỗn hợp gồm 2 olephin đồng đẳng kế tiếp nhau có thể tích 17,92 lít (Đo ở O o C và 2,5at). Dẫn qua bình đựng dung dịch KMnO 4 dư, khối lượng KMnO 4 tăng 70 gam. CTPT của 2 olêphin lần lượt là : A. C 2 H 4 và C 3 H 6 B. C 3 H 6 và C 4 H 8 C. C 2 H 4 và C 4 H 8 D. C 4 H 8 và C 5 H 10 Bài 32. Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H 2 có tỉ khối hơi so với CH 4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X với Ni xúc tác để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH 4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì bình chứa brom có khối lượng tăng lên là: A. 8 gam B. 16 gam C. 0 gam D. Tất cả đều sai. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/chuyen-de-hidrocacbon-0-14052096103675/nos1382766294.doc Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com Bài 33. Dẫn 6 lit hỗn hợp khí A gồm hidro, etan và etin qua bột Ni đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 3 lit 1 khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H 2 là? A. 5 B. 7,5 C. 10 D. 12,5 Bài 34. Hỗn hợp khí A chứa hidro và hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hidro là 8,26. Đung nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hidro là 11,80. a) Công thức phân tử hai anken là: A. C 2 H 4 và C 3 H 6 B. C 3 H 6 và C 4 H 8 C. C 4 H 8 và C 5 H 10 D. Đáp án khác b) Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong A là: A. 70%, 15% và 15% B. 70%, 12% và 18% C. 60%, 20% và 20% D. 60%, 10% và 30% Bài 35. Cho 10 lit hỗn hợp khí gồm C 2 H 2 và CH 4 tác dụng với 10 lit H 2 . Sau phản ứng thu được 16 lit hỗn hợp khí (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp trước phản ứng lần lượt là: A. 8 lit và 2 lit B. 3 lit và 7 lit C. 4 lit và 6 lit D. 2,5 lit và 7,5 lit Bài 36. Trong một bình kín chứa đầy hỗn hợp khí X gồm C 2 H 4 và H 2 với lượng dư bột Ni, tỉ khối hơi của X so với H 2 là 6,2. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H 2 là 8,0. Hiệu suất phản ứng hidro hoá C 2 H 4 là: A. 62,50% B. 56,25% C. 43,75% D. 37,50% Bài 37. Một hỗn hợp A gồm anken X và ankin Y, cho 50ml hỗn hợp A tác dụng với H 2 thì cần vừa đủ 80ml H 2 (Các khí đo ở cùng điều kiện). Thành phần phần trăm theo số mol mỗi chất trong A lần lượt là: A. 50% và 50% B. 40% và 60% C. 35% và 65% D. 45% và 55% Bài 38. Hỗn hợp X gồm 0,3 mol C 2 H 2 và 0,4 mol H 2 . Nung nóng X một thời gian với bột Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp Y. Sục Y vào dung dịch brom dư có hỗn hợp khí Z bay ra khỏi dung dịch. Đốt cháy hoàn Z thu được 8,8g CO 2 và 7,2g H 2 O. Khối lượng bình brom tăng là: A. 3,2g B. 5,4g C. 7,8g D. 8,6g Bài 39. Hỗn hợp X gồm hidrocacbon A và H 2 có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 4,8. Nung nóng hỗn hợp X với Ni đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 8. Công thức phân tử hidrocacbon A là: A. C 3 H 6 B. C 3 H 4 C. C 4 H 8 D. C 5 H 8 Bài 40. Đung nóng 5,8g hỗn hợp A gồm C 2 H 2 và H 2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 1,2g và còn lại hỗn hợp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là: A. 2,3g B. 3,5g C. 4,6g D. 7,0g III – PHẢN ỨNG THẾ. BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài 41. Ankan có C chiếm 83,33% về khối lượng phân tử, khi A tác dụng với brom có chiếu sáng thu được hỗn hợp sản phẩm chứa 4 đồng phân monobrom. Công thức cấu tạo của A là: A. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 3 B. CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -CH 3 C. CH 3 -CH(CH 3 )-CH(CH 3 )-CH 3 D. CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -CH 2 -CH 3 Bài 42. Cho 10,440 g butan phản ứng hoàn toàn với clo có chiếu sáng thu được hỗn hợp chất lỏng A và khí HCl. Để hấp thụ hoàn toàn lượng HCl cần vừa đủ 160,0ml dung dịch NaOH 1,250M. Khối lượng hỗn hợp chất lỏng A thu được là: A. 17,340g B. 17,540g C. 17,740g D. 24,240g Bài 43. Cho m gam hidrocacbon X (thuộc dãy đồng đẳng của metan) tác dụng với clo có chiếu sáng, chỉ thu được 12,78g dẫn xuất monoclo duy nhất. Để trung hoà khí HCl sinh ra cần dùng 80ml dung dịch NaOH 1,5M. Biết hiệu suất phản ứng clo hoá là 80%, giá trị của m là: A. 8,64 B. 8,52 C. 10,65 D. 10.80 Bài 44. Crackinh 560 lit butan thu được 896 lit hỗn hợp X gồm C 4 H 10 , C 4 H 8 , C 3 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 6 , CH 4 và H 2 . Thể tích khí butan chưa bị crackinh là: A. 336 lit B. 280 lit C. 168 lit D. 224 lit Bài 45. Người ta tổng hợp cao su butađien theo sơ đồ sau: Gỗ → C 6 H 12 O 6 → C 2 H 5 OH → CH 2 =CH-CH=CH 2 → Cao su butađien Biết hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 90%, 95%, 85% và 80%. Khối lượng gỗ tối thiểu cần để sản xuất 1,0 tấn cao su theo sơ đồ trên là: A. 2,074 tấn B. 3,567 tấn C. 1,037 tấn D. 1,784 tấn Bài 46. Đốt cháy hoàn toàn V lit hidrocacbon X thu được 17,6 lit CO 2 (đktc). Cho V lit X vào nước brom thì lượng brom phản ứng là 64g. Hidrocacbon X là (V đo ở đktc): A. C 3 H 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 3 H 6 Bài 47. Crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 14,5. X có công thức phân tử là: A. C 4 H 10 B. C 5 H 12 C. C 3 H 8 D. C 6 H 14 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/chuyen-de-hidrocacbon-0-14052096103675/nos1382766294.doc Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com Bài 48. TNT (2,4,6-trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp HNO 3 đặc và H 2 SO 4 đặc, đun nóng. Biết hiệu suất của toàn quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT thu được từ 230g toluen là: A. 454g B. 550g C. 687,5g D. 567,5g Bài 49. Chất hữu cơ A chứa hai nguyên tố, 150 < M A < 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được m gam H 2 O. A không tác dụng với dung dịch brom, cũng như brom khan khi có mặt bột sắt, nhưng A tác dụng với brom khi chiếu sáng tạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất. A là: A. naphtalen B. 1,3,5-trimetylbenzen C. 1,3,5-trietylbenzen D. hexametyl benzen Bài 50. Sau khi tách H 2 hoàn toàn khỏi hỗn hợp X gồm etan và propan, ta thu được hỗn hợp Y gồm etylen và propylen. Khối lượng phân tử trung bình của Y = 93,45% khối lượng trung bình của X. Vậy % theo thể tích của 2 chất trong X (%) là: A . 52 và 48 B. 66,2 và 33,8 C . 96,2 và 3,8 D. 87 và 13 Bài 51. Từ etilen, người ta điều chế vinyl clorua (C 2 H 3 Cl) rồi đem trùng hợp thì thu được PVC. a) Từ 1m 3 etlien (đktc) điều chế được bao nhiêu kg PVC, biết hiệu suất của mỗi phản ứng lần lượt là 80% và 90%? A. 2,2902 B. 2,2321 C. 2,5112 D. 2,009 b) Khi clo hóa PVC thu được ở trên thì người ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,78%. Hỏi khi clo hóa thì trung bình có bao nhiêu mắt xích của PVC tác dụng với một phân tử Cl 2 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 52. Trùng hợp etilen thu được polietilen. Hỏi: a) Cần bao nhiêu m 3 etilen (đktc) để điều chế được một tấn polietilen (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 80%)? A. 640m 3 B. 800m 3 C. 1000m 3 D. 1200m 3 b) Hệ số trùng hợp của một loại polietilen có phân tử khối bằng 30000 là? A. 1051 B. 1061 C. 1071 D. 1081 Bài 53. Hidrocacbon X mạch thẳng, công thức phân tử là C 6 H 6 . 