III. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
b) Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mớ
Trình bày trên lược đồ những nét chính về diễn biến, nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mở đầu thời kì mới của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc :
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) :
Quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn (22-9-1945), quân Pháp rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân Bắc Sơn nổi dậy đánh Pháp chiếm đồn Mỏ Nhài, chính quyền địch tan rã, nhân dân làm chủ châu lị. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Pháp Nhật câu kết, đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) :
Xứ ủy Nam Kì phát động khởi nghĩa. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1940) quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì, nhưng nghị quyết không kịp tới nơi.
Khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, như Biên Hòa, Gia Định, Mĩ Tho, Vĩnh Long,… Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện. Pháp cho lực lượng đàn áp, khởi nghĩa thất bại.
- Binh biến Đô Lương (13-1-1941) :
Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rang do Đội Cung chỉ huy, nổi dậy, chiếm đồn Đô Lương, định tiến về chiếm thành Vinh, nhưng không thực hiện được. Toàn bộ binh lính nổi dậy bị Pháp bắt.
Ba cuộc khởi nghĩa trên đã nêu cao tinh thần bất khuất của nhân dân ta, báo hiệu một thời kì đấu tranh quyết liệt với kẻ thù.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về thời cơ cách mạng, khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng cách mạng.
- Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa : lực lượng địch còn mạnh, chúng lại câu kết với nhau để đàn áp cuộc đấu tranh ; khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị kĩ, thời cơ chưa chín muồi…