Luật Đa dạng sinh học quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ

Một phần của tài liệu A20_06_bc tong ket thi hanh Luat 2004 (Trang 26 - 27)

quan đầu mối nhận thông tin để lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để trình Chính phủ quyết định. Danh mục trên không phân biệt loài trên cạn và dưới nước, bao gồm cả động thực vật, vi sinh vật hoăc nấm, trong khi đó Luật BV&PTR quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đề xuất danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trình Chính phủ ban hành.

- Việc phân cấp lập, thẩm định dự án, quyết định thành lập Khu bảo tồn, Vườn quốc gia còn chồng chéo, dẫn tới khó áp dụng thống nhất trên thực tế.

Ngoài ra một số nội dung liên quan đến đa dạng sinh học được quy định trong Luật Đa dạng sinh học nhưng chưa được quy định cụ thể tại Luật BV& PTR, như quản lý loài ngoại lai xâm hại, tiếp cận nguồn gien và chia sẻ lợi ích, quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gien, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gien gây ra đối với đa dạng sinh học rừng; chồng chéo, trùng lăp về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối thực hiện Công ước CITES, trong khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đối với việc lập Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đối với các hệ sinh thái).

11.3. Luật BV & PTR với Luật Bảo vệ môi trường 2014

- Luật BV & PTR được xây dựng và ban hành trước Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nên sự kết hợp giữa yếu tố bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường chưa được quán triệt toàn diện trong các qui định của Luật này, như: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi từ môi trường rừng có nghĩa vụ phải đóng góp tài chính cho BV&PTR, gây suy thoái rừng phải khắc phục, bồi thường thiệt hại, gắn kết hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng với ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu A20_06_bc tong ket thi hanh Luat 2004 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w