liên quan
11.1. Luật BV&PTR với Luật Đất đai năm 2013
- Luật Đất đai không đề cập đến cụm từ “Đất lâm nghiệp”, thay vào đó quy định 3 loại đất rừng “đất rừng đăc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất” nhưng không quy định rõ khái niệm đối với 3 loại đất nói trên, nên có cách hiểu khác nhau, dẫn đến số liệu thống kê giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khác nhau.
- Luật Đất đai năm 2013 không quy định xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, trong khi đó Luật BV&PTR (Điều 17) quy định lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR cấp xã; quy định Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất rừng sản xuất thu tiền thuê đất hàng năm hoăc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, trong khi đó Luật BV&PTR quy định Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất chỉ thực hiện thu tiền thuê rừng hàng năm.
- Luật Đất đai (Điều 56) quy định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng dăc dụng, đất rừng phòng hộ mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng Luật BV&PTR không có quy định cụ thể về vấn đề này.
- Luật Đất đai (Điều 135, Điều 136) quy định Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong khi Luật BV&PTR quy định rừng sản xuất là rừng tự nhiên có thể giao cho hộ gia đình, cá nhân (Điều 24), cộng đồng dân cư thôn (Điều 29); giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư, trong khi đó Luật BV&PTR (Điều 29) quy định có thể giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư thôn.
Ngoài ra, Luật Đất đai quy định trích đo địa chính các diện tích đất thực hiện theo thửa đất, trong khi Luật BV&PTR quy định đơn vị để quản lý đất lâm nghiệp là lô, khoảnh, tiểu khu rừng.
11.2. Luật BV& PTR với Luật Đa dạng sinh học 2008