Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG LỊCH SỬ 12-CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 34 - 35)

III. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

3.Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm

Phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa. Sử dụng lược đồ để trình bày một số diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa, chú trọng các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn :

- Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố :

+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật..

+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. + Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

(# Phân tích)

- Nhận biết đây là thời cơ “ngàn năm có một” cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi:

+ Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.

+ Thời cơ “ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945).

+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh - Pháp - Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.

- Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám:

+ Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ

+ Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.

+ Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ khâm sai, Tòa thị chính…, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

+ Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945).

+ Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.

Quan sát các hình 41,42 – SGK và tường thuật khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và Sài Gòn.

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG LỊCH SỬ 12-CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 34 - 35)