IV. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC ( 1953 1954)
A CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Trình bày được phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959), đấu tranh đòi hỏi hòa bình của các tầng lớp nhân dân ; phong trào “ Đồng Khởi” ; sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trình bày những sự kiện chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, phân tích được ý nghĩa của sự kiện này.
Nêu được những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa của nhân dân miền Bắc trong kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) : công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục
Nêu được diễn biến chính về đặc điểm của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta phá “ấp chiến lược” , chiến thắng Ấp Bắc và chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ trong đông – xuân 1964 -1965 ; ý nghĩa của các sự kiện trên : làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Nêu được âm mưu và hành động của Mĩ trong việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc (1965 – 1968). Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hâụ phương lớn: những thành tựu và kết quả chủ yếu.
Nhân dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ : nêu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ; trình bày diễn biến chính về được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam : chiến thắng Vạn Tường buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”; trình bày được bối cảnh, diễn biến chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và phân tích ý nghĩa thắng lợi và những hạn chế của ta.
Trình bày được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1969 – 1973) của nhân dân miền Bắc ; những đóng góp sức người, sức của cho cách mạng miền Nam ; những thành tích trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ lần thứ hai (1972) và phân tích được vai trò, ý nghĩa của các sự kiện đó.
Nêu được nội dung đặc điểm chính của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 – 1972). Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam làm thất bại chiến lược đó : Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, một số chiến dịch và đặc biệt là cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Phân tích ý nghĩa của các sự kiện đó.
Diễn biến, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Trình bày những thành tựu chính của nhân dân miền Bắc trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và chi viện cho miền Nam.
Nêu được bối cảnh và chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. Trình bày diễn biến chính những chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 : chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẳng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Phân tích ý nghĩa của các chiến dịch.
Miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
B – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾQUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
Trình bày được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954, đồng thời biết được nhiệm vụ của cách mạng cả nước, của mỗi miền và mối quan hệ giữa nhiệm vụ của 2 miền :
+ Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 5 – 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam – Bắc.
+ Ở miền Nam, Mĩ thay chân Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta làm 2 miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
Nhiệm vụ : nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Mối quan hệ cách mạng của 2 miền : miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, trước hết là đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam.
Cách mạng 2 miền có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến.
Quan sát hình 57- SGK để biết thêm về sự kiện nhân dân Hà Nội đón quân ta vào tiếp quản thủ đô giải phóng.
Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960)
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)
Trình bày được những thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957), phân tích ý nghĩa, nêu 1 số hạn chế chủ yếu :
Hoàn thành cải cách ruộng đất :
+ Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), miền Bắc tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
+ Kết quả : 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ được chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
+ Mặc dù có những sai lầm trong việc đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến nhưng đã kịp thời sửa sai.
+ Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh :
+ Trong nông nghiệp, nông dân hăng hái khẩn hoang, phục hóa…Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, nạn đói có tính chất kinh niên ở miền bắc cơ bản được giải quyết.
+ Trong công nghiệp, đã khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm 1 số nhà máy mới.
+ Các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
+ Ngoại thương tập trung vào nhà nước, đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
Trong giao thông vận tải, đã khôi phục tuyến đường sắt , sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.
Văn hóa, giáo dục, y tế, được đẩy mạnh, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.
Quan sát hình 58 – sgk và nhận xét về công cuộc cải cách ruộng đất.
Quan sát hình 59, 60 – sgk để biết thêm về công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 – 1960)
Trình bày được thành tựu trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1958 – 1960:
Cải tạo quan hệ sản xuất :
+ Trong 3 năm (1958 – 1960), miền Bắc lấy cải tạo quan hệ sản xuất làm trọng tâm : cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh; khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
+ Trong phong trào vận động xây dựng hợp tác xã, đến cuối năm 1960, có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
+ Đối với tư sản dân tộc, ta cải tạo bằng phương pháp hòa bình; đến cuối 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư họp doanh.
Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội :
+ Trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
+ Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi” (1954 – 1960)
Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)
Trình bày được những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959), đấu tranh đòi hòa bình của các tầng lớp nhân dân :
+ Cách mạng miền Nam từ giữa những năm 1954 chuyển sang đấu tranh chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành hiệp định Gionevo 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
+ Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn (8 – 1954), với các cuộc mít tinh, đưa yêu sách đòi thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Gionevo… + Khi Mĩ – Diệm khủng bố, đàn áp, phong trào vì hòa bình lan rộng ra các thành phố khác như Huế, Đà Nẵng. Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960)
Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến trên lược đồ, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi :
Điều kiện lịch sử :
Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng ; đề ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật…
Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (1 – 1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
Diễn biến của phong trào “Đồng Khởi” :
Ngày 17 – 1 – 1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
“Đồng Khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… Đến 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
Thắng lợi của “Đồng Khởi” dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN 20 – 12 – 1960.
Ý nghĩa :
Phong trào “Đồng Khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.