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 18,5g kết tủa. X là: A. Hexa-1,5-điin B. Hexa-1,4-điin C. Hexa-2,4-điin D. Benzen Bài 54. Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ số mol là 1:1. 0,3mol X tác dụng vừa đủ với 0,45mol AgNO 3 /NH 3 . A là: A. But-1-in B. But-2-in C. Propin D. Axetilen Bài 55. X, Y, Z là 3 hidrocacbon thể khí ở điều kiện thường có phân tử khối lập thành một cấp số cộng. Đốt cháy bất kỳ chất nào với số mol như nhau đều thu được số mol H 2 O như nhau. Z có công thức đơn giản nhất là CH. Cho 0,1mol Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 15,9g kết tủa. Công thức phân tử của X, Y, Z lần lượt là: A. C 2 H 4 , C 3 H 4 , C 4 H 4 B. C 2 H 6 , C 3 H 6 , C 4 H 6 C. C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 2 D. CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 Bài 56. Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon A, B cùng trong một dãy đồng đẳng (thuộc 1 trong 3 dãy đồng đẳng là ankan, anken hoặc ankin), số nguyên tử C trong A, B đều nhỏ hơn 7; A và B được trộn theo tỉ lệ số mol là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn 14,8g hỗn hợp X bằng oxi rồi thu toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H 2 SO 4 đặc, dư; bình 2 chứa 890ml dung dịch Ba(OH) 2 1M thì khối lượng bình 1 tăng 14,4g và ở bình 2 thu được 133,96g kết tủa trắng. Xác định dãy đồng đẳng của A và B. A. Ankan B. Anken C. Ankin D. Ankadien Bài 57. Một bình kín dung tích 2 lit ở 27,3 0 C chứa 0,03mol C 2 H 2 ; 0,15mol C 2 H 4 và 0,04mol H 2 có áp suất p 1 . Nung bình (có mặt Ni làm xúc tác, thể tích không đáng kể) đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp khí A có áp suất p 2 . Cho hỗn hợp A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 3,6g kết tủa. Giá trị của p 2 là: A. 0,277atm B. 0,6925atm C. 1,108atm D. 0,554atm Bài 58. Từ 31,25g đá vôi (20% tạp chất) có thể điều chế được bao nhiêu lit axetilen (đktc). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% A. 2,688 B. 1,792 C. 4,48 D. 5,376 Bài 59. Khi brom hoá một hidrocacbon thu được một dẫn xuất brom duy nhất có tỉ khối so với hidro bằng 75,5. Công thức phân tử hidrocacbon đó là: A. C 5 H 10 B. C 4 H 10 C. C 5 H 12 D. C 4 H 8 Bài 60. Crackinh 5,8g C 4 H 10 thu được hỗn hợp X gồm C 4 H 10 , C 3 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 6 và CH 4 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên, khối lượng H 2 O thu được là: A. 4,5g B. 9,0g C. 13,5g D. 18,0g /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/chuyen-de-hidrocacbon-0-14052096103675/nos1382766294.doc . Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com CHUYÊN ĐỀ: HIDROCACBON PHẦN: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG I – PHẢN ỨNG CHÁY Bài 1. Đốt cháy hoàn. 6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hidrocacbon liên tiếp trong cùng một dãy đồng đẳng thu được 11,2 lit (đktc) CO 2 và 12,6g H 2 O. a) Công thức phân tử hai hidrocacbon là: A. C 2 H 4 và C 2 H 6 B C 4 H 8 /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/chuyen-de -hidrocacbon- 0-14052096103675/nos1382766294.doc Hoàng Ngọc Hiền (Yên Phong 2 – Bắc Ninh) Email: ongdolang@gmail.com Bài 18. Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan