Sự thành lập các quốc ga độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai: - Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập: Biết được những nét chung về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nướcĐông Na
Trang 1LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Chủ đề 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰNTHẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949) (Bối cảnh Quôc Tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai)
A- CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
- Sự hình thành hai hệ thống : xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; mối quan
hệ ngày càng căng thẳng giữa hai hệ thống ; chiến tranh lạnh
B – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1 Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc
Trình bày được ba quyết định quan trọng của hội nghị Ianta:
- Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô)với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I Xtalin (Liên Xô), Ph Rudơven(Mĩ) và U Sớcsin (Anh) Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
+ Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nậht.+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở Châu Âu và Châu Á
- Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thậun sau đó của bacường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta
- Xác định trên lược đồ việc phân chia các khu vực ảnh hưởng ở Châu Âu,Châu Á và giải thích được rằng từ những thỏa thậun đó đã hình thành khuôn khổ của
một trật tự thếgiới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- Quan sát hình 1-SGK Thủ tướng Anh U Sớcsin, Tổng thống Mĩ Ph.Rudơven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô I Xtalin tại Hội nghị Ianta và nhậnxét về những quyết định quan trọng của hội nghị
2 Sự thành lập Liên hợp quốc
Trình bày được sự thành lập Liên hợp quốc (LHQ): mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản của LHQ, vài trò của LHQ:
Trang 2- Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 quốc gia tại Xan
Phranxixcô (Mĩ) họp từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945 đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc Hiến chương là văn kiện quan
và Trung Quốc)…
+ Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan, nhưĐại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Ban thư ký…
- Vai trò của LHQ
3 Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập
Biết được sự hình thành hai hệ thống: tư bản chủ nghĩa và xã hội ch3 nghĩa, mối quan hệ ngày càng căng thẳng của hai hệ thống; chiến tranh lạnh;
Sự kiện quan trọng đã diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn tới sự hìnhthành hai hệ thống xã hội đối lập nhau gay gắt – hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệthống xã hội chủ nghĩa
- Nước Đức bại trận và bị các nước Đồng minh chiếm đóng
Do sự bất đồng sâu sắt, chủ yếu giữa Liên Xô và Mĩ, trên lãnh thổ nước Đức
đã ra đời hai nhà nước – Nhà nước Công hòa Liên bang Đức (9-1949) và Nhà nướcCộng hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo hai chế độ chính trị khác nhau
- Sự ra đời của các nước dânc hủ nhân dân Đông Âu (1945 – 1947) Sự thànhlập Hội đồng tương trợ kinh tế (1-1949) và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10-1949)… đã dẫn tới sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Kế hoạch phục hưng Châu Âu (Kế haọch Mácsan) do Mĩ đề ra năm 1947,nhằm viện trợ các Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh và tăng cường ảnh hưởng
và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này Hệ thống tư bản chủ nghĩa hình thànhbao gồm chủ yếu là Mĩ và các nước tư bản Tây Âu
Chủ đề 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
A – CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Nêu và chứng minh được:
- Tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
Trang 3+ Những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục đất nước và xây dựngchủ nghĩa xã hội.
+ Quá trình khủng hoảng (về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội) dẫn đến sự sụp
đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000: những nét chính về kinh tế,chính trị và chính sách đối ngoại; vị trí của nước Nga trên trường quốc tế
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1 Liên Xô
Trình bày được tình hình Liên Xô từ năm 0945 đến giữa những năm 70; những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH ở Liên Xô:
- Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950:
+ Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề (khoảng 27 riệu người chết, gần 2000thành phố bị phá hủy)
+ Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5năm khôi phục kinh tế (1945 – 1950) trước thời hạn 9 tháng Tới năm 1950, sảnlượng công nghiệp tăng 73% và sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ, phávỡ thế độc quyền vũ khíhạt nhân của Mĩ
- Liên Xô từ năm 1950 đến năm đầu những năm 70:
+ Liên Xô trở thành cườngq uốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ; điđầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnhcao trongnhiều lĩnh vực khoa học – kỹ thuật
+ Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957) và đưacon tàu vũ trị bay vòng quanh trái đất (1961 – I Gagarin), mở đầu kỉ nguyên chinhphục vũ trụ của loài người
- Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Quan sát hình 3 (SGK) – Nhà du hành vũ trụ I Gagarin và nhận xét về việcLiên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trị bay vòng quanh Trái Đất
2 Các nước Đông Âu
Biết được sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu
- Do những thắng lợi to lớn của Hồng quân Liên Xô, vào giai đoạn cuối củaChiến tranh thế giới thứ hai (1944-1945), một loạt các nhà nước dân chủ nhân dân đã
ra đời ở nhiều nước Đông Âu
Trang 4- Các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụ quantrọng : xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóatài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ… vào những năm
1945 – 1949
- Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kếhoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạtđược nhiều thành tựu to lớn Từ những nước nghèo nàn, các nước Đông Âu đã trởthành những quốc gia công – nông nghiệp
Quan sát hình 4 Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiếntranh thế giới thứ hai, xác định tên và vị trí các nước trên lược đồ
b/ Trung Quốc những năm không ổn định (1959 – 1978)
Biết được từ năm 1959 đến năm 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội.
- Với việc thực hiện Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (“Đường lối chung”, “Đạinhảy vọt”, “Công xã nhân dân”) đã dẫn đến hậu quã là nạn đói diễn ra trầm trọng, sảnxuất đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn, đất nước rối loạn, không ổn định
- Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976) thực chất là cuộc tranhgiành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Đất nướccàng rối loạn với những hậu quả hết sức nghiêm trọng về mọi mặt
c/ Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978)
Trình bày được đường lối cải cách mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc
và những thành tựu:
- Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra Đường lốicải cách kinh tế - xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng Nội dung căn bản củađường lối cải cách là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mởcửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tiến hành bốn hiện đại hóanhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh
- Sau 20 năm tiến hành cải cách và mở cửa (1979-1998), đất nước TrungQuốc đã diễn ra những biến đổi căn bản và đạt nhiều thành tựu to lớn Đó là:
+ GDP tăng trung bình hàng năm 8%; năm 2000, GDP đạt 1080 tỉ USD, đờisống nhân dân được cải thiện rõ rệt
+ Đạt nhiều thành tựu về khoa học - kỹ thuật Tháng 10-2003, Trung Quốcphóng thành công con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bayvào không gian vũ trụ
- Về đối ngoại: Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với các nước và địa vịquốc tế không ngừng được nâng cao
- Quan sát hình 9: Cầu Nam Phố ở Thượng Hải để thấy được thành tựu to lớncủa nhân dân Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa
II CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ:
1 Các nước Đông Nam Á:
Trang 5a Sự thành lập các quốc ga độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập:
Biết được những nét chung về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nướcĐông Nam Á:
+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hấu hết các nước Đông Nam Á (trừThái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàngĐồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chínhquyền, tiêu biểu là ở Inđônêxia, Việt Nam và Lào (tháng 8 và tháng 10 năm 1945)
+ Các nước thực dân phương Tây tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếmthuộc địa nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập cho nhiều nước Đông Nam
Á đã giành được độc lập (Philippin - 1946, Miến Điện - 1948, Inđônêxia - 1950, MãLai - 1959…)
+ Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân banước Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ về ĐôngDương được kí kết
+ Quan sát hình 10 lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giớithứ hai, xác định được thời gian giành độc lập của các nước trong khu vực
- Lào (1945-1975)
Trình bày được những mốc chính trong cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào
từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Ngày 12-10-1945 nhân dân thủ đô Viêng Chăn lhởi nghĩa thắng lợi, tuyên
bố Lào là một vương quốc độc lập
+ Từ đầu năm 1946 đến năm 1975, nhân dân Lào đã buộc phải cầm súng tiếnhành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975) Tháng 2-1975, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và hòa hợp dân tộc ởLào được kí kết
+ Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập,
mở ra kỉ nguyên xây dựng và phát triển của đất nước Triệu Voi
+ Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia do Xihanuc lãnhđạo đi theo đường lối hòa bình trung lập, không tham gia các khối liên minh quân sự
+ Ngày 17-4-1975 thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộckháng chiến chống Mĩ Tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã thi hành chính sáchdiệt chủng cực kì tàn bạo, giết hại hàng triệu người dân vô tội Ngày 7-1-1979, thủ đôPhnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời
Trang 6+ Từ năm 1979 đến năm 1991, đã diển ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm
và kết thúc với sự thất bại của Khơme đỏ Tháng 10-1991, Hiệp định hòa bình vềCampuchia được kí kết Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1993, Campuchia trở thànhVương quốc độc lập và bước vào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước
b Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á:
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Trình bày được nội dung chính các giai đoạn phát triển của 5 nước sáng lập ASEAN:
+ Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo) đều tiến hành đường lối công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và đã đạt được một số
thành tựu Tuy nhiên, chiến lược này dần bộc lộ những hạn chế nhất là về nguồn vốn,nguyên liệu và công nghệ …
+ Từ những năm 60-70, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệphóa hướng về xuất khẩu – “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nướcngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngoại thương Nhờ đó, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của 5 nước khá cao: Inđônêxia là 7-7,5%, Malaixia - 7,8%, Philippin -6,3% trong năm 70, Thái Lan - 9% (1985-1995), Xingapo - 12% (1966-1973) Năm
1980 tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD (chiếm 14% ngoạithương của các nước đang phát triển)
- Nhóm các nước Đông Dương:
Biết được nét chính trong quá trình phát triển của 3 nước Đông Dương:
Vào những năm 80-90 thế kỉ XX, các nước Đông Dương chuyển từ nền kinh
tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được một số thành tích, như từ năm
1986 Lào tiến hành đổi mới, Campuchia tiến hành khôi phục nền kinh tế., sản xuấtcông nghiệp tăng 7% (1995)
c Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN:
Trình bày được hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, biết được thành tựu chính của ASEAN:
- ASEAN ra đời vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnhcác nước trong khu vực sau khi giành được độc lập cần có sự hợp tác giúp đỡ lẫnnhau, đồng thời còn muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất làcuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng tỏ rõ không tránh khỏi thấtbại cuối cùng Đồng thời lúc này, các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày xàngnhiều, tiêu biểu là Cộng đồng Châu Âu (nay là Liên minh châu Âu)
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thànhlập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan
và Xingapo Mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viênnhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
- Những thành tựu chính của ASEAN:
Trang 7+ Tháng 2-1976, kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ướcBali) nhằm xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
+ Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệgiữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện
+ Mở rộng thành viên của ASEAN, nhất là từ nửa sau thập kỉ 90: Việt Nam(1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999)
+ ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng mộtcộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015
- Quan sát hình 11: Các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao(không chính thức) lần thứ ba (Philippin, tháng 11-1999) khắc sâu được tình đoàn kếtgiữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
2 Ấn Độ:
a Cuộc đấu tranh giành độc lập:
Trình bày được những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ:
- Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á và đông dân thứ hai thế fiới (1 tỉ 20 triệungười - năm 2000)
- Sau chiến tranh thế giới thế hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân
Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đãi đã diễn ra sôi nổi Thực dân Anh phảinhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobơttơn” Ngày 15-8-
1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, ngày 26-1-1950 Ấn Độ tuyên bố độclập và thành lập Nhà nước Cộng hòa
- Quan sát hình 13 G.Nêru (1889-1964), tìm hiểu đôi nét về tiểu sử, vai tròcùa ông đối với công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Ấn Độ
b Công cuộc xây dựng đất nước:
Trình bày được những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước:
- Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệptrong công cuộc xây dựng đất nước:
+ Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tựtúc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàuthủy, xe hơi, đầu máy xe lửa … và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
- Về khoa học - kĩ thuật: là cường quốc công nghệ phần mềm công nghệ hạtnhân, công nghệ vũ trụ (1974 thử thành công bom nguyên tử, 1975 phóng vệ tinhnhân tạo …)
- Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình trung lập tích cựu, làmột trong những nước đề xướng phong trào không liên kết, luôn luôn ủng hộ cuộc
Trang 8III CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH:
1 Các nước châu Phi:
a Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập:
Trình bày được những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 50, cuộc đấu tranhgiành độc lập đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, khi73 đầu từ năm 1952 là Ai Cập và Libithuộc Bắc Phi,
- Năm 1960 được gọi là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
Tiếp đó, năm 1975 các nước Môdămbích và Ănggôla đã lật đổ được ách thống trị củathực dân Bồ Đào Nha
- Từ năm 1980, nhân dân Nam Rôđêdia và Tây Nam Phi đã giành thắng lợitrong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai), tuyên bố thànhlập nước Cộng hòa Dimbabuê và Cộng hòa Namibia
- Đặc biệt năm 1993, tại Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệtchủng tộc và tháng 4-1994 đã tiến hành cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầutiên Nenxơn Manđêla - lãnh tụ người da đen nổi tiếng, đã trở thành Tổng rhống củaCộng hòa Nam Phi Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đỗ hoàntoàn của chủ nghĩa thực dân
Quan sát hình 14 Lược dồ Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, biếtđược thời gian giành độc lập của các nước châu Phi
Quan sát hình 15 N.Manđêla, biết được đôi nét về tiểu sử và vai trò của ôngđối với sự nghiệp đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
b Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Hiểu được những khó khăn của châu Phi trong quá trình xây dựng đất nước
từ sau khi giành độc lập đến nay:
- Sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xâydựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu.Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và không ổnđịnh với các xung đột về sắc tộc, tôn giáo, đột nội chiến, dịch bệnh và mù chữ …(khoảng 150 triệu dân chạu Phi thuộc diện đói ăn thường xuyên, số nợ của châu Philên tới 300 tỉ USD vào đầu những năm 90 thế kỉ XX …)
- Năm 2002, tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) đổi tên thành Liên minhchâu Phi (AU) với hi vọng khắc phục các khó khăn và tạo điều kiện thực hiệncácchương trình phát triển của châu lục
2 Các nước Mĩ Latinh:
a Những nét chính về quá trình giành và bảo vệ độc lập:
Trình bày được những nét chính về quá trình giònh và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Trang 9- Nhiều nước ở Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây BanNha và Bồ Đào Nha vào đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân
Mĩ bùng nổ và phát triền, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạocủa Phiđen Cáttơrô vào tháng 1-1959
- Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, phong trào chống Mĩ và các chế độđộc tài thân Mĩ đã diển ra sôi nổi ở nhiều nước trong thập kỉ 60-70 thế kỉ XX như ởVenêxuêla, Goatêmala, Pêru, Nicagaroa, Chilê, … Kết quả là chính quyền độc tài ởnhiều nước Mĩ Latinh bị lật đỗ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập
Quan sát hình 17 Phiđen Cátxtơrô (năm 1959) biết được vai trò của ông đốivới cách mạng Cuba
b, Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Biết được những thành tựu trong phát triển kinh tế, hiểu được những khó khăn của các nước Mĩ Latinh từ sau khi giành độc lập đến nay:
- Nhiều nước Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu khả quan, một số nước
đã trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như Braxin, Achentina, Mêhicô
- Sau khi cách mạng thành công, chính phủ Cuba do Phiđen Cátxtơrô đứngđầu đã tiến hành các cải cách dân chủ (cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp tưbản nước ngoài …) Cuba đã xây dựng nền công nghiệp dân tộc và nền nng6 nghiệpnhiều sàn phẩm đa dạng, và đạt nhiều thành tựu cao trong giáo dục, y tế và thể thao …
- Nền kinh tế nhiều nước Mĩ Latinh hiện còn gặp nhiều khó khăn (như lạmphát, nợ nước ngoài gia tăng …) do những mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng cùngnhững biến động của kinh tế thế giới và khu vực
CHỦ ĐỀ 4
MĨ – TÂY ÂU – NHẬT BẢN ( 1945 – 2000)
A – CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
+Chính sách đối ngoại : Trong những năm từ 1991 đến nay, mở rộng quan hệngoại giao với các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh, các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ), sựhợp tác, liên minh cả về lĩnh vực kinh tế và chính trị
+Liên minh Châu Âu : Biết được khái quát của quá trình hình thành và pháttriển của Liên minh Châu Âu (EU)
-Nhật Bản:
+Sự phát triển kinh tế : Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kỳ củanền kinh tế Nhật Bản Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêucường tài chính số một thế giới
+Chính trị, xã hội : Đảng dân chủ tự do (LDP) nắm chính quyền ở Nhật Bản,
Trang 10+Chính sách đối ngoại : Sau chiến tranh thế giới thứ hai : liên minh chặt chẽvới Mĩ và phụ thuộc Mĩ, nhưng từ sau những năm 70 Nhật Bản bắt đầu đưa ra chínhsách đối ngoại mới, hướng về Châu Á
B./ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
I NƯỚC MĨ:
1./ Sự phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật:
Trình bày được sự phát triển về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó của nước Mỹ
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ
+Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nữa công nghiệp thế giới (1948- hơn56%)
+3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ
+Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
-Mĩ trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất
-Nguyên nhân chủ yếu là:
+Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhânlực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo
+Ở xa chiến trường, không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩđược yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí và các phương tiện quân sựcho các nước tham chiến
+Mĩ đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng caonăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý
cơ cấunền kinh tế…
-Về khoa học kỹ thuật : Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹthuật hiện đại, đi đầu và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực nhưchế tạo công cụ sản xuất (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (polime) nănglượng mới (năng lượng nguyên tử…) chinh phục vũ trụ “cách mạng xanh” trongnông nghiệp
Quan sát hình 18, trung tâm hàng không vũ trụ Kennơđi, để minh họa chothành tựu và tiềm lực to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Mĩ
-Tuy nhiên, do những mâu thuẩn xã hội gay gắt, ở Mi đã diễn ra nhiều phongtrào đấu tranh sôi nổi như phong trào của người da đen (1963) người da đỏ, nhất làphong trào phản chiến của các tầng lớp nhân dân chống cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam vào cuối những năm 60 thế kỉ trước…
3./ Chính sách đối ngoại:
Trang 11Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
-Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai,Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu
nhằm mưu đồ thống trị thế giới Ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu là : 1./ Chống
hệ thống xã hội chủ nghĩa ; 2./ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong tràocông nhân, phong trào hòa bình dân chủ trên thế giới; 3./ Khống chế các nước tư bảnđồng minh phụ thuộc vào Mĩ
-Để thực hiên các mục tiêu trên, Mĩ đã :
+Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh
+Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lược,tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tôi hơn 20 năm (1954 – 1975)
-Sau chiến tranh lạnh, chính quyền tổng thống Clintơn đã đề ra chiến lược cam kết và mở rộng với ba mục tiêu : 1) Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân
sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu 2) Tăng cường khối phục và phát triển tính năng động
và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; 3) Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để canthiệp và công việc nội bộ của nước khác
-Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong
đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới
II TÂY ÂU :
1./ Sự phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật
Biết được những nét chính về sự phát triển kinh tế khoa học – kỹ thuật của Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó:
-Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề và tới khoảng năm 1950 nền kinh tếcác nước này đã được khôi phục
-Từ đầu những năm 50 dến đầu những năm 70, nền kinh tế các nước Tây Âu
ổn định và phát triển nhanh Kết quả là TâyÂu đã trở thành một trung tâm kinh tế - tàichính lớn của thế giới Các nước Tây Âu có trình độ khoa học – kỹ thuật phát triểncao
-Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu
+Các nước Tây âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học– kỹ thuật
+Vai trò của nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế
+Các nước Tây âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài cho sự phát triển củađất nước nhưng nguồn viện trợ của Mĩ, sự hợp tác trong cộng đồng Châu Âu (EC)
-Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ, từ năm 1973 đến đầu thập kỷ 90,kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài Từ năm 1994,nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển
Quan sát hình 19 Đường hầm qua eo biển Măngsơ, để hiểu thêm về sự pháttriển kinh tế của các nước Tây Âu
2./ Chính trị - xã hội:
Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị - xã hội của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Trang 12-Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của cácnước Tây Âu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị -
xã hội, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ …
-Giai đoạn 1950-1973 : nét nổi bật của giai đoạn này là sự tiếp tục phát triểncủa nền dân chủ tư sản Trong các giai đoạn sau, tình hình chính trị của các nước Tây
Âu nhìn chung là ổn định Tuy nhiên, tình hình có lúc, có nơi không ổn định (nhưcuộc đấu tranh của 80 vạn sinh viên, công nhân, công chức Pháp tháng 5/1968…)tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng hơn
3./ Chính sách đối ngoại:
Trình bày được những nội dung cơ bản trong sách đối ngoại cơ bản của các nước Tây Âu nửa sau thế kỷ XX:
-Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế
độ thuộc địa, các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Hà Lan … đã tiến hành các cuộcchiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng họ đã thất bại
-Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe, nét nổi bật trong chính
sách đối ngoại của các nước Tây Âu là liên minh chặt chẽ với Mĩ
-Các nước Tây Âu tham gia “Kế hoạch Mácsan”; gia nhập khối liên minhquân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ; đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ; ủng
hộ Ixaren trong các cuộc chiến tranh Trung Đông Tuy nhiên, quan hệ giữa Mĩ và cácnước Tây Âu cũng đã diễn ra những “trục trặc” nhất là quan hệ Mỹ - Pháp…
-Tháng 8-1975 các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩaChâu Âu và hai nước Mỹ, Canada ở Bắc Mĩ đã ký kết định ước Henxinki về an ninh
và hợp tác Châu Âu Tình hình căng thẳng ở Châu Âu đã dịu đi rõ rệt
-Vào cuối năm 1989 ở Châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tínhđảo lộn ; bức tường Béclin bị phá bỏ (11-1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bốchấm dứt chiến tranh lạnh (12-1989), sau đó không lâu nước Đức tái thống nhất (10-1990)
4./ Liên minh Châu Âu (EU)
Trình bày các sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU):
-Quá trình hình thành và phát triển: sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia,
Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) đã cùng nhau thành lập “Cộng đồng than – thép ChâuÂu” (1951) sau là “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh
tế Châu Âu” (1957) Tới năm 1967, ba tổ chức này hợp thành “Cộng đồng châu Âu”(EC); từ tháng 1-1993, đổi tên là “Liên minh Châu Âu” (EU) với số lượng thành viênlên tới 27 nước (năm 2007)
-Thành tựu : ngày nay, Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực vềchính trị, kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới Từ tháng 1-
2002, các nước EU đã sử dụng đồng tiền chung châu Âu được gọi là Ơrô (EURO)
-Quan sát hình 20 Lược đồ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (2007), xácđịnh được thời gian các nước Châu Âu gia nhập Liên Minh
III NHẬT BẢN:
1./ Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản và những nguyên nhân của
nó
Trang 13Trình bày được sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó
-Từ một nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tậptrung sức phát triển kinh tế và đã đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là
Mĩ và Liên Minh Châu Âu)
+Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật với việc tập trung vàolĩnh vực sản xuất dân dụng như các hàng hóa tiêu dùng nổi tiếng thế giới (tivi, tủlạnh, ô tô ), các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), các cầu đường bộ dài9,4km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư
–Những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
Đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân quan trọng nhất:
+Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo: có ý thức tổ chức kỉ luật, đượctrang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng… Con ngườiđược xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
+Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước và các công ty Nhật Bản(như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học –
kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa, tíndụng…)
+Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài, như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc chiếntranh Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (1954 -1975) để làm giàu; chi phí quốcphòng thấp
Quan sát hình 21 Cầu Sêtô Ôhasi nối hai đảo Hônsu và Sicôcư và hình 22.Tàu cao tốc ở Nhật Bản, để biết về thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ thuật của NhậtBản
2./ Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Trình bày khái quát tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh
-Công cuộc cải cách dân chủ về kinh tế với ba cuộc cải cách lớn: thủ tiêu chế
độ tập trung kinh tế, trước hết giải tán các “Daibatxư” (các công ty độc quyền lớnmang tính dòng tộc); cải cách ruộng đất, địa chủ không được sở hữu quá 3 ha; thựchiện các quyền tự do dân chủ như bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, quyền bầu cử,các luật lao động, luật công đoàn…
-Những cải cách về chính trị :
Trong thời gian chiếm đóng, Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh(SCAP) đã tiến hành
+Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản
+Ban hành Hiến pháp mới với những quy định quan trọng : Nhật Bản là một
quốc gia quân chủ lập hiến – thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị Ngôi vị Thiênhoàng vẫn được duy trì nhưng chỉ mang tính tượng trưng, Nghị viện là cơ quan quyềnlực tối cao gồm hai viện do nhân dân bầu ra Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh,
Trang 14không duy trì quân đội thường trực (Điều 9 hiến pháp) Đây là một bản hiến pháp dânchủ tiến bộ của người Nhật
-Trong nền chính trị nước Nhật, một thời gian dài từ năm 1955 đến năm 1993Đảng dân chủ tự do liên tục cầm quyền, dẫn dắt sự phát triển của đất nước Từ saunăm 1993, tình hình chính trị Nhật Bản có lúc không ổn định, nội các luôn thay đổi
-Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:
+Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ Nhờ đó, Nhật Bản đã kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước
An ninh Mĩ - Nhật (9-1951) Sau này, Hiệp ước An ninh được gia hạn nhiều lần và từ
năm 1996 kéo dài vĩnh viễn
+Trong bối cảnh mới của thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng thựchiện một chính sách đối ngoại tự chủ hơn, mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọngquan hệ với các nước Châu Á và Đông Nam Á
+Ngày nay, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị đểtương xứng với sức mạnh kinh tế (như đề nghị mở rộng số thành viên để trở thành ủyviên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc )
CHỦ ĐỀ 5 QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000)
A./ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Nhớ và bước đầu phân tích được:
-Quan hệ quốc tế 1945-1991 : thời kỳ đối đầu căng thưởng giữa hai phe, đứngđầu là Mĩ và Liên Xô
-Mâu thuẩn Đông - Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh:
+Nội dung cơ bản của học thuyết Truman
+Sự hình thành khối quân sự NATO, tổ chức Hiệp ước Vácsava và hậu quảcủa nó với tình hình thế giới
-Sự đối đầu Đông –Tây và một số cuộc chiến tranh cục bộ (Chiến tranh ĐôngDương 1946-1954, chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chiến tranh Việt Nam 1954-1975)
-Đặc điểm trong quan hệ quốc tế từ sau năm 1991 đến nay là hòa hoãn, đacực, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm ; xung đột khu vực
+Những sự kiện biểu hiện xu thế hòa hoãn
+Nguyên nhân của việc chấm dứt chiến tranh lạnh
-Thế giới “sau chiến tranh lạnh”
Nêu được các xu thế của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt
B./ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: I./ MÂU THUẨN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH:
Trình bày được những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóngchuyển sang đối đấu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh Đó là do sự đối lập nhau vềmục tiêu và chiến lược của hai cường quốc Mĩ hết sức lo ngại trước thắng lợi của
Trang 15cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu và sự thành công của cách mạngTrung Quốc
-Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ vàcác nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
( THIẾU TRANG 28 – 29 )
-Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay là khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
-Khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật và kĩ thuật lại mở đường cho sảnxuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
2./ Những thành tựu tiêu biểu:
Trình bày được những thành tựu chính của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX:
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đưa lại những tiến bộ phi thường vànhững thành tựu kì diệu:
-Những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành khoa học cơ bản, như
Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học (tạo ra được con cừu Đôli 3- 1997, lập được
“Bản đồ gen người” 6-2000…
-Những thành tựu to lớn về những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, rô bốt…) những nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử…) những vật liệu mới (chất pôlime, các loại vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền…) công nghệ sinh học (công nghệ di truyền, công nghệ tế bào…), thông tin liên lạc và giao thông vận tải, và chinh phục vũ trục Công nghệ thông tin với sự hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) đã phát triển mạnh mẽ
như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu
-Cách mạng khoa học - công nghệ đã có những tác động tích cực về nhữngmặt như nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, khôngngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người …, đưa tới nhữngthay đổi lớn và những đòi hỏi mới đối với mỗi con người và mỗi quốc gia, dân tộc
-Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậuquả tiêu cực – chủ yếu do con người tạo ra –như tình trạng ô nhiễm môi trường, cácloại tai nạn và dịch bệnh, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên … nhất là việcchế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt khủng khiếp…
-Quan sát hình 25 Cừu đô li, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinhsản vô tính và hình 26 Con người đặt chân lên Mặt Trăng, để hiểu được những thànhtựu mà con người đạt được là phi thường, chứng tỏ khả năng vô hạn của trí tuệ conngười
II XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ:
Hiểu được thế nào là toàn cầu hóa Trình bày được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX:
Trang 16-Từ những năm 80 thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa Đó
là, quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụthuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới
-Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa:
+Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
+Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia +Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
+Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế vàkhu vực (quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, ngân hàng thế giới, WB, tổ chức thương mại thếgiới –WTO, liên minh châu âu –EU, hiệp ước thương mại tự do Bắc M4 – NAFTA,hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á –ASEAN…)
-Toàn cầu hóa có mặt tích cực và tiêu cực, là cơ hội to lớn cũng như tháchthức không nhỏ, nhất là đối với các nước đang phát triển
CHỦ ĐỀ 7 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM
2000
A CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
-Trình bày được những nội dung cơ bản đã học
-Bước đầu phân tích được các nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại
từ sau năm 1945
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu phân tích và đánh giánhững vấn đề của thực tiễn trong nước và thế giới
B HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
I NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945.
Trình bày được các kiến thức cơ bản sau đây:
1./ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực Ianta đã được xác
lập với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hộichủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe
2./ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Âu và ở
Châu Á (Việt Nam, Trung Quốc…), chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa là một
lực lượng hùng mạnh về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao củakhoa học – kĩ thuật thế giới
3./ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh Kết quả là hệ thống thuộc địa và chế độ
phân biệt chủng tộc (Apacthai) đã bị sụp đổ hoàn toàn và hơn 100 quốc gia độc lậptrẻ tuổi đã ra đời, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị và kinh tế thếgiới
4./ Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biếnchuyển quan trọng
Trang 17-Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất và ráo riết thực hiệncác chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới.
-Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã có sự tăngtrưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướngphát triển
-Do nhiều nguyên nhân, các nước tư bản ngày càng có xu thế liên kết kinh tếkhu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của Liên Minh Châu Âu (EU) Mĩ, NhậtBản và Liên minh châu Âu đã trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính lớn củathế giới
5./ Trong nửa sau thế kỉ XX, các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng
hơn bao giờ hết so với các giai đoạn lịch sử trước kia Nét nổi bật của quan hệ quốc tế
từ sau năm 1945 là sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe trong tình trạngChiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trênthế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác Cuối cùng, chiến tranhlạnh đã chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu đối thoại, hợp tác pháttriển
6./ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ) đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả vô cùng to lớn.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đặt ra trước các quốc gia – dân tộc nhiều vấn
đề lớn như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo vệ môitrường sinh thái, sự cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội…
II XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH:
Hiểu được sau chiến tranh lạnh, nhiều xu thế mới và hiện tượng mới đã xuất hiện.
1./ Hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh
lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới
3./ Sau chiến tranh lạnh tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột Chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai
càng làm cho những nguy cơ này trầm trọng hơn Nội chiến, xung đột, khủng bố, likhai… bắt nguồn từ những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ cónhững căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết khó có thể dễ dàng và nhanh chóng
4./ Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa Đó là một xu thế khách quan, tạo nên thời cơ thuận lợi và cả những
thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển
-Lập bảng hệ thống kiến thức, niên biểu các sự kiện chính của lịch sử thế giới
từ năm 1945 đến năm 2000
Trang 18LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHỦ ĐỀ 8 VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930.
A./ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
-Trình bày được chính sách tăng cường khai thác Việt Nam của thực dân Pháptrong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai về các ngành : nông nghiệp, côngnghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế…; cùng với nó là các chính sách về chính trị,văn hóa và giáo dục Thấy được sự biến đổi về mặt kinh tế đã tác động tới xã hội, từ
đó rút ra mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc này là mâu thuẩn giữa dân tộcViệt Nam với đế quốc Pháp và bọn phản động tay sai
-Trình bày được các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước trong thời kìnày: phong trào đòi thả Phan Bội Châu, phong trào để tang Phan Châu Trinh, Tâmtâm xã, hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân Nêuđược tính chất và đặc điểm của các phong trào này Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc trong giai đoạn 1919 – 1925 và tác động đối với cách mạng Việt Nam
-Nắm được đường lối hoạt động chính của các tổ chức cách mạng : Hội ViệtNam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng
-Giải thích được nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và Việt Namquốc dân đảng Trình bày được nguyên nhân của sự phân liệt Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên, sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929: Đông Dương Cộngsản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn Từ đó thấy được
sự lớn mạnh của xu hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thành lậpĐảng (đầu năm 1930), cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: phân tích nội dung và tính sáng tạo của cương lĩnh đó ; ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam: bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Viêt Nam Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng: vận động thành lập, chủ trì việc thống nhất các tổ chức các tổ chức cộng sản, soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng
B./ HƯỚNG DẨN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
I PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
1 Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
a) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp
Trình bày được những nét chính về chính sách khai thác thuộc địa của thưc dân pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam Trong cuộc khai thác này, pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế
- Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao
su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời
- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác kẽm, thiếc, sắt ; mở mang một số ngành công nghiệp chế biến
Trang 19- Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa đươc đẩy mạnh hơn.
- Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
- Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế
- Vẽ lược đồ Việt Nam để xác định những nguồn lợi kinh tế của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
b) Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp
Biết được những nét chính của các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân pháp :
- Về chính trị : thực dân Pháp tăng cường chính sách cai trị, thi hành một số cảicách chính trị-hành chính như đưa thêm người Việt vào các công sở, lập viện dân biểu ở Trung Kì và Bắc Kì
- Về văn hóa – giáo dục: hệ thống giáo dục được mở rộng hơn, gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam
c) Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
Trình bày được dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tạo ra sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam ; mâu thuẫn xã hội Việt Nam ngày càng thêm sâu sắc:
- Về kinh tế: nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: kĩthuật và nhân lực được đầu tư Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo ,lệ thuộc vào kinh tế Pháp
- Về xã hội: các giai cấp và xã hội ở Việt Nam có sự chuyển biến mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai
+ Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn xã hội gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai,
+ Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai
+ Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và
tư sản dân tộc Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ
+ Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn phản động tay sai
2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
a Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài
Trình bày được các hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài :
- Hoạt động của Phan Bội Châu :
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tác động đến việc bắt dầu chuyển hướng tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu Nhưng đến tháng 6-1925,
Trang 20ông bị kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế, tiếp tục hoạt động yêu nước thích hợp với điều kiện mới.
- Hoạt động của Phan Châu Trinh: năm 1922, ở Pháp ông viết Thất điêu thư vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định, tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ,
hô hào cải cách Năm 1925, ông về nước tiếp tục hoạt động
-Hoạt động chủ yếu của một số người Việt Nam sống ở nước ngoài:
+ Ở Trung Quốc : nhóm thanh niên yêu nước Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, thành lập Tâm Tâm xã Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh (6-1924) gây tiếng vang lớn
+ Ở Pháp: Việt kiều chuyển tài liệu sách báo tiến bộ về nước Hội những ngườilao động trí óc Đông Dương ra đời (1925)
b Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
Trình bày được những nét chính về hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân:
- Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản:
+ Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kì thành lập ĐảngLập hiến (1923)
+ Tiểu tư sản, sôi nổi đấu tranh, thành lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên Nhiều tờ báo ra đời như An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè …
Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926)
- Về phong trào công nhân :
+ Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, nhưng còn lẻ tẻ, tự phát Công nhân Sài Gòn-Chợ lớn thành lập Công hội
+ Tháng 8-1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
c Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm
1919 đến năm 1925 Đây cũng chính là những chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự
ra đời của chính đảng vô sản sau này :
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng Xãhội Pháp
- Tháng 6 năm 1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc Người gửi tới hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam
- Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó Người quyết tâm đi theo con
đường của Cách mạng tháng Mười Nga
- Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã Hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhâp Quốc tế Cộng Sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Trang 21- Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc
biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), Đai hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)
- Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
Quan sát hình 27 Toàn cảnh Đại hội Tua (Pháp) năm 1920, để hiểu thêm về những hoạt động quan trọng của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
I PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925
ĐẾN NĂM 1930
1 Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng
a Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Nên
Trình bày được sự thành lập, hoạt động, vai trò của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên:
- Sự thành lập :
+ Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2-1925)
+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
cơ quan cao nhất của hội là Tổng bộ
+ Ngày 21-6-1925, báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội, ra số đầu tiên.
- Hoạt động:
+ Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách Mệnh
+ Báo Thanh Niên và sách Đường Kách Mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng,
là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam
+ Năm 1928, HộI Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tổ chức phong trào “Vô sản hóa” đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền… , tiến hành tuyêntruyền vận động, nâng cao ý thức chính trị
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cho phong trào công nhân viêt nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của
ba tổ chức cộng sản Việt Nam
Quan sát hình 28 Bìa cuốn sách Đường Kách mệnh để hiểu được đây là cuốn sách đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ cách mạng Việt Nam
b Tân Việt cách mạng đảng
Biết được sự ra đời, hoạt động và phân hóa của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng:
- Ngày 14-7-1925, một số tù chính trị ở Trung Kì và một nhóm thanh niên trường Cao Đẳng Hà Nội thành lập Hội Phục Việt, tiền thân của Tân Việt sau này
- Trải qua nhiều lần đổi tên, trước những ảnh hưởng về tư tưởng chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chủ trương hợp nhất không thành, ngày 14-7-
Trang 221928 Hội đổi tên là Tân Việt Cách mạng đảng, thành phần chủ yếu là trí thức và tiểu
tư sản
- Tân Việt chủ trương đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng và bác ái
- Do tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng nên Tân Việt
bị phân hóa một bộ phận gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, số còn lại chuẩn bị thành lập một Đảng riêng theo học thuyết Mác-Lênin
c Việt Nam Quốc dân đảng
Trình bày được sự ra đời, hoạt động và tìm hiểu tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại trong phong trào cách mạng Việt Nam:
+ Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng
+ Năm 1928 và năm 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa (do nghèo về lí luận, lập trườngthiếu kiên định)
2 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
a Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
Trình bày được quá trình thành lập, hoạt động của ba tổ chức cộng sản trong năm
1929 và ý nghĩa của sư kiện này:
- Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh, kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng
- Tháng 3-1929, một số hộI viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội)
- Tháng 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận
- Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng
Trang 23- Tháng 8-1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong Tổng bộ và Kì bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
- Tháng 9-1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam
+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm
lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta
+ Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết
+ Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động từ Thái Lan về Trung Quốc, triệutập Hội nghị hợp nhất các tổ chức các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất… + Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc) bắt đầu từ ngày 6-1-1930
- Nội dung hội nghị:
+ Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta
- Nội dung Cương lĩnh:
+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
+ Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do
+ Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập
+ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng
- Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn về vấn để dân tộc
và giai cấp Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác_Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.+ Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :
• Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
• Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo
• Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
• Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của cách mạng Việt Nam
Trang 24- Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) quyết nghị lấy ngày 3-2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Quan sát hình 30.Nguyễn Ái quốc (đầu những năm 30), để tìm hiểu thêm về vai tròcủa Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ đề 9 VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM
A – CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
- Trình bày được nhưng nét chính về ảnh hưởng của sư khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) nói chung và sự khủng hoảng kinh tế Pháp nói riêng tới tình hình kinh tếViệt Nam và sư tác động của tình hình kinh tế tới đời sống của xã hội Việt Nam : Đờisống của mọi tầng lớp nhân dân đều sa sút
- Trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao
là Xô viết Nghệ-Tĩnh (làm chủ chính quyền, thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa)
- Trình bày được diễn biến chính của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) Những điểm chính trong luận cương tháng 10-1930 : chiến lược, sách lược, động lực và tổ chức lãnh đạo cách mạng, hình thức và phương pháp đấu tranh Hiểu được tính đúng đắn của Luận cương
và một số điểm hạn chế : về mâu thuẫn chính trong xã hội, động lực cách mạng…
- Trình bày được một số điểm chính trong giai đoạn phục hồi phong trào cách mạng (1932-1935): đấu tranh trong các nhà tù; củng cố tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương; đấu tranh trên mặt trận chính trị và văn hóa
- Nêu được bối cảnh Việt Nam trong những năm 1936-1939: ảnh hưởng chủ trương chống Phát Xít của Quốc tế Cộng sản, sự ra đời và hoạt động của Mặt trận nhân dân Pháp và hoạt động tác động đến Việt Nam; tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam
- Nêu được những điểm chính trong chủ trương của đảng và những phong trào tiêu biểu: Đông Dương đại hội, cuộc đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí Nêu một số kết quả và kinh nghiệm đấu tranh công khai, hợp pháp
- Trình bày được một số điểm nổi bật trong bối cảnh Việt Nam những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) về chính trị, kinh tế-xã hội Hiểu được hầu hết các giai cấp và tầng lớp đều bị ảnh hưởng bởi chính sách áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật
- Trình bày được nội dung việc chuyển hướng đấu tranh được đề ra trong hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương đảng; trình bày được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mở đầu thời kì giải phóng dân tộc : khởi nghĩa Bắc Sơn(27-11-1940), binh biến Đô Lương (13-1-1941); nguyên nhân thất bạI và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
- Nắm được những sự kiện chủ yếu của công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: Nguyễn Ái Quốc về nước (1941), nội dung chủ yếu của hội nghị trung ương đảng lần thứ 8 (5-1941); công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền : sự phát triển của mặt trận Việt Minh, thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng…
Trang 25- Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
+ Nắm được những nét chính của giai đoạn khởi nghĩa từng phần: Nhật đảo chính Pháp (9-3-1941); chỉ thị của Đảng: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phong trào phá kho thóc của Nhật, khởi nghĩa Ba Tơ, lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, lập Việt Nam giải phóng quân, lập khu giải phóng Việt Bắc
+ Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1945) : phân tích được sự sáng tạo của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa, nắm khái quát cuộc tổng khởi nghĩa của nhândân trong cả nước, trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa ở Hà NộI, Huế, Sài Gòn( sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo)
- Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập (2-9-1945)
- Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợI của cách mạng tháng tám năm 1945
B- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
-Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái:
+ Nông nghiệp: giá lúa, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang
+ Công nghiệp: các ngành suy giảm
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ
- Liên hệ để thấy được tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến Việt Nam
b.Tình hình xã hội
Trình bày được những nét chính về tác động của khủng hoảng kinh tế tới đời sống xã hội Việt Nam.
- Công nhân thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi
- Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hóa cao độ
- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với
đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ…
Mặt khác, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, nhất là sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại
- Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến kinh tế xã hội Việt Nam; đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931
2.Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ-Tĩnh
a.Phong trào cách mạng 1930-1931
Trình bày được những diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931:
- Phong trào cả nước:
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước
+ Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, nhiếu cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ
ra Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5 tháng 6,7,8, phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trong cả nước
- Ở Nghệ An- Hà Tĩnh:
Trang 26+ Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, với những cuộc biểu tình của nông dân (9-1930) kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh-Bến Thủyhưởng ứng.
+ Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên 1930), kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh…
(12-9-+ Hệ thống chính quyền bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã
Quan sát hình 31 lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh, xác định được những địa phương tham gia phong trào đấu tranh
- Chính sách của Xô viết:
+ Về chính trị, thực hiện các quyền tư do, dân chủ cho nhân dân, Thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân…
+ Về kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…
+ Về văn hóa-xã hội, xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới…
- Chính sách của Xô Viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vì dân)
- Hiểu rõ rằng việc thành lập Xô viết Nghê-Tĩnh và những chính sách cụ thể của
nó chứng tỏ rằng xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1931
1930-Quan sát hình 32 Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh, để hiểu dược khí thế đấu tranh kiên quyết của nhân dân Nghệ Tĩnh
c) Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)
Trình bày được những nét chính về Hội nghị Ban chấp hành Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam và những điểm chính của Luận cương (10-1930), qua đó hiểu rõ những điểm cơ bản của Luận cương và một số điểm hạn chế :
- Những nội dung chính của Hội nghị :
+ Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng họp (Hương Cảng – Trung Quốc)
+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Hội nghị cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư
Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo
- Nội dung Luận cương :
Trang 27+ Luận cương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương : lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển,
bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ đế quốc và phong kiến
+ Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản
+ Luận cương chính trị cũng nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
- Hạn chế của Luận cương:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọc
cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ
Quan sát hình 33 Trần Phú (1904 – 1931), để tìm hiểu thêm về Tổng bí thư đầutiên của Đảng
d) Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1931
1930-Trình bày được ý nghĩa và bài học lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh :
- Ý nghĩa :
+ Phong trào cách mạng 1930-1931 khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng vàquyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông
Dương
+ Khối liên minh công- nông được hình thành
+ Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản
Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
- Bài học :
Đảng ta thu được những kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựngkhối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quầnchúng đấu tranh v.v…
3 Phong trào cách mạng những năm 1932 – 1935
a) Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng
Biết được một số điểm chính của giai đoạn phục hồi phong trào cách mạng (1932 – 1935) :
- Trong tù, đảng viên và những chiến sĩ yêu nước kiên trì bảo vệ lập trường quanđiểm cách mạng của Đảng
- Ở bên ngoài, năm 1932, Lê Hồng Phong cùng với một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập năm 1934 Cuối năm 1934 – đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì được lập lại
Trang 28- Đến đầu năm 1935, tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi.
b) Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935)
Trình bày được nội sung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935)
- Nội dung :
+ Đại hội xác định ba nhiệm vụ trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc
+ Thông qua Nghị quyết chính trị và Điều Lệ Đảng…
+ Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư
- Ý nghĩa :
+ Đánh dấu mốc tổ chức Đảng đã được khôi phục từ Trung ương đến địa phương.+ Tổ chức quần chúng cũng được khôi phục
II PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936- 1939
1 Tình hình thế giới và trong nước
a) Tình hình thế giới
Trình bày được bối cảnh thế giới trong những năm 1936 - 1939 và tình hình Việt Nam, qua đó hiểu được tác động, ảnh hưởng của cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam Đảng ta chủ trương chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới :
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới
Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII xác định nhiệm vụ chống chũ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi
Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
Trang 29a) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936
Trình bày được những điểm chính chủ trương của Đảng được đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp (7-1936) ở Thượng Hải (Trung Quốc) :
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông dương là chống
đế quốc và phong kiến
- Nhiệm cụ trực tiếp, trước mắt là đâu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
- Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- Sau đó, Hội nghị Trung ương được tiến hành các năm 1937 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung cơ bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7-1936
b) Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
Trình bày được những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì 1936-1939 :
- Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ :
+ Phong trào Đông Dương Đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “Dân nguyện” gửi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông
Dương, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936)
+ Phong trào đón Gôđa và Brêviê năm 1937 : lợi dụng sự kiện Gôđa sang điều tra tình hình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng ; đưa yêu sách về dân sinh,dân chủ
+ Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 1937-1939, với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác
- Đấu tranh nghị trường : Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã đưa người ra tranh
cử vào các cơ quan chính quyền thực dân, như Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai : Đảng và Mặt trận đã ra nhiều tờ
báo công khai, như Tiểu phong, Dân chúng… để tuyên truyền đường lối của
Đảng, tập hợp quần chúng đấu tranh
Quan sát hình 34-SGK để tìm hiểu thêm về cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tếLao động 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội)
3 Kết quả và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939
Biết được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm đấu tranh công kahi, hợp pháp của phong trào dân chủ 1936 – 1939:
Trang 30+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lự lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; cán bộ được tập hợp và trưởng thành; Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng dấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc với những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác
- Bài học kinh nghiệm :
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học về:
+ Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
+ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp
+ Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939, như một cuộc tập dượt chuản bị cho Tổng khởinghĩa tháng Tám sau này
III PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
- Về xã hội :
+ Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực Cuối
1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói
+ Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột củaPháp- Nhật
Trang 31- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng phải kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.
2 Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945
a) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939
Trình bày được nội dung chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939.
- Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh : chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh dổ chính quyền đế quốc và tay sai ; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp
- Hội nghị đề ra chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- Ý nghĩa : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước
b) Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
Trình bày trên lược đồ những nét chính về diễn biến, nêu nguyên nhân thất bại
và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mở đầu thời kì mới của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc :
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) :
Quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn (22-9-1945), quân Pháp rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân Bắc Sơn nổi dậy đánh Pháp chiếm đồn Mỏ Nhài, chính quyền địch tan rã, nhân dân làm chủ châu lị Đội du kích Bắc Sơn được thành lập
Pháp Nhật câu kết, đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại
- Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) :
Xứ ủy Nam Kì phát động khởi nghĩa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1940) quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì, nhưng nghị quyết không kịp tới nơi
Khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, như Biên Hòa, Gia Định, Mĩ Tho, Vĩnh Long,… Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi
Cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện Pháp cho lực lượng đàn áp, khởi nghĩa thất bại
- Binh biến Đô Lương (13-1-1941) :
Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rang do Đội Cung chỉ huy, nổi dậy, chiếm đồn Đô Lương, định tiến về chiếm thành Vinh, nhưng không thực hiện được Toàn bộbinh lính nổi dậy bị Pháp bắt
- Ý nghĩa :
Trang 32Ba cuộc khởi nghĩa trên đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân ta, báo hiệu một thời kì đấu tranh quyết liệt với kẻ thù.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về thời cơ cách mạng, khởi nghĩa vũtrang, xây dựng lực lượng cách mạng
- Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa : lực lượng địch còn mạnh, chúng lại câu kết với nhau để đàn áp cuộc đấu tranh ; khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị
kĩ, thời cơ chưa chín muồi…
c) Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần thứ
8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Trình bày những nội dung chủ yếu của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) và ý nghĩa của Hội nghị :
- Tháng 1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 đến 19-5-1941) tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng)
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc
- Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng, thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa…
- Hội nghị quyết định thành lập Mặt trậnViệt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia
- Hội nghị xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân
- Ý nghĩa : Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chủ trương đề
ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết vấn đề số 1 là độc lập dântộc
- Quan sát hình 38 – SGK để tìm hiểu thêm lán Khuổi Nậm – nơi họp Hội nghịlần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)
d) Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Biết được sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhân dân ta đã tiến hành công cuộc chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền :
+ Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hội cứu quốc được thành lập
+ Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương Văn hóa Việt Nam Năm 1944 Hội Văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh…
- Xây dựng lực lượng vũ trang :
Trang 33+ Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được Đảng đặc biệt coi trọng Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng chuyển sang xây dựng thành những đội du kích.
47 -> 52
+ Năm 1941, du kích Bắc Sơn chuyển thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941) Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích 8 tháng, từ tháng 7-1941 đến tháng 2-
1942 Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời
- Xây dựng căn cứ địa:
Công tác xây dựng căn cứ cũng được Đảng ta quan tâm Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựng căn cứ địa Cao Bằng
- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền :
+ Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, vạch ra kế hoạch chuẩn
bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang Khắp nông thôn, thành thị Bắc Kì, các đoàn thể Việt Minh, các hội cứu quốc được thành lập
+ Ở Bắc Sơn – Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (2-1944)
+ Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập Năm 1943, 19 ban
“xung phong Nam tiến” được lập ra…
+ Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”
+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập Ngay sau khi ra đời, đội đánh thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần
- Quan sát hình 39 – SGK, tìm hiểu thêm về những chiến sĩ trong lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
3 Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3 – 1945 đến giữa tháng 8 – 1945)
Hiểu được nguyên nhân Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) ; đồng thời trình bày được nội dung chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng, những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa từng phần:
- Nhật đảo chính Pháp
+ Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng
+ Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”; dựng nên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng” Thực chất là độc chiếm Đông Dương
- Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” :
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Chỉ thị nêu rõ :
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật
+ Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị… sẵn sàng chuyển qua tổngkhởi nghĩa khi có điều kiện
+ Quyềt định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước”
- Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước :
Trang 34+ Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xả, châu, huyện.
+ Ở Bắc Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” thu hút hàng triệu người tham gia
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-03), tổ chức Đội du kích Ba Tơ
+ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang
b) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
Biết được những chuẩn bị cuối cùng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền :
Chú ý các sự kiện :
- Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang
- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp (4-1945)
- Khu giải phóng Việt Bắc và Ủy ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập (6-1945)
3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa Sử dụng lược đồ để trình bày một số diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa, chú trọng các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn :
- Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố :
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.+ Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh - Pháp - Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu
- Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám:
+ Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ
Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
Trang 35+ Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
+ Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ khâm sai, Tòa thị chính…, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
+ Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945)
+ Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước
Quan sát các hình 41,42 – SGK và tường thuật khởi nghĩa giành chính quyền ở HàNội và Sài Gòn
4 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2-9-1945)
Biết được sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa :
- Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về Hà Nội
- Ủy ban Dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời nướcViệt Nam Dânchủ Cộng hòa (28-8-1945)
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập
Quan sát hình 13 – SGK để tìm hiểu thêm về ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
5 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
a) Nguyên nhân thắng lợi
Rút ra kết luận về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, giải phóng đấu tranh dân tộc; vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền
+ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu
+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ
- Nguyên nhân khách quan: Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội
khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công
b) Ý nghĩa lịch sử
Trình bày được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà…
- Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước
- Đảng Cộng sàn Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít; cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng