1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1965 – 1975) ppt

6 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 143,2 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ 1965 – 1975 A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Cung cấp cho HS một số vấn đề cơ bản để các em hiểu thêm về văn xuôi khấng chiến chống Mĩ; từ đó các em

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG

MĨ (1965 – 1975)

A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Cung cấp cho HS một số vấn đề cơ bản để các em hiểu thêm về văn xuôi khấng chiến chống Mĩ; từ đó các em có cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về hai tác phẩm đã học trong chương trình

B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I Bối cảnh lịch sử của văn học chống Mĩ

GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn

1965-1975 ?

- Ngày 5-8-1964 những quả bom đầu tiên của không quân Mĩ đã dội xuống miền Bắc Việt Nam Một thời kì khốc liệt, dữ dội và oai hùng nhất của dân tộc Việt Nam bắt đầu Một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra trên toàn

Trang 2

bộ dải đất hình chữ S này Liên tục hơn 10 năm, mấy chục triệu người VN sống dưới bom đạn

- Mảnh đất miền Bắc mới hồi sinh, vết thương chiến tranh chống Pháp chưa kịp hàn gắn xong, lại phảI gánh chịu hàng chục triệu tấn bom đạn, sắt thép của một nền công nghiệp chiến tranh hiện đại nhất hành tinh

- Nhưng trong 10 năm đó dân ta sống trong một thời kì ổn định toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất).Sự ổn định ấy cho phép nền văn hoá tinh thần phát triển toàn diện hơn vì thế văn học thời chống Mĩ không phảI bận tâm dằn vặt nhiều với chuyện “cơm áo gạo tiền”…mà chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân trong chiến tranh, hướng tới những tình cảm cao thượng hơn

- Sự ổn định tương đối về kinh tế chính trị, văn hoá và xã hội ở miền Bắc trong những năm chống Mĩ đã tạo tiền đề cho tinh thần lạc quan cách mạng trong văn học.(…)

- Thời kì lịch sử 1965-1975 là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta liên tục dành được thắng lợi.(…)Thắng lợi đó cúng là một nguyên nhân gây nên âm hưởng ngợi ca và khẳng định một cách ồn ào và vui vẻ trong văn học thời chống Mĩ

- Thời kì lịch sử 1965-1975 là thời kì đất nước có nguy cơ bị chia cắt lâu dài

Trang 3

một….thay đổi” Cho nên ý chí độc lập tự cường và khát vọng thống nhất

Tổ quốc là vô cùng mạnh mẽ Có thể nói hoàn cảnh chia cắt đất nước đã chi phối toàn bộ tư duy nghệ thuật thời chống Mĩ.(các TP tập trung viết về đề tài miền Nam, đề tài chống Mĩ)

II Khái quát văn học chống Mĩ (HS xem lại bài khái quát)

- Sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, kí

- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong văn học chống Mĩ

- Đặc điểm thống nhất của một nền văn học có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng

III Đặc điểm văn xuôi chống Mĩ

1 Văn xuôi chống Mĩ miền Bắc:

Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là cảm hứng chủ đạo trong những sấng tác văn xuôi ở miền Bắc Chủ nghĩa xã hội lúc này là nền tảng của chủ nghĩa anh hùng, là sự quyết định sức mạnh của Tổ quốc

+ Nhiều TP viết về đề tài xây dựng CNXH nở rộ: “Chủ tịch huyện”-Nguyễn Khải => Đi sâu vào nghiên cứu và tái hiện cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân để nhằm thay đổi cái cũ, cái lạc hậu,phản động trong quá trình

XDCNXH

Trang 4

+ Thực tế bao trùm nhất của giai đoạn lịch sử này là cuộc chiến đấu của toàn dân bảo vệ độc lập-tự do của Tổ quốc Hiện thực anh hùng đã nuôi dưỡng cảm hứng lớn lao cho văn xuôi hàng loạt Tp có giá trị xuất hiện: “Dấu chân người lính”-Nguyễn Minh Châu, “Chiến sĩ”-Nguyễn Khải…Các Tp đều gặp nhau ở một tư tưởng-chủ đề chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội

2 Văn xuôi chống Mĩ miền Bắc:

- Năm 1965 với giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Chiểu văn học cách mạng miền Nam đã chuyển sang một bước phát triển mới về cả số lượng và chất lượng: “Người mẹ cầm súng”-Nguyễn Thi, “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành…

- Năm 1966, với sự ra đời của tiểu thuyết “Hòn đất”-Anh Đức, văn xuôi cách mạng MN đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong khả năng phản ánh ngày càng quy mô hơn hiện thực CM vĩ đại

- Đầu những năm 70 xuất hiện hàng loạt tập truyện ngắn, kí có giá trị:

“Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”-Nguyễn Trung Thành…

3.Đặc điểm chung:

GV: Qua hai TP đã học em rút ra được những đặc điểm gì về văn xuôi thời

kì kháng chiến chống Mĩ ?

Trang 5

Khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn xuôI thời chống Mĩ Các tác giả đã dựng lên bức tranh hoành tráng về lịch

sử, tái hiện một thời kì đau thương nhưng hào hùng của lịch sử dân tộc Trên nền bức tranh ấy là hình tượng người lính với phẩm chất cao đẹp, lí tưởng

- Quan niệm nghệ thuật về con người:

+ Con người là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực QNNT về con người là cốt lõi tư tưởng, là cách nhhìn nhận đánh giá con người bằng nghệ thuật của tác giả, thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc thâm nhập các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống

+ Văn xuôi thời chống Mĩ viết về đời sống chiến tranh thường phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với giai cấp, với dân tộc Hình tượng trung tâm của văn xuôigiai đoạn này là những người lính gánh vác trên vai những nhiệm vụ nặng nề mà cao cả của dân tộc Họ mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của một dân tộc anh hùng

4.Một vài hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đó, văn xuôi thời chống Mĩ còn có những hạn chế nhất định Theo em, đó là những hạn chế trên những khía cạnh nào ?

- Quan niệm đơn giản, một chiều về hiện thực và con người

Trang 6

+ Thể hiện con người chủ yếu ở phương diện chính trị, phương diện công dân: đơn giản và phiến diện

+ Khẳng định tinh thần lạc quan tin tưởng: tránh nói đến nỗi buồn, nỗi đau, tổn thất…=> VH thiên về phản ánh hiện thực một chiều

- Tiêu chí nghệ thuật bị hạ thấp: Vì nhiệm vụ theo sát chính trị buộc VH phải sáng tác nhanh chóng kịp, phê bình phải đề cao giá trị nội dung và “chiếu cố” giá trị văn chương

- Cá tính, phong cách của nhà văn không có điều kiện phát huy mạnh mẽ Nhà văn tự biến mình “ thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, bao điều suy nghĩ, chiêm nghiệm ngổn ngang, bao kiến thức thâu lượm cả một đời, bao lo âu trăn trở về con người, việc đời đem giấu đi” để “nói niềm vui, nói cáI tốt, cáI xuôI chiều” (Nguyễn Minh Châu)

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w