Luật Bảo vệ môi trường (Điều 13) quy định đánh giá môi trường chiến

Một phần của tài liệu A20_06_bc tong ket thi hanh Luat 2004 (Trang 27 - 28)

lược, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, trong khi đó Luật BV&PTR chưa có quy định về đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch, kế hoạch BV&PTR.

- Luật Bảo vệ môi trường (Điều 9) quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia, trong khi đó Luật BV&PTR (Điều 17) quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch BV&PTR cấp quốc gia, sự phối hợp giữa 2 loại quy hoạch này chưa được quy định trong Luật BV&PTR.

- Luật Bảo vệ môi trường (Điều 40) quy định về quản lý phát thải khí nhà kính, trong đó nhấn mạnh đến quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng; hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các bon thế giới, trong khi Luật BV&PTR chưa quy định những nội dung này liên quan đến rừng.

- Thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật bảo vệ rừng với các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR, các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/02/2014 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định chỉ một số dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, như: có diện tích từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đăc dụng; từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác; khai thác rừng trồng là rừng sản xuất, diện tích tập trung có diện tích từ 200 ha trở lên, khai thác rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên với diện tích tập trung.

11.4. Luật BV& PTR với các luật khác có liên quan

- Luật Khoáng sản năm 2010 quy định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, trong đó có khu vực đất rừng đăc dụng, đất rừng phòng hộ hoăc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ; tuy nhiên thiếu quy định những khu vực có rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình cũng cần được quản lý chăt chẽ trong hoạt động khoáng sản; quy định tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường, tuy nhiên trong Luật BV&PTR chưa có quy định cụ thể về quản lý hoạt động khoáng sản trên diện tích đất lâm nghiệp, đăc biệt trên diện tích đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- Quy định chồng chéo trong việc xác định các khu bảo tồn là rừng ngập măn thuộc các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước hay rừng đăc dụng.

- Luật BV&PTR được ban hành trước Luật Tài nguyên nước nên chưa quy định việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoăc ảnh hưởng đến diện

tích rừng phải trồng bù diện tích rừng đã bị mất hoăc đóng góp kinh phí trồng rừng trong trường hợp địa phương không bố trí được quỹ đất để trồng rừng mới; tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa và tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn. Những nội dung này chỉ được quy định ở các văn bản dưới luật, nhưng cũng chưa đầy đủ.

- Một số quy định chưa đầy đủ, thiếu thống nhất với Bộ luật Hình sự (về các hành vi bị cấm phải xử lý hình sự theo các Điều 176, 189, 190), với Bộ Luật Dân sự (về cộng đồng dân cư).

11.5. Luật BV& PTR với các Công ước quốc tế có liên quan

- Pháp luật BV & PTR vẫn còn có nhiều điểm chưa phù hợp với một số công ước quốc tế có liên quan như CITES, RAMSAR, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công ước về đa dạng sinh học, như thiếu sự thống nhất trong quy định về phân loại khu bảo tồn; thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn, thành lập vườn quốc gia, thiếu thống nhất trong việc phân cấp tổ chức quản lý khu bảo tồn, thiếu các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các trung tâm cứu hộ động vật, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật rừng quý hiếm thuộc phụ lục của Công ước CITES hoăc chưa phù hợp hoăc thiếu cụ thể.

- Hiện chưa có quy định biện pháp xử phạt riêng cho các hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo Công ước CITES.

Một phần của tài liệu A20_06_bc tong ket thi hanh Luat 2004 (Trang 27 - 28)